logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/10/2022 lúc 12:43:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một trái bom nguyên tử gọi là "chiến thuật" có thể gây thảm họa tương đương với vụ Hiroshima 1945. Ảnh minh họa một vụ nổ nguyên tử. Ảnh của U.S. Federal Emergency Management Agency. © Wikimedia

Cuộc chiến tại Ukraina do Nga phát động bước sang một khúc quanh mới vào cuối tháng 9, đầu tháng 10/2022. Sau hàng loạt thất bại nặng, chính quyền Nga quyết định động viên bán phần, khẩn cấp trưng cầu dân ý tại các vùng chiếm đóng để nhanh chóng sáp nhập. Matxcơva đe dọa dùng cả vũ khí hạt nhân, để bảo vệ ‘‘chủ quyền lãnh thổ’’, ngăn chặn đà tiến của quân đội Ukraina.
Từ đầu chiến tranh đến nay, chính quyền Putin đã nhiều lần đe dọa sử dụng vũ khí nguyên tử. Cho đến nay điện Kremlin vẫn chỉ dừng ở đe dọa. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, nguy cơ Nga biến đe dọa thành hiện thực lần này cần được xem xét nghiêm túc hơn. Truyền thông phương Tây dường như bắt đầu đề cập nhiều hơn đến các kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân cụ thể của chính quyền Nga trong chiến tranh Ukraina.  
Bên cạnh nhóm các chuyên gia đặt trọng tâm và niềm tin vào chiến lược răn đe và hành xử khéo léo của chính quyền Mỹ và các đồng minh, đủ sức cản Nga dùng vũ khí nguyên tử, nhiều chuyên gia khác lại nhấn mạnh đến xác suất tuy thấp, nhưng một khi đã xảy ra, việc Nga dùng vũ khí hạt nhân kiểu gì, các hậu quả để lại đều sẽ có thể là những thảm họa khôn lường mang tính toàn cầu.  
*** 
Vụ nổ kinh hoàng giữa không trung 
Đầu tháng 10/2022, tuần báo L’Obs đăng tải bài phỏng vấn chuyên gia Mỹ Joseph Cirincione, người đã 35 năm nay theo dõi vấn đề các hiểm họa hạt nhân quân sự, và dấn thân trong nhiều hoạt động giải trừ hạt nhân. Trong bài phỏng vấn mang tựa đề ‘‘Putin và vũ khí nguyên tử : bốn kịch bản kinh hoàng theo Joe Cirincione’’, vị chuyên gia nói đến bốn kịch bản.  
Thứ nhất, Putin sẽ cho nổ một tên lửa hạt nhân tại Biển Đen, và để gây ấn tượng hơn thì tại một vùng không có người ở tại Ukraina. Có thể là sẽ không có người chết, không có thiệt hại lớn nào. Nhưng đây sẽ là một cú sốc với toàn thế giới. Thế giới sẽ phải sững sờ, bởi chưa bao giờ một vũ khí hạt nhân được sử dụng kể từ Thế chiến Hai, và lần thử bom nguyên tử ngoài không trung cuối cùng là vào năm 1980, tại Trung Quốc (kể từ sau vụ thử này, mọi vụ thử hạt nhân mới đều được thực hiện dưới lòng đất).  
Kịch bản thứ nhất này không phải là chuyện giả tưởng bởi đã nằm trong một số phát triển mới của học thuyết hạt nhân Nga, đặc biệt với khái niệm ‘‘Leo thang để buộc đối phương xuống thang’’ (dùng vũ khí nguyên tử gọi là chiến thuật để buộc đối phương chấm dứt một cuộc chiến tranh quy ước, bất lợi cho Nga). Hiện tại, chính quyền Putin để một không khí mơ hồ bao phủ lên khái niệm này.  
Vũ khí ‘‘hạt nhân chiến thuật’’ – một Hiroshima thứ hai  
Nếu hành động đe dọa này không khiến các nước phương Tây ngừng ủng hộ Ukraina, chính quyền Putin có thể chuyển sang một kịch bản thứ hai.  
