logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/08/2022 lúc 12:05:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhà báo Phạm Đoan Trang (Ảnh chụp màn hình trang web của tổ chức nhân quyền Amnesty International) © amnesty.org/Paul Mooney

Theo tin từ báo chí trong nước, trong phiên xử phúc thẩm nhà báo Phạm Đoan Trang hôm nay, 25/08/2022, Tòa án Nhân dân Cấp cao Thành phố Hà Nội đã tuyên y án 9 năm tù với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước”. 

Năm nay 44 tuổi, Phạm Đoan Trang là một blogger và nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng ở Việt Nam, từng được trao nhiều giải thưởng quốc tế về nhân quyền, trong đó có giải Tự do Báo chí 2019 của tổ chức Phóng viên không biên giới, hay Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế 2022 của bộ Ngoại Giao Mỹ. Bà cũng là tác giả một số cuốn sách về dân chủ, nhân quyền.  
Nhà báo Phạm Đoan Trang đã bị bắt vào ngày 06/10/2020 tại Sài Gòn, sau đó bị đưa về giam ở Hà Nội. Trong phiên xử sơ thẩm vào ngày 14/12/2021, tòa án Hà Nội đã kết án bà Phạm Đoan Trang 9 năm tù với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”. Cụ thể, Phạm Đoan Trang bị cáo buộc “có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài “với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân”. 
Trong phiên xử phúc thẩm hôm nay, nhà báo Phạm Đoan Trang vẫn dứt khoát không nhận tội, cho nên tòa đã tuyên y án 9 năm tù. 
Trong những ngày trước phiên xử phúc thẩm, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, như Human Rights Watch, Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, Văn bút Quốc tế Hoa Kỳ, đã kêu gọi trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang, đồng thời bày tỏ quan ngại về tình trạng sức khỏe của nhà hoạt động này trong tù.  
Hôm 14/03 vừa qua, tại lễ trao giải thưởng "Phụ nữ Can đảm Quốc tế" (IWOC) cho Phạm Đoan Trang cùng 11 phụ nữ khác trên toàn cầu, ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cũng đã lên án "sự giam cầm bất công" đối với nhà báo này, đồng thời kêu gọi trả tự do cho bà.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 25/08/2022 lúc 12:18:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Xử phúc thẩm bà Phạm Đoan Trang: Người nhà và các viên chức ngoại giao không được vào tòa

UserPostedImage
Người nhà bà Trang và đại diện các Đại sứ quán đứng trước cổng TAND cấp cao tại Hà Nội. FB Thu Đỗ

Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội sáng 25/8 đang mở phiên tòa phúc thẩm công khai đối với nhà báo Phạm Đoan Trang, tuy nhiên, gia đình và đại diện ngoại giao đoàn của một số quốc gia dân chủ không được nhà chức trách Việt Nam cho phép vào dự phiên toà.
Bà Trang, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng và là nhà báo bất đồng chính kiến với nhiều giải thưởng danh giá từ nhiều tổ chức quốc tế và hai Chính phủ Hoa Kỳ và Canada, bị Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội kết án chín năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự cũ trong phiên toà sơ thẩm tháng 12 năm 2021.
Vợ của tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương, bà Đỗ Thị Thu có mặt ở gần khu vực xử án trong đầu giờ sáng nay cho biết, các viên chức ngoại giao của Phái đoàn Ngoại giao Liên minh Châu Âu (EU) và Đại Sứ quán các nước Hoa Kỳ, Đức, Thuỵ Sĩ cùng với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Séc tại Việt Nam Lukas Musil bị từ chối cho vào dự khán. 
Mặc dù, theo bà Thu họ đều làm đơn đề nghị được tham dự phiên tòa với Bộ Ngoại giao Việt Nam từ trước. Bà Thu cho phóng viên Đài Á Châu Tự Do biết như sau:
“Ngày hôm nay có mẹ và anh trai của chị Phạm Đoan Trang và (đại diện- PV) đại sứ quán các nước Mỹ, Đức, Séc, Thuỵ Sỹ, EU đã đến để tham dự phiên toà nhưng không được vào trong phòng xử án… phía toà án nói họ không có thẩm quyền cho đại diện ngoại giao nước ngoài vào mà phải là bên ngoại giao.”
Bà Thu chia sẻ thêm công tác an ninh gần khu vực xử án không nghiêm ngặt như trong các phiên tòa chính trị khác. Các con đường gần toà án không bị chặn và nhiều người có thể đi lại gần khu vực trụ sở của Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội ở quận Cầu Giấy.
Trên trang Facebook cá nhân của luật sư Ngô Anh Tuấn, một trong bốn luật sư của bà Trang trong phiên phúc thẩm, cho biết ông gặp bà Trang trong trại tạm giam hôm 24/8 để chuẩn bị cho phiên toà phúc thẩm. 
Theo ông, dù sức khoẻ không được ổn lắm nhưng tinh thần bà rất tốt và bà khẳng định sự vô tội của mình. Thông qua luật sư Tuấn, bà Trang nhắn gia đình không cần cố gắng bằng mọi giá để được vào dự phiên toà nếu không nhận được giấy triệu tập của toà án.
Nhà báo Phạm Đoan Trang nhắn riêng với ban lãnh đạo Việt Nam, trong đó có Thủ Phạm Minh Chính, rằng chế độ không nên bắt bớ và giam cầm người cầm bút.
Bà nhấn mạnh “bạn đọc là người duy nhất được quyền phán xét người viết, không phải toà án, càng không phải là công an hay kiểm sát.”
Bà Trang từng làm việc ở một số tờ báo nhà nước, là tác giả của nhiều cuốn sách như Chính trị Bình dân, Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực và một số báo cáo nhân quyền song ngữ, trong đó có Báo cáo Đồng Tâm. 
Bà cũng là một trong những nhà sáng lập của các tờ báo độc lập như Luật Khoa tạp chí hay The Vietnamese, một tạp chí nhân quyền viết bằng tiếng Anh. 


