logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/10/2022 lúc 08:26:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mùa xuân đến.



Tiết trời ấm áp.



Những buổi sáng, các cô giáo trường mẫu giáo nằm cạnh công viên thường dẫn học trò ra đây chơi đùa. Bọn trẻ có vẻ sung sướng, hào hứng lắm. Chúng chơi cầu tuột, xích đu… Chúng chạy nhảy lăng quăng trên cỏ. Các cô giáo luôn để mắt trông coi. Vài bà mẹ đi kèm với con mình. Nhiều ngôn ngữ khác nhau lẫn vào tiếng Anh.



Rayan, cậu bé có tóc vàng hoe chạy đến níu áo cô giáo, mếu máo:



– Cô ơi, Ethan đánh con.



Ethan cũng vừa chạy đến:



– Con không đánh bạn ấy. Con chỉ hất nhẹ tay bạn ấy thôi! Candle là bạn của con. Tại sao bạn ấy lại chơi với Candle của con?



Cô giáo mỉm cười, dỗ dành hai cậu học trò. Chừng vài phút sau, hai nhóc tì vui vẻ chạy về phía Candle, rồi bọn trẻ cùng chơi trái football nhỏ xíu màu mận đỏ có những sọc đen.



Một bé gái trong chiếc đầm ren trắng tinh, mái tóc nâu nhạt gợn sóng chấm vai ôm lấy khuôn mặt bầu bĩnh với đôi má đỏ hồng, đang đứng tách ra bên ngoài, có vẻ e dè, ngại ngùng, không chịu hòa nhập cùng các bạn. Cô giáo đến bên mỉm cười khuyến khích:



– Nào Julie, vào chơi với các bạn đi con!



Dưới ánh nắng ban mai tươi hồng, đám trẻ trông như một vườn hoa với nhiều sắc màu quần áo, giày mũ. Đặc biệt là màu tóc, màu da. Chúng ríu rít nói cười. Thỉnh thoảng có đứa khóc thút thít, đứa thì bị bạn đạp trúng chân, đứa thì tự vấp té… Tiếng cười, tiếng khóc trẻ thơ trong trẻo dễ thương làm sao!



Tuần nầy, lớp hội họa của Mây có bài tập vẽ theo trường phái Fauvism, sự cần thiết cho bài tập nầy là màu sắc; và bức tranh sinh động đang diễn ra trước mắt Mây thật là một đề tài tuyệt vời cho cô. Nét cọ của cô sẽ nhẹ nhàng bay bổng với đủ cả sắc màu nguyên thủy và nhiều gam màu được pha sáng. Cô sẽ gạt bỏ những chi tiết không cần thiết. Cô sẽ chỉ vẽ những màu tóc: đen mun suông mượt, nâu sậm, nâu nhạt, nâu đen xoăn tít, vàng sáng, vàng hoe, vàng sậm… Chỉ riêng với màu tóc, Mây đã tha hồ pha màu. Rồi màu da: da đen tuyền, đen nâu, da vàng hồng hào, da nâu nhạt, nâu hồng, trắng hồng… Đến màu mắt: màu mắt đen láy, màu mắt nâu, màu mắt xanh, xanh da trời, xanh lá cây… Chưa hết, còn màu của quần áo mũ vớ giày dép. Cùng với những sắc màu đó, cô sẽ vẽ lên niềm vui trong ngần, tiếng cười, tiếng thút thít nhõng nhẽo trong ngần… Tất cả đều trong ngần. Mây hầu như đã phác họa được bức tranh sắc màu trẻ thơ trong ngần kia trong tâm trí, và lát nữa đây, cô sẽ về nhà, say mê với bảng vẽ, cây cọ.

Nhớ ngày đầu tiên vào lớp vẽ, Mây đã lặng người khi nghe giọng nói rất êm của cô giáo: “Với hội họa, các bạn có thể diễn tả được niềm vui, nỗi buồn, cả những cơn đau cùng hạnh phúc, cả tình yêu, lòng vị tha, sự cứu rỗi… Thậm chí bạn có thể vẽ được những điều nghịch lý. Tất cả tất cả… Nét cọ của các bạn có thể chạm đến tận nơi sâu thẳm nhất trong trái tim con người.”



