Công an Việt Nam điều tra vụ logo Bộ Y tế bị đổi thành ‘rắn ngậm phong bì’Logo hình ảnh "rắn ngậm phong bì" trên phông tại sự kiện của Bộ Y tế ở trường Đại học Y Hà Nội hôm 10/9.
Bộ Công an Việt Nam đang điều tra vụ biểu tượng của Bộ Y tế bị đổi thành hình ảnh “con rắn ngậm phong bì” tại một sự kiện diễn ra gần đây của bộ này, hiện đang khiến dư luận “bất ngờ và bức xúc”, theo truyền thông trong nước.
Các báo mạng ở Việt Nam hôm 18/9 cho biết rằng sự việc logo của Bộ Y tế bị thay bằng hình ảnh “rắn ngậm phong bì” xuất hiện tại Lễ khai mạc kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2022 của bộ tổ chức tại Trường Đại học Y Hà Nội hôm 10/9.
Logo chính thức của Bộ Y tế là hình ảnh con rắn quấn quanh một cây gậy – đã được quốc tế hóa – trong khi logo được dùng tại sự kiện ở Trường Đại học Y Hà Nội là hình ảnh con rắn ngậm một chiếc phong bì, thường được hiểu là hành động đút lót và hối lộ ở Việt Nam.
Lãnh đạo Bộ Y tế chỉ biết được thông tin sai logo của bộ sau khi lễ khai mạc sự kiện này kết thúc và họ đã mời Cục An ninh chính trị nội bộ của Bộ Công an điều tra làm rõ, theo Zing News.
Tờ báo này cho biết, sau khi làm việc với cơ quan công an, Bộ Y tế bước đầu xác định được rằng “sai lệch là do cán bộ kỹ thuật”.
Trong khi đó, lãnh đạo Đại học Y Hà Nội cho biết trong quá trình làm việc, hai nhân viên kỹ thuật nhà trường đã lấy logo trên mạng đưa vào mà không để ý rằng logo này không đúng với biểu tượng chính thức của Bộ Y tế.
Hình ảnh “rắn ngậm phong bì” không những xuất hiện trên phông tại hội trường buổi lễ khai mạc của Bộ Y tế hôm 10/9 mà còn được in trên tài liệu hướng dẫn ôn thi môn ngoại ngữ của Bộ ban hành nội bộ trong kỳ thi này, theo Người Lao Động.
Nói với tờ báo này, Luật sư Trần Xuân Tiền, trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết vụ việc gây xôn xao dư luận và làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành y.
Theo vị luật sư này, mặc dù đâu đó vẫn có những hành vi tiêu cực, “đòi hỏi này kia” khi khám chữa bệnh của một số ít cán bộ y tế, có thể kể đến như vụ nâng giá test kit COVID-19 ở Công ty Việt Á…nhưng không vì thế mà phủ nhận những đóng góp to lớn của ngành y trong việc bảo vệ sức khỏe người dân.
Nhiều quan chức y tế, trong đó có Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, đã bị bắt vì liên quan đến vụ đại án gây phẫn nộ trong công luận thời gian gần đây, trong đó cán bộ y tế hợp tác với công ty Việt Á “thổi giá” kit xét nghiệm COVID-19 lên và ăn chia hàng chục tỷ đồng tiền hoa hồng giữa lúc đại dịch hoành hành tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc các bệnh nhân phải đưa “phong bì tiền” cho các y bác sỹ để có được sự chăm sóc và điều trị tốt là một thông lệ “bất thành văn” ở các bệnh viện tại Việt Nam.
Theo LS Tiền nói với Người Lao Động, nếu hình ảnh logo “rắn ngậm phong bì” được dùng với dụng ý bôi nhọ uy tín của ngành y thì tùy theo tính chất, mức độ mà người này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hai nhân viên của Đại học Y Hà Nội đã làm bản giải trình với nhà trường, Bộ Y tế và cơ quan công an. Theo Người Lao Động, sau khi có kết luận của cơ quan chức năng, Hội đồng kỷ luật của Đại học Y Hà Nội sẽ họp và có hình thức xử lý nghiêm.
