logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/09/2022 lúc 07:49:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi đi đến thành phố này vì công việc cần, thành phố cách nơi tôi ở gần một giờ lái xe. Khi xong việc thay vì về nhà ngay vì bao nhiêu công việc ở nhà đang đợi tôi, không hiểu sao tôi cứ lái xe đến những con đường quen thuộc cũ dẫn đến địa chỉ quen thuộc cũ: “Cầu Vồng” Day Care.



Tôi xuống xe và bước vào trong, sau 6 năm tôi mới trở lại đây như một người khách, nơi mà có thời tôi từng thân quen gần gũi hằng ngày, coi như một phần của cuộc sống mình với những đứa trẻ thuộc mọi thành phần gia đình, nhưng đứa nào với tôi cũng đều đáng yêu. Bà Kimberly chủ nhà trẻ Day Care nhận ra tôi, vui vẻ chào đón hỏi thăm và cho phép tôi thoải mái tự do đi thăm từng lớp của nhóm trẻ, gồm 3 nhóm, nhóm tuổi đi học do người của Day Care đưa đón về, nhóm tuổi toddler và nhóm baby.



Các cô chăm sóc trẻ hầu hết thay đổi mấy lần, chỉ có mình bà Ruth là vẫn còn trông nhóm baby như thời tôi còn làm ở đây, bà cũng yêu trẻ con và tha thiết với nghề lắm.

Chúng tôi ôm nhau mừng rỡ, tôi rối rít hỏi Ruth về những đứa trẻ của nhóm toddler cũ của tôi, nhất là thằng bé Kevin thì được biết nó đã thôi gởi từ lâu vì mẹ nó không có tiền trả cho day care, bà ngoại nó cũng không có tiền trả luôn, bà ngoại còn lo chuyện của bà đi chơi hay hủ hỉ với ông bồ già. Có lần ông bồ chở bà tới day care, ông lái chiếc mô tô hai bánh to kềnh càng, mặc áo sát nách khoe những hình xâm đầy hai cánh tay, bà ngồi phía sau ôm eo ông và chiếc mô tô phóng như đua xe trên đường. Bà ngoại còn vui với tình như thế thì làm sao trông nom cháu dài lâu cho được. Tội nghiệp thằng bé, chẳng biết sẽ ra sao khi quanh nó, những người thân gần nhất của nó có cuộc sống không hay ho tốt lành gì.



Tôi thơ thẩn bước ra mé ngoài, bên hông của day care là khu cho trẻ con chơi ngoài trời, những ghế đu cầu tuột giờ này không có ai. Tôi đã vui bao nhiêu lần với những đứa trẻ của tôi khi nhìn chúng chạy nhảy chơi đùa, khi nghe chúng cười và cả khi chúng cãi nhau khóc mếu. Ngày ấy tôi là cô gái độc thân, chọn nghề trông trẻ vì yêu thích trẻ con. Ban đầu tôi làm trong nhóm baby, sau chủ đổi tôi sang nhóm toddler, những đứa trẻ chập chững biết đi. Tôi còn nhớ như vừa mới hôm qua, một ngày làm việc của tôi bắt đầu từ 8 giờ sáng, cho các em ca hát, những giọng ngọng nghịu vì chưa phát âm chuẩn nghe buồn cười và thật đáng yêu, rồi để các em chơi với nhau cho đến 9 giờ thì tôi và các em cùng dọn dẹp sạch sẽ và chuẩn bị ăn sáng, xong là cho trẻ ra chơi ngoài trời. Đến 11 giờ trưa là ăn lunch. Các em sẽ tự ăn một mình, khi cần thiết lắm tôi mới giúp đỡ như khi chúng vụng về làm rơi vãi hay lười biếng không chịu ăn. Có đứa ăn nhanh, vét sạch dĩa như lau chùi đĩa, có đứa ăn chậm chạp, lí nhí từng chút một, dĩa đồ ăn vẫn còn đầy vậy mà khi thấy các bạn mang dĩa bỏ vào thùng rác, nó cũng hí hửng bưng cả dĩa bỏ vào thùng rác, chỉ khổ chốc nữa về nhà bụng lại đói meo, cha mẹ nó phải mất công lo cho nó ăn uống. Những lúc thế tôi luôn thấy mình có lỗi với trẻ và cha mẹ trẻ, tự hứa lần sau phải để ý đến nó không để tình trạng biếng ăn và vứt cả dĩa đồ ăn vào thùng rác nữa. Ăn trưa xong để các em chơi một lúc tôi bảo từng em đi tiểu để chuẩn bị đi ngủ, đứa nào tôi huấn luyện được biết chắc nó không đái dầm thì tôi không mặc diaper, đứa nào hay tè khi ngủ thì tôi không thể bỏ qua, phải mặc diaper đàng hoàng, có thế tôi mới yên tâm cho chúng nằm cạnh nhau như một bầy cá khô nằm ngay ngắn trên mẹt trong một buổi chợ.