Từ ngày học vẽ, đi đâu Mây cũng quan sát sắc màu. Cô nhìn và có thể đoán biết ai đó đã dùng màu gì, đã pha màu, phối màu như thế nào. Cô cũng tìm hiểu những đường nét, hình khối của cụm mây, con sóng, của dáng núi, dòng sông… của ánh mắt, nụ cười, giọt lệ…



Gió buổi sáng nhè nhẹ, mát rượi. Những bãi cỏ vừa được cắt xong, ngay ngắn, xanh rờn, thơm ngai ngái nồng nàn. Xa tít, dáng núi xanh lam viền chân trời lấp lóa nắng mai với vài dải mây trắng rất mỏng lửng lờ trôi.



Đất trời buổi sáng mùa xuân tươi mới, rạng rỡ.



Một cô bé chừng 15, 16 tuổi trong bộ thể thao màu đen, đang thong thả, chầm chậm đẩy chiếc xe lăn, trên đó, một cụ bà gầy guộc tóc bạc phơ. Cuộc trò chuyện của họ, dù muốn dù không, đã lọt vào tai Mây. Cả hai đều người Việt, cô bé nói tiếng Anh, bà cụ nói tiếng Việt. Đối thoại bằng hai ngôn ngữ khác nhau, nhưng rõ ràng họ hoàn toàn hiểu nhau.



– Grandma ơi, tại sao bữa đó Tommy không để mẹ cậu ấy lái xe đưa đến trường như thường lệ, mà lại đi bằng skateboard? Tại sao ngay chỗ ngã tư đó, chiếc xe kia quẹo trái, thay vì quẹo phải hoặc đi thẳng?



– …



Giọng đứa cháu trầm buồn, hỏi như chỉ để trang trải tấm lòng mình hơn là được trả lời.



– Grandma ơi, tại sao Tommy hoặc chiếc xe kia, không chậm một chút hoặc sớm một chút? Tất cả chỉ cần một khoảng khắc? Chỉ một khoảnh khắc thôi mà. Phải không grandma?



Sau thoáng im lặng, cô bé thở dài. Tiếng thở dài nghe như ướt sũng nước mắt:



– Grandma ơi… tại sao… tại sao Tommy phải chết? Tại sao tại sao…



Giọng người bà ấm áp dịu dàng, chậm rãi, đầy ắp thương yêu:



– Cháu à, cuộc sống luôn đầy ắp những câu hỏi. Có những câu hỏi ta có thể trả lời được, nhưng cũng có nhiều câu hỏi ta không thể.



– Dạ…



– Lúc nầy đây, câu trả lời của grandma có thể không làm cháu thỏa lòng.



– …



– Grandma tin, tại một thời điểm nào đó trong đời, cháu sẽ tìm được câu trả lời. Và, cháu biết không, cũng đến một lúc nào đó, cháu sẽ thấy mọi sự đơn giản, đơn giản đến bất ngờ. Đó là trải nghiệm của chính cuộc đời grandma.



– Dạ. Cám ơn grandma. Grandma ơi, con kể grandma nghe chuyện nầy…



Đứa cháu ngập ngừng:



– Trước hôm Tommy mất không lâu, Tommy muốn… muốn…



– Grandma hiểu, cháu cứ nói tiếp.



– Nhưng rồi chúng cháu đã thổi cái condom phồng to như trái bong bóng… Rồi chúng cháu cùng chuyền chơi. Vui lắm.



– Một kỷ niệm dễ thương.



– Cám ơn grandma đã hiểu và tin cháu.



Vài cô gái trẻ mặc bộ đồ thể thao trắng, đội mũ đỏ vừa chạy ngang qua. Họ chạy đều nhịp chân trên những lối nhỏ ngoằn ngoèo men theo những bãi cỏ và các tiểu cảnh; thỉnh thoảng dừng lại hít thở sâu, lau mồ hôi, lấy chai nước từ túi đeo sau lưng, nhấp vài ngụm. Trong sân bóng rổ gần đó, mấy đứa con trai độ tuổi teen đang reo hò tung bóng. Đối diện Mây, một người đàn bà đang chăm chú vào cellphone.