Đó là sử dụng một vũ khí hạt nhân gọi là có ‘‘sức công phá thấp’’ để nhắm vào một mục tiêu quân sự, hay một nơi tập trung quân, một căn cứ không quân, một quân cảng... Một vũ khí hạt nhân như trên thường được gọi là ‘‘vũ khí hạt nhân chiến thuật’’, có sức nổ dưới 10 kilotonne đến 100 kilotonne. Hiện tại nước Nga sở hữu khoảng 1.900 đầu đạn hạt nhân ‘‘chiến thuật’’ như trên, mà giới chuyên gia nhiều nước châu Âu gọi là vũ khí hạt nhân ‘‘phi chiến lược’’. Hoa Kỳ đã cắt giảm mạnh kho vũ khí này. Hiện nước Mỹ sở hữu khoảng 200 vũ khí hạt nhân có sức nổ từ 0,3 kilotonne đến 170 kilotonne (trong số đó có khoảng 100 bom B61 (sức công phá tương đương với vụ Hiroshima) được bố trí tại năm nước châu Âu, Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến nay Mỹ và Nga không có hiệp định nào liên quan đến loại vũ khí này.
Để so sánh tác giả dẫn ra trường hợp vụ nổ tại Hiroshima (Nhật Bản), năm 1945. Trái bom do Mỹ thả với sức nổ 15 kilotonne, ngay lập tức khiến 70.000 người thiệt mạng, chưa kể người bị thương và chết sau đó do phóng xạ. Một vụ nổ 10 kilotonne giới chuyên môn thường gọi là ‘‘có sức công phá thấp’’, tương đương với 20.000 trái bom B-52 nửa tấn mỗi trái, thả xuống đồng loạt. Như vậy, người chết sẽ rất nhiều, các thiệt hại vật chất là ghê gớm.  
Một hành động như vậy của chính quyền Nga cũng chắc chắn sẽ nhận được các trả đũa ghê gớm từ Hoa Kỳ. Nga sẽ ngay lập tức bị cô lập hoàn toàn về chính trị, kinh tế, ngoại giao. Nhiều nước vốn trung lập cho đến nay sẽ phải tỏ thái độ. Ukraina có thể được trợ giúp vũ khí dồn dập. Hoa Kỳ và các đồng minh thậm chí có thể tấn công vào đơn vị quân đội Nga nơi phóng tên lửa hạt nhân.  
Kịch bản giả điên 
Để giành lại thế thượng phong, chính quyền Putin có thể đi tiếp kịch bản thứ ba. Sử dụng các loại bom hạt nhân có sức công phá đến 50 kilotonne, tức mạnh gấp ba hay bốn lần trái bom tại Hiroshima. Hàng trăm nghìn người có thể thiệt mạng. Mức độ hủy diệt là chưa từng có kể từ sau Thế chiến Hai. Kịch bản này được chuyên gia Joseph Cirincione gọi là ‘‘giả điên’’.  
Kịch bản thứ ba này hướng đến mục tiêu làm phân hóa hàng ngũ của NATO. Đòn hạt nhân này có thể đánh gục tinh thần chính quyền nhiều nước phương Tây, với suy nghĩ : ‘‘không nên tiếp tục…, Ukraina không đáng để chúng ta phải hy sinh an ninh quốc gia’’. Tất nhiên, nước Mỹ sẽ không nhường bước.  
Hoa Kỳ chắc chắn sẽ trả đũa. Theo chuyên gia Joseph Cirincione, trong những thập niên gần đây, khác với Nga, nước Mỹ đã phát triển rất nhiều hệ thống vũ khí quy ước, chính xác và mạnh, có thể ngay lập tức giáng cho phía Nga những đòn thảm khốc. Vấn đề là chiến tranh còn có thể dừng lại được nữa hay không ? "Một mô phỏng của Đại học Princeton về cuộc xung đột Mỹ-Nga bắt đầu bằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, dự đoán sẽ leo thang nhanh chóng khiến hơn 90 triệu người chết và bị thương" ("What are Tactical Nuclear Weapons?" của Union of Concerned Scientists, đăng ngày 01/06/2022).
