logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/09/2022 lúc 07:56:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Công nhân làm việc tại nhà máy xe hơi của VinFast ở Hải Phòng, ngày 10/09/2022. REUTERS - STAFF

Hàng chữ « Made in Vietnam » ngày càng được nhìn thấy bằng rất nhiều thứ tiếng. Thương chiến Mỹ-Trung, zero Covid của Trung Quốc khiến nhiều tên tuổi lớn dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Trong lúc toàn cầu hóa đang xuống dốc, Việt Nam không thể sao chép những mô hình cũ. Các nhà quản lý và kỹ thuật viên lành nghề người Việt vẫn còn hiếm hoi, nên Việt Nam cần phải đầu tư nhiều vào con người chứ không chỉ cơ sở hạ tầng.
Courrier International và L'Obs cùng đặt câu hỏi « Ukraina, bước ngoặt trong cuộc chiến ? ». L'Express đăng ảnh tổng thống Nga ở trang bìa, trên một cái nền âm u, chạy tựa « Vladimir Putin, vì sao ông ta có thể bại trận » và dành trọn hồ sơ cho chủ đề chiến tranh Ukraina. Đặc biệt Le Point tuy hồ sơ kỳ này về khí hậu, nhưng có đến ba trang báo được dành cho bài viết « Phạm Nhật Vượng, Elon Musk của Việt Nam ».
« Elon Musk » Phạm Nhật Vượng được chế độ ưu ái
Đặc phái viên tuần báo Pháp nhấn mạnh, nhà tỉ phú muốn trở thành « Tesla Việt Nam » với các mẫu xe địa hình chạy điện cao cấp của VinFast. Nhà máy ở Hải Phòng rộng đến 335 hecta là địa điểm sản xuất xe hơi lớn thứ tư thế giới, rộng hơn cả nhà máy của Tesla ở Berlin, có thể làm ra 250.000 chiếc xe một năm, được tự động hóa đến 90 %. Thay vì bán qua mạng lưới đại lý, VinFast quyết định mở các cửa hàng riêng – 20 ở Pháp, 25 ở Đức, 5 ở Hà Lan, và dự kiến xây dựng một nhà máy 6,5 tỉ đô la ở Hoa Kỳ. Phó tổng giám đốc người Úc, Shaun Calver, từng làm việc cho General Motors nhận xét, người Việt học hỏi rất nhanh.
Le Point nhận thấy ông Phạm Nhật Vượng, 54 tuổi, chủ tập đoàn VinGroup là người giàu nhất Việt Nam nhưng nổi tiếng kín kẽ. Mẹ bán trà rong, cha là cựu chiến binh, nhờ giỏi toán ông được học bổng du học ở Đại học Thăm dò Địa chất Matxcơva. Vốn là người giỏi xoay sở, Phạm Nhật Vượng mở nhà hàng rồi buôn bán áo gió, nhưng rồi ngập trong nợ nần, ông sang Kharkov, nơi hàng ngàn công nhân Việt Nam đang làm việc. Doanh nhân trẻ lại mở nhà hàng ở căng-tin nhà máy Malichev, nơi sản xuất các xe tăng Ukraina, và vay mượn để mở xưởng sản xuất mì ăn liền, mặt hàng mà người Đông Âu chưa hề biết đến. Nhãn hiệu Mivina kiểm soát đến 97 % thị trường này ở Ukraina, sau đó bán lại cho Nesstlé với giá 150 triệu đô la năm 2010.
Nhà nghiên cứu Christophe Vigne của đại học Paris-Diderot nói rằng trong thập niên 90, Việt kiều không thể gởi tiền mặt về Việt Nam, nên ông Vượng đưa hàng hóa về, do vậy công ty mang cái tên chung chung là Technocom. Cũng theo ông Vigne, Phạm Nhật Vượng tỏ ra ngoan ngoãn với chế độ, nên nhiều cánh cửa đã mở ra cho ông, được tha hồ đầu tư vào địa ốc, du lịch. Có những doanh nhân có cùng quá trình nhưng quá phô trương sự giàu có nay đã vào tù, ông Vượng thì không.
Việt Nam thắng lớn trong thời đại phi toàn cầu hóa
Cũng liên quan đến Việt Nam, The Economist nhận định « Việt Nam đang nổi lên như là người chiến thắng trong kỷ nguyên phi toàn cầu hóa ». Hàng chữ « Made in Vietnam » ngày càng được nhìn thấy bằng rất nhiều thứ tiếng, trên những món hàng được sản xuất từ nền kinh tế xưa kia là cộng sản, từ khi bắt đầu mở cửa cuối thập niên 80. Từ năm 2000, GDP của Việt Nam đã tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia châu Á nào, trừ Trung Quốc, trung bình khoảng 6,2 % một năm, thu hút nhiều tập đoàn kinh tế. Bắt đầu là Nike, Adidas rồi đến sự bùng nổ kỹ nghệ điện tử, tạo những việc làm lương cao hơn và lao động chất lượng hơn. Năm 2020, điện tử chiếm 38% hàng xuất khẩu so với 14 % cách đó 10 năm.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu từ 2018 giúp Việt Nam chiếm phân nửa trong số 31 tỉ đô la hàng nhập khẩu của Mỹ. Cộng với căng thẳng địa chính trị giữa các đại cường, phong tỏa Covid ngặt nghèo của Trung Quốc, khiến các nhà cung cấp lớn nhất của Apple xây dựng nhà máy mới ở Việt Nam để làm ra Apple Watches, MacBook và những sản phẩm khác. Dell và HP (máy tính xách tay), Google (điện thoại), Microsoft (máy chơi game) dịch chuyển các đơn vị sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Đầu tư cho trình độ nhân lực mới có thể giàu lên
Việt Nam có rất nhiều lợi thế. Nhân công trẻ tuổi, năng động trong khi Trung Quốc già đi. Quốc gia gần 100 triệu dân này là thành viên nhiệt tình của hơn một chục hiệp định tự do mậu dịch, mở cửa hoàn toàn sau đại dịch từ tháng Ba, có trên 3.000 kilomet bờ biển, và ở sát cạnh Trung Quốc. Nhờ mở mang cơ sở hạ tầng, trung tâm điện tử chỉ cách thủ đô công nghệ Thâm Quyến có 12 giờ xe chạy.
Tuy vậy nhiều nhà đầu tư ngoại quốc không tìm được đầy đủ linh kiện như ở Hoa lục, và Việt Nam không thể sao chép được mô hình của Trung Quốc hay Hàn Quốc. Toàn cầu hóa đang xuống dốc, nhiều thị trường lớn đưa sản xuất trở về nước, các hiệp định thương mại cấm các thủ thuật gian lận như Bắc Kinh đã từng làm.
Dù công nhân không thiếu, các nhà quản lý và kỹ thuật viên lành nghề người Việt vẫn còn hiếm hoi. Chính quyền Hà Nội mong muốn đưa Việt Nam trở thành nước giàu với GDP trên đầu người trên 18.000 đô la từ nay đến 2045, so với 2.800 đô la hiện nay. Nhưng muốn giàu bằng Trung Quốc thôi, chứ không thể với tới mức của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam cần phải đầu tư nhiều vào con người chứ không chỉ cơ sở hạ tầng.

Theo RFi
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.