logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/11/2022 lúc 05:07:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một người dân địa phương, bà Valentyna Buhaiova mừng rỡ mang hoa tặng, ôm chầm lấy các chiến sĩ giải phóng Ukraina ở ngoại ô Kherson, ngày 12/11/2022. REUTERS - VALENTYN OGIRENKO

Kherson, thành phố lớn nhất mà Ukraina vừa tái chiếm, có thể là bước ngoặt cho cuộc chiến. Mới sáu tuần lễ trước Putin hùng hồn tuyên bố Kherson thuộc về Nga vĩnh viễn, nay quân Nga phải tháo chạy lần nữa, sau trận Kiev và Kharkiv. Dù chông gai còn nhiều, nhưng có thể bắt đầu mơ đến một Ukraina dân chủ, ổn định và thịnh vượng thời hậu chiến.
Kherson, chiến thắng lớn nhất của Ukraina kể từ đầu cuộc xâm lăng
Tái chiếm Kherson (280.000 dân) là chiến thắng lớn nhất của Ukraina kể từ đầu cuộc xâm lăng, sau cuộc phản công thần tốc để giành lại Izium (45.000 dân) hồi tháng Chín. Bộ trưởng quốc phòng Nga loan báo đã « tái phối trí » 30.000 quân cùng với 5.000 xe quân sự, thiết bị ở hữu ngạn sông Dniepr, « không để lại một ai phía sau ». Nhưng các hình ảnh trên mạng xã hội ngược lại cho thấy một cuộc rút lui hỗn loạn, quân Nga qua sông bằng cầu phao tạm bợ, bỏ lại quân phục và vũ khí. Trong một video, một lính Nga khẳng định đơn vị đã được lệnh mặc thường phục và tự tìm phương tiện để rút chạy. 
Libération và Le Figaro số cuối tuần đều đánh giá đây là bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến. L'Express giải thích « Kherson : Vì sao việc Nga rút quân là chiến thắng lớn của Ukraina ». Dân chúng Kherson « mãi mãi là công dân của chúng tôi », cùng với Zaporijia, Luhansk và Donetsk - Vladimir Putin đã hứa hẹn như vậy trong buổi lễ sáp nhập 30/09. Chưa đầy sáu tháng sau, quân Nga lại phải tháo chạy lần nữa, sau khi rút khỏi Kiev cuối tháng Ba và Kharkiv giữa tháng Chín.
Tướng Dominique Trinquand, nguyên trưởng phái đoàn Pháp ở Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh: « Đó là chiến thắng quan trọng của Ukraina. Cuộc tấn công có phương pháp để cắt đứt lực lượng Nga ở hữu ngạn khỏi các đường tiếp liệu phía sau, đã đặt quân Nga vào tình thế khốn đốn. Hoặc chiến đấu đến cùng tuy biết rằng trước sau gì cũng bị đánh bật, hoặc rút sang tả ngạn ». Cuộc rút quân - một sự nhục nhã cho Putin – rất vất vả vì Kiev sau khi phá hủy những chiếc cầu bắc ngang sông Dniepr đã oanh kích những cầu phao của Nga, và chừng như đã có một thỏa thuận ngầm vì Ukraina không truy sát gắt gao quân Nga qua sông.
Mặt trận sẽ tạm lắng một thời gian
Theo Courrier International, suốt cả ngày 11/11, tất cả báo chí và truyền hình Ukraina đều chăm chú theo dõi diễn tiến ở Kherson và vùng ngoại vi, cho đến khi chắc chắn rằng quân đội Ukraina sẽ giải phóng thành phố. Tiếp theo sẽ là gì ? L’Express nhận thấy dòng sông Dniepr là rào chắn thiên nhiên khiến lực lượng Ukraina sẽ không nhanh chóng vượt qua, hơn nữa Matxcơva đã bố phòng bên tả ngạn nhiều khẩu pháo. Mặt trận sẽ yên tĩnh chừng vài tháng. Quân Nga có thể hoàn hồn, phải bảo vệ ít lãnh thổ hơn, có thêm lính động viên tăng viện.
