logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/09/2022 lúc 11:17:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lâu nay ta thường nghe nói Thanh niên là rường cột của Quốc gia, nhưng tuổi trẻ Việt Nam thời Cộng sản đã xuống cấp trên mọi phương diện từ thể chất đến tinh thần và từ gia đình ra xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân?

NHỮNG CON SỐ


Trước hết dân số Việt Nam tính đến ngày 24/09/2022 là 99.127.356. (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/)

Trong số này, “Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn từ năm 2015  – 2019, dân số thanh niên có xu hướng giảm liên tục qua từng năm, năm 2015 có 24.349.226, chiếm 26,5% đến năm 2019 ước tính còn 22.898.886 người, chiếm 23,8% dân số cả nước. Trong khi dân số ở độ tuổi thanh niên giảm thì tỷ lệ dân số nhóm tuổi từ 31 – 59 và đặc biệt là từ 60 trở lên có xu hướng tăng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2015 dân số ở độ tuổi 31-59 chiếm 35,9%, đến năm 2018 chiếm 36,7%; dân số trên 60 tuổi tăng từ 13,3% năm 2015 lên 14,6% năm 2018. Ngoài ra, trong giai đoạn 2015 – 2018, tỷ lệ nam thanh niên luôn cao hơn nữ thanh niên, sự chênh lệch về tỷ số giới tính dân số thanh niên có xu hướng tăng lên từ 1,6% năm 2015 lên 2,0% năm 2018.
 
Về nhóm tuổi, nhóm thanh niên trong độ tuổi 25 – 30 tuổi luôn chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng nhanh nhất (41,4% năm 2015 lên 45,0% năm 2018). Trong khi nhóm thanh niên trong độ tuổi 20 – 24 tuổi có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2015 – 2018 (35,6% năm 2015 xuống 32,7% năm 2018) thì nhóm thanh niên trong độ tuổi 16 – 19 có xu hướng giảm mạnh (23,0% năm 2015 xuống 22,3% năm 2018).” (Theo Qủan lý Nhà nước.VN, ngày 22/12/2020)

CHẬM HÔN NHÂN

Bài nghiên cứu cũng cho biết: “Trong giai đoạn 2015 – 2017, theo giới tính, tuổi kết hôn trung bình của nam thanh niên luôn muộn hơn so với nữ thanh niên, năm 2017 của nam là 27,4 tuổi còn của nữ là 23,1 tuổi. Theo khu vực, tuổi kết hôn trung bình của thanh niên sống ở khu vực thành thị muộn hơn thanh niên sống ở khu vực nông thôn.


Theo các vùng miền thì tuổi kết hôn của thanh niên sống ở các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc là sớm nhất cả nước; ngược lại, vùng Đông Nam Bộ là vùng có tuổi kết hôn muộn nhất nước. Điều này giúp phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các địa phương, khi những địa phương có nền kinh tế phát triển và mức độ đô thị hóa cao hơn thì thanh niên sẽ tập trung vào việc xây dựng sự nghiệp, kéo theo đó là độ tuổi kết hôn muộn hơn so với những địa phương có nền kinh tế kém phát triển và mức độ đô thị hoá thấp hơn.”

Vậy tương lai sẽ ra sao ? Bài báo nói: “Trong tương lai, tuổi kết hôn của thanh niên Việt Nam sẽ ngày càng muộn hơn. Thực tế giai đoạn hiện nay, hôn nhân và gia đình ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn đến từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng về kinh tế, văn hóa, những tác động của cơ chế thị trường… Quá trình này tạo nên sự độc lập về kinh tế cho cả nam và nữ, vai trò giới, vị thế người phụ nữ lớn hơn kéo theo vấn đề hôn nhân tự do, tự nguyện, sự độc lập, mức sinh thấp, quan hệ trong gia đình bình đẳng, dân chủ. Tuy nhiên, độ tuổi kết hôn ngày càng lớn, độ tuổi sinh con lần đầu của người phụ nữ ngày càng cao, từ đó, nhiều vấn đề về sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em có thể xảy ra. Việc sinh con muộn sau tuổi 35 có thể khiến mẹ và thai nhi gặp những rủi ro. Cụ thể, trẻ có thể bị nhẹ cân, sinh sớm, thậm chí mắc hội chứng Down. Sinh con muộn ngay từ sau tuổi 30 cũng khiến phụ nữ và trẻ sinh ra gặp nhiều rủi ro sức khỏe hơn; mang thai ở tuổi này, phụ nữ có nguy cơ sinh con bị nhiễm sắc thể bất thường cao hơn.”
 