Chúng bắt chước nhau cùng nhắm mắt và cùng vô tư đi vào giấc ngủ trưa, không hề trăn trở băn khoăn như người lớn. Tôi thích ngắm những khuôn mặt ngây thơ ấy và luôn hạnh phúc mỉm cười một mình với ý nghĩ sau này tôi cũng sẽ có con, con tôi cũng sẽ dễ thương như những đứa trẻ mà tôi đang hàng ngày chăm sóc. Đến 1-2 giờ trưa thì chúng lần lượt thức giấc, có đứa ngoan, có đứa khóc nhè, tôi phải ôm vào lòng vỗ về dỗ dành mới nín. Chỉ một lát sau là chúng tỉnh ngủ hẳn, lại vui chơi với nhau chẳng để tôi phải dỗ lâu. Tôi cho lũ trẻ ăn snack lúc 3 giờ chiều và chơi cho đến giờ cha mẹ đón về là kết thúc một ngày làm việc của tôi bên cạnh các thiên thần bé nhỏ.



Trẻ con lắm cái thông minh thật ngộ ngĩnh, tôi vẫn nhớ thằng bé Brian lúc còn làm nhóm baby, khi ấy Brian mới biết bò, cứ mỗi chiều nó nhìn thấy bóng mẹ ngoài cửa đang đi vào trong để đón nó về nhà là thằng bé bò thoăn thoắt đến cái baby basket và bò vào nằm chễm chệ chờ mẹ xách về. Ai cũng kinh ngạc và cười vui vì hành động khôn ngoan đáng yêu của bé Brian. Thằng Holden của nhóm biết đi, khi mẹ nó đón về bế nó trên tay, lần nào nó cũng giơ tay chào tôi và không quên nhắc nhở:



– Đưa giấy tờ cho mẹ tôi!



Đó là giấy tờ của người giữ trẻ báo cáo cho cha mẹ về sự ăn ngủ của trẻ trong thời gian một ngày ở day care. Có một con bé 2 tuổi thấy mẹ chưa tới đón cứ đòi gọi phone cho mẹ, tôi phải chiều đưa phone cho nó chứ chắc gì nó đã nhớ nổi một số điện thoại. Con bé ra điều hiểu biết, bấm lia lịa những con số và luôn miệng “hello” làm như mẹ nó đang có mặt ở đầu dây. Cuối cùng nó chán nản trả lại phone vì mẹ không nói gì cả.



Tôi làm việc ở Day Care “Cầu Vồng” được 2 năm thì quen anh, cô bạn thân của tôi giới thiệu anh họ của nó. Hương hết lời khen về tôi nào hiền ngoan, phúc hậu, chăm chỉ làm việc và ngược lại Hương cũng đề cao người anh họ của mình là người tử tế có công ăn việc làm và đang muốn tìm một mái ấm gia đình. Chúng tôi gặp nhau và thích nhau ngay, cả hai như tìm được đúng người mình mong ước, nên chẳng bao lâu sau chúng tôi làm đám cưới. Gia đình anh có mặt cả bên Mỹ, đông đủ cha mẹ anh chị em, còn tôi chỉ có mẹ và hai anh em sống ở Mỹ.



Khi tôi bắt đầu mang thai, tôi vẫn đi làm ở day care. Tôi muốn mang hình ảnh những đứa bé xinh xắn, khỏe mạnh quanh tôi vào trong bào thai của mình. Con tôi dù bé trai hay bé gái cũng sẽ khỏe và xinh, cũng sẽ lớn lên từng ngày với bao cử chỉ và hình ảnh phát triển bình thường mà tôi đã thấy nơi những đứa bé tôi đã gần gũi trong 2 năm qua. Khi siêu âm biết bào thai là con trai thì tôi tập trung vào những đứa bé trai nhiều hơn, nào thằng Brian thông minh từng bò thoăn thoắt và nằm vào rổ đợi mẹ xách về, nào thằng Kevin tóc vàng đẹp trai sáng láng và dáng to cao mạnh mẽ dù theo lời bà ngoại nó khi lần đầu mang đứa trẻ sơ sinh đến gởi ở Day Care “Cầu Vồng” đã tâm sự mẹ nó và anh chàng người yêu đều nghiện rượu, nghiện thuốc lá nặng, họ phải đi cai rưọu mà bà thì không thể chăm sóc cháu nên gởi vào day care .



