logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/09/2022 lúc 10:38:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Luật sư Võ An Đôn và gia đình ngày 27/9/2022 trước khi làm thủ tục xuất cảnh. Photo Facebook Võ An Đôn.

Luật sư Võ An Đôn vừa cho VOA biết ông và gia đình được chính phủ Hoa Kỳ cho đi tị nạn chính trị nhưng phía Việt Nam đã cấm xuất cảnh “vì lý do an ninh”. Vụ việc xảy ra vào tối ngày 27/9 khi ông và gia đình làm thủ tục xuất cảnh từ sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất khởi hành đi New York.
“Theo lịch thì hôm nay tôi bay qua New York, nhưng khi làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất đến cửa an ninh thì công an xuất nhập cảnh không cho gia đình xuất cảnh vì lý do an ninh”, Luật sư Đôn cho biết.
Biên bản tạm hoãn xuất cảnh của Công an Cửa khẩu Tân Sơn Nhất, thuộc Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh, được ông Đôn đăng trên Facebook cá nhân cho biết lý do được nêu ra là “ Vì an ninh quốc gia”.
UserPostedImage
Biên bản cấm xuất cảnh đối với ông Võ An Đôn vì "lý do an ninh". Photo Facebook Vo An Don.

Võ An Đôn, 45 tuổi, một luật sư nổi tiếng ở Phú Yên với những vụ bào chữa miễn phí và lên tiếng hỗ trợ cho các nhà hoạt động nhân quyền, bị chính quyền cấm hành nghề từ năm 2017.
Ông cho VOA biết chính phủ Hoa Kỳ đã chấp nhận cho ông và gia đình thị thực nhập cảnh để xin tị nạn chính trị, sau những áp lực an ninh và chính trị tại Việt Nam.
Ông nói: “Bên phía Mỹ đã nhận gia đình tôi đi định cư, làm đầy đủ thủ tục hết cả rồi, và từ trước đến nay không vi phạm pháp luật…Nhưng phút cuối thì an ninh cửa khẩu nói là tôi không được phép xuất cảnh theo đề nghị của công an tỉnh Phú Yên.
“Rõ ràng là người ta đã gây khó khăn cho tôi và gia đình, mất bao tiền bạc và công sức”.
VOA đã liên lạc Cục Quản lý XNC, Bộ Công an Việt Nam, và Công an tỉnh Phú Yên, yêu cầu cho ý kiến về việc cấm xuất cảnh đối với ông Võ An Đôn, nhưng chưa được phản hồi.
Ông Đôn cho VOA biết việc ông Đôn và gia đình không được phép xuất cảnh diễn ra trước chứng kiến của đại diện của tổ chức Di trú Quốc tế (IOM), cơ quan chuyên hỗ trợ các trường hợp tị nạn và di dân vì lý do chính trị.
Luật sư Đôn được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao giải Nhân quyền năm 2016 vì các hoạt động bảo vệ cho quyền con người, bất chấp rủi ro và đe dọa.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 27/09/2022 lúc 10:43:14(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 28/09/2022 lúc 10:27:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Luật sư Võ An Đôn sẽ kiện công an Phú Yên vì ngăn ông đi Mỹ tị nạn chính trị

UserPostedImage
Luật sư Võ An Đôn
Fb Đôn An Vo

Ông Võ An Đôn, một luật sư nổi tiếng bị rút thẻ hành nghề sau khi bảo vệ quyền lợi thành công cho gia đình của nạn nhân chết trong đồn công an, bị an ninh cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất cấm xuất cảnh vào tối 27/9 khi ông trên đường cùng gia đình đi định cư ở New York, Hoa Kỳ.
Theo nội dung Biên bản số 1375 của Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được lập vào lúc hơn 9 giờ tối cùng ngày, gia đình năm người của ông Đôn không được rời khỏi Việt Nam vì “lý do an ninh” quy định tại Điều 36 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân.
Biên bản cũng cho biết ông có thể liên hệ với Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên để giải quyết.
Luật sư Đôn hôm 28/9 nói với phóng viên RFA, ông cùng gia đình đang quay trở lại quê nhà ở Phú Yên. Ông nói qua điện thoại: 
“Việc tạm dừng xuất cảnh tôi là sai và không có căn cứ. Một quyết định mang tính áp đặt và trù dập đối với tôi. Biên bản tạm dừng xuất cảnh, an ninh cửa khẩu Tân Sơn Nhất nói tôi cần liên hệ với Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên.
