logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/12/2022 lúc 07:36:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Chính quyền bắt giữ và xét xử nhiều nhà hoạt động trong năm 2022

Nhân dịp kỷ niệm 74 ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 và trước thềm năm 2023, RFA điểm lại tình trạng nhân quyền Việt Nam trong năm qua.
Nhận định chung
“Vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã leo thang một cách nghiêm trọng. Những hành động của Chính quyền Việt Nam mang rõ ý định quét sạch những gì còn sót lại của phong trào bất đồng chính kiến trong nước” - Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Châu Á của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) nhận định chung về tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm qua với RFA.
Ông Phil đánh giá hầu như không có sự cải thiện nào về tình hình nhân quyền ở quốc gia độc đảng này. Những ai thực thi quyền con người của mình đều phải đối mặt với một loạt các hành vi lạm dụng quyền lực. Ông Phil nói cái gọi là luật "An ninh quốc gia" hình sự hóa các hành động của họ. Thời gian giam giữ dài trước khi xét xử và các bản án bỏ túi do Đảng quyết định ngày càng nặng nề.
Sự đe dọa và đàn áp của Chính quyền Việt Nam đã trở thành một cỗ máy và có hệ thống, nhằm mục đích bỏ tù tất cả những người dám lên tiếng chống lại Đảng và Chính quyền:
“Chính phủ Việt Nam hầu như rất ít cải cách các chính sách lạm dụng quyền của mình, bao gồm lao động cưỡng bức diễn ra phổ biến ở các trung tâm giam giữ ma túy bắt buộc, đánh đập và tra tấn có hệ thống trong khoảng thời gian giam giữ trước khi xét xử, ngược đãi trong tù và việc tiếp tục áp dụng án tử hình.
Bà Joe Freeman, đại diện văn phòng khu vực của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty Internatinal) bình luận với RFA rằng trái ngược với hình ảnh mà Chính quyền Việt Nam thể hiện khi họ tham gia vào Liên Hợp Quốc, tình hình nhân quyền ở nước này ngày càng tồi tệ.
“Thay vì thực hiện các nghĩa vụ nhân quyền của mình, Chính phủ Việt Nam liên tục mở rộng mục tiêu đàn áp, từ các nhà hoạt động độc lập đến lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ môi trường, nhà báo và Facebooker từ cuối năm 2021 đến nay.”
Điều mà ông Phil Robertson đánh giá là điểm sáng hiếm hoi của nhân quyền Việt Nam trong năm 2022 là chính sách ngừng phân loại LGBT là bệnh tâm thần và cần được điều trị bắt buộc. Tuy nhiên, theo ông Phil:
“Mặc dù đây là một bước đi tích cực, tuy nhiên, mục tiêu của nó chỉ là chấm dứt một chính sách có hại, thay vì chủ động hướng tới việc đảm bảo bình đẳng và không phân biệt đối xử cho cộng đồng LGBT.”
Đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
Vào tháng 10/2022, Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 trong khi thành tích về nhân quyền Việt Nam bị đánh giá là tồi tệ, liên tục bị các tổ chức quốc tế chỉ trích, kêu gọi cải thiện. 
Một ngày trước cuộc bỏ phiếu, một nhóm các tổ chức nhân quyền quốc tế gồm Ân xá Quốc tế, Article 19, Giám sát Nhân quyền và Ủy ban Luật gia Quốc tế - ICJ đã đưa ra thông cáo đòi hỏi Việt Nam phải có những cải thiện về tình hình nhân quyền để đáp ứng yêu cầu trở thành thành viên Hội đồng. 
Chính phủ Việt Nam dùng “thành tích” này để tích cực tuyên truyền rằng “những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao.”
Việt Nam trong năm qua nhiều lần bị quốc tế chỉ trích và thuộc nhóm chót bảng trong các báo cáo về nhân quyền của các tổ chức nhân quyền quốc tế như Uỷ ban bảo vệ ký giả (CPJ), Ân xá Quốc tế hay tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế.
