logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/07/2022 lúc 11:59:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà nước CSVN vẫn tiếp tục đàn áp Tôn giáo dưới nhiều hình thức, gây khó khăn cho người hành đạo và theo đạo, đặc biệt đồng bào  dân tộc ở miền núi và vùng cao. Đồng thời, “Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn duy trì một quy trình đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo gồm nhiều bước.” 

Đó là kết luận của Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ về Việt Nam năm 2021 (The United States Commission on International Religious Freedom,USCIRF), phổ biến tháng 4/2022. Nhưng phía Việt Nam bác bỏ và nói rằng đó là quan điểm “sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch”.
 
Vậy sự thật ở đâu?
 
ĐÀN ÁP CÓ HỆ THỐNG

Trước tiên phải nói rằng, sau nhiều năm bị đe dọa đưa trở lại danh sách quốc gia đáng quân tâm đặc biệt (Country of Particular Concern, CPC) để trừng phạt những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền và các quyền tự do cơ bản khác của con người, trong đó có quyền tư do tôn giáo thì  đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã có những thay đổi đối xử với những người có tín ngưỡng và tôn giáo. Tuy nhiên, hành động này không thống nhất mà tùy tiện là chính, lệ thuộc vào mối giao hảo giữa các cấp chính quyền địa phương với tổ chức tôn giáo trên địa bàn. Nhiều nơi, kể cả Trung ương, đôi khi đã thi hành những biện pháp đàn áp các Tôn giáo và người tu hành một cách tinh vi và liên tục.

Đó đó, USCIRF và các Tổ chức bảo vệ nhân quyền trên Thế giới đã kêu gọi Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách “nước đáng quan tâm đặc biệt”. Nếu bị trở lại, Việt Nam sẽ mất nhiều quyền lợi chính trị, ngoại giao và kinh tế.

Nên biết vào ngày 13 tháng 11, 2006, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “quốc gia đáng quan tâm đặc biệt”, chỉ sau 26 tháng. Việc dỡ bỏ phân định này công nhận các hoạt động của chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện tự do tôn giáo, cũng như tiến độ và phương pháp mà quốc gia này đã đạt được.

Tuy nhiên, Báo cáo của USCIRF năm 2021 đã liệt kê những hành động vi phạm tự do tôn giáo của nhà nước CSVN như sau:

-- Một số chức sắc tôn giáo, đặc biệt là những người đại diện cho các nhóm chưa yêu cầu công nhận hoặc đăng ký, hoặc chưa được công nhận chính thức, hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký, cho biết chính quyền có nhiều hình thức sách nhiễu – bao gồm việc hành hung, bắt người, truy tố, theo dõi, từ chối hoặc không trả lời yêu cầu đăng ký và các yêu cầu xin phép khác.

-- Một số tổ chức xã hội dân sự báo cáo có những cuộc đàn áp nghiêm trọng vào thành viên các nhóm tôn giáo chưa đăng ký, đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên. Các nhà hoạt động về tự do tôn giáo cho biết nhà chức trách địa phương chấp thuận các hồ sơ đăng ký dựa trên lập trường chính trị của các nhóm tôn giáo hơn là dựa trên giáo lý. Trong năm qua, chính quyền không công nhận tổ chức tôn giáo mới nào.

-- Thành viên của một số nhóm tôn giáo tiếp tục báo cáo rằng một số chính quyền địa phương và cấp tỉnh viện dẫn việc họ không tuân thủ các trình tự đăng ký bắt buộc để trì hoãn, phủ nhận tính hợp pháp và trấn áp hoạt động tôn giáo của các nhóm chống lại sự quản lý chặt chẽ của chính quyền về cơ cấu lãnh đạo, chương trình đào tạo, các cuộc hội họp và các hoạt động khác của họ.

-- Chính quyền không truy cứu trách nhiệm đối với bất kỳ quan chức chính phủ nào về việc không tuân thủ thời hạn theo luật định và không tuân thủ các yêu cầu thông báo bằng văn bản khi từ chối hồ sơ đăng ký được quy định trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
 
-- Có các báo cáo về các vụ xung đột, đôi khi có bạo lực, giữa thành viên các nhóm tôn giáo chưa đăng ký với các nhóm tôn giáo đã đăng ký hoặc đã được công nhận, hoặc giữa những người theo và không theo tôn giáo. Các nhà hoạt động tôn giáo quy kết nhà chức trách “thao túng” các nhóm tôn giáo đã được công nhận và cáo buộc các đặc vụ của họ gây ra xung đột nhằm trấn áp hoạt động của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký. 