Ngày mai tôi sẽ làm việc với công an Phú Yên về lý do họ không cho tôi xuất cảnh, và nếu không có lý do chính đáng, tôi sẽ kiện ra toà và yêu cầu bồi thường.”
Ông Đôn không rõ lý do gì mà Công an Phú Yên có hành xử như vậy, ngay trước mặt viên chức của Cơ quan Di cư Quốc tế (IOM).
Ông khẳng định, theo quy định của luật pháp Việt Nam thì công dân có quyền đi lại tự do trong nước và ra nước ngoài. Ông nói thêm:
“Trước kia tôi chỉ bào chữa cho người dân thấp cổ bé họng. Tôi bị tước thẻ luật sư năm năm rồi từ năm 2017. Tôi chỉ ở nhà làm nông và không đụng chạm với ai, không vi phạm pháp luật, nên không có cơ sở nói tôi vi phạm an ninh quốc gia."
Về lý do đi tị nạn chính trị ở Hoa Kỳ, ông cho biết cuộc sống của gia đình gặp nhiều khó khăn do không được hành nghề luật sư và sự chèn ép của chính quyền tỉnh Phú Yên.
Cơ quan Di cư Quốc tế chi ra hơn 5.000 USD từ tiền ứng trước của Chính phủ Hoa Kỳ để mua vé máy bay cho năm thành viên gia đình ông Đôn đi Mỹ. Khi ông và gia đình bị dừng xuất cảnh đột ngột, IOM đã lấy lại vé.
Trước khi lên đường đi định cư, ông rút hết học bạ của ba đứa con nhỏ cũng như cho hết đồ đạc của gia đình nên giờ đây khi quay lại Phú Yên ông sẽ phải mua sắm lại, nhà cửa may mắn vẫn còn do giá rẻ nên chưa bán.
Ông Đôn dự tính cho các con đi học lại nhưng băn khoăn không rõ trường học có chịu nhận lại hồ sơ của các con hay không, còn gia đình vẫn tiếp tục làm nghề nông như năm năm qua từ khi không còn được hành nghề luật sư.
Phóng viên gửi email cho Đại sứ quán Hoa Kỳ và Cơ quan Di cư Quốc tế và Cục Xuất nhập cảnh ở Việt Nam đề nghị  bình luận về vụ việc, tuy nhiên chúng tôi chưa nhận được phản hồi.
Báo Công an Nhân dân hôm 28/9 có bài viết xác nhận về việc ông Võ An Đôn bị cấm xuất cảnh, quy kết ông Đôn trong thời gian hành nghề luật sư ở Phú Yên "có hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội, phát ngôn, trả lời phóng vấn báo chí nước ngoài có nội dung mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam... gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước."
Chính vì vậy, theo cơ quan ngôn luận của Bộ Công an, vào tháng 11/2017, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tên ông Võ An Đôn ra khỏi danh sách Đoàn Luật sư Phú Yên.
Ông Đôn sau đó khiếu nại lên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và có đơn khởi kiện Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhưng tất cả đều bị bác.
"Công an Phú Yên lạm quyền khi tạm hoãn xuất cảnh luật sư Võ An Đôn"
Ông Trương Minh Tam, một nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam từng xin đi Mỹ tị nạn chính trị từ ở trong nước như trường hợp của ông Đôn khẳng định Công an tỉnh Phú Yên lạm quyền trong việc tạm hoãn xuất cảnh luật sư Võ An Đôn.
Luật gia Trương Minh Tam từ tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ nói với phóng viên:
“Nhà nước Việt Nam ngang nhiên vi phạm luật pháp của mình. Phòng Quản lý Xuất Nhập của Công an tỉnh Phú Yên không có thẩm quyền cấm xuất cảnh đối với ông Võ An Đôn kể cả khi có lý do an ninh quốc gia.
Theo Điều 37 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam thì chỉ có ông Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an mới có thẩm quyền đó.”
Trong Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam, Điều 36 về “Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam” có Khoản 9 nói an ninh cửa khẩu có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với “Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.”
