logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/08/2022 lúc 11:20:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
LOS ANGELES, California (NV) – Tình trạng kỳ thị và thù ghét chủng tộc đang gia tăng ở Hoa Kỳ, tạo ra nhiều nguy hiểm trong mọi cộng đồng. Để thảo luận về tình trạng này, tổ chức Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) mời một số chuyên gia dự hội thảo hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Tám.
UserPostedImage
Kỳ thị và thù ghét vẫn là một mối lo ngại của nhiều cộng đồng thiểu số. (Hình minh họa: Timothy A. Clary/AFP via Getty Images)

Tình trạng thù ghét chủng tộc, trong đó có người Á Châu, có những cử chỉ mang tính chất kỳ thị và còn có nhiều tội bạo lực xảy ra. Các tội thù ghét ngày càng gia tăng, cùng với sự chia rẽ trong chính trị, sự thiếu tin tưởng vào các cơ quan chính phủ, và tạo ra sự chia rẽ ngày càng trầm trọng giữa các chủng tộc, các sắc dân, và tầng lớp.
Hiện nay, California mới đưa ra chiến dịch “Chặn Thù Ghét” để hỗ trợ các tổ chức bất vụ lợi và truyền thông thiểu số nhằm thảo luận các vấn đề thù ghét.
Buổi hội thảo của EMS có các câu hỏi chính như thù ghét là gì, cách đánh giá thù ghét ra sao, khi nào thù ghét trở thành tội ác và làm cách nào để ngăn chặn, hay thậm chí chữa lành những vết thương do thù ghét gây ra?
Các chuyên gia dự hội thảo trả lời những câu hỏi đó qua thông số của chính phủ, qua những câu chuyện họ nghe được, và thậm chí qua kinh nghiệm của bản thân.
Diễn giả đầu tiên là bà Becky Monroe, phó giám đốc ngoại vụ phụ trách các chiến dịch của Sở Dân Quyền California (CRD), nói về những nỗ lực của tiểu bang để đối chọi với thù ghét.
Bà cho biết cơ quan này từng được gọi là Sở Nhà Ở và Việc Làm Công Bằng, nhưng đổi tên thành Sở Dân Quyền California vào Tháng Bảy năm nay, để phù hợp với những việc làm của cơ quan hơn.
CRD chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến quyền công dân như việc làm, nhà ở, và các tội thù ghét.
UserPostedImage
Bà Becky Monroe (trái) và Giáo Sư Brian Levin. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom)

Bà Monroe giải thích tội thù ghét là những tội được thực hiện dựa theo một phần hay toàn bộ vào các yếu tố như giới tính, quốc tịch, chủng tộc hay sắc dân, tôn giáo, giới tính, và tình trạng khuyết tật của nạn nhân. Một người cũng có thể thành nạn nhân của tội thù ghét vì có quan hệ với những người có các yếu tố đó.
Trong khi đó, những sự việc liên quan đến thù ghét có nghĩa là một hành động hay cử chỉ dựa theo những yếu tố nêu trên. Tuy không nguy hiểm như tội thù ghét, nhưng những sự việc này cũng vi phạm quyền công dân.
Những sự việc đó tuy có thể không phạm pháp, nhưng gây ra nhiều nguy hiểm cho nhiều cộng đồng.
Bà Monroe đưa ra vài thông số của liên bang về tội thù ghét, cho biết trong năm 2020 có 8,236 tội thù ghét được báo cáo, tăng 13% so với năm 2019. Trong những tội đó, số tội thù ghét người gốc Phi Châu tăng 43%, và thù ghét người Á Châu tăng 73%.
Theo Khảo Sát Nạn Nhân Tội Phạm Hoa Kỳ, số tội thù ghét xảy ra ở Mỹ mỗi năm không phải chỉ có 7,000 đến 8,000 vụ, mà lên đến gần 250,000 vụ.
Thông số về các báo cáo tội thù ghét người Á Châu của tổ chức “Stop AAPI Hate.” (Hình: Chụp từ màn hình Zoom)
Diễn giả thứ hai là Giáo Sư Brian Levin, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Thù Ghét và Cực Đoan (CSHE) đại học Cal State San Bernardino.
Theo Giáo Sư Levin, các nghiên cứu của CSHE cho thấy tội thù ghét gia tăng nhiều trong năm 2021, trong đó cao nhất là tội thù ghét người Á Châu, tăng đến 224%.
Tội thù ghét người Do Thái tăng 59%, thù ghét người đồng tính tăng 51%, thù ghét người Latino tăng 41%, thù ghét người da trắng tăng 30%, và thù ghét người da đen tăng 46%, so với năm 2020.
CSHE còn có thông số khảo sát 18 tiểu bang, trong đó có chín tiểu bang có tội thù ghét tăng đến mức kỷ lục. Chín tiểu bang đó là Texas, New Jersey, Georgia, Indiana, Missouri, Colorado, Washington, Utah, và Nevada.
Diễn giả thứ ba là bà Manjusha Kulkarni, giám đốc và đồng sáng lập viên tổ chức “Stop AAPI Hate” chống thù ghét người Á Châu. Bà chia sẻ các thông số về tình trạng thù ghét các cộng đồng Á Châu.
Đến nay, “Stop AAPI Hate” nhận được gần 11,000 báo cáo liên quan đến kỳ thị và thù ghét người Á Châu, với 48.7% các sự việc xảy ra ngoài đường hay những nơi công cộng khác và 26.9% xảy ra trong các doanh nghiệp.
Trong gần 11,000 báo cáo mà “Stop AAPI Hate” nhận được, 61.8% là phụ nữ, 8% là người trẻ tuổi từ em bé đến độ tuổi trung học, và 7% là người lớn từ 60 tuổi trở lên.
Bà Kulkarni cho biết kỳ thị ảnh hưởng đến mọi cộng đồng Á Châu, và không phải một giải pháp có thể ngăn chặn mọi sự việc hay mọi tội thù ghét. Không chỉ vậy, bà còn nói sự phân biệt chủng tộc ảnh hưởng đến chính trị và các chính sách của Hoa Kỳ, không phải chỉ là các hành động đả kích cá nhân.
UserPostedImage
Bà Manjusha Kulkarni (trái) và bà Sasanna Yee. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom)

Diễn giả cuối cùng là bà Sasanna Yee, nhà hoạt động chống thù ghét, nói về cách “chữa lành những vết thương tinh thần” của nạn nhân tội thù ghét.
Bà là cháu ngoại của bà Yik Oi Huang, cụ bà bị tấn công gần nhà ở San Francisco vào năm 2019 và qua đời vì thương tích quá nặng. Vì vậy, bà hiểu rõ những vết thương tinh thần do tội thù ghét gây ra hơn bất cứ ai.
Mở đầu phát biểu, bà chia sẻ nhiều hình ảnh về kỷ niệm giữa mình và bà ngoại, dùng những kỷ niệm đó để vượt qua nỗi đau.
Để chữa lành những vết thương tinh thần và hàn gắn, bà nói các cộng đồng nên đến gần nhau và cùng nhau chia sẻ nhiều điều với nhau. Các cộng đồng cũng nên tìm cách biến những đau thương thành sự yêu thương, nên có những hoạt động đầy tình đoàn kết.
Bà kêu gọi người Mỹ tạo ra một văn hóa đầy sự chào đón, không nên có những suy nghĩ kỳ thị như ghét người da đen hay người Á Châu, và thậm chí còn kêu gọi bớt sử dụng ngôn ngữ mang tính chất thù ghét.

Thiện Lê/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.