logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/09/2022 lúc 11:19:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trời xám xịt màu mây, những hạt mưa nhỏ lắc rắc nhưng đủ thấm lạnh người phương xa khi chúng tôi không chuẩn bị nón và áo khoác cho một ngày ẩm ướt này.


Chuyến xe lửa đến rất đúng giờ, chúng tôi đứng dưới sân gare Massy Palaiseau vùng ngoại ô của Paris, để chờ một bà đầm không họ hàng nhưng vô cùng thân thiết, bà là vợ của ông anh chồng trước đây của tôi, anh Ba du học từ năm 18 tuổi, rồi lấy vợ đầm và ở lại Pháp sinh sống làm việc hơn nửa đời người, anh mới mất năm ngoái và đó là lý do chúng tôi muốn ghé thăm ngôi nhà nhỏ nhưng rất ấm áp thân tình của anh chị.


Khi gọi phone để báo tin là chúng tôi sẽ đến, tiếng bà cười khanh khách và giọng nói vang vang líu lo một tràng tiếng Pháp mà ông xã nhà tôi phải  ráng vận dụng thứ ngôn ngữ Phú Lang Sa đã lâu không dùng của mình để hiểu rõ điều bà muốn nói, đại để là bà sẽ đến sân ga đón chúng tôi, bà đã nhận ra chúng tôi là người Việt Nam, người thân của chồng bà, bà sẽ chuẩn bị để tiếp chúng tôi tại nhà.


Vì đã gặp nhau vài lần trước đây khi chúng tôi qua Paris, nên tôi tin chắc mình sẽ nhận ra bà sau mấy năm dịch bệnh ngăn cách. Vậy mà hơn một giờ rồi vẫn không thấy bóng dáng bà đâu, đi tới đi lui trong sốt ruột trông ngóng, chúng tôi nhận ra mình không nói rõ hơn với bà đầm vị trí của sân ga, nó còn có cái cổng ở phía sau nữa, biết đâu bà ấy đang ở bên đó.


Quả thật là bà đầm đang chờ chúng tôi cũng cả tiếng đồng hồ trong kiên nhẫn mưa lạnh, chúng tôi ôm nhau thật chặt, trong lúc tôi rưng nước mắt vì xúc động khi thấy bà khòm lưng trong 2 cây gậy chống, thì bà lại cười khanh khách vì vui mừng gặp lại chúng tôi.


Lên xe bà nói huyên thuyên mà không cần biết chúng tôi hiểu được mấy câu, thỉnh thoảng bà lại thò tay ra sau để nắm lấy tay tôi thân thiết, trong khi anh xã tôi thót tim mấy lần vì tay lái gan dạ của bà đầm gần 90 tuổi trên con đường chắc cũng quen thuộc với bà mấy mươi năm ở đây.


Xe ngừng lại ở một nghĩa trang nhỏ trên đồi, bà muốn chúng tôi thăm mộ anh trước khi về nhà, nơi yên nghỉ của người đàn ông mà bà dành cả đời để yêu thương chăm sóc, bà kể mỗi ngày bà đều đến đây, đi bộ khi trời nắng và đi xe khi trời mưa, chúng tôi đứng im trước mộ anh để nghe bà đọc một bài thơ (?) có tiếng bổng tiếng trầm, dĩ nhiên là không thể hiểu hết nhưng câu cuối thì tôi biết “je t'aime pour toujours” tôi biết bà đã yêu anh ấy biết bao nhiêu, một người phụ nữ tận tụy hết lòng cho người đàn ông mà mình yêu thương. Thế mới biết tình yêu đâu có ranh giới của màu da, chủng tộc, hay rào cản của tôn giáo hoặc phân biệt giai cấp xã hội như thói đời. Tình Yêu là đi thẳng vào trái tim của người đồng điệu để rồi ở lại đó suốt đời. Bà Marie là người như thế đó.


Đứng trên ngọn đồi, nhìn xuống cỏ xanh ngút mắt, thấp thoáng mấy ngôi nhà trong tàng cây, ở đó có một mái ấm đã từng giữ một trời hạnh phúc của bà, tôi ngậm ngùi nhìn chung quanh là những ngôi mộ hàng xóm của anh và chắc chỉ có anh là người Việt Nam duy nhất. Buồn ơi, kiếp sống tha hương.
 
