logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/08/2022 lúc 11:06:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Matxcơva, ngày 05/08/2022. AP

Kể từ khi tổng thống Nga Vladimir Putin điều quân xâm lược Ukraina, một số buổi biểu diễn của các nghệ sĩ Nga tại các nước phương Tây đã bị các nhà tổ chức hủy bỏ để tỏ tình đoàn kết với Ukraina
Vở ba lê Bolshoi không được diễn tại Nhà hát Opera Luân Đôn ; dàn nhạc của nhà hát Marinsky ở Saint-Petersburg do Valéri Guerguiev chỉ huy, có tiếng là thân cận với điện Kremlin, bị rút khỏi chương trình của Nhà hát giao hưởng Philarmonie, Paris ; Nga cũng bị cấm tham gia cuộc thi tiếng hát truyền hình châu Âu, Eurovision. Nhiều tác phẩm của Nga trong các chương trình biểu diễn cũng bị thay thế.  
Mỗi lần xảy ra chuyện như vậy, Điện Kremlin đã tranh thủ tuyên truyền, khiến công luận tin rằng toàn thể phương Tây đang « bài Nga » và rằng toàn bộ nền văn hóa Nga đều bị tẩy chay. Các cơ quan  truyền thông Nhà nước Nga cũng như đích thân tổng thống Putin đều nói về việc phải thoát khỏi « nạn tẩy chay văn hóa » đang nhắm đặc biệt vào nước Nga.   
Trên thực tế, sự tẩy chay, hủy hoại văn hóa này diễn ra nhiều hơn ngay chính tại nước Nga. Từ nhiều năm nay, chế độ Putin liên tục tiến hành các cuộc đàn áp chính trị nhắm vào các nhà làm phim, ca sĩ, nhà văn và các nghệ sĩ khác của Nga. Từ tháng 02/2022, khi nổ ra chiến tranh Ukraina, hiện tượng chính quyền đàn áp các nhà văn hóa tại Nga lại càng gia tăng.   
Trên đây là nhận định của giáo sư Vera Ageera, đại học Sciences Po trong bài viết « Cuộc đấu khó khăn của các nghệ sĩ Nga phản đối Putin và cuộc chiến của ông ta tại Ukraina », đăng trên trang mạng nghiên cứu The Conversation, ngày 28/07. RFI giới thiệu bài viết.  
10 năm đàn áp trước chiến tranh Ukraina  
Sau khi cuộc tấn công vào Ukraina bắt đầu, Matxcơva đã thực hiện chế độ kiểm duyệt gần như mang tính quân sự, gợi nhớ đến cách thức kiểm duyệt thời Liên Xô. Đây là sự thắt chặt mới trong cuộc chiến văn hóa vốn dĩ đang diễn ra ở Nga từ một thập niên qua : một mặt, cuộc đàn áp văn hóa nhắm vào nhiều nghệ sĩ Nga đòi quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, và mặt khác là nhắm vào các công chức trong giới văn hóa. Các nhà tư tưởng của điện Kremlin quyết tâm trừng phạt nghiêm khắc những ai có biểu hiện, dù là nhỏ nhất, phản đối chính quyền.  
Trước khi chiến tranh nổ ra, chỉ có một số ít người trong giới nghệ thuật và văn hóa Nga dám công khai bày tỏ sự bất đồng đối với chế độ Vladimir Putin, theo thời gian ngày càng trở nên độc tài. Đa số còn lại chọn thái độ có lợi cho giới cầm quyền, chẳng hạn họ đặt bản thân « đứng ngoài chính trị », « giữ thái độ trung lập » và « tập trung vào hoạt động nghệ thuật ».  
Một số hiếm hoi các nghệ sĩ dám công khai chỉ trích Putin và hệ thống của ông ta đã bị cản trở hoạt động bình thường và gặp gỡ công chúng. Chẳng hạn, vào năm 2012, Yuri Shevchuk, một trong những ngôi sao nhạc rock nổi tiếng nhất của Nga kể từ những năm 1980, thủ lĩnh ban nhạc đình đám DDT, đã bị cấm lưu diễn trong nước theo kế hoạch sau khi anh tham gia các cuộc biểu tình ở Matxcơva chống lại sự gian lận trong kỳ bầu cử tổng thống được tổ chức vào tháng 05/2012 vốn đã đưa Vladimir Putin trở lại Điện Kremlin sau giai đoạn Medvedev làm tổng thống. Và chính từ thời điểm đó, chính quyền Nga bắt đầu tấn công một cách có hệ thống các nhân vật nổi tiếng trong giới văn hóa có thái độ phản đối công khai.   