Tướng Úc Mick Ryan cho rằng ông Serguei Sourovikine sẽ bố trí lại những đơn vị tác chiến và yểm trợ, cũng như lực lượng dự bị ở miền nam và miền đông. Chuyên gia Mathieu Boulègue của Chatham House nhận định, Nga tin rằng mùa đông bất lợi cho những cuộc phản công lớn, họ muốn kéo dài cuộc xung đột để việc chiếm đóng trở thành chuyện đã rồi trước mùa xuân.
Về phía Ukraina không muốn ngưng chiến đấu. Những bất ngờ chiến thuật có thể diễn ra, vì Nga chưa củng cố được tất cả chiến tuyến, nhất là ở Zaporijia. Quân Nga có thể bị đẩy lui, và một sự đột phá có thể dẫn đến hiệu quả domino, cho dù khó có khả năng này. Matxcơva không loại trừ kịch bản trên : những hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy những chiến hào mới đào trên tuyến đường nối với bán đảo Crimée. Theo Mathieu Boulègue, sự kiện Nga rút khỏi Kherson chỉ là một giai đoạn, trong một cuộc chiến còn lâu mới kết thúc.
Niềm vui chiến thắng và những thách thức sắp tới
Courrier International trích dịch tường thuật của truyền thông các nước. Trong số « những cảnh tuyệt vời » mà The Guardian nhận thấy trên quảng trường Svoboda của Kherson, là cảnh hai người đàn ông vui mừng tung một nữ quân nhân lên cao, cảnh dân chúng thành phố được giải phóng quấn lá cờ xanh vàng quanh người. Những giọt nước mắt và nụ cười của « đám đông cư dân hân hoan » đến đón mừng đoàn quân của nước mình trong tiếng còi xe và những bài hát vinh danh người lính chiến. Người dân xúc động ôm lấy những chiến binh, tặng hoa, hô vang « Vinh quang cho Ukraina ! Vinh quang cho những người hùng ! »
Những hình ảnh lễ hội này tương phản với cảnh tháo chạy của Nga. Washington Post coi đây là « thất bại chính trị và quân sự lớn nhất của Vladimir Putin trong cuộc chiến tàn bạo tám tháng rưỡi qua của ông ta ». New York Times lưu ý « Khi phải loan báo những tin xấu, khó thể tìm thấy Putin ».  hôm thứ Tư ông ta để cho tướng Serguei Sourovikine « là khuôn mặt của thất bại ». Tờ Times nhấn mạnh, « Putin ngày càng khó giữ khoảng cách với những trận thua, đang dần xói mòn hình ảnh một nhà lãnh đạo bất khả chiến bại », tuy chiếc ghế của ông ta vẫn chưa bị đe dọa.
Một chuyên gia trên Washington Post cho rằng tổng thống Nga luôn nghĩ là Ukraina sẽ phải đầu hàng khi mất đi sự ủng hộ của phương Tây từ nay cho đến sang năm. Suddeutsche Zeitung cũng cho là việc Nga rút khỏi Kherson không dẫn đến kết thúc chiến tranh, hơn nữa Kiev không muốn đàm phán. CNN cho biết Nga vẫn còn kiểm soát 60 % Kherson và kênh dẫn nước vào Crimée. El País nói thêm, đập Nova Kakhovka ở đông bắc Kherson đã bị hư hại, ngoài nguy cơ lụt lội, nếu đập này vỡ thì nhà máy điện nguyên tử Zaporijia sẽ không đủ nước làm nguội các lò phản ứng.
Khó có khả năng Putin dùng vũ khí nguyên tử
Về Vladimir Putin, Le Point nhận thấy những nét tương đồng giữa tổng thống Nga và Oussama Ben Laden, thủ lãnh Al Qaida. Cả hai đều coi cuộc chiến của mình là « Thiện » chống lại « Ác », tố cáo bị « Đại Sa-tăng » (Mỹ) hay « phát-xít » (Ukraina) tấn công. Thế nhưng chính chế độ của Putin đã xâm lăng nước láng giềng, phạm những tội ác ghê tởm với thường dân, triển khai lính đánh thuê đi bảo vệ những tên độc tài khát máu như Assad, bỏ tù đối lập, bóp nghẹt báo chí, tham nhũng…Sự đoàn kết của phương Tây nhằm trợ giúp Ukraina liệu có tiếp tục ? Đó là vấn đề trong những tháng sắp tới, « nếu muốn tránh khả năng Sa-tăng thứ thiệt chiến thắng ».
