logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/08/2013 lúc 04:51:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Có bao giờ bạn ngồi trước một bữa ăn mà không nói một câu nào hết, chỉ suy ngẫm về những món ăn đang bày ra trên bàn? Tôi từng, và cũng thường, làm như thế nên đôi khi khiến cho vợ phải hỏi, “Hôm nay anh có sao không mà trầm tư quá vậy?” Vợ tôi là người tế nhị, lịch sự ngay cả với chồng nên mới hỏi han như vậy. Tôi chưa được “dzăng minh” như thế, gặp người ngồi trước mặt không nói một câu, vừa ăn vừa đăm chiêu nghĩ ngợi nhìn chén cơm, thỉnh thoảng cười tủm tỉm như thích thú (và có vẻ điên điên với mấy hạt cơm dính trên môi, má) với điều gì riêng tư đang khởi lên trong đầu, chắc là tôi phải thốt lên câu, “Ê, ăn uống sao mà im re, chẳng nói năng gì hết trơn, có mát dây không dzậy cha nội?”

Quả thật là dạo này đầu óc tôi có chút mát mát, khùng khùng, tửng tửng hơn so với hồi trước (rất nhiều). Ngày xưa, ngồi ở bàn nhậu với mấy ông bạn là tôi nói năng loạn xị, cười hăng hắc, tay vỗ vai (có khi đánh mông) người này (không nhớ là ông hay bà vì nhậu say), chân khều đá người kia (và bị đá lại), đôi khi còn cao hứng đứng dậy ca hát mặc dù lúc bình thường không hát nổi một câu đúng điệu hoặc đúng lời. Bây giờ không những bỏ nhậu, lại còn ăn chay trường, xa lánh bạn bè, nên tôi không mấy ngạc nhiên nếu nghe bạn nói bóng nói gió về tình trạng tâm lý bất thường của tôi.

Mấy lời dạo đầu kể trên cho bài viết này đã bắt nguồn từ các món ăn chiều nay. Bữa ăn không đạm bạc chút nào, gồm toàn các món cao lương mỹ vị như rau muống luộc, đậu hũ xào cà tím, nước canh rau, nước chấm sa tế, cơm gạo lức, và một trái ớt. Tôi không có ý nói ngoa với từ ngữ “cao lương mỹ vị,” mà quả tình bữa ăn này đã ngon miệng không thua gì các món ngon dành cho các vua chúa, tổng thống, tôi đoán chừng. Đọc thêm mấy đoạn sau, bạn sẽ hiểu phần nào về những gì mà tôi đã khám phá trong lúc vừa ăn vừa suy ngẫm khiến cho vợ phải hỏi với sự lo lắng đậm đà tình thương.

Ấy là tôi đã để cho tâm trí tuôn chảy theo một dòng ý tưởng, thay vì giữ chánh niệm để cho tâm được phẳng lặng. Mà cũng nhờ “đi hoang” như vậy nên tôi mới “ngộ” ra là các món rau luộc, đậu hũ xào ở trước mặt đã xuất phát từ những buổi giảng pháp ở chùa Liên Hoa. Không, chùa này không trồng rau, cũng không bán rau đậu cho tôi mang về ăn bữa hôm ấy. Những lời giảng cũng không tự nhiên biến thành thức ăn cho tôi gắp vào miệng. Nguồn cung cấp vật thực cho bữa ăn chiều nay là một cặp vợ chồng lớn tuổi mà tôi quen gọi là “chú, thím” và gặp lần đầu khoảng một năm trước trong ngôi chùa ở thành phố Garden Grove. Lúc đó tôi đi làm với giờ giấc được cố định với hai ngày nghỉ cuối tuần. Thế nhưng việc cày bừa kiếm cơm ngày ấy không được ổn định vì nửa phần tôi muốn bỏ sở, nửa phần sở cũng muốn bỏ tôi, mà đôi bên còn cần nhau, chưa thể “bỏ qua bỏ lại cho toại lòng nhau,” nên hai cái nửa ấy chưa chấp thành một cho tôi bị thất nghiệp. Biết công việc đang bấp bênh, tôi “sáng tác” một dự án khá lớn để có thể “nhảy” trong trường hợp sở và tôi quyết định ly dị vì “những khác biệt không thể hòa giải.”