Bà Joe Freeman cho biết kể từ khi tuyên bố ứng cử vào vào Hội đồng Nhân quyền ngày 22/2/2021, Chính quyền Việt Nam đã giam giữ, bắt giữ hoặc kết án ít nhất 48 nhà báo, nhà hoạt động và lãnh đạo NGOs về các tội tùy tiện từ "lợi dụng các quyền tự do dân chủ", "tuyên truyền chống Nhà nước" đến "trốn thuế". Họ đã liên tục tấn công bất cứ ai chỉ trích họ trong năm qua và không có dấu hiệu chậm lại.
Ngày 2/12 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Bliken công bố quyết định đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt vì can dự vào hay dung thứ cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo.
Bỏ tù nhà hoạt động chính trị
UserPostedImage
Ông Bùi Tuấn Lâm, biệt danh là "Thánh rắc hành" bị bắt hồi tháng 9/2022. Ảnh: Fb Bùi Tuấn Lâm


Theo thống kê của Đài Á châu Tự do, trong năm 2022, có ít nhất 22 người đã bị bắt theo Điều 117 Bộ luật hình sự (BLHS) - Làm, tàng trữ phát tán tài liệu thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà nước, và Điều 331 BLHS - Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ông Phil Robertson cho biết thêm rằng Chính phủ Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 160 tù nhân chính trị, cùng với với 20 đến 30 người khác đang bị tạm giam điều tra chờ xét xử. Điều này khiến cho Việt Nam trở thành quốc gia tồi tệ thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Chính quyền quân đội Myanmar, về việc bỏ tù các nhà hoạt động chính trị.
Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Đảng Việt Tân, một tổ chức thường xuyên vận động cho nhân quyền Việt Nam nói với RFA rằng trong năm qua, dù Chính quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục tăng cường bắt người, vẫn còn nhiều tiếng nói chỉ trích nhà nước trên mạng xã hội:
“Đầu tiên là Đảng cộng sản Việt Nam cố gắng kiếm kiểm soát mạng xã hội, dập tắt các tổ chức xã hội dân sự và tiếp tục bắt người bỏ tù.
Đồng thời, xu hướng thứ hai là mặc dù có sự trấn áp nhưng nhiều người Việt Nam vẫn lên tiếng, bằng chứng là có rất nhiều người ở trên mạng xã hội vẫn lên tiếng trình bày quan điểm về những hành động bất công, ví dụ việc cảnh sát đánh người.”
Tự do biểu đạt
UserPostedImage
Hai vợ chồng ông Nguyễn Thái Hưng và bà Vũ Thị Kim Hoàng bị bắt khi đang livestream. Ảnh: RFA edited

Rất nhiều trong số những người bị bắt theo điều 117 và 331 BLHS trong năm qua vì sử dụng mạng xã hội để bàn luận về các vấn đề chính trị xã hội mà bị Chính quyền cho là nguy hại cho sự cầm quyền của chế độ.
Trong đó, có vợ chồng ông Nguyễn Thái Hưng và bà Vũ Thị Kim Hoàng ở Đồng Nai bị bắt hồi tháng một, khi đang livestream trên YouTube nói về chế độ Cộng sản.
Ông Bùi Tuấn Lâm, hay còn biết đến với biệt danh là “Thánh rắc hành”, bị bắt vào ngày 7/9 theo điều 117 BLHS. Cơ quan điều tra nói với báo chí trong nước rằng ông Lâm thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đăng tải nhiều bài viết, video, livestream có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; cổ súy các hoạt động chống Đảng, Nhà nước…
Những người khác như ông Đặng Đăng Phước, Nguyễn Sơn Tùng, Võ Thanh Thời… bị bắt theo điều 117 đều bị cáo buộc là có sử dụng mạng xã hội để đăng tải các bài viết, video chống phá Nhà nước. 
Theo ông Phil Robertson, Quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng khi Chính phủ ban hành Luật An ninh mạng nhằm trấn áp những người dám lên tiếng chỉ trích, chống lại các chính sách hoặc hành động của Nhà nước. 