Từ tài liệu này, ta thử tìm hiểu xem đảng CSVN đã làm gì giúp Thanh niên-Thanh nữ tiến thân trong kế hoạch xây dựng đất nước phồn vinh, như Đại hội đảng XIII đã đề ra.

Không có tài liệu nào của nhà nước Việt Nam đã trả lời câu hỏi này, nhưng Tồng cục Thống kê cho biết ngày 06/07/2022: “Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II năm 2022 là 51,6 triệu người, tăng hơn 0,4 triệu người so với quý trước và tăng gần 0,6 triệu người so với cùng kỳ năm trước. So với quý trước, lực lượng lao động ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị đều tăng (tương ứng tăng 0,3 triệu người và 0,1 triệu người), lực lượng lao động nữ tăng nhiều hơn so với lực lượng lao động nam (0,3 triệu lao động của nữ so với gần 0,2 triệu lao động của nam). So với cùng kỳ năm trước, lực lượng lao động tăng ở khu vực thành thị (tăng 0,6 triệu người) và giảm nhẹ ở nông thôn (0,06 triệu người).

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc và các Tòa Đại sứ nước ngoài ở Việt Nam thì vẫn còn nhiều công nhân thiếu tay nghề hoặc tay nghề kém so với các nước trong khu vực. Sức khỏe lao động của công nhân Việt Nam cũng thua các nước khác.

LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI

Ngoài ra, số Thanh niên-Thanh nữ ra nước ngoài làm việc qua hợp đồng lao động cũng góp phần chuyển đổi tư duy và lối sống của tuổi trẻ.

Theo ông Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trọng điểm tiếp nhận lao động Việt Nam. Ông nói: “Nếu như trước đại dịch, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài lên tới 130.000-140.000 lao động/năm thì trong hai năm qua, số lượng này đã tụt giảm nhanh chóng. Đặc biệt, mặc dù ngày càng mở rộng thêm được các thị trường nhưng số lượng vẫn giảm mạnh trong năm 2021.”
 
Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước thì: “Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2021 là 45.058 lao động (15.177 nữ), chỉ đạt 50% kế hoạch được giao năm 2021 (90.000 lao động), bằng 57,29% so với số lượng lao động xuất cảnh của năm 2020 (78.641 lao động).” (Thống tấn xã Việt Nam, ngày 01/02/2022).
 
Vẫn theo báo cáo của Cục qủan lý lao động: “Trong năm 2021, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản là hai thị trường chính tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận 19.531 lao động, Nhật Bản 19.510 lao động; tiếp đến là Trung Quốc: 1.820 lao động, Hàn Quốc 1.036 lao động. Đáng chú ý, năm vừa qua, một số thị trường tiềm năng đã bắt đầu gia tăng số lượng lao động Việt Nam sang làm việc như Romania 795 lao động, Singapore 713 lao động, Hungary 465 lao động, Serbia 304 lao động…”
 
Mặt tích cực của công nhân Việt Nam ra nước ngoài làm việc là nhằm giúp đỡ gia đình có đời sống khá giả hơn, và được sống tự do hơn. Nhưng mặt tiêu cực là càng ngày càng có nhiều công nhân trốn ở lại nước ngoài khi hợp đồng hết hạn và đã có những hành động gây ra tội ác và vi phạm pháp luật tại Nhật, Nam Hàn và Đài Loan nên bị trừng phạt.
 
Tuy nhiên, số đông Thanh niên-Thanh nữ bỏ nước ra nước ngoài làm việc cũng để lại hậu quả “mất thăng bằng” lao động trong nước, bởi vì đa phần được chọn là Thanh niên thành phố. Số Thanh niên-Thanh nữ thôn quê có cơ hội ra nước ngoài làm việc không nhiều.
 
 DU HỌC SINH
 
Ngoài ra còn phải kể đến số  khoảng 190,000 du học sinh ở nước ngoài. Theo số thống kê của Việt Nam: “Châu Mỹ khoảng 50.000 lưu học sinh Việt Nam đang du học. Trong đó, Mỹ có 29.000, Canada 21.000. Châu Á 70.000. Châu Đại dương trên 32.000, trong đó Úc 30.000, New Zealand 2.500. Châu Phi có khoảng 50 lưu học sinh. Khu vực Châu Âu 40.000. Các nước có nhiều lưu học sinh Việt Nam là Anh 12.000, Đức 7.500, Pháp 6.500, Liên bang Nga 6.000, Phần Lan 2.500, Ý 1.100, Hà Lan 1.000, Tây Ban Nha 600, Hungary 550.

