Người nhà ông Đoàn Văn Vươn kêu oan cho ông trước TAND Hải Phòng hôm 02/4/2013.
AFP photoViệc luật gia Lê Hiếu Đằng “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” để “tính sổ cuộc đời” và rồi đề
xướng lập “Đảng của những người bỏ đảng” nhằm mang lại sinh hoạt chính trị cho đúng nghĩa, hình
thành xã hội dân sự cũng như xúc tiến dân chủ hóa xã hội VN khiến, cho tới giờ, khoảng 20 bài viết trên
báo lề đảng như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Đại Đòan kết, Saigòn Giải
phóng…đồng loạt công kích.
Bất công khắp nơiLên tiếng với phóng viên Gia Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng cho biết:
Có thể nói đầu tiên khi tôi đặt ra những vấn đề đó thì thật ra đó là những vấn đề đi vào yếu huyệt của
đảng cộng sản, của chế độ; thành ra quí vị đó phản ứng hơi mạnh. Tôi nghĩ đó là điều tất nhiên thôi. Mà
vấn đề đó là vấn đề cốt tử hiện nay bởi vì một xã hội phát triển bình thường phải có những đảng chính trị
đối lập để giám sát, chế ước lẫn nhau. Điều đó là xu thế trên thế giới…Bất cứ chính quyền nào, cộng
sản hay không cộng sản mà ‘một mình, một chợ’, không có giám sát của xã hội dân sự cũng sẽ trở thành
hư đốn, lộng quyền và lạm quyền thôi…
Khi nhận thấy “hàng lô những nhà lý luận cung đình”, chuyên hay thời vụ, quy chụp ông Lê Hiếu Đằng là
“thay lòng đổi dạ”, phản bội lại lý tưởng mà ông đã theo đuổi, thì blogger Hùynh Ngọc Chênh nêu lên
câu hỏi rằng “Ai thay lòng đổi dạ?”.
Qua bài blog với tựa đề như vừa nói, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh lưu ý rằng số bài viết chỉ trích luật gia
Lê Hiếu Đằng thì nhiều nhưng “luận điệu phản biện thì giống hệt nhau, nghèo nàn và xơ cứng, đi lại cũng
hô các khẩu hiệu: Con đường đi lên CNXH là chọn lựa duy nhất của dân tộc VN, đảng độc quyền lãnh
đạo là tất yếu lịch sử, đảng đưa đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, xương máu của hàng
triệu đảng viên (?) góp phần làm nên thắng lợi nên đảng đời đời độc quyền lãnh đạo là đương nhiên, dân
chủ VN theo kiểu của VN...”. Vẫn theo blogger Hùynh Ngọc Chênh, các “tác giả lý luận cung đình” lề
đảng ấy lại lặp lại cung cách của “dân nơi chợ búa” vẫn làm khi muốn "phản biện " đối thủ của mình, đó
là “thóa mạ, quy chụp, chửi bới về nhân thân cũng như động cơ của ông Lê Hiếu Đằng”.
Sau khi “thử hỏi lý tưởng mà ông Đằng đã theo đuổi suốt cuộc đời của mình, từ hồi trai trẻ còn cắp sách
đến trường cho đến lúc gần đất xa trời, là gì ? Nhà báo Hùynh Ngọc Chênh cho biết đó là “đấu tranh
chống bất công, chống áp bức, chống xâm lược nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, tự do,
dân chủ, công bằng và hạnh phúc”, và blogger Hùynh Ngọc Chênh nêu lên vấn đề là “ai rời bỏ lý tưởng
đó ? Đảng CS hay những người đã và sắp bỏ đảng như ông Lê Hiếu Đằng ?”. Tác giả hỏi tiếp rằng
dưới sự lãnh đạo của đảng CS, nước VN thống nhất trong 38 năm qua đã có được những gì: Độc lập?
Tự do? Dân chủ ? Hạnh phúc thực sự hay chưa ? Xã hội có công bằng không ? Và tòan dân có ấm no
không ? Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh lưu ý:
Nhìn vào thực trạng đất nước hiện nay, ông Lê Hiếu Đằng đã đưa ngay câu trả lời. Đảng lãnh đạo hầu
như lệ thuộc vào đảng Trung Quốc từ lý luận đến thực tiễn hành động. Đất nước thì bị đe dọa mất chủ
quyền bởi vòng kim cô "4 tốt, 16 chữ vàng" để bị kẻ thù phương Bắc bao vây trên nhiều phương diện:
Quân sự, ngoại giao, kinh tế và cả văn hóa nữa. Kinh tế thì suy sụp, xã hội thì đảo điên, áp bức bất công
khắp mọi nơi, nạn tham nhũng thì càng ngày càng phát triển đến mức không còn cách để ngăn chặn...