Cũng trong luật này, Điều 37 quy định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp nói trên.
Từ kinh nghiệm bản thân và một số trường hợp tị nạn chính trị mà ông tham gia hỗ trợ pháp lý, ông Tam cho biết một người bất đồng chính kiến được đi làm hồ sơ đi định cư hoặc tị nạn chính trị ở nước ngoài, thì Toà Đại sứ của quốc gia tiếp nhận (trong trường hợp ông Đôn là Đại Sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam) sẽ làm bộ hồ sơ và cùng Cơ quan Di cư Quốc tế (IOM) làm việc với Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam để xem có cho người này xuất cảnh hay không.
Nếu chính phủ Hà Nội chưa đồng ý thì hai tổ chức kia sẽ đàm phán với hai bộ Quốc phòng và Công an. Theo ông Tam, khi thương lượng thành công họ sẽ báo cho đối tượng biết để chuẩn bị lên đường.
Đến khi đó thì Toà Đại sứ mới cấp thị thực còn IOM sẽ mua vé máy bay cho người được phép xuất cảnh. Trong trường hợp ông Võ An Đôn, ông Tam đánh giá cách hành xử của chính quyền Việt Nam vi phạm nguyên tắc ngoại giao quốc tế, thể hiện sự ngông cuồng, thái độ coi thường quan hệ quốc tế của Nhà nước Việt Nam.
Võ An Đôn là một cái tên khá nổi tiếng trong giới luật sư Việt Nam vì sự dũng cảm trong hoạt động chuyên môn và các phát ngôn của mình.
Năm 2014, ông bào chữa và thắng kiện vụ năm công an ở Phú Yên nhục hình làm chết công dân Ngô Thanh Kiều.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, một nhà quan sát chính trị ở Việt Nam cho rằng, chính vì vụ này mà ông Đôn trở thành đích ngắm của những âm mưu trừng phạt vì bày ra hình ảnh công an bạo lực khắp cả nước.
Theo ông Trương Minh Tam, việc tạm dừng xuất cảnh đối với ông Võ An Đôn là sự sách nhiễu của công an Việt Nam, như từng làm với nhiều người khác, trong đó có nhạc sỹ Việt Khang.
Luật gia này dự đoán ông Đôn sẽ được xuất cảnh sau một thời gian ngắn tới đây.
Ông Tam, một người tham gia nhiều cuộc biểu tình ôn hoà ở Hà Nội về chủ quyền biển đảo trước sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, cho biết cơ quan an ninh buộc ông phải cam kết “không được chống lại Nhà nước Việt Nam” trước khi ông bay sang Hoa Kỳ tị nạn chính trị.

Ông tin rằng, nhiều người cũng bị ép như vậy. Ông kể lại:
“Tôi bảo tôi sẽ ký nhưng theo ý của tôi. Tôi nói rằng tôi không những không chống lại nhà nước Việt Nam mà còn hợp tác với Việt Nam và các thế lực tiến bộ trên thế giới để làm thay đổi Việt Nam theo các chuẩn mực văn minh trên thế giới.”
Tuy nhiên, cuối cùng thì cả hai bên đều thống nhất không ký biên bản nào hết, ông bổ sung.
Luật sư Võ An Đôn, 45 tuổi, có câu nói nổi tiếng gây tranh cãi: “Ở Việt Nam, các luật sư chỉ có thể chạy án chứ không có thể thực hành luật pháp đúng nghĩa.”
Ông cũng là một trong những người đầu tiên công khai nói rõ khái niệm “án bỏ túi” trong các vụ xử chính trị.
Năm 2018, ông Võ An Đôn bị rút giấy phép hành nghề luật sư. Hơn 100 luật sư cả nước đã cùng ký vào đơn kiến nghị yêu cầu trả lại quyền hành nghề cho ông Võ An Đôn, tuy nhiên nỗ lực này không có kết quả
Theo RFA
song  
#3 Đã gửi : 30/09/2022 lúc 10:20:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cấm Võ An Đôn xuất cảnh, Việt Nam tự vi phạm pháp luật của mình

UserPostedImage
Luật sư Võ An Đôn (áo trắng, đeo cà vạt).

"Theo Điều 37 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam thì chỉ có ông Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an mới có thẩm quyền đó."...