Phần đông du học sinh là con nhà giầu, con cán bộ đảng viên có chức có quyền, nhưng có một số không nhỏ đã tìm cách ở lại nước ngoài làm việc sau khi tốt nghiệp vì ngững lý do : Ở Việt Nam không có cơ hội tiến thân nếu không có quan hệ; không có phương tiện làm việc, và tiền lương ít hơn nước ngoài.  Những điều quan trọng nhất là Thanh niên-Thanh nữ sợ mất tự do và không được sống dân chủ.
 
ĐẢNG CSVN LÀM GÌ?




Trước tình trạng thay đổi của lực lượng lao động thanh niên, đảng và nhà nước CSVN đã làm gì để thay đổi? Căn cứ vào chủ trương của đảng thì Thanh niên là “Lực lượng trọng yếu của nước nhà, có vai trò rất quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; là lực lượng nòng cốt trong tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.” (Tuyên giáo, ngày 16/9/2022)

Từ chủ trương này, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập. Theo thống kê năm 2017, tổ chức có 6.4 triệu đoàn viên, hầu hết là con nhà đảng viên trung kiên. Theo Bách khoa Toàn thử mở thì: “Tổ chức này được coi là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai cho Đảng Cộng sản Việt Nam, là "cánh tay nối dài" của nhà nước. Đoàn Thanh niên được tổ chức và vận hành theo mô hình hành chính từ trung ương xuống đến các cấp xã, phường với đầy đủ chức danh thuộc biên chế ăn lương nhà nước.”

 
Như vậy thấy rõ đảng chỉ muốn Thanh niên làm việc theo lệnh đảng, bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đề tiếp tục cầm quyền độc tài. Tuy nhiên, đa số thanh niên ngày nay không còn là những người chỉ biết gọi dạ bảo vâng như  thời tiền cách mạng tin học. Họ đã biết nhìn xa trông rộng và chịu khó tìm tòi học hỏi để so sánh với Thanh niên các nước trong khu vực. Vì vậy, Thanh niên đã có cái nhìn khác với nhãn quan của đảng. Do đó, đảng mới chỉ trích đã có : “Một bộ phận cán bộ trẻ thiếu rèn luyện, tu dưỡng, phong cách làm việc thiếu khoa học dẫn đến hiệu quả công tác chưa cao, một số suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, dẫn đến vi phạm pháp luật phải xử lý. Tình trạng đó có nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân do đội ngũ cán bộ trẻ buông lỏng quản lý, rèn luyện không thường xuyên, liên tục, thiếu gương mẫu, tác phong làm việc không khoa học.” (Tuyên giáo, ngày 16/9/2022)

Tuyên giáo cũng cho hay hiện nay đã có: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” như Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng đã chỉ ra.” Vì vậy, Tuyên giáo nói: “Xây dựng đội ngũ cán bộ phải thực sự gương mẫu, “vừa hồng vừa chuyên” (  kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh ) theo đúng phong cách Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và cần thiết.”

Đồng thời cũng “Kiên quyết không để cán bộ trẻ rơi vào “bệnh cận thị – không trông xa thấy rộng”, những vấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm chú những việc tỉ mỉ.”

QUÂN ĐỘI-CÔNG AN

Thế nhưng, ngày nay, sau 36 năm gọi là “đổi mới” (từ 1986) tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống trong sĩ quan trẻ trong Quân đội và trong lực lượng Công an cũng không nhỏ. Một bài viết trong Tạp chí Quốc phòng toàn dân (QPTD) ngày 24/01/2022 đã phản ảnh sự lo ngại: “Đảng ta đã chỉ rõ, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là “giặc nội xâm” đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong đội ngũ sĩ quan trẻ, ít nhiều cũng có những biểu hiện suy thoái như Đảng ta đã chỉ ra. Tuy nhiên, sự suy thoái về đạo đức, lối sống của đội ngũ sĩ quan trẻ thường hay biểu hiện trước và có khả năng làm trầm trọng suy thoái về tư tưởng chính trị và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Trong thực tế, những dấu hiệu suy thoái cho thấy các sĩ quan trẻ: “Thường biểu hiện và có nguy cơ trầm trọng hơn ở những mặt, như: sống thực dụng, ích kỷ, thờ ơ, vô cảm trước khó khăn của đồng đội, háo danh, thổi phồng thành tích, che dấu khuyết điểm, “chạy chức”, “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, quân phiệt, quan liêu, thiếu sâu sát đơn vị, lười biếng, ngại khổ, ngại khó, ngại rèn luyện, v.v.”

