logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/09/2022 lúc 10:02:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vợ chồng chị Bông quyết định bán chiếc Acura cũ với giá 4,500 đồng. Thời buổi dịch bệnh Covid làm kinh tế thế giới đảo điên, mọi thứ đều lên giá ầm ầm, nhà cửa xe cộ nơi nào cũng hot, cũng cao giá. Như thuở yên lành “xưa” thì chiếc xe đời cũ này phải vừa bán vừa cho với giá rẻ bèo. Ban đầu định rao bán trên net trên báo cho nhanh nhưng chị Bông chợt nhớ đến Mohamed, lần đến nhà sửa xe Acura cho chị Bông gần đây nhất Mohamed đã dặn dò: Khi nào chị muốn bán xe này thì gọi tôi. Thế là chị Bông liền nhắn tin cho anh ta.



Mohamed là thợ sửa xe chuyên nghiệp làm việc cho một tiệm sửa xe của đồng hương anh ta trong thành phố này. Mohamed là hàng xóm chị Bông trước kia, sau anh ta dọn nhà nơi khác gần trường học con cái nhưng tình hàng xóm vẫn còn nhờ những lần xe cộ hư hỏng vợ chồng chị Bông đều gọi Mohamed đến tận nhà xem xét hay sửa chữa nếu có thể, anh ta biết điều, luôn làm việc chân thật và giá cả hợp lý nên chị Bông rất tin cậy.



Mohamed đến cùng với thằng con trai tuổi độ đôi mươi, anh ta xem xét trong ngoài chiếc xe lần nữa, cho thằng con tha hồ chạy thử trong khi đứng nói chuyện với vợ chồng chị Bông ngoài sân. Người di dân đạo Hồi này chăm chỉ làm ăn và dành dụm như người Việt tị nạn chúng ta, Mohamed từng kể ước mơ khi đến Mỹ là các con sẽ ăn học nên người. Nước Mỹ chẳng phải là thiên đường hoàn hảo, cũng có bao chuyện đau buồn, nhưng nước Mỹ vẫn là thiên đường ước mơ của bao di dân trên thế giới. Thằng con lớn của Mohamed đang học đại học dự tính sẽ học y khoa. Nó đang cần có một chiếc xe.



Chiếc Acura đời 1999 nhưng mới chạy hơn 130 ngàn mile. Thằng con đã lái thử xe cả chục phút mới quay về, nó vừa ý thế là Mohamed trả giá chiếc xe xuống còn 4,000 đồng. Chị Bông đồng ý bán, dù có rẻ hơn ý muốn của mình nhưng chiếc xe Acura thân yêu của chị vào nhà Mohamed chị yên tâm, xe sẽ luôn luôn được sửa chữa tu bổ, sẽ chạy thêm cả chục năm nữa và nhất là có ngày chị sẽ gặp Mohamed là có ngày chị sẽ gặp lại chiếc xe. Mohamed ký check trả tiền, chị Bông trao giấy xe cho anh ta. Hai cha con ra về. Chị Bông bỗng nhiên bồi hồi, từ giây phút này người ngồi vào xe không là mình nữa khi nhìn thằng con của Mohamed mở cửa xe ngồi vào chiếc ghế mà chị đã từng ngồi và cái tay lái kia chị đã từng quen thuộc bàn tay đặt chỗ nào thoải mái nhất, thuận tiện nhất. Nó lái xe vèo một cái ra khỏi góc phố, chị phản ứng tự nhiên chạy theo vài bước làm anh Bông phải ngạc nhiên… níu áo cản lại:



– Ơ kìa! Bà tính chạy đi đâu đấy?



– Chiếc xe Acura… của em!



– Xe nào của bà? Title xe đã đưa cho Mohamed, tiền người ta trả bà còn cầm trong tay kìa.



Chị Bông vẫn còn ngẩn ngơ như người vừa… mất của:



– Nhưng sao em vẫn cứ tiếc chiếc xe. Em quên mất… em quên mất…



Anh Bông cũng ngẩn ngơ:



– Bà làm gì mà thất thần lên thế? Bà quên gì trong xe? Bà có vàng bạc kim cương gì đâu chứ.



– Em quên lúc nãy không đứng bên cạnh chiếc xe chụp vài tấm hình làm kỷ niệm giây phút cuối chiếc xe còn thuộc về mình, ở bên mình trước khi chúng ta đồng ý bán cho Mohamed.



Anh Bông kêu lên:



– Ôi giời, bán chiếc xe cũ mà bà cũng đa sầu đa cảm. Tôi biết thế nào bà cũng sẽ làm bài thơ than thở thương thương nhớ nhớ chiếc xe cũ rích ấy.



Chị Bông rưng rưng:



– Cuộc đời phù du quá, nay của mình mai của người khác.



Là sự trao đổi mua bán. Bà chỉ nói chuyện huề vốn. Anh Bông chỉ tay vào garage:



– Đó, bà tha hồ chụp hình với xe Honda Accord kia đi, sau này thành xe cũ có bán đi bà sẽ có một đống hình kỷ niệm.