Kịch bản trực tiếp tấn công NATO
Nếu không khuất phục được các nước phương Tây ngừng ủng hộ Ukraina, theo chuyên gia Joseph Cirincione, chính quyền Putin có thể chọn một kịch bản leo thang liều lĩnh khác. Đó là tấn công ngay một nước châu Âu, thành viên NATO. Một quốc gia Trung Âu, cụ thể như Ba Lan có thể là một cái đích. Putin có thể đánh vào một căn cứ không quân Ba Lan, nơi thường xuyên có các chuyến bay vận tải đi Ukraina, với một đầu đạn có sức công chẳng hạn phá gấp ba lần Hiroshima. Theo chuyên gia Joseph Cirincione, nước Mỹ chắc chắn cũng đã tính sẵn đến các phương án đáp trả với kịch bản này. Đòn trả đũa rất có thể sẽ là hạt nhân.  
Vấn đề chủ yếu theo tác giả là, khi đã bước vào cuộc đối đầu bằng vũ khí hạt nhân, hai bên có còn khả năng dừng lại không ? Bước vào vòng xoáy của việc trả đũa hạt nhân là một con đường khó có lối ra. Vị chuyên gia Mỹ dẫn lại câu của cố tổng thống Mỹ Ronald Reagan, trong Hồi ký, đó là ông không chắc mình sẽ bấm nút trả đũa hạt nhân hay không cho dù nước Mỹ và đồng minh bị tấn công hạt nhân đầu tiên. ‘‘Làm như vậy được lợi gì ?’’, Ronal Reagan đặt câu hỏi. Cá nhân tổng thống Mỹ là người có quyền khởi động cuộc tấn công hạt nhân. Đặt mình vào vị trí của một tổng thống Mỹ, ắt hẳn không ít người cũng đặt câu hỏi như vậy. Bởi đằng sau quyết định đó là số phận của cả nhân loại.  
''Răn đe hạt nhân'' chỉ có nghĩa khi đối thủ biết cân nhắc thiệt hơn
Chuyên gia Joseph Cirincione đặc biệt chú ý đến thách thức vô cùng nan giải với phương Tây, đó là xác định đúng lãnh đạo tối cao Nga thuộc loại người nào : một người rất duy lý hay là một kẻ hoang tưởng. Theo chuyên gia Joseph Cirincione, nếu là người rất duy lý Putin chỉ coi vũ khí hạt nhân như một phương tiện cần thiết, để dùng khi cần thiết, ‘‘nhằm đạt được một ưu thế về quân sự, thậm chí một ưu thế mang tính chiến lược có ý nghĩa quyết định trong cuộc chiến tranh này’’. Theo cách hình dung này, Putin sẽ cân nhắc kỹ lưỡng việc có dùng vũ khí hạt nhân hay không, và dùng như thế nào. Đây là ‘‘một quyết định mà lãnh đạo Nga đã hoàn toàn không coi nhẹ, bằng chứng là bất chấp nhiều thất bại, nhưng ông ta vẫn chưa dùng’’. Nếu tình hình tồi tệ hơn, ông ta có thể tính đến việc sử dụng, nhưng vẫn theo cách tính toán của một con người lý trí.  
Trong trường hợp thứ hai, Putin là một người khác hẳn. Tác giả dùng đến các tính từ ‘‘hoang tưởng’’, ‘‘hoang tưởng tự đại’’ để nói về lãnh đạo Nga. Căn cứ vào bài diễn văn nói về việc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraina của lãnh đạo Nga, chuyên gia Joseph Cirincione cho rằng rất có thể ‘‘mức độ đoạn tuyệt với hiện thực’’ hay mức độ hoang tưởng của ông Putin đã ở mức rất cao. Joseph Cirincione nhấn mạnh là trong trường hợp này, ‘‘các biện pháp răn đe hạt nhân’’ hay các đe dọa khác của các cường quốc nguyên tử đối với lãnh đạo Nga sẽ không còn có ý nghĩa thực sự. Chính sách răn đe hạt nhân (hay dùng đe dọa sử dụng vũ khí hủy diệt để buộc đối phương không dám xuống tay) dựa trên giả định là đối tác phải là người duy lý, có khả năng cân nhắc thiệt hơn.  
