logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/10/2022 lúc 03:16:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một « đồn công an » Trung Quốc ở Budapest, được cho là đang hoạt động mà bộ Nội Vụ Hungary không hay biết, ảnh chụp ngày 27/10/2022. Theo Safeguard Defenders, có ít nhất 54 « đồn công an » bất hợp pháp của Bắc Kinh trên khắp châu Âu. AP - Anna Szilagyi

Điểm mới duy nhất của Đại Hội Đảng 20 : Một tương lai bất định !
Về châu Á, Les Echos có bài viết của giáo sư kinh tế Stephen S. Roach của đại học Yale, nhận xét « Trung Quốc của Tập Cận Bình sẵn sàng cho xung đột ». Đại Hội Đảng lần thứ 20 vừa kết thúc đã chứng tỏ ý hướng của ông Tập, hy sinh tăng trưởng như một cái giá phải trả, dù đắt đỏ, cho an ninh quốc gia.
Theo tác giả, dù Đại Hội được tổ chức rất hoành tráng, được tuyên truyền ầm ĩ, nhưng chỉ là một sự kiện rỗng tuếch. Ai cũng biết Trung Quốc độc tài luôn nuôi tham vọng bành trướng và mang nặng dấu ấn ý thức hệ. Những gì được tiết lộ qua Đại Hội này, là một tương lai bất định đang chờ đợi, với những nguy cơ do chính chế độ tạo ra.
Ban lãnh đạo được công bố hoàn toàn phù hợp với việc Tập Cận Bình củng cố quyền hành trong nhiệm kỳ thứ ba. Có thể đã có một sự tranh giành chức thủ tướng, nhưng chẳng mấy quan trọng. Trong Trung Quốc của Tập Cận Bình, chức vụ trước đây là trung tâm trong mô hình lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, nay chỉ để làm cảnh. Lý Cường, bí thư Thượng Hải là khuôn mặt đại diện cho chính sách phong tỏa khắt khe, là tay chân ngoan ngoãn của ông Tập.
Vương Hỗ Ninh, một trong hai quan chức được ở lại Thường vụ Bộ Chính trị kỳ này, đáng chú ý hơn. Từ nhân vật số 4 được nâng lên số 3, vai trò của ông Vương dường như quan trọng hơn là biểu hiện bên ngoài. Vương Hỗ Ninh là người ủng hộ mạnh mẽ quan điểm nước Mỹ đang suy tàn. Cuốn sách « Hoa Kỳ chống lại Hoa Kỳ » của ông xuất bản từ năm 1991, vẽ ra bộ mặt u ám của một đất nước đang trên bờ vực khủng hoảng. Sự thăng tiến của ông Vương gây lo ngại xung đột Mỹ-Trung sẽ càng tăng lên.
Trung Quốc của Tập Cận Bình sẵn sàng cho xung đột
Về chiến lược, thông điệp chính của Đại Hội 20 là Trung Quốc tiếp tục đặt an ninh lên trên tăng trưởng. Nói cách khác, hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế, nhưng hoàn toàn theo điều kiện của ông Tập. Đó là quan điểm « thịnh vượng chung » nhằm giảm bớt bất bình đẳng, đánh vào lãnh vực tư nhân. Nạn nhân chủ yếu là các công ty internet, vốn rất năng động, giờ đây hoàn toàn suy sụp.
Vẫn theo Les Echos, nhưng hậu quả quan trọng nhất của Đại Hội là tầm vóc xung đột, với việc nhấn mạnh đến « sự phức tạp chưa từng thấy », « trầm trọng », « khó khăn ». Xung đột không chỉ liên quan đến Đài Loan, Biển Đông, áp lực của phương Tây về nhân quyền, mà nhất là chiến lược ngăn chận Trung Quốc của Hoa Kỳ. Chiến lược này đang được ông Joe Biden tăng cường qua lệnh cấm xuất khẩu công nghệ cao cho Trung Quốc, và cũng liên quan đến « đối tác không giới hạn » với Nga.
Như ông Tập đã khẳng định trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập, đảng Cộng Sản Trung Quốc là một đảng « bất khả chiến bại », một quân đội hiện đại hóa và tăng cường về số lượng làm trầm trọng thêm mối đe dọa từ Trung Quốc của Tập Cận Bình, một Trung Quốc sẵn sàng cho xung đột.
Hà Lan phát hiện công an Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp
Cũng liên quan đến an ninh, Le Figaro nói về những « đồn công an Trung Quốc bí mật ở Hà Lan ». Theo RTL Nieuws, « đồn » đầu tiên do công an thành phố Lệ Thủy (Lishui) tỉnh Chiết Giang mở tháng 6/2018, do hai cựu công an định cư ở Hà Lan lãnh đạo. 