Anh Bông vô tâm chẳng hiểu vợ gì cả. Đúng là một chiếc xe cũ rích, chiếc Acura đời 1999 ấy, người khác thì đã bán nó từ hồi nào rồi thế mà chị Bông vẫn yêu thích đi chiếc xe Acura. Nó là kỷ niệm của thằng con, là chiếc xe đầu tiên trong đời nó, khi vừa ra trường là mua ngay chiếc xe mới tinh để đi làm. Xe kiểu thể thao hai cửa, mui xe có thể mở ra đóng vào. Nó đã yêu thích nâng niu giữ gìn chiếc xe không một vết dơ bẩn từ trong ra ngoài làm chị Bông thương con thương cả… xe của con. Vậy mà đi được mấy năm nó chán và muốn mang ra dealer đổi xe khác. Chị Bông luôn thương tiếc kỷ niệm và tiếc chiếc xe còn mới mang ra dealer sẽ bị trả rẻ nên chị đưa tiền cho con để “mua lại” chiếc Acura. Bây giờ con sống ở tiểu bang khác, chiếc xe Acura càng là kỷ niệm chị chẳng muốn rời xa.



Thế là chiếc xe Acura thể thao đã thuộc về chị Bông người luôn lái xe với tốc độ khiêm nhường trên đường phố đôi khi bị người xe sau bực mình bóp còi giục giã. Nhà vẫn có hai xe khác, một Toyota của chị Bông và một xe truck của anh Bông mà hai vợ chồng vẫn lái đi làm, bây giờ chị Bông lái thêm chiếc Acura, đi chợ và quanh quẩn trong thành phố. Mười mấy năm qua chị vẫn dùng cả hai xe cho đến khi chiếc xe Toyota bị tai nạn, người xe sau không kịp thắng đã tông xe vào đuôi xe Toyota làm hư hỏng khá nặng nên chị Bông đã bán đi. Chiếc xe Acura còn ở lại, dù đã thuộc hàng “đồ cổ” nhưng tuổi mile thì vẫn còn trẻ.



Vợ chồng chị Bông đã mua một chiếc xe Honda Accord đời mới nhưng chị Bông không nỡ phế thải chiếc xe Acura ân tình này dù anh Bông đã nhiều lần thúc giục bán xe cũ để chỉ đi xe mới.

Chị Bông đã sử dụng chiếc xe Acura nhiều hơn chiếc Honda Accord. Chiếc xe Acura đã đưa chị Bông đi làm, đi các chợ búa, văn phòng bác sĩ, v.v... Chiếc xe đã trải qua bao mùa cùng chị rong ruổi ngoài đường, lúc gấp gáp hay lúc thong thả vừa lái xe vừa nhìn trời mây, nhìn cây lá bên đường. Mỗi mùa Đông chiếc xe vẫn tử tế nổ máy ngon lành dù nằm ở ngoài trời cửa kính xe lạnh đến đông đá, thành ra chiếc Honda Accord vẫn nằm thường trú trong garage thỉnh thoảng vợ chồng chị Bông mới dùng đến hay mỗi lần người thân từ phương xa về chơi chị Bông đều đưa xe Honda Accord để người nhà đi cho thoải mái và cho xe… nóng máy.



Anh Bông nói phải chi nhà mình ở trong farm đất rộng riêng tư thì sẽ dành một chỗ làm… bảo tàng viện cho chị Bông trưng bày chiếc xe Acura làm kỷ niệm suốt đời. Anh năn nỉ chị Bông bán xe cho đỡ chật sân thậm chí đe dọa nếu không đi xe Honda Accord thì năm mười năm nữa chiếc xe Honda Accord lại là tuổi đời già nhưng tuổi mile trẻ, lại là chiếc xe kỷ niệm, là “đồ cổ” trong nhà không bao giờ dứt thì chị Bông mới đành lòng đồng ý bán chiếc xe Acura.



Chị Bông vào nhà mà lòng vẫn ngậm ngùi thương tiếc chiếc xe Acura. Cầm vài ngàn trong tay sẽ tiêu hết nhưng hình ảnh thân thương thì đã xa. Chiếc xe Acura đến với nhà này khi còn mới còn trẻ và chỉ hư cũ già đi theo thời gian, gần gũi như người thân, là chiếc xe may mắn và dễ thương, suốt 20 năm trời không xảy ra tai nạn lớn nhỏ nào.



Chị Bông hỏi thầm một mình: “Xe ơi, về với người mới rồi có nhớ tôi không? Cám ơn xe đã là “bạn đường” đầu tiên và yêu mến của con tôi, ghi dấu thời điểm con tôi mới đi làm kiếm tiền, ngày ngày xe đã đưa nó đi làm và về nhà. Cám ơn xe lại là “bạn đường” của tôi, đã cùng tôi đi tiếp bao nhiêu dặm đường, bao nhiêu tháng năm, bao lúc thời tiết nóng lạnh gió mưa trong thành phố nhỏ này. “Bạn đường” ơi, bạn đã gần gũi mẹ con tôi, đã đưa chúng tôi đi đến nơi về đến chốn bình yên thế nào thì nay về với người ta cũng yên bình thế ấy nhá”.


Nguyễn Thị Thanh Dương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.