Cho đến nay, các tính toán của phương Tây vẫn dựa trên khả năng Putin là một người duy lý. Tuy nhiên, nếu kẻ sở hữu vũ khí nguyên tử không phải là một con người như vậy, thì cần phải dự đoán một cách hành xử hoàn toàn khác.  
Vũ khí hạt nhân ''chiến thuật'' đưa nhân loại vào chiến tranh nguyên tử
Thông điệp chủ yếu của chuyên gia vũ khí hạt nhân Mỹ là cần phải từ bỏ quan điểm cố hữu về khả năng duy trì vũ khí hạt nhân như một phương tiện ‘‘răn đe’’, để ngăn chặn chiến tranh, nhất là khi chủ nhân của hệ thống vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới có thể là một kẻ ‘‘hoang tưởng’’. Chỉ có giải trừ vũ khí hạt nhân mới là con đường giúp nhân loại giải thoát khỏi nguy cơ hủy diệt lơ lửng.  
Cũng như nhiều chuyên gia khác, Joseph Cirincione chỉ trích xu thế coi việc sử dụng các vũ khí hạt nhân gọi là ‘‘chiến thuật’’ trở thành một chuyện tương đối bình thường. Báo chí Mỹ dẫn lời cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, James Mattis (trong một cuộc điều trần năm 2018), đã nhận định : ‘‘Không có cái gọi là vũ khí hạt nhân chiến thuật, mọi vũ khí hạt nhân khi được đưa ra sử dụng đều có thể mang lại thay đổi có ý nghĩa chiến lược’’ (bài ''Putin’s tactical nuclear weapons could pack the same punch as atomic bombs dropped on Japan'', CNN 27/09/2022).
Tổ chức Union of Concerned Scientists (UCS) của giới khoa học hàng đầu nước Mỹ, nổi tiếng về các vận động giải trừ hạt nhân từ nhiều thập niên nay, cũng lên án mạnh mẽ khái niệm vũ khí hạt nhân ''chiến thuật'', có nguy cơ đẩy nhân loại vào thảm họa chiến tranh hạt nhân.  
Theo RFI

Sửa bởi người viết 06/10/2022 lúc 02:05:16(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 06/10/2022 lúc 02:06:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bom nguyên tử của Putin đánh chỗ nào?

UserPostedImage
Ông Vladimir Putin nói lững lờ nước đôi để có thể thay đổi, nhích lằn ranh giới đó về phía sau, tùy theo tình thế.

Cuối cùng, dù sử dụng đến vũ khí nguyên tử, Vladimir Putin cũng không thay đổi được kết quả cuộc chiến tranh phi nghĩa. Ông hoàng đế vẫn chưa mặc quần!
Tình trạng của Tổng thống Vladimir Putin bây giờ coi giống như ông vua trong chuyện cổ tích bị một em bé chỉ tay cười: “Ông vua không mặc quần!”
Ông vua nghe một bác thợ may quảng cáo thứ gấm lụa đặt biệt, vì những người gian trá không thấy gì hết, chỉ có ai lương thiện mới thấy. Nhà vua không thấy chi hết, nhưng phải nói rằng mình nhìn thấy gấm lụa lộng lẫy. Quần thần cũng nói rằng mình thấy gấm lụa đẹp. Từ trên xuống dưới đồng lõa lừa gạt lẫn nhau.
Cái áo gấm của ông Putin là quân đội Nga. Ông nghe các tướng báo cáo quân Nga mạnh nhất thế giới, tóm cổ xứ Ukraine bỏ túi như chơi. Rồi chính ông tin như vậy. Quần thần của ông nói dối theo, và đám báo, đài nịnh hót mãi cho dân chúng Nga cũng phải tin.