-- Các viên chức đại sứ quán và tổng lãnh sự quán đã nêu ra các vụ việc cụ thể về lạm dụng và sách nhiễu của chính quyền đối với các nhóm Công giáo, Tin lành, trong đó có các nhóm Ngũ tuần độc lập; Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất; các nhóm Hòa Hảo độc lập; các nhóm Cao Đài độc lập; các hội thánh tư gia của người dân tộc thiểu số như đạo Dương Văn Mình.

Ông Dương Văn Mình, người dân tộc H’Mông, nguyên quán ở xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã truyền bá đạo Tin Lành cho người đồng hương tại các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai. Ông cũng là người đi tiên phong trong việc giáo dục người H’Mông bỏ hủ tục, mê tín dị đoạn trong việc ma chay, cưới hỏi. Tuy nhiên ông không chịu bị kiểm soát và gia nhập tổ chức tôn giáo của nhà nước nên bị trù dập và vu cáo đã đội lốt  tôn giáo để quy tụ người H’Mông thành tổ chức chống lại nhà nước.
 
Người H’Mông kính trọng và tin tưởng nơi ông Dương Văn Mình, nhưng nhà nước lại gán cho ông lập ra “tà đạo” và có mưu đồ chính trị, “âm mưu thành lập ‘Nhà nước H’Mông’, thực hiện ý đồ ‘xưng vua’, ‘li khai, tự trị’. (báo Cộng an Nhân dân (CAND), ngày 12/07/2022).
 
Báo CAND còn cáo buộc ông Dương Văn Mình “ tìm cách móc nối trong ngoài, tìm kiếm sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch, tạo tiền đề hình thành, công khai hóa tổ chức chính trị đối lập trong nội địa.”  Tuy nhiên nhà nước không đưa ra bất cứ bằng chứng nào về việc làm này.

Ông qua đời vì bệnh cuối năm 2021, nhưng tổ chức của ông vẫn tiếp tục bị đàn áp, ngay cả khi ông vừa lìa đời.

Báo cáo của USCIRF viết: “Vào tháng 12 (2021), nhà chức trách ở tỉnh Tuyên Quang đã giam giữ ít nhất 56 tín đồ đạo Dương Văn Mình của người dân tộc thiểu số H’Mông khi họ tụ tập để tưởng niệm tại đám tang của Dương Văn Mình, người sáng lập và lãnh đạo của tổ chức này.”

Báo cáo cũng cáo buộc nhà nước Việt Nam đã: “Đe dọa họ để buộc họ từ bỏ đạo, trong đó công an sử dụng các thủ đoạn lấy cung được họ mô tả như là tra tấn và đánh đập. Những người khác báo cáo rằng họ bị giam giữ và đánh đập tại các đồn công an ở huyện Hàm Yên. Một số người cho biết công an “tra tấn” họ cho đến khi họ ký tên vào bản nhận tội và các văn bản khác tuyên bố từ bỏ đạo, và công an đe dọa sẽ kéo dài thời gian họ bị giữ tại cơ sở cách ly mà không được liên lạc với gia đình hay bạn bè nếu họ từ chối không ký. Đến cuối năm, 21 tín đồ đạo Dương Văn Mình vẫn đang bị giam giữ.”

XÓA ĐẠO DƯƠNG VĂN MÌNH

Bằng chứng tín đồ của ông Dương Văn Mình bị đàn áp, nếu không muốn nói là bị “cấm đạo” được báo Công an Nhân dân (CAND, ngày12/07/2022) nhìn nhận bắt đầu từ năm 2021 và dự kiến sẽ hoàn tất năm 2023. Báo này viết: “Năm 2021, Chính phủ ban hành Đề án số 78 về "Đấu tranh, ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình". Bộ Công an và UBND tỉnh Bắc Kạn cũng đã ban hành kế hoạch về triển khai thực hiện Đề án số 78. Thực hiện các kế hoạch, Công an tỉnh Bắc Kạn chủ động tham mưu Tỉnh ủy Bắc Kạn ban hành chỉ thị về thực hiện cao điểm đấu tranh ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, đặt ra lộ trình đến năm 2023 phải xóa bỏ tổ chức này trên toàn tỉnh Bắc Kạn.”

Tuy nhiên tín đồ của ông Dương Văn Mình đã không hợp tác với chính quyền, theo lời kể của báo CAND: “Tính đến tháng 5/2022, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 164 hộ, 889 người thuộc 19 thôn, tổ; 14 xã, thị trấn; 5 huyện (Chợ Mới, Ngân Sơn, Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn) bị ảnh hưởng của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. Trong đó, số đối tượng cốt cán trong tổ chức luôn có thái độ bất hợp tác, không chấp hành các quy định của chính quyền địa phương, thường xuyên tụ tập họp bàn, tuyên truyền, kích động số người tin theo không chấp hành các chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của địa phương, lôi kéo tham gia các hoạt động tập trung đông người gây phức tạp về  an ninh trật tự (ANTT).”

