logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/08/2022 lúc 09:31:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Trang Facebook cá nhân của nhà báo độc lập Đỗ Công Đương với những đăng tải trước khi bị bắt và kết án tổng cộng 8 năm tù vào năm 2018. Ông Đương qua đời hôm 2/8 khi đang thụ án ở một trại giam ở Nghệ An.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vừa lên tiếng báo động về cái chết của một nhà báo độc lập khi đang bị giam giữ ở Việt Nam và kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để “đảm bảo sự sống còn của các nhà báo khác” trong các nhà tù của quốc gia Đông Nam Á.
“Tổ chức Phóng viên Không Biên giới rất tiếc thương khi biết rằng ông Đỗ Công Đương, một nhà báo công dân bị bỏ tù và vô cùng ốm yếu trong nhiều tháng, đã chết trong khi bị giam giữ vào tuần trước”, RSF nói trong một tuyên bố mới được đưa ra.
Nguyên nhân chính thức về cái chết của ông Đương, cũng là một nhà hoạt động cho quyền đất đai, vào ngày 2/8 vẫn chưa được công bố nhưng ông bị nhiều chứng bệnh mà ông bị từ chối chăm sóc y tế, theo RSF, tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Paris của Pháp.
Ông Đương bị kết án tổng cộng 8 năm tù giam trong hai phiên tòa riêng biệt vào năm 2018 với các cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Khi qua đời, ông Đương đang thi hành án tại Trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An.
RSF cho biết rằng trại giam đã từ chối trao thi thể của ông Đương cho gia đình.
Khẳng định điều này, bà Bùi Thị Minh Hằng, một cựu tù nhân lương tâm và từng tranh đấu nhân quyền cùng ông Đương, cho VOA biết hôm 9/8 rằng gia đình ông không được trại giam cho mang thi hài về quê mai táng theo tục lệ của địa phương.
VOA không thể liên lạc với Trại giam số 6 để kiểm chứng thông tin về cái chết của ông Đương, người từng sử dụng mạng xã hội Facebook để đưa tin về các vấn đề xã hội trước khi bị kết án.
“Chúng tôi vô cùng sốc khi biết về cái chết của ông Đỗ Công Đương khi bị giam giữ trong điều kiện thực sự vô nhân đạo”, Trưởng bộ phận châu Á-Thái Bình Dương của RSF, Daniel Bastard, nói trong thông cáo. “Chúng tôi kêu gọi Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Tra tấn và các Hình thức đối xử hoặc Trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, Alice Jill Edwards, hãy hành động để đảm bảo sự sống còn của Lê Hữu Minh Tuấn và 39 nhà báo khác hiện đang bị giam giữ ở Việt Nam”.
Theo RSF, sức khỏe của ông Đương xấu đi đáng kể và ông bị bệnh tim, viêm phổi cũng như suy hô hấp trong nhiều tháng. Tổ chức này cho biết rằng bất chấp sự phản đối liên tục của gia đình, trại giam không bao giờ cung cấp cho ông Đương sự chăm sóc y tế cần thiết và ông phải đợi đến khi cận kề cái chết mới được nhập viện.
Chính quyền Việt Nam đã bị các tổ chức nhân quyền quốc tế và giới hoạt động lên án về việc ngược đãi tù nhân lương tâm trong khi giam giữ họ. Hồi năm 2019, đã có gần 1.200 người ký vào một bản Tuyên bố Phản đối Ngược đãi Tù nhân Lương tâm gửi lên LHQ để yêu cầu các lãnh đạo Việt Nam ra lệnh chấm dứt các hành vi ngược đãi tù nhân ở tất cả các trại giam trên toàn quốc.
Bà Hằng, một trong 20 nữ tù nhân chính trị được Đại sứ Mỹ tại LHQ vinh danh và kêu gọi phóng thích hồi năm 2016, khẳng định với VOA về sự ngược đãi trong trại giam mà chính bà đã trải qua trong 3 năm ngồi tù. Bà Hằng cho biết bà cũng sốc về cái chết của ông Đương, một người “khỏe mạnh mà chỉ mấy năm đầy đọa nơi chốn tù đầy đã khiến anh vĩnh viễn ra đi”.
“Thời gian cầm tù là thời gian họ hành hạ đầy đọa bằng mọi cách”, bà Hằng nói. “Những bản án vô nhân vô cớ với những người bất đồng chính kiến và đấu tranh bất bạo động thực chất là án tử”.
Trại giam số 6, nơi ông Đương bị giam giữ, cũng là nơi thầy giáo Đào Quang Thực qua đời khi đang thụ án 13 năm với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” hồi năm 2019. Gia đình ông Thực cũng bị từ chối, không được đem xác người thân về an táng mà phải chôn ngay trong trại giam như trường hợp của ông Đương. Theo bà Hằng, trước đó còn có thầy giáo Đinh Đăng Định, một tù nhân lương tâm cũng tử vong trong thời gian thụ án.
Ông Đương bị bắt hồi tháng 1/2018 sau khi ghi hình một cuộc cưỡng chế đất ở thị xã Từ Sơn ở Bắc Ninh. Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) có trụ sở ở New York đã lên án việc bỏ tù ông Đương khi ông bị tuyên 4 năm tù trong bản án đầu tiên tuyên vào tháng 9/2018. Sau đó một tháng, ông bị tuyên phạt thêm 5 năm tù, sau giảm xuống còn 4 năm, trong một phiên tòa khác xét xử ông về những đăng tải trên mạng xã hội nói về những sai phạm trong lĩnh vực đất đai.
“Ông Đương, cư dân tỉnh Bắc Ninh, đã sử dụng mạng xã hội để lan truyền tin tức và thông tin được ghi nhận độc lập của mình, giống như nhiều nhà báo công dân khác ở Việt Nam”, theo RSF. “Là một nhà báo công dân rất năng động, ông Đương thường phát trực tiếp các video tường thuật trên trang Facebook ‘Tiếng Dân TV’ về những vấn đề liên quan đến tham nhũng và việc nhà nước thu giữ đất chủ yếu đối với những thành phần dân cư thiệt thòi nhất trong xã hội”.
Qua việc lên tiếng về cái chết của ông Đương, RSF nói rằng họ muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình của 40 nhà báo và blogger khác hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam.
“Nhiều người trong số họ – bao gồm cả Lê Hữu Minh Tuấn, người bị kết án 11 năm tù vào tháng 6/2020 – có sức khỏe rất kém và có nguy cơ chịu chung số phận như ông Đương.”
Việt Nam luôn phủ nhận về cái gọi là “tù nhân lương tâm” và khẳng định rằng chỉ có những người phạm tội mới bị giam giữ.
RSF kêu gọi công đồng quốc tế “hành động để đảm bảo sự sống còn của các nhà báo khác đang bị giam giữ ở Việt Nam”. Tổ chức này xếp Việt Nam là một trong 3 nước, sau Trung Quốc và Myanmar, đứng đầu thế giới về việc bỏ tù các nhà báo.