Ông vua đặt bác thợ may cho mình một bộ quần áo bằng gấm lụa muôn màu. Bác đo, cắt, may vá, rồi mời ngài ngự mặc thử quần áo mới. Cả triều đình không thấy vua mặc chi hết, nhưng đều trầm trồ khen áo đẹp. Cho đến lúc một em bé tới, chỉ tay cười: “Ủa! Nhà Vua không mặc quần!”
Ông Putin đưa quân qua đánh Ukraine là lúc ông mặc thử bộ quần áo mới. Lúc đó, cả thế giới mới trông thấy sự thật: Quân đội Nga không hùng mạnh như thiên hạ vẫn sợ!
Tiến vào nước Ukraine, trước khi đụng trận, nhiều chiếc xe chở quân của Nga đã nằm ụ bên đường, vì bánh xe hư không được thay thế, và xe hết xăng! Sĩ quan hay tài xế đã quen bán xăng chợ đen để cải thiện lương bổng không biết từ bao đời rồi. Nhiều chiếc “xe tăng” loại tối tân nhất, mới chế tạo, chưa được dùng, đã bị vứt bỏ, vì lính tráng bỏ chạy đâu hết. Không quân Nga nhiều máy bay gấp trăm lần quân Ukraine, nhưng không làm chủ bầu trời. Nga nhiều xe thiết giáp gấp trăm lần Ukraine, nhưng bản tin quân sự của Nga có lúc lại giải thích rằng quân Nga phải rút lui vì Ukraine nhiều xe tăng quá. Quân Nga có vũ khí nhưng không đem dùng?
Các vị tướng lãnh Nga, không biết được học binh pháp ở đâu, đưa cả đoàn xe chở lính, kéo theo đại pháo, nằm tắc ứ gần một tuần lễ không nhúc nhích được, trên quãng đường 40km tiến đến thủ đô Kyiv. Cuối cùng, tiến không được, đánh không xong, bị bắn tỉa trên đường rút lui. Các ông tướng Nga phải ra trận tiền thúc đẩy, ra lệnh cho lính, chưa có cuộc chiến tranh nào tướng lãnh chết nhiều trong một thời gian ngắn như vậy.
Đầu tháng 10 năm 2022, quân Ukraine tấn công tái chiếm các vùng từ phía Bắc qua phía Đông, quân Nga mới rút khỏi Lyman, một trung tâm tiếp liệu cho ba tỉnh. Ở phía Nam, quân Ukraine cũng thắt chặt thêm vòng vây. Ông Putin làm lễ sáp nhập bốn tỉnh của Ukraine vào nước Đại Nga. Nhưng ai cũng nhìn thấy rồi: Ông Vua lộ nguyên hình không mặc quần áo!
Chuyện cổ tích kể đến đó là hết. Vì ông Vua không có vũ khí nguyên tử!
Quân đội Nga có thể bất lực vì tham nhũng, thối nát, nhưng nước Nga vẫn còn bom nguyên tử. Ông Putin có 2,000 trái bom mạnh từ 10 đến 200 ngàn tấn chất nổ, có thể bắn bằng súng hoặc tên lửa. Đó là sức mạnh tàn phá và tiêu diệt có thật; không thể so sánh với tấm áo gấm trong suốt!
Ông Putin đã chính thức đe dọa sẽ đánh bằng “bất cứ thứ vũ khí nào;” nhấn mạnh: “Nếu lãnh thổ Nga bị đe dọa.” Trong ngôn ngữ chính trị quốc tế, đó là vạch một “lằn ranh đỏ!” Nếu đối thủ bước qua lằn ranh đỏ, họ sẽ lãnh hậu quả!