Đơn vị này nằm trong danh sách 10 « đồn công an » hiệu quả nhất của Trung Quốc ở nước ngoài. Đồn thứ hai do một cựu quân nhân phụ trách, được thành phố Phủ Châu (hay Phúc Châu, Fuzhou) mở năm nay ở Rotterdam. Nhiệm vụ của họ là truy lùng các nhà đối lập với Bắc Kinh đang sống tại Hà Lan. Hôm thứ Ba RTL Niews đăng lời chứng của một thanh niên thường chỉ trích chính quyền Trung Quốc trên mạng xã hội, anh khẳng định thường xuyên bị các nhân viên công an này theo dõi trên đường phố, họ cũng gọi điện thoại nói về những nguy cơ cho cha mẹ anh nếu nếu anh không trở về Hoa lục.
Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc này. Nhưng các dân biểu đảng VVD và D66 trong liên minh cầm quyền đòi hỏi chấm dứt ngay các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc, tại một đất nước mà Nhà nước pháp quyền và tự do ngôn luận được coi là thiêng liêng, « không chờ đợi thêm dù chỉ một ngày ».
Ít nhất 58 « đồn công an » bí mật của Bắc Kinh ở châu Âu
Theo Le Figaro, thực ra vụ này còn vượt ra ngoài biên giới Hà Lan. Tổ chức phi chính phủ Safeguard Defenders hồi tháng Chín công bố kết quả điều tra, cho biết có ít nhất « 54 đồn công an bí mật » của Trung Quốc trên thế giới, trong đó khoảng 30 tại Liên Hiệp Châu Âu (EU): 3 ở Pháp (tập trung tại Paris), 8 ở Tây Ban Nha, 4 ở Ý, 3 tại Bồ Đào Nha, 2 ở Hungary...Ngược lại Đức chỉ có 1 « ăng-ten » loại này đặt tại Frankfurt. Tất cả nằm trong mục đích của Mặt Trận Thống Nhất dưới quyền đảng Cộng Sản nhằm kiểm soát cộng đồng Hoa kiều ở các nước, dựa vào các hiệp hội, phòng thương mại...
Từ khi báo cáo được công bố, chính phủ nhiều nước loan báo mở điều tra : Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ailen, Cộng hòa Sec, Đức và ...Hà Lan. Tuy nhiên Pháp hiện thời vẫn chưa liên lạc với tổ chức phi chính phủ trên, phía các định chế EU cũng vậy. Trong khi đó quan hệ Trung Quốc-EU sẽ được tranh luận sáng mai giữa 27 nước thành viên trong cuộc họp thượng đỉnh ở Bruxelles.
Bất chấp mọi phản đối, thủ tướng Đức vẫn để cho Trung Quốc mua cổ phiếu của cảng Hamburg
Một quyết định gây bất mãn. Báo Le Figaro cho biết, hôm qua chính phủ Đức, dưới áp lực của thủ tướng Olaf Scholf đã bật đèn xanh cho việc bán một số cổ phần công ty sở hữu cảng container Tollerort ở Hamburg cho công ty Cosco Trung Quốc, dù có đến 6 bộ chống đối. Đây là món quà của ông Scholz cho Tập Cận Bình trước chuyến thăm Bắc Kinh tuần tới. Tuy thủ tướng đã giảm tỉ lệ cổ phần bán cho Trung Quốc, thay vì 35 % ban đầu xuống còn 24,9 % nhưng tranh cãi vẫn chưa kết thúc.
Kinh tế Đức lệ thuộc Trung Quốc đến cỡ nào ? Berlin có thể làm gì nếu Tập Cận Bình đánh chiếm Đài Loan ? Làm thế nào hài hòa được giữa trao đổi thương mại và các giá trị khác, chẳng hạn việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nơi có nhiều nhà máy của Đức ? Những câu hỏi này được đặt ra khi chính quyền liên bang chuẩn bị một « chiến lược Trung Quốc » mới cho mùa xuân 2023.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 27/10/2022 lúc 03:19:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tập Cận Bình đưa tướng lĩnh thân cận vào Quân Ủy Trung Ương để phục vụ ý đồ xâm chiếm Đài Loan

UserPostedImage
Ảnh tư liệu do Tân Hoa Xã cung cấp: Chủ tịch Tập Cận Bình, kiêm chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, chụp hình với các tướng lĩnh với được thăng cấp trong một buổi lễ tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 06/09/2021. AP - Li Gang

Tại Đại Hội Đảng CSTQ bế mạc hôm 23/10/2022, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc lại việc Bắc Kinh sẽ “không bao giờ hứa từ bỏ việc sử dụng vũ lực” để giành quyền kiểm soát Đài Loan. Theo hãng tin Anh Reuters ngày 27/10, để đảm bảo cho thành công của chiến dịch tấn công Đài Loan một khi được khởi động, ông Tập đã đề bạt các tướng lãnh trung thành với mình vào Quân Ủy Trung Ương, cơ cấu lãnh đạo quân sự tối cao của lực lượng vũ trang Trung Quốc
Theo Reuters, giới quan sát cho rằng mặc dù Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc mới là cơ chế đưa ra quyết định cuối cùng về bất kỳ hành động nào về Đài Loan, nhưng Quân Ủy Trung Ương là bộ phận xây dựng và thực hiện kế hoạch tác chiến, và đó là một việc cần được tiến hành một cách nhanh chóng và dứt khoát.