Ôi, cái thằng Kevin, thằng bé thiên thần của tôi và của cả day care, vì ai cũng yêu thích nó, cứ tưởng rằng cả cha mẹ đều nghiện rượu nặng và hút thuốc lá cả ngày thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho bào thai đến chừng nào, vậy mà đẻ nó ra hoàn toàn khỏe mạnh, lại thông minh hơn nhiều đứa trẻ khác cùng lứa tuổi. Sau mỗi giấc ngủ trưa, Kevin thức dậy, bao giờ nó cũng hớn hở lôi tấm chăn mền của nó ra cho tôi gấp lại, vì nó biết tôi phải làm công việc ấy, trong khi có đứa trẻ khác còn đang khóc nhè trong đống chăn gối chưa chịu ngồi dậy.



Cho đến tháng thứ bảy của bào thai thì tôi mới xin thôi việc ở Day Care “Cầu Vồng” để ở nhà nghỉ ngơi chờ sinh em bé thiên thần của chính vợ chồng tôi. Chúng tôi đã cùng nhau đi mua sắm đồ cho baby, tối nào nằm ngủ anh cũng âu yếm đặt tay lên bụng tôi và thì thầm:



– Con trai ơi, bố chúc con ngủ ngon nhé.



Tôi và anh cùng háo hức chờ mong kết qủa tình yêu của mình chào đời. Đó là thằng Cu Tí giống anh từng nét trên khuôn mặt đến cả hai bàn tay và hai bàn chân thì làm sao anh không vui mừng và càng cưng quý con.



Tôi thấy mình quá hạnh phúc.



Nhưng hình như có sự bất thường nào đó, thằng Cu Tí hiền lành qúa đỗi, chậm chạp phản ứng và nhất là chưa nói được một tiếng nào khi đã gần 3 tuổi. Ban đầu chúng tôi tưởng con chậm nói, cho đến khi bác sĩ khám nghiệm và nói thằng Cu Tí bệnh Autism thì vợ chồng tôi tưởng như cả đất trời cùng sụp đổ. Tôi và anh cùng đau đớn, cùng xót xa, thương con và thương cho cả chính mình.



Trong hoàn cảnh nào người ta cũng phải đứng dậy và đi tiếp cuộc đời mình, tôi dần dần chấp nhận gánh khổ đau trên vai, nhưng anh thì không, anh luôn luôn mặc cảm tủi hờn vì gánh nặng ấy. Khi giao thiệp với bạn bè ở xa, anh luôn tránh né đề cập tới đứa con kém may mắn của mình. Tôi đã nhiều lần khuyên chồng:



– Mỗi người có một số phận, chúng ta và con có muốn thế đâu? Và có gì là xấu xa đâu? Anh cứ thành thật nói về đứa con mang bệnh của mình khi bạn bè thăm hỏi có lẽ sẽ giúp anh thanh thản hơn vì đã chia sẻ được nỗi đau với người khác.



Anh đã gay gắt cười nhạt:



– Càng nói tới càng buồn thêm chứ thanh thản cái gì? Thà quên phứt cho rồi!



Có lẽ anh và tôi hai quan niệm, hai suy nghĩ khác nhau, chứ tôi biết anh cũng đau xót cho con lắm, nhưng anh vẫn không chịu chấp nhận nó. Anh rơi vào trầm cảm, uống rượu nhiều và đi chơi hoang nhiều đêm. Một mình tôi vất vả chăm lo cho thằng Cu Tí. Tội cho con quá, nó có biết gì đâu mà bị cha lạnh nhạt hờn giận. Người cha thất vọng chán chê và hạnh phúc gia đình có lúc như chiếc lá khô trên cành mong manh trước gió.



Cái điều tôi lo sợ đã đến, một ngày anh nói chia tay tôi, vì anh muốn có con để nối dõi, anh có người đàn bà khác và sẽ lấy cô ấy.



