logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/11/2022 lúc 04:52:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đất nước và nhân dân Mỹ lấy ngày chấm dứt Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Nhứt - vào ngày 11 tháng 11 năm 1918 – làm Ngày Cựu Chiến Binh, vào 11 giờ ngày thứ 11, tháng 11 hằng năm.

Nước Mỹ đã trải qua nhiều cuộc chiến, chiến tranh giành độc lập, thống nhứt, mở mang bờ cõi và chiến tranh chống độc tài tại nhiều nước trên thế giới. Cựu chiến binh là những người Mỹ, nam nữ, nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc, tình nguyện hay động viên, ra mặt trận làm nhiệm vụ giương cao chánh nghĩa tự do, dân chủ lịch sử của Mỹ mà nhân dân trên thế giới ước mơ.

Hàng năm chánh quyền và nhân dân Mỹ cử hành Ngày Cựu Chiến Binh khắp nơi trên đất Mỹ. Đặc biệt tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, người dân Mỹ đi viếng các đài tưởng niệm. Đứng ngây người trước Tượng Tổng Thống Lincoln với cái nhìn quyết tâm hy sinh cho nước Mỹ tự do và thống nhứt. Xúc động rung từng ngón tay sờ vào Bức Tường Đen với 58,000 danh tánh tử sĩ đã bỏ mình trong Chiến Tranh VN và Đài Tử sĩ Chiến Tranh Triều Tiên. Hồn thiêng các tử sĩ như còn phảng phất trong hơi thu se lạnh dưới bầu trời bao la của Tổ Quốc Mỹ.

Chánh quyền và nhân dân đất nước Mỹ này lúc nào cũng cảm thấy lương tâm chưa được yên vì chưa đãi ngộ xứng đáng những người con yêu của Tổ Quốc Mỹ. Những người Mỹ nam nữ đem mạng sống, tuổi hoa niên của mình để phục vụ Tổ Quốc Mỹ và các dân tộc trên thế giới cần Mỹ cứu khổn phò nguy. Theo thông kê được báo chí Mỹ phổ biến, gần đây còn khoảng 200,000 cựu chiến binh Mỹ không nhà, đa số là cựu chiến binh Chiến Tranh VN, Triều Tiên, Thế Chiến Hai, và trong đó có 2,000 người cựu chiến binh Chiến Tranh Iraq hay Afghanistan. Số cựu chiến binh không nhà chiếm 1 phần 4 tổng số người không nhà ở Mỹ.

Bên cạnh thảm cảnh không nhà người cựu chiến binh còn thêm một số nỗi khổ thân nữa. Bịnh hoạn cơ thể, thương tật. Bịnh hoạn tâm thần hậu quả căng thẳng sau chiến trận kéo dài. Có ít nhứt 70% cựu chiến binh Chiến Tranh Iraq và Afghanistan đã từng cận kề cái chết, pháo kích, mìn bẫy, phục kích. Căng thẳng tinh thần tạo nhiều di chứng ngay sau khi rời quân ngũ, có người chịu không nổi đã phải tự tử.

Chánh quyền và nhân dân đất nước này hiểu và cam thông sâu sắc nên có nhiều chương trình giúp đỡ và trị liệu. Làm không phải vì lý do nhân đạo như công tác từ thiện xã hội. Mà làm vì coi đó là nghĩa vụ của nhân dân và chánh quyền đối với những người chiến đấu, đi xa đánh trận vì danh dự, quyền lợi của đất nước và nhân dân Mỹ. Cựu chiến binh là những người ưu tiên trong chương trình xin housing của nhà nước. Những người này cũng được hưởng phúc lợi chẳng những của Bộ Cựu Chiến Binh mà của những người lợi tức thấp trong xã hội, của chánh quyền hành chánh nữa.