 
 
Mộ anh chất đầy bình hoa tươi, không có di ảnh, chỉ có hàng chữ nhỏ đề tên anh, họ Trần, không có tên Tây nào đính kèm như một số Việt Kiều khác. Anh đã sống và chết như một người Việt, chỉ có điều anh không có cơ hội để trở về quê hương chọn nơi yên nghỉ dưới bóng dừa xanh, con sông nhỏ nơi anh đã sinh ra, khi mà thời thế đất nước có quá nhiều thăng trầm thay đổi, trước lúc mất chắc anh buồn lắm khi không kịp nhìn quê hương mình thay đổi, người dân mình thật sự hưởng hạnh phúc tự do, đó là điều anh đã từng mong đợi cũng như bao nhiêu người yêu nước khác đau đáu trong lòng khi nghĩ về Quê Mẹ điêu linh. Rồi ở một nơi nào mơ hồ sương khói, anh gặp lại tất cả những người thân yêu trong gia đình, Ba Má, anh hai, anh chị năm, anh chị sáu, anh Tài. Mọi người đoàn tụ có vui không?


Ngôi nhà im lìm lạnh ngắt khi bước vào, tôi hình dung gương mặt của anh năm nào lúc ngồi trên chiếc xe lăn đón chúng tôi tận cửa, sự trìu mến thân thương của ông anh cả dành cho những đứa em phương xa lâu ngày mới gặp.. Cái bàn này anh đã ngồi với chúng tôi, nhìn chúng tôi nói cười rôm rả, còn bây giờ anh nhìn chúng tôi bằng đôi mắt của khung ảnh trên bàn, cũng dịu dàng mà sao buồn quá.




Bà đầm mở cửa cho chúng tôi vào phòng riêng của anh, cánh cửa chắc cũng đóng kín từ khi anh mất trong nỗi buồn đau nặng trĩu, khung cảnh thâm trầm âm u vì thiếu ánh sáng bỗng bừng lên khi tấm rèm được kéo qua, chút nắng chiều lọt khe hở đọng lại trên tấm bản đồ Việt Nam mà anh đã đặt trân trọng giữa phòng, lần đầu tiên tôi cảm nhận được điều gì đó thật thiêng liêng khi nhìn thấy tấm bản đồ của đất nước mình được đặt ở một nơi xa xôi cách nửa vòng Trái Đất, trong ngôi nhà của một người Việt Nam lưu lạc hơn nữa thế kỷ trước.


Xin được cúi đầu ngưỡng mộ lòng yêu nước của anh, người mà tôi hết sức kính yêu như người anh cả trong gia đình, chính anh đã viết những bức thư đầy tình cảm, để xoa dịu nỗi buồn của tôi khi vừa mới ra khỏi trại giam với những mất mát đớn đau và cũng chính anh đã giúp đỡ tiền bạc cho tôi trong bước đầu của cuộc sống khó khăn vất vả ở quê nhà.Thật lòng nếu không có sự vận động của các anh em chồng bên Pháp thì chưa chắc gì con trai tôi được ra đi an toàn,  để ngày nay cháu sống yên ấm bởi lòng nhân ái của tổ chức thiện nguyện Thụy Sĩ chăm sóc đến suốt đời. Ơn này cũng có anh trong đó.


Nhìn quanh quất trong căn phòng đầy sách vở của anh, bất chợt tôi nhận ra cái ca nhựa đã phai màu thời gian của Tài được đặt kín đáo  trên nóc tủ. Ôi cái ca tầm thường dùng để đựng cơm trong trại giam nhưng đối với anh em chúng tôi thì nó rất quý giá, bởi vì nó là kỷ vật còn giữ lại sau cái chết oan nghiệt của anh ấy, trên cái ca đã được Tài khắc hai bài thơ để tặng tôi, những dòng chữ sắc nét và đầy khẩu khí của một tử tù chính trị, ngoài ra cũng có cả lời yêu thương mà tôi dành cho Tài trong tháng ngày buồn hiu ấy.
 