Rồi hai bà cháu kia cũng đi vừa đủ xa. Mây không còn nghe được câu chuyện của họ.



Màu nắng bỗng sáng rực lên, hực hỡ, vàng óng. Rải rác trên thảm cỏ xanh, những hoa bồ công anh bé tí xíu bỗng cong mình xòe ra, ưỡn ngực, và như cũng vàng rực thêm. Mùi thơm cỏ hoa như cũng đậm đà thêm cùng hương nắng. Từ trên vòm cây cao trước mắt May, vài cánh chim ríu rít bay ra, chao lượn mấy vòng rồi biến thành những chấm nhỏ mất hút giữa bầu trời trong veo xanh ngăn ngắt.



Phía góc công viên đằng kia, một đôi trai gái chạy bộ vừa lướt qua người đàn ông đeo headphone đang đi khập khiễng, chậm chạp, thỉnh thoảng lắc lư theo điệu nhạc. Xa hơn, có nhóm đàn bà với những cái bụng khá tròn trịa vừa đi bộ vừa trò chuyện rôm rả.



Hai bà cháu lúc nãy đang quay trở lại. Họ chợt dừng lại gần chỗ Mây. Đứa cháu sửa chiếc xe lăn cho ngay ngắn, lấy chai nước đưa cho người bà, rồi ngồi co chân trên ghế đá, hai tay vòng quanh đầu gối, mắt nhìn xa xăm.



– Grandma ơi! Thực ra bây giờ Tommy đang ở đâu?



– Đang ở nhiều nơi như cháu đã biết, và cũng đang ở trên những đám mây kia. Cháu nhìn lên mà xem, mây êm ái mềm mượt như nhung, và mát lạnh ngọt ngào như whipped cream trong ly cà phê thơm phức.



Người bà ra dấu muốn xuống xe, đứa cháu nhẹ nhàng đỡ bà ngồi bên cạnh. Rồi cháu vùi đầu vào ngực bà. Bà xoa đầu cháu, âu yếm vỗ về:



– Cháu à, Tommy không chết. Tommy đang sống với một em bé ở Chicago, Tommy đang sống với một sinh viên ở Carolina, Tommy đang sống với một đứa trẻ trong thành phố nầy, và còn nữa… Cháu biết mà. Tommy vẫn đang sống.



– Đó là phần an ủi cho cái chết của Tommy, phải không Grandma?



Người bà choàng tay ôm cháu vào lòng:



– Theo grandma, đó là ý nghĩa. Tommy đã sống trọn vẹn và chết đầy ý nghĩa.



– Dạ, Tommy là niềm vui, niềm tự hào của gia đình, Tommy rất tốt với mọi người.



– …



– Tommy là tất cả của mẹ cậu ấy. Grandma biết không, hôm đó, mẹ Tommy chỉ im lặng đặt tay lên trán cậu ấy, cứ như trông chừng cậu ấy có bị sốt không.



– Grandma hiểu. Khi nỗi đau vượt quá sức chịu đựng, người ta không còn hơi sức để khóc than hay rên rỉ thì tất cả sẽ bị nén chặt trong câm nín.



Một cặp vợ chồng da trắng đã cao tuổi, tóc bạch kim, dáng cao ráo gọn gàng, dẫn con chó vàng to tướng đi qua, vui vẻ chào mọi người. Rồi họ rẽ sang hướng đông, nơi mặt trời đang chiếu những tia nắng rực rỡ ấm áp. Có ông già nhỏ thó, trông như người Nhật, đội mũ đen rộng vành, đang chạy ngược về phía họ, cẩn thận nép hẳn một bên khi ngang qua con chó.



Đằng xa, gần rìa công viên, trên bãi cỏ, dưới bóng cây nhỏ lác đác hoa vàng, một đôi trai gái nằm gối đầu lên tay nhau, ngửa mặt nhìn trời mây.



– Cháu xem đám nhỏ chơi đùa kìa. Dễ thương làm sao!