Tôi van xin anh đừng đi, chúng ta có thể có đứa con khác nếu anh muốn vì tôi vẫn có thể mang thai nhưng anh không tin, anh lo ngại tôi lại đẻ ra một đứa trẻ mang mầm bệnh giống như thằng Cu Tí. Những người sinh con bệnh Autism thì xác suất đứa con sau dễ bị bệnh Autism hơn người sinh con bình thường.



Không ai giữ được kẻ muốn ra đi, tôi tuyệt vọng để mất anh, mất người cha của đứa con bất hạnh của tôi. Chúng tôi li dị khi thằng Cu Tí lên 3 tuổi. Mẹ tôi đang sống với gia đình anh trai tôi, trông vài đứa cháu nội, thấy hoàn cảnh tôi bà đành phải giã từ con cháu để về sống với mẹ con tôi, để gánh vác cùng tôi mọi nhọc nhằn đau khổ. Còn anh lấy vợ khác và dọn đi tiểu bang khác để xa cách hẳn quá khứ đã làm anh không vui.



Hơn 1 năm sau tôi nghe tin anh đã có một đứa con trai khỏe mạnh bình thường, điều đó càng làm anh tin tưởng rằng nguyên nhân thằng Cu Tí bị bệnh Autism là do chính tôi gây nên, anh quyết định chia tay là đúng rồi. Mẹ anh cũng lập trường như anh, bà bênh con trai nói rằng tại tôi nên mới sinh ra đứa con bệnh, bằng chứng là con trai bà lấy vợ khác đã có con bình thường.



Bị chồng bỏ rơi, bà mẹ chồng còn tàn nhẫn lên tiếng oán trách tôi. Tôi chìm ngập trong oán hận và đau khổ. Tôi biết có vài cặp vợ chồng trẻ khỏe mạnh như vợ chồng tôi, khi sinh đứa con đầu lòng cũng bị bệnh tâm thần, Down Syndrome.. Ngược lại nhiều cha mẹ cuộc sống trác táng hư hỏng, bệ rạc cả tinh thần và thể xác thí dụ như cha mẹ thằng bé Kevin ở Day Care “Cầu Vồng” ai có ngờ nó là đứa trẻ khỏe mạnh cùi cụi và thông minh lém lỉnh?



Tại sao chồng tôi, gia đình chồng tôi không hiểu điều ấy?



Hương biết chồng tôi và bên nhà chồng tôi đã sai trái. Nó thường xuyên đến thăm mẹ con tôi và an ủi cũng làm tôi vơi bớt tủi hờn. Còn anh bặt tăm kể từ ngày chia tay.



Bỗng dưng cách đây vài hôm tôi nhận được thư anh, báo sẽ về nhà gặp tôi nói một chuyện quan trọng. Tôi giật mình chợt nhớ ra ngày anh hẹn gặp mặt là ngày hôm nay, nên vội vã quay vào trong Day Care chào tạm biệt mọi người để lái xe về nhà.



Khi tôi về đến nhà thì anh chưa đến, mẹ tôi đã cho thằng Cu Tí ăn xong. Tội nghiệp mẹ cũng vất vả lây vì mẹ con tôi, thằng Cu Tí 6 tuổi mà nào đã biết gì ngoài nghịch phá và la hét khi tức giận. Ngày còn làm việc ở day care trông cả chục đứa trẻ cũng không làm tôi mệt mỏi căng thẳng bằng trông một đứa trẻ bệnh Autism con mình, giờ ăn giấc ngủ của tôi bị xáo trộn vì con, có lần tôi bị nhức đầu muốn nằm nghỉ một lát mà cũng không xong, thằng Cu Tí đòi ăn cơm với trứng, nó lôi cái chảo dưới gầm tủ ra và để lên bếp, nó bật bếp lên, tôi nghe mùi cháy khét vội hớt hải phóng ra tắt bếp kịp thời, dĩ nhiên sau đó tôi phải làm món trứng cho nó mới được yên thân, dù người thì đang mệt mỏi ốm đau.



Nhờ có mẹ, tôi có thể nghỉ ngơi đôi chút, hai mẹ con tôi thay phiên nhau trông Cu Tí, thay phiên nhau nghỉ ngơi. Tôi có thể ra khỏi nhà cho công việc này nọ, như đi bác sĩ, đi chợ, đi làm giấy tờ… nếu không, chắc phải gởi con tạm cho ai đó mà lòng dạ chẳng yên.



Mẹ tôi nét mặt vui vui khoe:



– Mẹ đã nấu bữa cơm chiều tươm tất mời ba thằng Cu Tí luôn, nó ở xa đến thăm con, chúng ta vừa ăn cơm vừa chuyện trò, cha con nó gần nhau phút nào hay phút ấy.