Vì vậy, Công an tỉnh Bắc Kạn đã ép dân bỏ đạo như lời tự thú của báo CAND: “Đặc biệt, Công an tỉnh đã thành lập 11 tổ công tác (Công an tỉnh 5 tổ, Công an các huyện có tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình 6 tổ), triển khai đồng loạt xuống các địa bàn có ảnh hưởng của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình để tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác đấu tranh, xóa bỏ tổ chức này; vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân yên tâm lao động sản xuất, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương, ký cam kết từ bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, không tham gia vào các hoạt động gây ảnh hưởng đến ANTT tại địa bàn.”


 
ĐÀN ÁP TÂY NGUYÊN-ĐĂNG KÝ
 
Ngoài ra, USCIRF còn kể thêm những sự việc như sau:

-- Các tổ chức phi chính phủ báo cáo các vụ việc cán bộ chính quyền hành hung các cá nhân thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc (dọc biên giới Việt-Lào), mặc dù không rõ các vụ việc này có liên quan đến tôn giáo của họ hay không.
-- Theo báo cáo, chính quyền địa phương ở một số khu vực thuộc Tây Nguyên hăm dọa và đe dọa dùng bạo lực đối với thành viên một số nhóm Tin lành chưa đăng ký vì họ đã báo cáo về các vi phạm nhân quyền với các tổ chức quốc tế, hoặc cố gắng buộc thành viên các nhóm này từ bỏ đạo hoặc gia nhập một tổ chức tôn giáo đã được cấp đăng ký. Các cán bộ an ninh của Việt Nam đã bắt và giam giữ ít nhất 21 người ở tỉnh Đắk Lắk thuộc khu vực Tây Nguyên vào ngày 16 tháng 7. Tất cả những người này được trả tự do ngày 18 tháng 7.
 
Báo cáo của USCIRF viết: “Nhiều người trong số các cá nhân bị giam giữ đã tham gia khóa bồi dưỡng về xã hội dân sự được tổ chức bởi một tổ chức phi chính phủ về nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ và họ là thành viên của hai hội thánh Tin lành người dân tộc thiểu số, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và Hội thánh Truyền giảng Phúc Âm, vốn từ lâu đã bị chính quyền cho vào tầm ngắm. Ít nhất một nạn nhân báo cáo rằng công an đã đánh đập anh ta trong khi hỏi cung và dọa giết. Một số người bị giam giữ cũng cho biết nhà chức trách nói với họ rằng việc tìm hiểu các quyền của họ theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Hiến pháp là bất hợp pháp, và đe dọa họ nhằm khiến họ phải từ bỏ đạo.”

Việc bắt các nhóm Tôn giáo phải đăng ký hoạt động được quy định trong nhiều Điều 12 trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016, gồm:

1. Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này. (quy định về “Tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi.”)
 
3. Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.

Ngoài ra, việc tổ chức lễ hội của Tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo tập trung tại những nơi chưa có điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc  cũng phải xin phép, và phải chứng minh có “giáo lý, giáo luật, lễ nghi”.

Rõ ràng, đây là chính sách “xin, cho” của nhà nước đồi với các cơ sở Tôn giáo và người thực hành thờ phượng.

Ngoài những ràng buộc nêu trên, theo Báo cáo của Tổ chức “Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ về Việt Nam năm 2021”, chính phủ còn “không cho phép giảng dạy tôn giáo trong các trường công lập và trường tư. Quy định cấm này cũng áp dụng đối với các trường tư do các tổ chức tôn giáo điều hành”.

Người muốn đi tu phải kê khai lý lịch và phải thi hành nghĩa vụ quân sự bắt buộc như dân thường. Nhà nước cũng buộc các Tu viện phải dạy chủng sinh về Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh và đướng lối, chính sách của đảng. Chính sách cưỡng bách này cũng áp dụng cho sinh viên khi thi tốt nghiệp ra trường.

Ngoài ra, Điều 5/ Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo cũng rất mơ hồ  khi ngăn cấm những hoạt động được gọi là “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường” và “Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.”
 
Tuy nhiên nhà nước lại không minh thị những hành động hay hoạt động tôn giáo nào bị ràng buôc vào những điều này khiến cho người theo đạo gặp nhiều khó khăn. Trong khi chính quyền thì tùy tiện để gây phiền nhiễu cho Tôn giáo. Ngay cả việc đi lại trong nước hay ra nước ngoài của các nhà Lãnh đạo Tôn giáo cũng gặp nhiều khó khăn, nếu không có phép của Chính quyền.