Vì vậy, theo tạp chí QPTD: “Đấu tranh phòng, chống suy thoái về đạo đức, lối sống của đội ngũ sĩ quan trẻ là vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài. Cấp bách bởi vì sự suy thoái này làm hư hỏng đội ngũ sĩ quan trẻ, từ đó làm cho hoạt động của bộ máy chỉ huy, tổ chức đảng trong Quân đội suy yếu: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”

Trong khi đó, những biểu hiện 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' cũng đã lan rộng trong cán bộ, đảng viên Công an nhân dân. Sự quan ngại này đã được nói ra tại một cuộc Hội thảo tại Hà Nội ngày 8/8/2022 giữa Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung được bàn là: “Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên Công an nhân dân.”
 
Cuộc hội thào đã kết luận:
 
Phải “kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". trong cán bộ, đảng viên Công an nhân dân.”

Thừa nhận: “Ở một số bộ phận, lĩnh vực công tác vẫn còn xảy ra vi phạm kỷ luật, thậm chí vi phạm pháp luật. "

Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái, khắc phục được những hạn chế, khuyết điểm, loại bỏ những phần tử thoái hóa biến chất, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên Công an nhân dân.”
 
NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI

Nên biết Quân đội và Công an là hai lực lượng rường cột bảo vệ đảng và có bổn phận phải tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và tư tường Hồ Chí Minh. Vậy khi họ suy thoái, xuống cấp thì đó là “bệnh riêng” hay “bệnh chung” của toàn đảng và xã hội? Theo báo Tuổi trẻ Thủ đô ngày 12/05/2022 thì: “Nguyên nhân làm suy thoái đạo đức của cán bộ đảng viên, đều bắt nguồn từ “căn bệnh cá nhân chủ nghĩa”. Chủ nghĩa cá nhân sinh ra các bệnh nguy hiểm, như tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, hẹp hòi… là kẻ địch nguy hiểm ở trong mỗi con người, là một loại giặc “nội xâm”, là đồng minh của giặc ngoại xâm.”
 
Trong khi đó, Vụ Gia Đình thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phân tích kỹ hơn cho biết: “Hiện nay, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống biểu hiện tính chất, mức độ khác nhau, diễn ra ở các đối tượng khác nhau, từ những trẻ đến già, từ những đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý – đảng viên thường, đến đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp, kể cả cán bộ cao cấp. Sự suy thoái đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa ứng xử của mỗi người trong xã hội.”

Đặc biệt, bài viết cũng lưu ý: “Việc nói tục, chửi thề trong giới trẻ là biểu lộ phản ứng tiêu cực đối với hiện tượng giả dối, tâng bốc và nịnh bợ của người lớn. Nghe có vẻ phi lý, song đó là một phản ứng tâm lý của giới trẻ theo một lô gic tất yếu” Văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay đang bị suy giảm trầm trọng. Việc nói tục, chửi thề đang ngày càng gia tăng từ trẻ nhỏ, đến thanh thiếu niên, người lớn, người già. Có những cô cậu bé mới chỉ học tiểu học đã luôn miệng văng tục với bạn bè, thậm chí có bé còn chửi tục, khi được hỏi sao lại nói như vậy, nhiều bạn trả lời học từ bố mẹ, từ bạn bè, từ hàng xóm!


Có thể thấy, việc suy thoái về đạo đức, lối sống đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa ứng xử của mỗi người, đặc biệt là giới trẻ.”

Như vậy, thành phần “rường cột của Quốc gia” là thanh niên và thanh nữ mà còn suy thoái đạo đức và lối sống như thế tại nơi làm việc, trong xã hội và từ gia đình thì tương lai Tổ quốc sẽ đi về đâu, và đảng CSVN có trách nhiệm gì về tình trạng suy thoái này không?
 
09/022
Phạm Trần
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.235 giây.