Với dự án “nhớn” trong đầu, tôi liên lạc với các chùa và một số người sống gần với chùa. Gặp một bác lớn tuổi thường in dĩa giảng pháp phân phát ở Mỹ và quyên tiền gởi về giúp các chùa nghèo ở Việt Nam, tôi bàn với bác ấy về dự án, được bác dẫn đi gặp một vài nhóm đạo hữu và chùa. Một trong những nơi tôi được bác Quảng M.H. giới thiệu là lớp học Phật pháp của thầy Pasanno Phổ Kiên ở chùa Liên Hoa. Thầy không sống ở chùa này, chỉ đến dạy pháp mỗi tối thứ Bảy hai tuần một lần trong hơn mười năm qua. Thầy và các đạo hữu trong lớp học đều “nhiệt liệt” tán thành “project” của tôi, và giờ đây tôi cảm thấy rất tiếc nuối vì tôi đã không có đủ sức và đủ duyên để thực hiện dự án như sự mong đợi của các bác, các bạn mới quen ở chùa. Tôi tự hứa sẽ tiếp tục dự án khi tâm được thanh tịnh và gặp thuận duyên. Giữa lúc ước mơ đang tan dần theo sương khói, tôi cảm nhận được những sự việc khác mà tôi xem là sự mầu nhiệm, phép lành về mặt tinh thần bất ngờ đến với tôi. Một trong những phép lành là được quen với “chú, thím.” Đúng ra là quen với chú một thời gian rồi mới biết thím.

Hôm đầu tiên ngồi trong lớp của thầy Pasanno Phổ Kiên (thầy tu theo cả hai phái Nguyên Thủy lẫn Đại Thừa nên có hai pháp danh), đến giờ tan học, chú là người đầu tiên bước đến gần tôi và bày tỏ sự ủng hộ dành cho dự án. Tôi nhớ chú hơn mấy người khác vì lời mở đầu tự giới thiệu của chú: “Tui là người Việt gốc Hoa, nói tiếng Việt không rành.” Tuy chú nói có mấy chữ, sự thành thật chuyên chở trong lời nói mộc mạc khiến tôi phải giật mình như vừa gặp phải một “kỳ phùng địch thủ” vì bản thân tôi cũng từng được (và bị) người lạ nhận xét là thật thà (vì thiếu khôn ranh).

Ở người đàn ông cao lớn khoảng trên 70 tuổi, nói năng chậm rãi và luôn nở nụ cười thân thiện với đôi mắt ân cần, tôi cảm nhận sự hiền lành, thánh thiện của chú. Thật sự chú rành tiếng Việt như tôi, còn biết thêm tiếng Hoa và chút tiếng Anh, cộng thêm tuổi đời và tuổi đạo hơn tôi, nên tôi xem chú như một tấm gương để noi theo giữa chốn ta bà lắm kẻ bá đạo. Sau tôi được biết chú có pháp danh Phổ T., cùng họ “Phổ” với thầy Phổ Kiên có lẽ vì cùng quy y với vị Hòa Thượng trú trì chùa này.

Tuy lớp của thầy Phổ Kiên được gọi là “Phật học căn bản,” những “tên” học trò có kiến thức sơ đẳng như tôi phải “bơi” dữ lắm mới hiểu được chút ít. Vậy mà thay vì ôn bài như mấy “học trò gương mẫu” ngồi ở chung quanh trước giờ phải động não, tôi lại ráng ngoái đầu ra phía đằng sau để trò chuyện và nghe chú kể mấy mẩu chuyện giải trí. Chú cũng gọi tôi là “chú” mặc dù tôi đã xưng “cháu” theo lối nói của người Việt… gốc Việt. Chú hay kể cho tôi biết về mấy thứ rau xanh, cây trái trồng ở nhà. Một lần kia chú còn bốc máy “điện thoại thông minh” trong túi ra cho tôi xem mấy thứ rau mà chú trồng theo phương pháp thủy canh.