Đường đi của đồ vật coi rất đỗi  tầm thường này cũng không kém phần ly kỳ, đầu tiên ai đó cho tôi cái ca nhựa màu đỏ, tôi viết vào đó chữ “Tài yêu” và nhờ người bạn tù chuyển vào phòng biệt giam cho anh, sau đó vài ngày thì nó được trả lại cho tôi với những dòng chữ khắc chi chít trong đó, tôi nhớ rất rõ bài thơ anh đã viết , nói lên tâm trạng của anh lúc bị gông cùm trong biệt giam.


“Hổ kia sa cơ đành khuất nhục
Kêu gào gầm thét thấu trời xanh
Nay ta thất thế bị giam cầm
Cắn răng ngậm miệng nuốt hờn căm
Một lòng vì nước vì dân tộca
Thì có xá chi chút ngục tù
Chung thân,án tử cơn gió thoảng…”


Và còn nhiều nữa bài thơ anh tặng riêng cho tôi , những dặn dò tha thiết mà mỗi chữ mỗi lời đã khiến nước mắt tôi rơi vì thương anh ấy.
Giữa bốn bức tường trại giam không biết cất giấu vào đâu để cái ca tránh bị thu giữ, tôi bèn ném nó qua hàng rào kẽm gai cho một người quen thân tin cậy vì anh ta sắp mãn hạn tù với lời nhắn gửi mang về Sài Gòn trao tận tay anh chị chồng tôi, rồi không biết bằng cách nào anh chị lại chuyển được nó qua Pháp, vì trong thời điểm đó sự qua lại Sài Gòn - Paris rất khó khăn, và ông anh của Tài đã cất nó trên nóc tủ suốt 40 năm nay như giữ gìn nguyên vẹn một kỷ vật của gia đình.


Bây giờ thì tôi đã nhìn thấy nó, để hăm hở bắt ghế leo lên mang cái ca xuống, rưng rưng xúc động khi cầm nó, cảm giác giống như được nắm cánh tay anh ấy ngày xưa, sao mà gần gũi thân thương quá đỗi.
Bằng thứ  tiếng Pháp Google, tôi giải thích với bà đầm về những dòng chữ kỷ niệm ghi trên đó và xin bà cho tôi được giữ nó như một ân huệ cuối cùng mà tôi mong bà không từ chối.


Marie trầm ngâm một lúc, bà rất yêu chồng và cũng muốn giữ lại tất cả những gì thuộc về chồng của bà trong căn phòng riêng tư này, nhưng bà cũng đồng cảm với tâm trạng của tôi, một người Việt xa lạ xuất hiện trong ngôi nhà này, nhưng hình như đã gắn bó với nhau lâu đời cái duyên kỳ ngộ, hai người đàn bà có cùng một nỗi đau mất mát khi người chồng thân yêu của mình đã ra đi mãi mãi về cõi vĩnh hằng.
Bà tìm một bao giấy gói cái ca lại cẩn thận và trao nó cho tôi, giống như nghi thức xếp cờ và trao cho người quả phụ có chồng đã hy sinh ngoài mặt trận. Tôi mang ơn bà về nghĩa cử này như tôi đã từng mang ơn anh ba, người anh đáng kính của Tài đã dành cho tôi mọi yêu thương trong suốt những năm tháng đã qua.


Ra về mang theo ánh mắt dịu dàng của anh trên khung ảnh, mang theo những cánh hồng đẫm nước mưa rơi rụng trước thềm nhà, mang theo gói quà quý giá vừa  được bà thương tặng.


Chúng tôi ôm nhau từ giã, thân hình bà gầy gò yếu đuối trong lớp áo khoác, nhưng tôi biết trái tim bà đã mạnh mẽ biết bao nhiêu khi phải sống trong ngôi nhà vắng lặng này với bóng hình người chồng thân yêu lúc nào cũng như quanh quẩn đâu đây. Thật lòng không biết lúc nào chúng tôi mới có dịp gặp lại bà khi khoảng cách địa lý quá xa xôi, và với tuổi cao sức yếu của cả hai bên thì liệu bà có thể đợi chờ để gặp lại chúng tôi lần nữa?


Nghĩ như vậy thôi mà đã thấy buồn hiu hắt rồi
 
9/2022
Ngọc Ánh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.093 giây.