Theo tin Đài RFA tiếng Việt, Ông Võ An Đôn, một luật sư nổi tiếng từng bị rút thẻ hành nghề sau khi bảo vệ quyền lợi cho gia đình của nạn nhân chết trong đồn công an, bị an ninh cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất cấm xuất cảnh vào tối 27/9 khi ông trên đường cùng gia đình xuất cảnh đi New York, Hoa Kỳ.
Theo nội dung Biên bản số 1375 của Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được lập vào lúc hơn 9 giờ tối cùng ngày, gia đình năm người của ông Đôn không được rời khỏi Việt Nam vì “lý do an ninh” quy định tại Điều 36 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân.
Luật sư Đôn hôm 28/9 nói với phóng viên RFA, ông cùng gia đình đang quay trở lại quê nhà ở Phú Yên. Ông nói qua điện thoại:
“Việc tạm dừng xuất cảnh tôi là sai và không có căn cứ. Một quyết định mang tính áp đặt và trù dập đối với tôi. Biên bản tạm dừng xuất cảnh, an ninh cửa khẩu Tân Sơn Nhất nói tôi cần liên hệ với Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên...”
Luật sư Đôn nói không rõ lý do gì mà Công an Phú Yên có hành xử như vậy, ngay trước mặt viên chức của Cơ quan Di cư Quốc tế (IOM). Vì về mặt pháp lý gia đình luật sư Đôn đã hoàn tất theo đúng thủ tục luật định, kể cả về mặt “an ninh quốc gia” quy định tại Điều 36 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam. Nhờ đó nên mới được Bộ công an và Bộ ngoại giao Việt Nam cho phép xuất cảnh. Đồng thời Hoa Kỳ mới cho phép gia đình luật sư Đôn nhập cảnh và được cơ quan Di cư Quốc Tế (IOM) tài trợ vé máy bay. Vậy lý do ngăn cản thực tế là gì mà “Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên...” vốn là cấp địa phương, vào phút chót lại vượt quyền trung ương ra lệnh cho Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngăn cản gia đình năm người của ông Đôn không được rời khỏi Việt Nam vì “lý do an ninh”.Vì nếu vào phút trót Bộ cộng an phát hiện có “lý do an ninh” khẩn cấp cần ngăn cản luật sư Đôn và gia đình xuất cảnh, thì Bộ công an sẽ ra lệnh trực tiếp cho Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngăn cản mới đúng thẩm quyền.
Đến đây, một số câu hỏi được đặt ra:
“Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên” ra lệnh ngăn cản là tự ý hay làm theo chỉ thi của thẩm quyền cấp trên là Bộ Công an?
Nếu tự ý ra lệnh ngăn cản, “Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên” có vượt quyền ?
Nếu “Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên” làm theo chỉ thị của thẩm quyền cấp trên thì sự ngăn cản này có chính đáng và hợp pháp không?
Theo Báo Công an Nhân dân hôm 28/9 có bài viết xác nhận về việc ông Võ An Đôn bị cấm xuất cảnh, quy kết ông Đôn trong thời gian hành nghề luật sư ở Phú Yên "có hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội, phát ngôn, trả lời phóng vấn báo chí nước ngoài có nội dung mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam... gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước."
Chính vì vậy, theo cơ quan ngôn luận của Bộ Công an, vào tháng 11/2017, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tên ông Võ An Đôn ra khỏi danh sách Đoàn Luật sư Phú Yên.
Như vậy là qua bài báo trên cơ quan ngôn luận của Bộ cộng an Việt Nam đã cho thấy “Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên” đã ngăn cản gia đình luật sư Đôn xuất cảnh là làm theo lệnh của Bộ công an. Nhưng nếu không lạm quyền thì sự ngăn cản này có vi phạm pháp luật của chính mình và thỏa thuận ngoại giao tư pháp với Hoa Kỳ và quốc tế (IOM).
Theo luật gia Trương Minh Tam, một nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam khi còn ở trong nước; xin đi Mỹ tị nạn chính trị như trường hợp của ông Đôn, thì Công an tỉnh Phú Yên lạm quyền trong việc tạm hoãn xuất cảnh luật sư Võ An Đôn. Theo luật gia Trương Minh Tam từ tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ nói với phóng viên RFI:
“Nhà nước Việt Nam ngang nhiên vi phạm luật pháp của mình. Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên không có thẩm quyền cấm xuất cảnh đối với ông Võ An Đôn kể cả khi có lý do an ninh quốc gia.