Giáo sư Dan Reiter giải thích trên L’Express « Vì sao không nên lo sợ trước một Putin tuyệt vọng (với mối đe dọa nguyên tử) ? ». Có nhiều lý do, riêng với hạt nhân thì từ năm 1945 đã nhiều lần các cường quốc nghĩ đến việc sử dụng bom nguyên tử trước đối thủ không có loại vũ khí này, nhưng rốt cuộc từ bỏ ý định. Chẳng hạn Hoa Kỳ ở Việt Nam và Afghanistan, Pháp trong cuộc chiến Algérie, Trung Quốc trong cuộc xâm lăng Việt Nam thập niên 70 và 80, Liên Xô ở Afghanistan trong thập niên 80.
Cũng trên L’Express, cựu đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, Boris Bondarev cho rằng « Putin quá yêu cuộc sống sang trọng của ông ta để có thể dùng đến vũ khí hạt nhân », có thể dẫn đến một cuộc chiến làm chính ông phải bỏ mạng. Và một khi Putin còn tại vị thì không thể đàm phán với bất kỳ ai khác.
Khodorkovsky : Chưa phải là lúc để Kiev đàm phán
Nhưng liệu có nên ngồi vào bàn thương thảo lúc này ? Tỉ phú Nga lưu vong Mikhail Khodorkovsky giải thích trên The Economist « Bây giờ không phải là thời điểm để gây áp lực về hòa đàm ». Không ít nhân vật nổi tiếng đã sốt ruột thúc giục, để không phải mất thêm nhiều sinh mạng và tiền bạc. Tuy nhiên đây đã là cuộc chiến thứ tư của Vladimir Putin, sau Chechnya, Gruzia và Syria. Putin và những người thân cận cả đời chỉ biết đến luật giang hồ của mafia, đặt quyền lực lên trên tất cả. Nếu đối thủ lùi bước và đề nghị thương lượng, ông ta sẽ tập trung sức chiếm toàn bộ hoặc ít nhất hai phần ba lãnh thổ Ukraina, áp đặt tối hậu thư cho NATO, bắt bí Moldova và các nước Baltic.
Tuy nhiên hiện thời Putin đang cần tạm ngưng khoảng một năm để lấp đầy kho vũ khí đã bị vơi hẳn. Mọi cuộc đàm phán đều gây tổn hại cho tinh thần chiến đấu của quân đội Ukraina, có vẻ như « đâm sau lưng chiến sĩ ». Hơn nữa, làm sao chắc chắn rằng sau một năm sẽ không có cuộc tấn công khác ? Theo nhà đối lập, chiến tranh chỉ kết thúc khi nào chế độ Kremlin thay đổi.
Ukraina và giấc mơ hòa bình
Dù vậy The Economist vẫn lạc quan nghĩ đến tương lai, đặt ra vấn đề « Làm thế nào một đất nước ổn định và thịnh vượng có thể nổi lên sau chấn thương từ cuộc xâm lăng của Nga ». Tờ báo hình dung ra một Ukraina toàn thắng vào năm 2030, đó là một quốc gia dân chủ chuẩn bị gia nhập Liên Hiệp Châu Âu (EU). Công cuộc tái thiết gần như hoàn tất, kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, đủ sạch và đa dạng để tách rời các tài phiệt tham nhũng, có nền an ninh vững chắc. Chẳng phải là Matxcơva không muốn xâm lăng lần nữa, nhưng nghĩ rằng sẽ không thành công.
Hiện nay đội quân Nga rệu rã đã rút khỏi Kherson, chiến tranh còn tiếp diễn. Nhưng việc Ukraina và các nhà tài trợ bắt đầu nghĩ đến thời hậu chiến và bảo đảm răn đe những kẻ xâm lược tiềm năng tương lai là điều logic, vì những tháng tới sẽ quyết định thập niên này kết thúc như thế nào. Người Ukraina ngã xuống để đất nước họ có quyền được quyết định tương lai của mình. Nếu áp đặt hòa bình cho Ukraina, nền hòa bình này ít có cơ hội bền vững. Chối từ chiến thắng của Ukraina, Nga tạo ra một quốc gia thất bại ở biên giới phương Tây, Vladimir Putin hay những người kế nhiệm sẽ đe dọa an ninh của toàn NATO.
