logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/09/2022 lúc 08:16:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tổng hợp theo bài viết của Keith Raymond Harris, Tiến sĩ về Triết học, Trường Ruhr Bochum, được đăng trên trang TheConversation.

HOA KỲ – Có một câu hỏi còn bỏ ngỏ cho các chuyên gia và các nghiên cứu gia: Có phải hiện nay có nhiều người Mỹ tin vào các thuyết âm mưu hơn bao giờ hết không?

Tốt nghiệp xong bằng Tiến Sĩ Triết Học, Keith Raymond Harris thực hiện một cuộc nghiên cứu về các thuyết âm mưu chỉ ra mối lo ngại rằng việc tập trung vào tìm hiểu bao nhiêu người Mỹ tin tưởng các giả thuyết về âm mưu có thể khiến chúng ta lơ là quên đi những mầm hiểm họa tự các thuyết âm mưu này gieo rắc.

Ngay cả khi hầu hết mọi người bác bỏ các thuyết âm mưu hoặc chỉ rất ít giả thuyết được chấp nhận, thì tức là vẫn còn một số lượng rất nhỏ những người tin tưởng vào các thuyết sai trái đó; và khả năng tồn tại của những ý tưởng sai lầm này vẫn có thể khiến chúng trở nên nguy hiểm.

Liên tưởng mà không cần tin

Các triết gia thường cho rằng có thể giải thích cho hành động của con người qua những gì họ mong muốn và những gì họ tin tưởng. Tuy nhiên, có nhiều hành động không được dẫn lối bởi niềm tin rõ ràng mà bởi linh cảm mơ hồ. Những linh cảm này thì không cố định, dễ thay đổi. Chúng có thể bị ảnh hưởng bởi những gì mà ta đã trải qua.

Nguyên tắc này được các nhà quảng cáo thuộc nằm lòng, họ thường muốn gây ảnh hưởng đến hành động người tiêu dùng, không phải bằng cách thay đổi cách suy nghĩ mà là thay đổi cảm nhận của họ. Thuật thao túng cảm xúc theo cách này có thể thấy khi các nhà quảng cáo kết hợp một cách tinh tế một sản phẩm muốn bán với các kết quả tuyệt vời mà ai ai cũng mong muốn, có thể nhắm vào trạng thái và giới tính.

Cũng có thể có hình thức tiêu cực, chẳng hạn như trong các quảng cáo tấn công chính trị, thường kết hợp đối thủ với hình ảnh và mô tả mang tính đe dọa. Việc hình thành các liên tưởng trong tâm trí cũng là một cách mà các thuyết âm mưu, giống như các thông tin sai lệch khác, có thể gây ra hậu quả khó lường ngay cả khi không có ai thật sự tin hoàn toàn.

Vài ví dụ

Hãy xem xét các thuyết âm mưu cáo buộc rằng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 đã bị gian lận. Không nghi ngờ gì, có một số người hoàn toàn tin vào điều đó. Nhưng ngay cả khi người ta không tin toàn bộ lời nói dối đó, họ vẫn có thể bán tín bán nghi cho rằng cuộc bầu cử năm 2020 có điều gì đó “thấy không đúng,” hoặc “cảm thấy không đúng,” hoặc “cảm giác không được đúng.” Do đó, họ có thể có xu hướng ủng hộ những nỗ lực mà các chính trị gia tuyên bố sẽ bảo vệ tính toàn vẹn của cuộc bầu cử – ngay cả khi những nỗ lực đó dẫn đến việc đàn áp cử tri có chủ đích.

Tiếp theo, hãy xem xét các thuyết âm mưu chống tiêm chủng. Nội dung chống tiêm phòng, cho dù là về vắc xin nói chung hay về vắc xin COVID-19 nói riêng, thường ở dạng hình ảnh và video nhằm minh họa cho các ảnh hưởng phụ (side effects) đáng lo ngại của vắc xin. Mấy tài liệu thuộc loại này có thể nhanh chóng “mọc như nấm sau cơn mưa” trên khắp mạng xã hội. Và bởi vì chỉ dựa vào hình ảnh đáng lo ngại thay vì đưa ra tuyên bố có nội dung sai mồn một, chúng thường có thể thoát khỏi mạng lưới kiểm soát.