Rành rành ra như vậy mà đảng vẫn ba hoa rằng: “Những năm qua, do cách nhìn thiên lệch, thiếu thiện chí nên trong các Báo cáo của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ cũng như trên một số trang mạng luôn có những nhận định sai trái, thiếu khách quan về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, như: Ở Việt Nam chưa có tự do tôn giáo thật sự, vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam chưa đạt được quy định của Công ước quốc tế; luật pháp Việt Nam có nhiều điều luật quy định “không rõ ràng” để kiểm soát, hạn chế tự do tôn giáo, sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia với các “tội danh mơ hồ” để “đàn áp, hạn chế” tự do tôn giáo; các tôn giáo ở Việt Nam bị buộc im tiếng hay biến thành công cụ của Nhà nước; Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số; chính sách nghĩa vụ quân sự của Nhà nước Việt Nam cản trở quyền tu học của thanh niên Khmer; các nhân vật đấu tranh cho tự do tôn giáo luôn bị nhà nước gây khó khăn trong hoạt động, bị hạn chế đi lại; ở Việt Nam có các “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo”, .v.v…
 
Những nhận định trên hoàn toàn mang tính bịa đặt, bóp méo sự thật và xuyên tạc chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam. (Tạp chí Lý luận Chính trị, ngày 16/03/2022)

Nói năng văng mạng như thế, nhưng Điều 24 Hiến pháp năm 2013 đã minh thị rằng: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Như vậy, thử hỏi những điều cấm kỵ, kiêm soát người thực hành tín ngưỡng, tôn giáo và buộc các Tôn giáo phải khai báo, xin phép có đi ngược lại quy định của Hiến pháp không?

Vậy mà đảng CSVN vẫn cảng cổ ra cãi: “Nhận định cho rằng, Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số là nhận định rất thiếu tính khách quan.” (Tạp chí LLCT, ngày 16/03/2022)

CÃI LẤY ĐƯỢC

Thiếu khách quan ở chỗ nào, trong khi thực tế đồng bào dân tộc từ Nam ra Bắc, từ nhiều năm nay, đã chịu đủ thứ thù hằn từ các loại chính quyền địa phương trong vấn đề tôn giáo. Đảng CSVN là một tổ chức vô thần nên những ai tin vào hữu thần đều bị bêu rếu “mê tín dị đoan”, hay có âm mưu tổ chức quần chúng chống lại nhà nước.

Do đó, không lạ khi thấy Tạp chí LLCT biện bạch: “Luận điệu cho rằng, một số hội, nhóm tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số chưa được thừa nhận như: “Hội thánh Tin lành đấng Christ”, “Hội thánh truyền giảng Phúc âm”, “Hội thánh Đề ga quốc tế”... đang bị chính quyền Việt Nam sách nhiễu cũng là những luận điệu hoàn toàn sai sự thật. Thực chất các tổ chức nói trên đang núp bóng hoạt động tôn giáo để âm mưu chống phá nhà nước Việt Nam, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. “Hội thánh Đề ga quốc tế” với những nhân vật chủ chốt như Ksok Kơk, Brạ Su Kbông ở Mỹ và Rah Lan Ngol, Y Wi Ksơn (A ma Trương) ở Việt Nam đã từng gây nên các vụ biểu tình và bạo loạn chính trị năm 2001, 2004 và nhiều cuộc biểu tình những năm sau đó với mưu đồ thành lập “Nhà nước Đề ga tự trị” ở khu vực Tây Nguyên. Người đứng đầu và nhóm cốt cán của các nhóm “Giáo hội Tin lành Đấng Christ Việt Nam”, “Cây Thập giá Chúa Jêsu Krits” và “Hà Mòn” ở Tây Nguyên đều rất có ý thức tạo dựng các hiện tượng này trở thành đạo Tin lành mới và Công giáo mới của các dân tộc thiểu số trên địa bàn, còn gọi là “Tin lành Đề ga” và “Công giáo Đề ga” – được hứa hẹn là quốc giáo của “Nhà nước Đề ga”, thể hiện rõ ràng chủ nghĩa ly khai, phục vụ mưu đồ chính trị của các thế lực phản động nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam.”

Tố cáo những người có đạo như thế mà không đưa ra một bằng chứng nào chứng minh họ là những người làm chính trị, núp sau chiếc áo tộn giáo là không trong sáng và có định kiến xấu.
 
Nói thẳng ra là nhà nước CSVN đã chụp mũ và xuyên tạc những người có tín ngưỡng và tôn giáo không chịu để cho chính quyền kiểm soát.

07/022
Phạm Trần

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.208 giây.