Đồng thời, Việt Nam cũng tìm mọi cách buộc các công ty truyền thông mạng xã hội như Facebook hay Google phải gỡ bỏ bất kỳ nội dung nào bị cho là khiêu khích hoặc thách thức các đặc quyền của Chính phủ.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết trong năm 2022 đã yêu cầu gỡ bỏ 16 nhóm Facebook, ngăn chặn sáu kênh Youtube do có hành vi tung tin giả, tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục. Bộ này cũng yêu cầu thanh tra hoạt động quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, nếu phát hiện các quảng cáo vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia thì sẽ ngăn chặn ngay.
Bộ Công an hồi tháng 8 kiến nghị phải siết quản lý Facebook, Google. Một trong các nguyên do bộ này đưa ra là “nhiều đối tượng triệt để lợi dụng tính năng của mạng xã hội để tuyên truyền, vu cáo, ý đồ kích động chống Đảng, Nhà nước, gây rối loạn về thông tin…
Hồi đầu tháng 9, một nữ streamer bình luận trong một video rằng “Chủ tịch nước hói do xem phim 18+’. Ngay sau đó, cô này bị Phòng An ninh Chính trị Nội bộ thuộc Công an tỉnh Thái Bình xử phạt hành chính 10 triệu đồng. Lý do phạt hành chính được nói là “phát ngôn sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.
Tự do báo chí
Vào tháng 5, Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới (RSF) công bố bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2022.
Việt Nam xếp ở vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, tăng một hạng so với năm ngoái, và là quốc gia có số nhà báo bị bỏ tù đứng thứ ba trên Thế giới.
Bình luận với RFA vào về tình hình Tự do báo chí Việt Nam hồi tháng 5/2022, Luật sư Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập Luật khoa Tạp chí khẳng định tình hình tự do báo chí ở Việt Nam rất ổn định, luôn luôn xếp gần cuối bảng, theo các bảng xếp hạng tự báo chí.
Ông Long cho rằng Chính quyền Việt Nam chắc chắn vừa là người trực tiếp, công khai tung tin vịt, vừa "chống lưng" cho nhiều nguồn tin vịt có độ phủ rất lớn. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện các tác nhân phi nhà nước chủ động tung tin vịt và cũng rất thành công. Chính quyền không phải là thủ phạm duy nhất, nhưng chắc chắn là thủ phạm chính và là thủ phạm có nguồn lực dồi dào nhất.
Về tình hình báo chí trong nước, các ban ngành như Ban Tuyên giáo, Bộ TT&TT, Hội nhà báo Việt Nam… luôn kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của báo chí.
Vào tháng 6/2022, phát biểu trong Lễ trao Giải báo chí Quốc gia lần thứ 16, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu báo chí cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong báo chí, tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt và định hướng dư luận xã hội…
Bộ TT&TT cho biết kể từ tháng 10/2022, Bộ này sẽ đẩy mạnh xử lý triệt để tình trạng “báo hoá” tạp chí, biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí.
Vào tháng 7, Báo Pháp Luật Việt Nam - cơ quan của Bộ Tư pháp bị Thanh tra Bộ TT&TT phạt tổng cộng 325 triệu đồng và đình bản trong thời hạn ba tháng vì 13 lỗi vi phạm. Tờ báo này bị cho là “đăng tải nhiều bài viết có nội dung mang tính suy diễn, không có cơ sở, đăng tải nội dung thông tin không thống nhất, thể hiện quan điểm và cách nhìn nhận trái ngược nhau về cùng một vụ việc là thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí.”
Tự do hội họp, lập hội
Sau khi đã đàn áp, bỏ tù hầu hết lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự độc lập, đối lập ở Việt Nam khiến cho gần như không một hội đoàn nào có thể hoạt động công khai được nữa, thì trong năm qua, Chính quyền Việt Nam tiếp tục thực hiện chiến dịch đàn áp nhắm tới các tổ chức xã hội dân sự có đăng ký hợp pháp trong nước. 