Việc tiếp xúc với các thông tin chống vắc-xin có thể khiến người đọc hoặc người xem mơ hồ thấy không thoải mái và do dự với các quyết định có liên quan đến vắc xin, ngay cả khi nó không đủ dữ kiện để người ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào việc chống tiêm chủng. Trên thực tế, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người có xu hướng dựa vào trực giác của mình và những người có cảm xúc tiêu cực đối với vắc xin thường sẽ từ chối tiêm chủng. Mặc dù nghiên cứu đó liên quan đến các loại vắc xin khác, nhưng nó cũng có thể giải thích tại sao nhiều người Mỹ lại không chịu tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ và hầu hết không chịu tiêm mũi vắc xin tăng cường.

Giả vờ và phối hợp

Các học giả thường cho rằng có nhiều người chỉ giả bộ tin vào các thuyết âm mưu và các dạng thông tin sai lệch khác như một cách thể hiện lòng trung thành chính trị của họ. Nhưng ngay cả giả bộ tin tưởng cũng sẽ phải trả giá.

Khi một đứa trẻ tuyên bố rằng “sàn nhà là phún thạch (lava),” có mấy ai tin vào lời tuyên bố đó. Nhưng đứa trẻ đó, cùng với những đứa khác, bắt đầu hành động như thể lời tuyên bố đó là đúng. Bọn trẻ đua nhau trèo lên giường, tủ, đồ đạc, và lặp lại tuyên bố với những người khác bước vào “địa bàn” của chúng. Một số trẻ chơi chỉ để giải trí, một số trẻ chơi vì thích leo và nhảy, và một số chơi để dỗ dành anh, chị, em chúng, không phải vì tin rằng sàn nhà là phún thạch.

Một số trẻ sẽ nhanh chóng chán và muốn ngừng chơi, nhưng vì thích hoặc tôn trọng đứa trẻ đã khởi xướng trò chơi và không muốn khiến nó khó chịu, nên vẫn sẽ tiếp tục chơi. Và khi trò chơi diễn ra, một số đứa sẽ chơi một cách rất nghiêm túc. Đồ đạc bị hư hỏng và một số bị thương khi leo trèo, nhảy nhót. Phún thạch là giả, nhưng hư hại là thật.

Nghiêm trọng hơn, khi Donald Trump tuyên bố rằng cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 là “gian lận,” một số viên chức và thường dân đã hùa theo đó. Cho dù vì niềm tin chân thành, đảng phái, lòng trung thành với Trump hay chủ nghĩa cơ hội tài chánh, nhiều người Mỹ đã hành xử như thể kết quả cuộc bầu cử năm 2020 là không công bằng.

Và rồi họ tập hợp ở Washington, D.C., một số xông vào tòa nhà Capitol Hill, và phía sau hậu trường, một số thậm chí còn vẽ ra một kế hoạch để gửi các nhóm cử tri giả ủng hộ Trump tái đắc cử mặc dù ông đã thất bại sau kết quả kiểm phiếu. Những người tham gia vào các hoạt động này có thể tin tưởng vào sự ủng hộ của những người khác tán thành tuyên bố bầu cử gian lận, ngay cả khi những xác nhận này phần lớn là không thật lòng.

Cái giá của sự giả vờ

Cái giá cho việc giả bộ như thể cuộc bầu cử năm 2020 bị gian lận chắc chắn lớn hơn cái giá cho việc giả bộ rằng sàn nhà là dung nham. Nó gây ra thiệt hại hàng triệu đô la cho tòa nhà Capitol, dẫn đến hàng trăm người bị bắt giữ vì tham gia vụ bạo loạn ở Capitol Hill, nhiều người phải chết và phá hoại cả nền dân chủ Hoa Kỳ.

Với những rủi ro nghiêm trọng như vậy, thì chúng ta nên tự hỏi tại sao những người không thật lòng tin vào gian lận bầu cử 2020 lại mạo hiểm giả vờ ta đây rất tin tưởng? Câu hỏi này làm nổi bật sự nguy hiểm đặc trưng nhất của các thuyết âm mưu mà những người nắm quyền phải thừa nhận: vẫn có thể gặt hái được nhiều thứ một khi có người giả vờ tin.
Theo Việt Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.