Để kích thích tinh thần đám lính Nga ở Ukraine, ông Putin còn nói rõ, nếu chiến tranh nguyên tử xảy ra, lính Nga “chết sẽ được lên thiên đường như các thánh tử vì đạo, trong khi quân địch bị tiêu diệt.” Một cựu sĩ quan KGB mà nói không khác gì các giáo sĩ Hồi Giáo người Iran! Ông Putin đã cho chiếu cảnh các chú lính Nga trẻ măng mới được động viên đứng xếp hàng cho một vị linh mục ban phép lành bằng nhang khói. Vị Giáo Phụ Chính Thống Giáo Nga đã báo trước, các tử sĩ Nga đều có sẵn chiếu khán lên thiên đường!
Không chỉ một mình ông Putin đe dọa. Báo đài của chính phủ Nga nhắc đi nhắc lại những lời dọa nạt của ông và không quên nhắc cho dân Nga biết họ có bao nhiêu vũ khí hạt nhân chưa bao giờ dùng tới.
Vậy khi nào thì Ukraine sẽ bị coi là bước qua lằn ranh đỏ, để lãnh bom nguyên tử? Khi quân đội Ukraine đánh vào đất đai bốn tỉnh của Ukraine mà Nga đã chiếm một phần, đã tổ chức bầu cử ma, và chính thức nhập vào Nga? Nhưng thế thì trễ quá; vì lính Ukraine đã tấn công vào đó gần tháng nay rồi!
Hay là lằn ranh đỏ sẽ do quân Nga quyết định? Khi nào lính Nga bỏ chạy hết ra khỏi nước Ukraine thì coi như Ukraine đã vượt qua lằn ranh đỏ? Hay là chỉ khi Ukraine tấn công đòi chiếm lại Crimea thì mới coi là lằn ranh đỏ?
Ông Vladimir Putin nói lững lờ nước đôi để có thể thay đổi, nhích lằn ranh giới đó về phía sau, tùy theo tình thế.
Nhưng bất cứ một lời đe dọa nào, nếu nhắc lại nhiều lần quá, lâu ngày sẽ “hết thiêng.” Putin dọa dùng bom nguyên tử nhưng cũng không ai biết bom sẽ đánh vào đâu. Ông không thể đánh bom vào các đoàn quân Ukraine đang vây hãm và tấn công quân Nga, vì lính cả hai bên sẽ cùng chết. Nếu binh sĩ Nga nghi rằng ông Putin sẽ đánh quân Ukraine bằng bom nguyên tử thì chắc chắn họ sẽ bỏ chạy xa, thật xa, trước khi bom được sử dụng.
Cho nên, nếu ông Putin dùng bom nguyên tử, ông sẽ bảo đảm chỉ đánh vào những nơi quân Nga đã bỏ chạy hết rồi. Nhưng quân đội Ukraine cũng không dại gì mà tập trung cho ông Putin thả bom.
Cuối cùng, ông Putin chỉ còn một mục tiêu để đánh bom nguyên tử, là các thành phố lớn và thủ đô Ukraine. Ông Putin mới nhắc tới hai trái bom mà Tổng thống Mỹ Harry S. Truman cho thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945, coi đó là một tiền lệ. Ông mới hé lộ có thể sẽ đánh vào các “đầu não quyết định” của Ukraine.
Nếu ông Putin làm đúng như vậy, thì chính phủ Ukraine có chịu đầu hàng như Thiên Hoàng nước Nhật 77 năm trước đây không? Không chắc. Người Ukraine cũng biết chuẩn bị đối phó, nếu ông tổng thống tử trận thì guồng máy chỉ huy vẫn chạy. Cả thế giới sẽ lên án tội ác chiến tranh của Putin. NATO và Mỹ có lý do để viện trợ cho Ukraine nhiều vũ khí mới hơn. Dân Ukraine sẽ nức lòng chiến đấu mạnh hơn. Thanh niên Nga đã bỏ chạy gần 300 ngàn người để trốn lính, ai bị bắt ra mặt trận chắc sẽ bỏ trốn nhiều hơn.
Cuối cùng, dù sử dụng đến vũ khí nguyên tử, Vladimir Putin cũng không thay đổi được kết quả cuộc chiến tranh phi nghĩa. Ông hoàng đế vẫn chưa mặc quần!
Ngô Nhân Dụng (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.108 giây.