Theo bốn nhà phân tích an ninh và bốn tùy viên quân sự tại Bắc Kinh, tình trạng Quân Đội Nga bị sa lầy ở Ukraina đã cho thấy rằng tốc độ của việc huy động lực lượng và tiến hành chiến dịch cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ kế hoạch nào tấn công Đài Loan nào của Trung Quốc, vừa để ngăn chặn các lực lượng Đài Loan vừa để quốc tế không kịp huy động trợ giúp.
Chuyên gia tư vấn chiến lược Alexander Neill tại Singapore nhận xét: “Nếu Tập Cận Bình quyết định “bóp cò súng” trên vấn đề Đài Loan, thì ông ấy không thể chấp nhận bất kỳ bất đồng quan điểm nào từ phía Quân Ủy Trung Ương.
Theo ông Neill, “để đảm bảo lợi thế, Trung Quốc sẽ phải hành động nhanh, nhanh như chớp” và điều đó không cho phép “bất kỳ một sự chần chờ nào”. Chuyên gia này khẳng định: “Đó luôn luôn là suy nghĩ của phía Trung Quốc về Đài Loan và sự bế tắc ở Ukraina đã khẳng định sự cần thiết phải tránh bị sa lầy vì một quá trình xây dựng hậu cần chậm chạp.”
Theo Reuters, trong hai nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Tập Cận Bình đã thanh trừng hàng nghìn sĩ quan với cáo buộc tham nhũng và cố gắng siết chặt quyền kiểm soát của Đảng trên Quân Đội. Lần này ông tiếp tục củng cố quyền chỉ huy lực lượng vũ trang và đã bổ nhiệm được ba tướng lãnh trung thành mới vào Quân Ủy Trung Ương, một cơ chế bao gồm 7 người, đồng thời gia hạn thêm tuổi nghỉ hưu cho người thân tín nhất trong quân đội của ông là tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia).
James Char, một nhà nghiên cứu quân sự tại Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Singapore, giải thích: “Việc phá vỡ tiền lệ (về tuổi hưu) cho phép ông Tập đạt được hai mục tiêu cùng một lúc: Đảm bảo là người lính hàng đầu của Quân Đội Trung Quốc vừa là người thông thạo chỉ huy tác chiến và vừa là người đáng tin cậy về mặt chính trị.”
Một số nhà phân tích và tùy viên quân sự ngoại quốc tại Bắc Kinh đã mô tả Quân Ủy Trung Ương khóa 20 này là một tập thể gắn kết chặt chẽ với nhau, vừa có kinh nghiệm hoạt động và lòng trung thành chính trị, vừa có liên quan đến chiến tranh cuối cùng của Trung Quốc là tấn công vào Việt Nam vào năm 1979.
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc Mỹ năm 2021, tướng Trương Hựu Hiệp 72 tuổi, thuộc thành phần dòng dõi trong Quân Đội Trung Quốc, mà người cha đã làm việc chung với người cha của ông Tập vào cuối cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1949.
Một trong người được ông Trương bảo trợ là tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), cũng đã được đề bạt vào Quân Ủy. Viên tướng này có kinh nghiệm với quân chủng Chi Viện Chiến Lược của Quân Đội Trung Quốc, một cơ chế bao trùm chiến tranh điện tử, chiến tranh mạng và không gian.
Người thứ ba là tướng Hà Vệ Đông (He Weidong), được cử là phó chủ tịch thứ hai của Quân Ủy Trung Ương, ngày sau tướng Trương Hựu Hiệp. Hà Vệ Đông chính là người đã giám sát các cuộc tập trận quân sự chưa từng có và các vụ thử tên lửa xung quanh Đài Loan vào tháng 8 mà Bắc Kinh tung ra để phản đối chuyến thăm Đài Bắc của lãnh đạo Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi.
Đội ngũ mới liên kết nhiều thế hệ quân sự, với việc đề bạt tướng Lưu Chấn Lập (Liu Zhenli), 58 tuổi, từng chỉ huy các lực lượng xung quanh Bắc Kinh và có kinh nghiệm trong lực lượng Cảnh Sát Vũ Trang Trung Quốc, và cùng với tướng Trương Hựu Hiệp, đã có kinh nghiệm chiến đấu từ cuộc chiến tranh với Việt Nam, kéo dài dai dẳng đến cuối những năm 1980.
Theo một tùy viên quân sự châu Á xin giấu tên, việc chọn những viên tướng có liên hệ với cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây là điều nhắc nhở rằng “dù đã có rất nhiều tiến bộ trong những năm gần đây, Quân đội Trung Quốc vẫn thiếu kinh nghiệm tác chiến hiện đại”.
Theo nhân vật này: “Tất cả các cuộc tập trận, thao diễn và diễu binh đều không thể thay thế được kinh nghiệm đó”.
Câu hỏi mà tùy viên này đặt ra là cho dù dàn lãnh đạo là Quân Ủy Trung Ương có thể thuần nhất như thế nào, nghi vấn vẫn dày đặc trên năng lực tác chiến thực thụ của Giải Phóng Quân Nhân Dân Trung Quốc.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.