Điều gì đã đưa đất nước đi đến thực trạng như vậy? Ông Lê Hiếu Đằng cũng như nhiều trí thức nhân sĩ
trong và ngoài đảng đều có chung một nhận định: Do đảng lãnh đạo đã liên tục mắc vào các sai lầm mà
không hề đúc kết rút kinh nghiệm để sửa sai. Từ trước đến nay đảng chưa hề có một lời xin lỗi với nhân
dân về những sai lầm của mình. Từ đó, những người ấy nghi ngờ rằng đảng đã không còn đi trên con
đường lý tưởng như ban đầu đã chọn lựa.
Trong những ngày qua, một loạt những bài viết lề đảng “đấu tố” luật gia Lê Hiếu Đằng khiến blogger
Phạm Đình Trọng liên tưởng đến “những bài viết rầm rộ, đồng loạt, tới tấp đánh Nhân Văn Giai Phẩm
trên các báo ở miền Bắc hồi những năm 1956, 1957”, nó “sao giống khẩu khí, giọng điệu, giống cả thái
độ quyền uy lấn lướt, giống cả sự hằn học nhỏ nhen, muốn làm sống lại cả không khí ngột ngạt, căng
thẳng thời đánh NVGP đến thế”.
Hiện trạng đất nướcNhà văn Phạm Đình Trọng nhận thấy trước kia, NVGP bị đánh theo “lệnh công khai phát ra từ chót vót
trên cao” khi những “bài viết và nói nảy lửa” của “thi bá” Tố Hữu phát ra từ phát súng lệnh của “cung đình
nhà Đỏ”, thì ngay lập tức, “các nhà nghiên cứu, các văn nghệ sĩ ào ào nhảy vào đánh túi bụi những mục
tiêu đã được chỉ định. Đánh để cố tách xa mình ra khỏi NVGP, để bày tỏ lòng trung thành với đảng, để
lập công với đảng nên không thiếu một tên tuổi nào, không sót một tờ báo nào trong cuộc đánh hội đồng
này”.
Còn ngày nay, theo Đại tá Phạm Đình Trọng, chỉ có “dăm tờ báo với vài người viết tên tuổi lạ hoắc có
thể coi là vô danh” mượn cớ đánh bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” của ông Lê Hiếu Đằng để,
qua đó, đánh phá luôn cả phong trào đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước. Nhưng nhà văn Phạm Đình
Trọng nhấn mạnh rằng dù mức độ đánh phá có khác, qui mô và khí thế có khác, còn nội dung thì “hoàn
toàn là sự tái hiện vụ Nhân Văn Giai Phẩm, vụ Xét Lại Chống Đảng trong quá khứ, là quyền uy độc tài
đánh phá ngăn chặn đòi hỏi tự do dân chủ, là lực lượng chuyên chính về tư tưởng bảo vệ quyền uy, bảo
vệ đặc quyền đặc lợi của Nhà nước đảng trị chống trả lại tiếng nói vì dân vì nước”.
Giữa lúc thời nay đang “sống lại cả không khí ngột ngạt, căng thẳng của thời đánh NVGP ”, nhà văn
Phạm Đình Trọng cũng không quên cuộc đấu tố “địa chủ” trong chiến dịch cải cách ruộng đất diễn ra
kiểu “cánh đồng giết người” như bên xứ Chùa Tháp, khi những kẻ đấu tố “càng tỏ ra sôi sục căm thù”,
tìm cách vạch ra cho được nhiều “tội ác” của nạn nhân bị gán cho là “địa chủ” thì càng được đánh giá là
có “giác ngộ giai cấp”, càng được đảng tin cậy, cất nhắc. Do đó, theo nhà văn Phạm Đình Trọng, người
đấu tố phải cố “lên gân” lập trường giai cấp, phải “tưởng tượng ra đủ các tội vu oan giá họa làm cho một
nông dân hiền lành chỉ nhờ biết tổ chức làm ăn, chịu khó cần cù khuya sớm và tằn tiện ki cóp mà có đủ
ruộng cày cấy và có cuộc sống tạm đủ ăn cũng trở thành địa chủ cường hào gian ác phải nhận bản án tử
hình”.
Nhà văn Phạm Đình Trọng nhận thấy bài viết “Suy Nghĩ Trong Những Ngày Nằm Bịnh” của ông Lê Hiếu
Đằng chỉ là một sự tiếp nối tiếng nói NVGP nửa thế kỉ trước đòi tự do dân chủ thật sự cho quê hương
mà thôi.