– Dạ.



– Hồi nọ cháu cũng ham cầu tuột, xích đu như chúng. Giờ cháu còn thích không?



– Dạ không.



– Vậy đó cháu à. Mọi sự rồi sẽ trôi qua, sẽ đổi thay. Nỗi đau rồi sẽ lắng xuống.



– Dạ. Nhưng bây giờ cháu buồn quá grandma ơi!



Người bà ôm choàng đứa cháu:



– Khóc đi cháu. Khóc đi, khóc được cháu sẽ nhẹ lòng. Grandma hiểu Tommy ra đi quá đột ngột khiến cháu thảng thốt, bàng hoàng, hụt hẫng… Nỗi đau nhân lên bội phần… Khóc đi cháu…



Đứa cháu nức nở trong lòng bà.



Mây cúi đầu, nhắm mắt, nén xúc động.



– Cháu muốn về chưa?



– Dạ chưa. Hôm nay cháu muốn ở đây đến khi mệt nhoài. Grandma có mệt không?



– Không hề. Có cháu bên cạnh là grandma khỏe ru. Được thở hít không khí trong lành như vầy grandma càng khỏe thêm ra.



– Grandma ơi, bây giờ grandma có mơ ước gì không?



– Grandma không bao giờ thôi mơ ước cháu à. Có những ước mơ đến cháy lòng bỏng dạ. Vui biết bao khi mình dồn tất cả tâm sức theo đuổi và rồi nắm bắt được chúng. Còn bây giờ ư? Grandma đang trên cuộc hành trình cuối cùng của đời người, mỗi sáng thức dậy grandma mơ ước được khỏe mạnh. Và khi đêm đến, grandma mơ ước, nếu sáng mai không còn được khỏe mạnh thì Chúa dắt grandma trở về, trên kia kìa. Chỗ đó có đầy mây. Mây êm ái mềm mượt như nhung, mát lạnh ngọt ngào như whipped cream trong ly cà phê thơm phức. Người ta đến nơi nầy dạo chơi rồi sẽ trở về nhà trên ấy là lẽ đương nhiên cháu à. Rồi đây grandma sẽ được nhẹ nhàng ôm nắng ấm, gối mây mềm, hít thở hương gió thơm lành. Thú vị biết bao cháu à. Grandma tin rằng Tommy đang vui vẻ nơi miền vĩnh phúc đó.



– ...



– Nào, cháu hãy tưởng tượng, trái đất nầy là một công viên, một công viên rộng lớn để con người đến đây dạo chơi. Điều quan trọng là khi dạo chơi, ta cần bước những bước chân thật đẹp để khi quay gót trở về nhà, ta không phải hối tiếc điều gì. Tommy đã như vậy, phải không cháu?



– Dạ. Nhưng grandma ơi, cháu muốn grandma ở mãi với cháu. Cháu không muốn xa grandma.



– Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra như ý mình. Cháu hãy nhìn những người homeless đang ngồi chỗ restroom đằng kia. Grandma tin rằng mong ước hàng đầu của họ bây giờ là có được căn nhà nhưng không thể.



Mây đứng dậy. Cô muốn về. Cô nôn nóng về nhà để vẽ. Bản phác thảo lúc đầu của cô giờ đã có nhiều thay đổi. Cô sẽ vẽ bức tranh nầy theo phong cách ấn tượng thay vì Fauvism. Có điều, cô chưa quyết định hình ảnh nào sẽ là điểm nhấn của bức tranh. Tuổi thơ trong veo tươi hồng của đám trẻ lau chau hồn nhiên tung tăng chơi đùa trong nắng? Hình ảnh thơ mộng hạnh phúc của cặp tình nhân dưới vòm cây lác đác hoa vàng? Đứa cháu nhỏ trĩu nặng niềm đau đang vùi đầu vào lòng người bà để được yêu thương an ủi vỗ về? May biết cô có thể chọn hai điểm nhấn, nhưng điểm nhấn nào sẽ mạnh hơn để cô đặt nó vào điểm xoắn ốc Fibonacci?

Trương thị Kim Chi
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.228 giây.