Theo Điều 37 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam thì chỉ có ông Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an mới có thẩm quyền đó.”
Còn theo luật sư Võ An Đôn nói với Đài RFI qua điện thoại “Việc tạm dừng xuất cảnh tôi là sai và không có căn cứ. Một quyết định mang tính áp đặt và trù dập đối với tôi…”. Ông khẳng định, theo quy định của luật pháp Việt Nam thì công dân có quyền đi lại tự do trong nước và ra nước ngoài. Ông nói thêm: “Trước kia tôi chỉ bào chữa cho người dân thấp cổ bé họng. Tôi bị tước thẻ luật sư năm năm rồi từ năm 2017. Tôi chỉ ở nhà làm nông và không đụng chạm với ai, không vi phạm pháp luật, nên không có cơ sở nói tôi vi phạm an ninh quốc gia.".
Trên thực tế, sau khi bị nhà cầm quyền Việt Nam tước bằng hành nghề luật sư năm 2017, luật sư Đôn đã lui về quê làm nông để sinh nhai, không có hành vi phạm pháp nào. Những hành động của luật sư Đôn mà báo Công an Nhân dân ngày 28-9-2022 đưa ra như là lý cớ ngăn cản luật sư Đôn và gia đình xuất cảnh qua Hoa Kỳ là những sự kiện quá khứ, đã không bị truy tố, có nghĩa là không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Nếu vì những hành động quá khứ ấy của luật sư Võ An Đôn để cho rằng có thể đe dọa đến anh ninh chính trị thì tại sao khi xét duyệt hồ sơ, thương thảo với Hoa kỳ và IOM, công an Việt Nam không nêu ra để ngăn cản mà phải đợi đến phút chót khi gia đình luật sư Đôn sắp lên máy bay rời Việt Nam?
Vậy lý do thực sự vì sao cộng an Việt Nam ngăn cản luật sư Võ An Đôn và gia đình xuất cảnh qua Hoa Kỳ theo diện tỵ nạn chính trị vào phút chót, câu trả lời xin dành cho cơ quan công an Việt Nam có thẩm quyền.

Thiện Ý (VOA)
UserPostedImage
Thiến Heo
Không cho ông VAĐ xuất cảnh, đòn độc của VC
Hôm nay đọc báo VN thì rõ:
"có hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội, phát ngôn, trả lời phóng vấn báo chí nước ngoài có nội dung mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam... gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước." (trích, VOA + báo CAND)
Đòn rất độc. Một người khi đinh ninh mình sẽ lên máy bay đi khỏi VN theo ý mình thì tâm trạng dĩ nhiên là vui. Gia đình, vợ, các con dĩ nhiên vui. Chưa kể mọi chuyện còn lại ở VN coi như chấm dứt. Nhà cửa, tiền bạc, tài sản coi như đã giải quyết dứt không còn dính líu.
Đùng một phát, bị cấm lên máy bay. Tất nhiên là một tin sét đánh. Nếu là người bình thường thì chỉ là vấn đề thời gian tạm để điều chỉnh giấy tờ. Nhưng đây là một người bất đồng chính trị mà VC rất ghét. Câu hỏi đặt ra là tại sao ghét mà vẫn để c/a địa phương duyệt hồ sơ cho xuất cảnh ?
Đó là đòn độc. Đòn này chỉ áp dụng đối với một người mà VC không thể lung lạc hay mua chuộc hay vu cáo hạ nhục. Đòn hạ độc giờ giờ phút mà đối thủ hân hoan nhất. Theo tôi, rất có thể ông VAĐ còn gặp rắc rối khác khi bị VC giữ lại.
Mai Nguyen
Công an thì làm gí mà chẳng được , dầu CA Tỉnh Phú Yên hay Bộ CA cũng chỉ làm một . Vi phạm ở đây là tại sao không ngăn cản từ trước mà chờ đến phi trường rồi mới đưa lệnh ; trong lúc đó người ta thu xếp xong mọi chuyện để di cư (không phải du lịch).
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.236 giây.