Snowden tiết lộ việc Mỹ do thám các cơ quan quốc tế Photо: EPAMới đây, tạp chí Đức "Spiegel" đã công bố thông tin mới nhận được từ Edward Snowden. Dữ liệu tiết lộ cho thấy rằng, các cơ quan tình báo Mỹ đã theo dõi các văn phóng đại diện của Liên minh châu Âu tại Hoa Kỳ, cũng như trụ sở của Liên hợp quốc và IAEA. Trong khi đó, các nhân viên NSA đã biên soạn danh sách các mục tiêu ưu tiên để thu thập thông tin. Trong danh sách này Nga có chỉ số cao nhất ngang tầm với Iran, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên .
Vụ bê bối xung quanh hoạt động của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đang tiếp diễn. Hoá ra, một năm trước đây, các nhân viên của cơ quan này đã đột phá qua hệ thống bảo vệ và giám sát, nghe lén các hội nghị truyền hình của Liên Hợp Quốc. Các cơ quan đặc nhiệm Mỹ cũng đã giám sát tổ chức quốc tế khác - IAEA. Tại văn phòng chính của cơ quan này ở Vienna, NSA đã cài đặt thiết bị nghe lén từ xa. Ngoài ra, các máy nghe lén đã được cài đặt trong các văn phòng của Liên minh châu Âu ở New York và Washington. Mọi người đã biết về tất cả điều này nhờ các tài liệu mà cựu nhân viên CIA Edward Snowden đã cung cấp cho tạp chí Đức “Spiegel”.
Một trong những người đầu tiên phản ứng trước thông tin do Snowden tiết lộ là ứng cử viên Thủ tướng Đức Peer Steinbrueck. Ông hứa rằng, nếu được bầu làm Thủ tướng, thì sẽ ngừng đàm phán với Mỹ về thành lập khu vực thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương. Cuộc đàm phán chỉ có thể nối lại sau khi Mỹ báo cáo về việc theo dõi các cơ quan chính phủ của Liên minh châu Âu và Đức. Nhưng, chắc là, các nhà lãnh đạo châu Âu không dám gây ra cuộc xung đột thực sự với Washington. Phó Giáo sư Tổ bộ môn liên kết Châu Âu của trường MGIMO Aleksandr Tevdoy-Burmuli cho biết: “Rõ ràng là, thông tin vừa được Snowden tiết lộ không thể gây ra phản ứng tích cực của các chính trị gia châu Âu. Nhưng, trên thực tế, trong dữ liệu này không có gì mới mẻ. Mọi người đều biết rằng, đã từ lâu Hoa Kỳ theo dõi các đồng minh của họ có sử dụng các phương tiện kỹ thuật khác nhau, và các đồng minh của Mỹ cũng làm như vậy. Trong thực tiễn này không có gì mới mẻ. Châu Âu chỉ đơn giản phải phản ứng với việc tiết lộ thông tin này, vì thông tin mật bị rò rỉ ra ngoài. Về chủ yếu, phản ứng này hướng tới cộng đồng châu Âu, chứ không phải tới Washington”.
Tạp chí “Spiegel” cũng cho biết, tháng Tư năm nay, các nhân viên NSA đã biên soạn bảng xếp hạng thông tin liên quan đến các quốc gia và tổ chức quốc tế. Ví dụ, IAEA đã nhận được chỉ số cao nhất - "1", trong khi Liên minh châu Âu đã nhận được chỉ số "3". Trong trường hợp EU, Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ trước hết quan tâm đến sự ổn định tài chính, quan hệ thương mại và chính sách đối ngoại. Nếu nói về các nước khác, thì Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên và Nga đều có chỉ số “1”. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là, Washington coi Matxcơva như một trong những đối thủ tiềm năng nguy hiểm nhất. Chuyên viên Aleksandr Tevdoy-Burmuli nói: “Trong hoạt động của bất kỳ cơ quan đặc nhiệm cũng như trong bất kỳ chiến lược an ninh quốc gia đều phải phân loại phương hướng ưu tiên. Có những quốc gia được gọi là bên đối tác, và có những nước dù không tạo ra mối đe dọa trực tiếp nhưng, do vị trí địa lý và ý nghĩa kinh tế là đối thủ cạnh tranh. Về mặt này, Nga không đứng đầu danh sách các ưu tiên chiến lược của Mỹ. Đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc là quốc gia số một phải được theo dõi”.
Xin nhắc lại rằng, tạp chí “Spiegel” không phải là phương tiện truyền thông đầu tiên đăng tải các tài liệu do Edward Snowden cung cấp. Vụ bê bối nổ ra vào đầu tháng Bảy, khi cựu nhân viên CIA đã chuyển giao các tài liệu bí mật của tình báo Mỹ cho hai tờ báo “Washington Post” và “Guardian”. Khi đó, mọi người đã biết về chương trình PRISM của Mỹ theo dõi người sử dụng Internet. Snowden cũng đã tiết lộ thông tin về việc các nhân viên NSA và các đồng nghiệp Anh đã theo dõi các thành viên của Hội nghị thượng đỉnh G20 ở London. Sau những tiết lộ này Snowden muốn ẩn náu ở Cuba để trốn tránh sự truy lùng của Mỹ. Tuy nhiên, anh ta đã không thể bay tới La Havana và cuối cùng buộc phải xin tị nạn ở Nga.
Theo tiếng nói nước Nga