Theo VOA



song  
#2 Đã gửi : 13/08/2022 lúc 11:44:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
CPJ kêu gọi Việt Nam điều tra trường hợp tù nhân nhà báo công dân Đỗ Công Đương chết trong thời gian thụ án

UserPostedImage
Ông Đỗ Công Đương trong một buổi nói chuyện về đất đai. Ảnh chụp màn hình video

Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) vào ngày 12/8 ra thông cáo về trường hợp tù nhân nhà báo công dân Đỗ Công Đương bị án chống Nhà nước chết trong thời gian thụ án tù hôm 2/8.
Thông cáo dẫn lời đại diện cấp cao tại Đông Nam Á của CPJ, ông Shawn Crispin, rằng : “CPJ vô cùng đau buồn trước tin nhà báo bị tù Đỗ Công Đương chết do bệnh nền. Việt Nam phải xúc tiến một cuộc điều tra đến nơi  đến chốn và độc lập về cái chết của ông Đương. Những viên chức trại tù bị phát hiện có trách nhiệm cố ý giữ lại thuốc men và không cho ông Đương được chữa trị kịp thời phải đối diện với công lý. Cái chết của ông Đương nêu rõ lý do vì sao Việt Nam phải ngưng bỏ tù các nhà báo.”
Bản thân ông Đỗ Công Đương trước khi bị bắt là một người hoàn toàn khỏe mạnh, thế nhưng trong thời gian thụ án tù ông mắc nhiều chứng bệnh. Giới chức từ chối không cho ông được chữa trị kịp thời dù gia đình nhiều lần yêu cầu. Sau khi ông Đương qua đời, giới chức cũng không thông báo nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông.
CPJ gửi điện thư đến Bộ Công an Việt Nam để hỏi về cái chết của ông Đỗ Công Đương khi đang thụ án tù nhưng không nhận được trả lời. Thông tin liên lạc của gia đình ông này cũng không thể tìm được.
Ông Đương bị bắt hồi tháng 1 năm 2018 trong lúc quay phim một vụ cưỡng chế đất đai ở Từ Sơn, Bắc Ninh, dưới cáo cuộc “gây rối trật tự công cộng” và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. 
Trong hai phiên toà riêng biệt hồi tháng 9 và tháng 10 năm 2018, ông Đỗ Công Đương bị buộc tội và tuyên lần lượt các bản án bốn và năm năm tù giam. Bản bán năm năm tù sau đó được giảm xuống bốn năm trong một phiên toà phúc thẩm hôm 23 tháng 1 năm 2019. 
Với tổng cộng tám năm tù giam, nhà báo công dân người Bắc Ninh này dự kiến phải ngồi tù cho đến năm 2026. 
Cũng theo thông tin từ người thân cận với gia đình ông Đương thì phía Trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An đã từ chối cho gia đình đưa thi hài ông Đỗ Công Đương về quê ở Bắc Ninh, mà phải tiến hành mai táng tại địa phương. 
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 9/8 ra thông cáo bày tỏ thất vọng về cái chết trong khi thi hành án của nhà báo công dân Đỗ Công Đương.
Ông Daniel Bastard, Trưởng Văn phòng Châu Á- Thái Bình Dương của RSF, nói : “Chúng tôi vô cùng sốc khi biết được cái chết của ông Đỗ Công Đương là hậu quả của tình trạng giam giữ vô nhân thực sự. Chúng tôi kêu gọi Báo cáo viên Đặc biệt Alice Jill Edwards chuyên Về Tra tấn và Các Tội ác khác, về Đối xử và Trừng phạt bất nhân hay đê hèn ra tay hành động để bảo toàn mạng sống cho tù nhân Lê Hữu Minh Tuấn và 39 nhà báo khác đang bị tù tội ở Việt Nam.”
Thống kê năm 2021 của CPJ cho thấy Việt Nam là quốc gia đứng thứ tư trên thế giới bỏ tù nhiều nhà báo nhất với 23 trường hợp, gồm cả ông Đỗ Công Đương.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.097 giây.