Đại tá Phạm Đình Trọng nhân tiện lưu ý rằng những nhà viết lịch sử đảng, những nhà lí luận, những cán
bộ tuyên huấn của đảng suốt mấy chục năm qua đều “một giọng cường điệu hóa, anh hùng ca hóa công
tích của đảng Cộng sản Việt Nam mà không chịu nhìn vào thực tế là những sai lầm liên tiếp trong quá
khứ, tham nhũng không có điểm dừng trong hiện tại của đảng đã đưa dân tộc Việt Nam đi từ thảm họa
này đến thảm họa khác”. Những thảm họa đó là:
"Thảm họa cải cách ruộng đất đánh sập từ gốc rễ đạo lí Việt Nam, đánh tan tác văn hóa làng xã tạo nên
bản sắc văn hóa Việt Nam."
"Thảm họa Nhân Văn Giai Phẩm, thảm họa ngụy tạo ra vụ Xét lại chống đảng đã giam cầm, đầy ải, giết
dần giết mòn những tài năng, tinh hoa nhất của dân tộc Việt Nam."
"Thảm họa cải tạo tư sản ở miền Bắc sau năm 1954, cải tạo tư sản ở miền Nam sau năm 1975 tước
đoạt quyền làm chủ của những chủ tư sản biết tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra việc làm cho người
lao động, tạo ra của cải cho xã hội… Cải tạo tư sản đã hủy hoại, xóa sổ cả một nền sản xuất công
nghiệp tự chủ đang lớn mạnh của người dân, của đất nước."
"Thảm họa tập trung cải tạo thực chất là tù đày lực lượng ưu tú nhất của xã hội miền Nam cũng là tài sản
con người của dân tộc Việt Nam, đẩy một nửa dân tộc Việt Nam ra khỏi vòng tay Mẹ hiền Tổ Quốc Việt
Nam. Từ đó dẫn đến thảm họa thuyền nhân vùi xác hơn nửa triệu người dân Việt Nam dưới đáy biển."
"Thảm họa mất đất mất biển. Những mảnh đất mang hồn thiêng tổ tiên người Việt Nam, thấm đẫm máu
nhiều thế hệ người Việt Nam, những tên đất chói lọi trong lịch sử Việt Nam đã bị Nhà nước Cộng sản
Việt Nam cắt sang đất Tàu"!
"Thảm họa khai thác bô xít Tây Nguyên tàn phá môi trường, tàn phá văn hóa Tây Nguyên, làm chảy máu
lâu dài nền kinh tế đất nước. Dự án khai thác bô xít Tây Nguyên liên tục ngốn nguồn vốn lớn hàng chục
ngàn tỉ, hàng trăm ngàn tỉ đồng của nền kinh tế đất nước nhưng không làm ra một đồng tiền lãi, không
bao giờ có lãi ở thời hiện tại!"
"Thảm họa Vinashin, Vinalines làm thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng vốn ngân sách Nhà nước, tạo ra đổ
vỡ dây chuyền làm cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, đẩy nền kinh tế đất nước vào khủng
hoảng kéo dài, không thể cất mình lên nổi".
"Thảm họa tụt lại sau thế giới, lạc lõng với thế giới. Năm 1975 Thái Lan phải ngước nhìn lên sự phát triển
của kinh tế, xã hội miền Nam Việt Nam thì nay Thái Lan phải ngoái lại phía sau nhìn sự ì ạch của kinh tế
xã hội Việt Nam vì Thái Lan đã vượt xa Việt Nam vài chục năm rồi và càng ngày, Thái Lan càng bỏ xa
Việt Nam".
Nhà văn Phạm Đình Trọng nhân tiện cảnh báo rằng một đảng đã đưa dân tộc Việt Nam đi “từ thảm họa
này đến thảm họa khác”, một đảng đã “cắt cả đất đai thiêng liêng của tổ tiên” cho phương Bắc, một
đảng đang “lún sâu trong tham nhũng”, dùng bạo lực chuyên chính vô sản “bóp chết những tiếng nói
chính đáng đòi tự do dân chủ”, “kìm hãm sự phát triển của xã hội, của đất nước”, thì, theo blogger Phạm
Đình Trọng, “ đó là một tội ác! Những tội đó còn ghi khắc mãi trong lịch sử đau thương của đất nước
này”.
LS Hà Huy Sơn qua bài “Hãy tuân theo quy luật để tồn tại và phát triển” khẳng định rằng “một nhà nước
dưới sự lãnh đạo của một đảng thì nhà nước đó không bao giờ là nhà nước của mọi công dân”, hay nói
cách khác, nó không phải là một nhà nước “ của dân, do dân, vì dân”, cả về nguyên lý lẫn thực tiễn.
Có lẽ trước tình cảnh như vậy, nhà thơ Lang Thang “cảm tác” thành vầng thơ:
Lúc nào đảng cũng thắng, dân thua
Thì hỏi đảng vì dân hay vì đảng?
Theo RFA
Sửa bởi người viết 02/09/2013 lúc 08:33:32(UTC)
| Lý do: Chưa rõ