Rồi mẹ tôi dặn dò:



– Chắc nó cũng ân hận và thương xót đứa con nên không thể bặt tăm mãi được.Vợ chồng mặn nồng cách mấy khi chia tay cũng là người dưng nhưng tình cha con máu mủ đời đời không chối cãi được, con đừng gây gổ cãi vã chẳng ích lợi gì. Chuyện đời, nếu người đời không hiểu thì có trời đất thiêng liêng hiểu ai đúng ai sai.



– Vâng, bây giờ con chai đá rồi, không tức giận mà cãi nhau đâu .Coi như duyên số con và anh ấy bấy nhiêu. Con cũng nghĩ thế, nếu anh ấy còn chút lương tâm thì cứ để anh ấy thể hiện, đỡ tủi cho Cu Tí.



Mẹ tôi an ủi một câu quen thuộc từ mấy năm nay:



– Nếu ta biết chấp nhận thì gánh khổ đau sẽ nhẹ bớt con à.



Anh đã đến sau 3 năm chia tay. Trông anh tươi tỉnh và trẻ trung so với tôi héo hon xơ xác già trước tuổi, vậy mà tôi tưởng tượng anh sẽ đến với bộ dạng rầu rầu vì ân hận, vì day dứt thương đứa con bất hạnh và thương người vợ cũ lầm lũi tất bật cả ngày đêm vì con.



Tôi mời anh ngồi xuống ghế, anh chẳng hỏi han gì đến thằng Cu Tí mà nhanh chóng rút túi ra đưa cho tôi một xấp tiền mặt:



\– Số tiền này là 10 ngàn đô, của tôi, bà nội và mấy anh chị em tôi đóng góp đưa cô phụ giúp nuôi thằng Cu Tí, cô nhận lấy cho chúng tôi yên lòng.



Thì ra anh có day dứt, có ân hận, nhưng anh vẫn muốn dứt khoát chối bỏ đứa con kém may mắn bằng món tiền này, anh “mua” sự bình yên tâm hồn bằng những đồng tiền này.



Tôi bỗng thản nhiên hơn bao giờ:



– Thôi, anh không cần phải làm thế đâu.



– Kìa, sao cô lại từ chối tấm lòng của chúng tôi dành cho thằng Cu Tí, cô đâu có giàu có gì, chúng tôi muốn phụ giúp cô chút đỉnh mà…



Anh ngập ngừng rồi hứa nước đôi:



– Nếu sau này có điều kiện thì tôi sẽ gởi thêm tiền cho cô… Tôi cũng có gia đình riêng phải lo.



Tôi lạnh lùng:



– Tôi và Cu Tí đều được hưởng trợ cấp của chính phủ cũng đủ sống rồi, nó có biết gì đâu mà cần tới những đồng tiền này, ngoài…



Tôi định nói “… ngoài tình yêu thương mà mấy người đã không dành cho nó” nhưng tôi đã kịp dừng lại, chẳng cần nói ra điều ấy làm gì khi trái tim họ đã không còn cảm xúc.



Anh biết tính tôi, đút món tiền vào túi và tức giận:



– Cô thật không biết điều, đừng có trách chúng tôi không lo cho nó. Vậy mình cô gánh hết cái nghiệp của cô đi.



Anh ra khỏi nhà thì mẹ tôi mới từ trong phòng bước ra. Lúc này tôi mới ôm lấy mẹ oà khóc nức nở:



– Mẹ ơi, mẹ đã nghe thấy hết rồi đấy.



Mẹ vỗ về tôi như khi tôi còn bé:



– Mẹ hiểu rồi. Thôi đừng buồn con ạ. Thà rằng anh ta đến tay không nhưng tha thiết thương nhớ con, muốn gặp nó thăm nó chúng ta còn vui hơn là anh ta mang đến một món tiền để phủi tay đứa con như phủi tay một món nợ vừa trả xong.



Những lời nguyền rủa cay độc của anh tôi đã nghe nhiều lần rồi không làm tôi khóc được nữa. Tôi khóc vì thất vọng vì tủi cho con. Tôi biết là anh sẽ không bao giờ đến đây nữa. Chút lương tâm nhỏ bé cuối cùng của anh rồi cũng sẽ tan biến theo thời gian, theo dòng đời.


Nguyễn Thị Thanh Dương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.263 giây.