Phương Tây đang trợ giúp vũ khí, tiền bạc một cách chừng mực, gia tăng quân viện mỗi lần Kiev gặp khó khăn nhưng không muốn giúp máy bay và đạn pháo tầm xa, sợ rằng Ukraina sẽ đi xa hơn. The Economist cho rằng Ukraina cần được coi là đối tác hơn là một nước xin viện trợ. Cần có một kế hoạch ổn định với các đồng minh, để dù tổng thống Mỹ sắp tới là ai, Kiev vẫn được hỗ trợ đều đặn. Kế hoạch này phải bao gồm cả tái thiết để khôi phục lại cuộc sống người dân, hơn nữa nếu kinh tế suy sụp thì dân chủ cũng thất bại.
Các nhà tài trợ họp ở Berlin trong tháng Mười ước tính việc tái thiết trong hai năm đầu có thể tốn đến 100 tỉ đô la, và giai đoạn kế tiếp - một kế hoạch Marshall cho Ukraina - có thể còn tốn kém nhiều hơn. Khoảng vài chục chính phủ và các tổ chức tín dụng đa phương sẽ tham gia xây dựng nền tảng để thu hút thêm vốn của các nhà đầu tư tư nhân. Song song đó Kiev phải củng cố mục tiêu chống tham nhũng đã đặt ra trong thời chiến. Ukraina cũng cần kiểm soát được lối vào Hắc Hải.
Phương Tây viện trợ cho Kiev : Không phải làm từ thiện mà là tự vệ
Khi tiếng súng ngưng, Nga sẽ nhanh chóng tái vũ trang, và chính phủ Kiev cần có được bảo đảm an ninh của phương Tây, chắc chắn hơn là thỏa thuận đã không răn đe nổi Putin năm 2014. Trở nên thành viên của NATO sẽ là một tiêu chí bằng vàng, nhưng Mỹ và nhiều đồng minh không muốn xung đột trực tiếp với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể ngăn trở.
Một phương án khác mô phỏng quan hệ giữa Mỹ và Israel : một hiệp ước an ninh mang tính ràng buộc giữa Kiev và các đồng minh, với những cam kết về pháp lý và chính trị. Một số nước bảo đảm ủng hộ về quân sự, tài chánh và về tình báo nếu Nga tấn công, số khác cam đoan sẽ trừng phạt. Kế hoạch này cũng dự trù chuyển giao vũ khí và đầu tư vào quốc phòng Ukraina trong nhiều thập niên.
Cũng không nên ảo tưởng : kỹ nghệ vũ khí phương Tây giảm sút sau khi Liên Xô sụp đổ, hiện đang vất vả trong việc cung cấp thiết bị, đạn dược cho Ukraina, cũng khó thể vượt qua Nga một khi nước này lại khởi động sản xuất sau khi chiến tranh kết thúc. Công việc tăng cường sản xuất vũ khí cần được tiến hành ngay lập tức. Một nỗi lo khác là sức ép cử tri, các cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Roma, Praha, và Mỹ còn có mối ưu tư khác là Trung Quốc.
Phương Tây nên hiểu rằng chi ra nhiều tỉ đô la ở Ukraina không phải là hành động từ thiện, mà là tự vệ. Trong những thập niên vừa qua, cứ vài năm là Matxcơva lại khởi động những cuộc chiến bên ngoài biên giới. Sự ủng hộ rụt rè đối với Ukraina không làm Putin dịu đi. Nếu ông ta khống chế được Kiev, các thành viên NATO sẽ là những mục tiêu kế tiếp. Giấc mơ chiến thắng của Ukraina bảo đảm được một nền hòa bình bền vững không chỉ cho 43 triệu dân Ukraina, mà cả cho đông đảo người dân trên toàn châu Âu.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.