Theo RFA
song  
#3 Đã gửi : 26/08/2022 lúc 09:56:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Quốc tế lên án chính quyền Việt Nam vì giữ nguyên bản án đối với bà Phạm Đoan Trang

UserPostedImage
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang
Facebook Phạm Đoan Trang

Liên minh Châu Âu (EU), Chính phủ Hoa Kỳ, Đặc ủy Nhân quyền Đức và tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đồng loạt lên tiếng chỉ trích chính quyền Việt Nam ngay sau khi Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội bác bỏ kháng cáo của nhà báo Phạm Đoan Trang và giữ nguyên bản án chín năm tù giam trong phiên phúc thẩm ngày 25/8.
"Kêu gọi Việt Nam chăm sóc y tế đầy đủ cho bà Trang"
Chỉ vài giờ sau khi phiên toà phúc thẩm xử nhà báo nổi tiếng kết thúc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về việc y án tù đối với bà.
Phát ngôn nhân Ned Price của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói bà Trang, người được Ngoại trưởng Anthony Bliken trao giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế 2022, là một nhà hoạt động nhân quyền được quốc tế ghi nhận.
Ông Ned Price nhắc lại việc Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện của Liên Hiệp quốc công bố việc bắt giữ bà Trang là tùy tiện và đi ngược lại những cam kết quốc tế về nhân quyền của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh tình trạng sức khoẻ tồi tệ của bà Trang và thúc giục Việt Nam cung cấp dịch vụ chữa trị y tế, thuốc men và cho phép tiếp cận để đánh giá tình trạng của nhà báo này. 
Cho rằng việc tiếp tục cầm tù bà Trang là hành động mới nhất của chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi Hà Nội phóng thích bà và cho phép mọi người ở Việt Nam được thực hành quyền tự do biểu đạt như được quy định trong Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội đã ký.
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Vũ Bình từ Hà Nội nói với phóng viên RFA cho rằng, bản án của tòa phúc thẩm đối với những nhà bất đồng chính kiến thường giữ nguyên mức án là xu hướng chung hiện nay. Ông nói: 
“Cô Phạm Đoan Trang có việc làm và ảnh hưởng không chỉ lên người dân trong nước mà còn ảnh hưởng tầm quốc tế, cô được rất nhiều giải thưởng quốc tế. Chính vì thế mà nhà cầm quyền Việt Nam rất mạnh tay trong việc xử án và giữ nguyên mức án đối với Phạm Đoan Trang.”
Ông JB Nguyễn Hữu Vinh, quyền Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam khẳng định:
“Việc nhà cầm quyền Hà Nội y án đối với nhà báo Phạm Đoan Trang là điều không ai lạ. Là sự trả thù đối với công dân, sự trả thù sự hằn học đối với một người viết báo người phụ nữ bị tàn tật vì sự tấn công của lực lượng an ninh.
Cả hệ thống bây giờ không buông tha một người phụ nữ và theo tôi đó là sự trả thù hèn hạ bỉ ổi của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với một người cầm bút có lương tâm đối với đất nước và dân tộc.”
Bản án đi ngược lại với luật nhân quyền quốc tế
Trong khi đó, bà Nabila Massrali - Người phát ngôn về Chính sách An ninh và Đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) gọi tội danh mà bà Trang bị tòa án tuyên là "mơ hồ."
Dẫn lại các bản án phúc thẩm trong tháng 8 đối với các nhà lãnh đạo xã hội dân sự có đăng ký với nhà nước như ông Đặng Đình Bách và ông Mai Phan Lợi, EU cho rằng các vụ "bắt giữ và kết án tùy tiện đối với các nhà hoạt động ôn hòa và các nhà báo là trái ngược trực tiếp với luật nhân quyền quốc tế."
EU tiếp tục kêu gọi nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho tất cả người hoạt động nhân quyền bị bắt giữ một cách tùy tiện, đồng thời yêu cầu Hà Nội cho phép việc theo dõi phiên tòa và đảm bảo quyền được xét xử công bằng cho tất cả các cá nhân.