Vụ điện Kremlin cho sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina hồi năm 2014 đã tạo ra một lằn ranh chia rẽ mới giữa chính phủ Nga và các nghệ sĩ, đặc biệt là những nghệ sĩ trẻ tuổi nhất. Các ca sĩ nhạc rap nổi tiếng như Oxxxymiron, Noize MC, Husky, hay thậm chí Face, đã tham gia các cuộc biểu tình chính trị, lên tiếng chống chế độ. Vì thế, họ đã bị gây khó khăn trong sự nghiệp tại Nga, một số thậm chí còn gặp rắc rối với tư pháp do bày tỏ lập trường.   
Ở đất nước của Vladimir Putin, quả thực tư pháp thường được dùng để trừng phạt những người thuộc xã hội dân sự bị tình nghi. Hồi năm 2017, thủ tục tố tụng hình sự, với lý do chính thức được đưa ra là vấn đề kinh tế, đã được khởi động chống lại nhà làm phim kiêm đạo diễn tài ba Kirill Serebrennikov, người sáng lập nhà hát « Gogol Center » tại thủ đô Matxcơva, một trong những trung tâm văn hóa nổi bật của nước Nga đương đại. Năm 2018, bộ phim « Leto » (Mùa hè) của ông đã đoạt được một số giải thưởng quốc tế, kể cả tại Liên hoan phim Cannes. Serebrennikov được biết đến với lập trường chỉ trích chế độ Putin.
Đối với phần lớn giới trí thức Nga, vụ truy tố mà Điện Kremlin nhắm vào Serebrennikov không liên quan gì đến lý do được viện dẫn chính thức và đó là một biểu hiện mới của việc đàn áp mọi nhà bất đồng chính kiến. Đạo diễn Kirill Serebrennikov bị quản thúc tại gia gần 2 năm. Tại phiên tòa xét xử vào năm 2020, ông bị kết án tù treo. Đạo diễn Kirill Serebrennikov đã rời khỏi đất nước ngay sau cuộc xâm lược Ukraina nổ ra.  
Điểm không thể khắc phục giữa chế độ Putin và văn hóa Nga  
Sau khi cuộc xâm lăng Ukraina nổ ra hôm 24/02/2022, chính quyền Nga đã tăng cường mạnh mẽ việc kiểm soát không gian công cộng. Mục tiêu của Matxcơva không còn đơn giản chỉ là trừng phạt người biểu tình, mà là thanh trừng tất cả những ai mà họ xem là không đủ « ái quốc » : trong bài phát biểu ngày 16/03, Putin đã kêu gọi xã hội « thanh lọc tự nhiên » chống lại « những kẻ cặn bã và phản bội ».  
Một đạo luật đã được thông qua, theo đó bày tỏ ý kiến độc lập về cuộc chiến đang diễn ra có thể bị xem là « một âm mưu làm mất uy tín của quân đội Nga » và « tung tin giả » - những tội danh có thể lãnh án tù lên đến 15 năm. Đạo luật này, tương tự như quy định về thiết quân luật, cho phép lãnh đạo các cơ quan an ninh và tư pháp Nhà nước gây áp lực tối đa đối với những nghệ sĩ Nga không chọn thái độ im lặng. Tuy nhiên, một tỉ lệ nghệ sĩ không nhỏ đại diện cho nền văn hóa đại chúng, những người cho đến nay vẫn được xem là khá trung thành với chế độ, đã không ngại thách thức chính quyền.   
Trong giới nghệ sĩ nhạc pop, đa phần vẫn duy trì lập trường phi chính trị trong suốt 22 năm Putin cầm quyền. Nhưng cuộc chiến do điện Kremlin phát động ở Ukraina đã cho thấy nhiều người, kể cả những người nổi tiếng nhất, có khả năng bảo vệ những giá trị đạo đức trong những hoàn cảnh nguy hiểm. Nhiều thần tượng nhạc pop và nhạc bình dân có các bài hát mà người Nga đã thuộc nằm lòng, đôi khi là từ thuở nhỏ, như siêu sao Alla Pugacheva, Valery Meladze, Sergey Lazarev, Ivan Urgant … đã dám công khai tuyên bố trước công chúng rằng họ không đồng tình với các vụ đánh bom nước láng giềng Ukraina.  