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi nghe về thủy canh. Bị kích thích, tôi về nhà tìm hiểu thêm về thủy canh mà người Mỹ gọi là hydroponics. Thời gian ấy cũng có lúc vợ tôi được nghỉ làm ngày thứ Bảy, nên có thể cùng tôi đến lớp học pháp. Có lần lớp học được “di tản” qua chùa Bảo Quang, bữa đó là lần đầu vợ chồng chúng tôi được gặp cả chú lẫn thím. Họ đã dành hai ghế cho vợ chồng tôi trong lúc hai đứa đến sau và còn đi quờ quạng tìm chỗ ngồi. Thím cũng là người Việt gốc Hoa, nói chuyện nhanh nhẹn, có duyên, niềm nở như người nhà lâu ngày không gặp, và cũng thành thật như chú.

Thế nên trong lúc tìm hiểu về thủy canh và chớm có ý tưởng tự trồng rau theo phương pháp này, chúng tôi không thể bỏ qua lời mời của chú thím ghé nhà xem mấy dàn ống thủy canh mà chú mới thiết kế. Bữa chiều hôm đó không chỉ được thỏa mãn sự tò mò về mấy cọng rau trồng từ nước pha chất dinh dưỡng mà không cần đất, hai đứa chúng tôi còn được chú thím tặng mấy túi thức ăn. Thím thích nấu ăn, từng có quán ở Sài Gòn và sống còn qua những ngày bị chế độ mới tịch thu tài sản. Nghe vợ chồng tôi ăn chay trường, thím liền mở tủ lạnh, lôi hết mấy món chay để tặng khách. Chú thím viện lý do rằng họ còn ăn mặn lẫn ăn chay, nên rất vui khi biết có người ăn chay trường và muốn tặng thức ăn. Tôi đoán cho dù vợ chồng tôi ăn mặn, thím cũng tìm món để cho vì thói quen rộng lượng của chú thím.

Sau ngày tìm hiểu thủy canh tại chỗ đó, dòng đời vô thường tiếp tục trôi với những biến chuyển mới. Tôi và sở chính thức ly dị, đôi bên cùng bỏ nhau, đường ai nấy đi, giường ai nấy ngủ, bồ ai nấy ôm. Tôi không còn ôm mộng với dự án từng khởi vào năm trước. Ở một sở khác mà tôi mới kết, tôi cần làm việc ngày thứ Bảy. Thế nên tôi không thể dự lớp Phật học của thầy Phổ Kiên và ngồi rì rào với chú về mấy thứ rau thơm. Giữa thời gian tôi quá bận với công việc mới cộng không biết bao nhiêu là trách nhiệm cũ, vợ tôi vẫn ghé thăm chú thím, hai người bạn đạo tuy mới quen mà lại cảm thấy thân thiết như từng biết nhau từ thuở nào. Trong hai lần sau cùng thăm chú thím, nhất là lần vừa qua, vợ tôi ôm về nhiều món ăn mà vợ chồng “sực phàn” hơn một tuần chưa hết. Thím làm nhiều món, còn “dọa” sẽ ghé Thánh Thất Cao Đài học lóm mấy món chay nữa để nấu tặng hai đứa. Cũng trong hai lần thăm vừa rồi, chú nói một câu y chang với vợ tôi, “Lâu quá không thấy ổng ghé chơi. Tui nhớ ổng quá.”

Đó là lý do tại sao chiều nay tôi vừa ăn vừa trầm ngâm nhìn dĩa rau muống trồng thủy canh của chú, dĩa đậu hũ xào cà tím thím nấu, chén nước chấm tương sa tế thím pha, và lời nhắc “Tui nhớ ổng quá” của chú.

Là người tự nhận không rành tiếng Việt, chú nói một câu làm tôi cảm động còn hơn đọc cả ngàn bài viết của các văn sĩ. Thế nên tôi mới nhận ra các món ăn quả thật là cao lương mỹ vị qua những cơ duyên mầu nhiệm không ngờ, và cũng không quên duyên đạo đưa đến những bữa ăn của hai vợ chồng. Các món này không chỉ xuất phát từ những buổi học ở chùa, mà có lẽ từ sâu thẳm qua muôn vàn cơ duyên được dẫn dắt bởi tâm đạo.
Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.103 giây.