LS Tiền khuyến cáo về việc lỏng lẻo trong khâu quản lý trên mạng xã hội khi để “những hình ảnh xuyên tạc tràn lan” và là nguyên nhân của việc cán bộ kỹ thuật sao chép logo trên mạng.
Theo bà Mạc Việt Hồng, chủ bút tờ báo mạng Đàn Chim Việt hiện đang sinh sống ở Ba Lan, cho biết trong một đăng tải trên trang Facebook cá nhân, hình ảnh “rắn ngậm phong bì” là tranh biếm họa của tờ báo này từ năm 2013 và “người làm của bộ đã lấy nhầm tác phẩm của báo” để “làm logo của Bộ Y tế”.
Theo VOA
Nón Lá Tự do Dân chủ ở Việt Nam khác, logo Bộ Y tế ở Việt Nam cũng khác.
Khác cho nó phù hợp.
Minh Chay Nhiều khi uất ức quá mà không làm gì được thì chúng ta gọi là " Cười trừ" . Cái cười nầy của người Việt mang đậm tính nhạo báng, khinh bỉ, hết ý kiến nhưng khi cười thì xả ra hết những vướng mắc trong lòng rồi ......HUỀ.
Học giả Nguyễn văn Vĩnh nói về cái cười của người Việt : "Người Việt ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang."
Có nghĩa là : Cười 1 tiếng là xong chuyện. Có thể đây là bản tánh của người Nam chớ người Bắc, Trung thì chưa chắc là phải vậy. Nhưng nhà văn Nguyễn văn Vĩnh sinh ở Hà Nội người Bắc nhưng ở Hà Nội thời xưa trước khi VC vào chiếm Hà Nội 1954 , chớ sau 1954 thì chắc HCM dùng cách 100 năm trồng người đã làm biến đổi con người Hà Nội, Ngàn năm văn vật, thành như bây giờ khác hẳn rồi
Vậy cái cười " Con rắn ngậm bao thơ" có tác dụng gì không ?
Minh Chay Như vụ ông Lâm "bít tếch" sai bắt ông Tuấn " Thánh rắc hành" đủ thấy bản chất thù vặt của bọn tiểu nhân rồi
Minh Chay Củng có thể cái phong bì đó có ý nghĩa là lá thư cám ơn đã là " lương y như từ mẫu" đã cứu sống mạng họ. Đúng là có tật giật mình !
Bọn công an VC nầy đến cha mẹ, anh em, con cái chúng mà chúng còn nghi huống chi " Rắn ngậm phong bì" ? Dấu hiệu " $ " là đô là Mỹ mà ở Việt Nam trả tiền nhà thương bằng tiền Hồ " chử S có 2 lằn gạch xuống" thì có dính líu chi ?
VC luôn thấy ai củng là kẻ thù của chúng.
Nam Viet Tran Biểu tượng một con rắn quấn quanh cây gậy mà bộ Y tế Việt Nam sử dụng không phải là biểu tượng ngành y tế sử dụng trên thế giới. Nếu google "medical logo" chúng ta sẽ thấy biểu tượng y tế của thế giới là hai con rắn quấn nhiều vòng đối xứng nhau trên cây gậy. Phía trên của cây gậy là hai cánh chim đại bàng xòe ra hai bên.
Biểu tượng của ngành y tế Việt Nam là biến thái của "Cây gậy của Asclepius", tức một biểu tượng Hy Lạp cổ đại gắn liền với y học, bao gồm một con rắn quấn nhiều vòng quanh chiếc gậy. Nếu nhìn kỹ biểu tượng y tế Việt Nam, dù không có cảnh rắn ngậm phong bì, người ta có thể nhận thấy đó là hình con rắn quấn trên cây gậy chỉ có một vòng chính là hình chữ S. Và nếu kết hợp con rắn với cây gậy, đó chính là biểu tượng của "đồng tiền đô la" hay "$" (dollar sign).
Người Quận 4 Có tật giật mình . Sao cứ nghĩ hình ảnh phong bì là lo lót .Ở đây có nghĩa là cơ quan y tế liên lạc thường xuyên với bệnh nhân và gia đình qua thư từ ,phong bì là ý nghĩa đó chứ con rắn sao ngậm điện thoại được .