Cho dù vẫn có những nghệ sĩ thân chế độ, chẳng hạn nghệ sĩ kiêm doanh nhân Timati sắp tiếp quản các quán cà phê từng thuộc chuỗi Starbucks, hay diễn viên Vladimir Mashkov đã đồng ý lên sóng tuyên truyền cho Nhà nước, nhưng lòng dũng cảm của những nghệ sĩ phản chiến đối với xã hội đáng để tôn trọng. Những nghệ sĩ này, khi tố cáo chiến tranh hoặc rời khỏi Nga, đã đặt sự nghiệp của họ, thậm chí cả tự do của họ, vào vòng nguy hiểm.   
Đại diện của các thế hệ trẻ hơn, chẳng hạn những rapper được nhắc tới ở trên, cũng không nằm ngoài phong trào phản chiến, kể cả những nghệ sĩ nổi tiếng nhất, như Oxxxymiron, người đã ra nước ngoài và tổ chức nhiều buổi diễn quy tụ đồng bào với khẩu hiệu rõ ràng « Người Nga phản đối chiến tranh ». Số tiền thu được từ các buổi diễn được dành tặng cho các tổ chức viện trợ cho người tị nạn Ukraina.  
Đa phần giới trí thức văn hóa Nga cũng phản đối chiến tranh. Cho dù một số trí thức, do niềm tin, như nhà văn Zakhar Prilepin, hay do tính toán, như nhà làm phim Nikita Mikhalkov, ngợi ca chế độ và hoan nghênh cuộc chiến mà chính quyền Nga vẫn gọi là một « chiến dịch đặc biệt », nhưng phần lớn các nhà văn, nhà thơ, đạo diễn và các nhạc sĩ nổi tiếng quốc tế đều phản đối cuộc chiến xâm lược nước láng giềng. Một số nghệ sĩ thậm chí đã biến lời nói thành hành động, lập một hiệp hội có tên « Nước Nga thực thụ ».   
Trong số những người hoạt động tích cực nhất, có các nhà văn nổi tiếng Lyoudmila Oulitskaïa, Boris Akounine và Dmitri Glukhovski, đạo diễn Kirill Serebriannikov, nhà làm phim Andrei Zvyagintsev, ca sĩ opera Anna Netrebko, nhà thơ Vera Polozkova, các ca sĩ nhạc rock kỳ cựu Boris Grebenchtchikov, Yuri Shevtchouk và Andrei Makarevitch, các diễn viên Lia Akhedkajova, Artur Smolyaninov … Một số bị chính phủ Nga quy kết là « tác nhân nước ngoài » và phải rời khỏi đất nước. Đó là chưa kể đến một số người đứng đầu các cơ quan văn hóa hàng đầu đã từ chức để phản đối cuộc chiến ở Ukraina.  
Bắt bớ các trí thức nghệ thuật đương đại sẽ là một nhiệm vụ dễ dàng hơn đối với Điện Kremlin so với việc phá bỏ nền tảng đạo đức của nền văn hóa Nga cổ điển, vốn luôn phản đối sự tàn bạo của chiến tranh, lấy các suy nghĩ cá nhân làm trọng tâm và đánh giá là tâm hồn Nga có sự cởi mở, yêu hòa bình và hướng ra thế giới.
Chuyên gia Vera Ageera kết luận, hiện giờ các trường học ở Nga vẫn giảng dạy về các tác giả cổ điển nhưng với diễn biến tình hình như hiện nay, công chúng có thể tự hỏi liệu « Chiến tranh và Hòa bình », cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất nền văn học Nga rồi có sẽ bị coi là trái với tinh thần của thời đại hay không, bởi vì từ « chiến tranh » đã biến mất khỏi các không gian công cộng. Tựa cuốn sách « Chiến tranh và Hòa bình » thậm chí còn bị chế một cách đầy mỉa mai, giễu cợt thành « Chiến dịch hoạt động quân sự đặc biệt và hòa bình ».   
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.