Trong phiên tòa xử bà Trang vào sáng 25/8, đại diện các Đại sứ quán của nhiều nước tự do và cả Liên minh Châu Âu đề nghị được dự khán phiên xử nhưng bị từ chối, với lý do là "Bộ Ngoại giao mới là bên cấp phép" cho dù họ đã gửi đơn đề nghị từ trước.
Liên minh Châu Âu khẳng định, sẽ tiếp tục theo dõi tình hình nhân quyền ở Việt Nam và tích cực hướng tới việc cải thiện tình hình nhân quyền. 
Trong cùng ngày, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp ra thông cáo kêu gọi các đối tác thương mại của Việt Nam, trong đó có Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, sử dụng các hiệp định thương mại với Hà Nội để gây sức ép, buộc Việt Nam phải trả tự do cho bà Trang, người được tổ chức này trao giải Tự do Báo chí năm 2019.
“Cuộc chiến đấu của cô ấy cho một nền báo chí tự do cho tất cả vượt qua biên giới của Việt Nam và là cuộc chiến cho quyền phổ quát,” Daniel Bastard, Trưởng ban Châu Á-Thái Bình Dương của RSF nói trong thông cáo.
“Đây là lý do tại sao chúng tôi kêu gọi các đối tác kinh tế của Hà Nội, đặc biệt là EU và Hoa Kỳ, áp đặt các biện pháp trừng phạt có mục tiêu đối với các quan chức Việt Nam chịu trách nhiệm về hiện trạng không thể chấp nhận được của nhà báo này,” ông nói.
Bản án phúc thẩm là "bước thụt lùi nghiêm trọng về nhân quyền"
Đặc ủy về Chính sách nhân quyền và Hỗ trợ nhân đạo của Chính phủ Liên bang Đức, bà Luise Amtsberg, trong ngày 25/8 bày tỏ sự phẫn nộ đối với bản án phúc thẩm nhà báo nổi tiếng:
"Bản án phúc thẩm đối với bà Phạm Thị Đoan Trang tiếp tục là một bước thụt lùi nghiêm trọng về nhân quyền và xã hội dân sự tại Việt Nam. Trong vai trò là nhà báo, tác giả và nhà hoạt động, bà Phạm Thị Đoan Trang đã nỗ lực vì các quyền công dân, nhà nước pháp quyền và bảo vệ môi trường trong nhiều năm. Vì sự dấn thân quả cảm của mình mà bà Trang bị kết án 9 năm tù. Điều này thật gây phẫn nộ."
Đặc ủy của Đức cho rằng, việc y án với bà Trang là tiếp nối hàng loạt các bản án đối với các nhà hoạt động môi trường và đại diện xã hội dân sự Việt Nam trong năm nay, bằng cách đó "Chính phủ Việt Nam ngày càng hạn chế phạm vi tham gia của người dân– và do đó hạn chế một nguồn sáng tạo, đổi mới và hội nhập quốc tế có giá trị."
Bà Luise Amtsberg đề nghị đề nghị Chính phủ Việt Nam trả tự do cho bà Trang và các nhà bảo vệ nhân quyền khác cũng như chấm dứt các biện pháp đàn áp của mình.
Đặc ủy Nhân quyền Đức giữ chức vụ từ đầu năm 2022, kêu gọi Chính phủ Việt Nam bảo đảm các nguyên tắc nhà nước pháp quyền trong các vụ án hình sự và cho phép đại diện quốc tế quan sát các phiên tòa.
Ngoài ra, nhiều tờ báo quốc tế lớn đưa tin về phiên phúc thẩm và việc y án đối với nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, trong đó có hãng tin Reuters, The Washington Post, AP, và ABC News.
Trong bài báo "Toà án Việt Nam y án chín năm tù giam đối với một nhà hoạt động dân chủ," trang Aljazeera ngợi ca các hoạt động của bà Phạm Đoan Trang. Trong đó cho biết bà viết về nhiều chủ đề bao gồm quyền của người đồng tính, chuyển giới, quyền của phụ nữ, môi trường và hoạt động dân chủ.
Hầu hết các tác phẩm của bà Trang được xuất bản một cách bí mật, bao gồm cả cuốn Chính trị bình dân- một cuốn sách hướng dẫn cho người mới hoạt động.
Theo Aljazeera, nhà báo người Hà Nội cũng được biết đến với hoạt động tích cực, tham gia nhiều cuộc tuần hành ủng hộ những người bất đồng chính kiến bị cầm tù và về môi trường.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.