Theo phóng sự của CNN, nhiều dịch vụ phục vụ, phúc lợi được tăng cường, không những cho người không nhà mà cho những người có bịnh, nhứt la làm sao tránh cho cựu chiến binh sống cảnh không nhà. Các đoàn thể ngoài chánh quyền cũng tích cực góp một bàn tay lớn. Hội Cựu Chiến binh Chiến tranh VN giúp cho đồng đội cựu chiến binh Chiến Tranh Iraq, Afghanistan…. Bộ Cựu Chiến Binh và các tổ chức ngoài chánh phủ đã tung cán bộ ra đường, xuống gầm cầu, trạm xe lửa, dưới các mái hiên vắng người để thuyết phục cựu chiến binh đến quán ăn xã hội, phòng tạm trú qua đêm, đưa đến nhà thương để giúp đỡ. Có nhiều tổ chức nhân dân vì cựu chiến binh đi xa hơn, đứng đơn kiện tập thể, tại tòa yêu cầu nhà nước phải giải quyết nhanh chóng đơn xin hưởng phúc lợi thương tật cho những quân nhân giải ngũ trong vòng 90 ngày và 180 ngày nếu thượng cầu.


Trước đây Tổng Thống Bush đã ký ban hành đạo luật ngân sách, trong đó kinh phí quốc phòng $162 tỷ, kèm theo luật mới gọi là "G.I. Bill," tăng gia kinh phí dành cho quyền lợi giáo dục của những cựu chiến binh đã phục vụ từ sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, nước Mỹ bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố.

Nghị Sĩ Barack Obama khi tranh cử tổng thống, đã nhấn mạnh đến vấn đề cựu chiến binh. Ông hứa sẽ giải quyết vấn đề quyền lợi cho cựu chiến binh, trong đó có một việc cụ thể là, tăng phúc lợi cho cựu chiến binh để bắt kịp với tỷ lệ vật giá gia tăng.

Đặc biệt cựu chiến binh Chiến tranh VN có sáng kiến làm nức lòng chiến sĩ Mỹ đi xa đánh trận về. Một buổi lễ tiêu biểu nhiều ý nghĩa đã được cử hành ngay ngày cựu Chiến binh ở Salemme / Oceanside, Thứ Ba 11 tháng 11, năm 2008. Cựu Chiến Binh Bob Wolford và đoàn cựu chiến binh Chiến tranh VN của Mỹ tặng mỗi ngưòi quân nhân của Đại Đội Quân Cảnh 293 ở Căn cứ Stewart hoàn thánh nhiệm vụ trở về Mỹ, đạt chân lại trên đất Mỹ.

Sẽ thiếu nếu không nói đến nhựng cựu chiến binh người Việt trên nước Mỹ. Đã tái tập họp trong đại hội toàn quân. Đã vào hàng lại từng quân binh chủng. Hầu hết những danh xưng đơn vị lớn và quân binh chủng đều có mặt trên nước Mỹ. Hầu hết những cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN đều có mặt những cựu chiến sĩ Quân Lực VNCH. Nhiều người dù sống đời dân sự trên con đường lưu vong, nhưng lòng còn ở trong Quân Đội, tự thấy mình chưa giải ngũ, còn vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh trong cuộc “chiến tranh khác” là đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN.

Dù theo truyên thống lễ nghi quân cách VNCH, việc phủ quốc kỳ và phò săng dành cho quân nhân tử trận. Nhưng chữ chiến sĩ rộng hơn chiến binh là quân nhân. Nhiều quân dân cán chính VNCH sau Chiến Tranh VN trở thành chiến sĩ đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền ở hải ngoại. Ngày cuối đời, trong phút lâm chung mong mỏi, dặn dò đồng đội, bè bạn quân dân cán chính, tổ chức mà mình đã gia nhập và sinh hoạt, và gia đình, lời dặn dò thiêng liêng và thống thiết:. “Xin được phủ quốc kỳ VN trên linh cữu của tôi.” Một lòng trung thành với Tổ Quốc VN tới chết.

Một lời nhắn phục vụ chánh nghĩa Tự Do, Dân Chủ VN đến hơi thở cuối cùng. Như cựu Đại Tá Lý Bá Phẩm, một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thuần thành, một quân nhân VNCH tình nguyện dặn gia đình xin với Ban Trị Sự PGHH khi từ trần ở Mỹ, xin được treo trần già tiêu biểu của PGHH trên cao của bàn thờ linh vị và xin với tổ chức cựu quân nhân VNCH được phủ quốc kỳ trên linh cữu. Một người “một đời một đạo đến ngày chung thân.” Một quân nhân vẹn tròn khí tiết với quốc gia dân tộc VN. Một truyền thống tốt đẹp của cựu chiến binh VNCH đã phát triển trên đất Mỹ.

Vi Anh
*Trùng chủ đề
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.