Ông Phil Robertson nói rằng Chính phủ Việt Nam đang có các động thái mở rộng sự kiểm soát của mình đối với các nhóm xã hội dân sự trong nước và quốc tế. Việc bỏ tù bốn nhà hoạt động môi trường vì động cơ chính trị nhưng danh nguỵ tạo danh trốn thuế, và ban hành các quy định mới đối với các tổ chức phi chính phủ quốc tế là nhằm hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động của họ.
UserPostedImage
Ba nhà hoạt động môi trường nổi bậc bị bắt. Ảnh: RFA edited
Ba nhà hoạt động môi trường nổi bậc của Việt Nam là bà Nguỵ Thị Khanh (Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh - GreenID), Ông Mai Phan Lợi (Chủ tịch hội đồng khoa học Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng - MEC) và luật gia Đặng Đình Bách (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững - LPSD) cùng bị kết án tù vì tội Trốn thuế, theo Điều 200 BLHS.
Hồi tháng 10, ngay sau khi Việt Nam giành được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ, tổ chức HRW và các nhóm về môi trường đã ra thông cáo kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải thực hiện các cam kết về nhân quyền trong cương vị mới của mình. Đó là trả tự do ngay lập tức cho các nhà hoạt động môi trường nêu trên.
Một tổ chức có đăng ký khác là Viện Nghiên cứu công nghệ và phát triển Sena vào ngày 14/7 đã bị đình chỉ hoạt động để thực hiện các thủ tục giải thể do viện này vi phạm quy định về thành lập, đăng ký hoạt động.
Đến ngày 27/7, Tiến sỹ Nguyễn Sơn Lộ, 74 tuổi, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển Sena khởi tố theo điều 331, bị khám xét chỗ ở và nơi làm việc, bị cấm đi khỏi nơi cư trú, và có quyết định tạm hoãn xuất cảnh, tuy nhiên ông chưa bị bắt.
Ngoài ra, Chính quyền cũng ngăn chặn quyền Tự do hội họp một cách ôn hoà của người dân. Hồi ngày 16/7, một buổi toạ đàm về văn hoá Ukraine được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển Sena ở Hà Nội nhưng đã bị phá rối giữa chừng, trong khi một số người bị công an canh cửa không cho đến dự.
Quyền được xét xử công bằng
Một luật sư nhân quyền hiện đang ở trong nước, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn cho biết trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, mà Việt Nam đã tham gia ký kết đều có điều khoản “Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền độc lập không thiên vị.”
Trong Hiến Pháp, Luật Toà án Nhân dân và BLHS Việt Nam đều có những quy định rõ rằng Thẩm phán và Hội thẩm là độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức hay cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo vị luật sư này thì “Về cơ bản, pháp luật Việt Nam có những quy định rõ ràng về việc xét xử độc lập, công khai. Tuy nhiên trên thực tế thì dường như người ta đã bỏ qua những điều mà pháp luật đã quy định.”
Ông lấy ví dụ là vụ án “Tịnh thất Bồng Lai”. Trong vụ án này, công an Long An vừa là bị hại, vừa là cơ quan điều tra, cơ quan giám định thì không thể nào là độc lập, công bằng được. Trong phiên toà phúc thẩm, các bị báo liên tục bị chủ toạ ngắt lời, không cho phát biểu trọn vẹn lời nói sau cùng.
Ngày 25/8/2022, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở phiên toà phúc thẩm nhà báo Phạm Đoan Trang. Tuy nhiên, dù được thông báo là công khai, gia đình và đại diện ngoại giao đoàn của một số quốc gia dân chủ không được nhà chức trách Việt Nam cho phép vào dự phiên toà. Điều này xảy ra ở hầu hết các vụ án liên quan đến an ninh, chính trị ở Việt Nam.
Điều kiện giam giữ khắc ngiệt
Điều kiện giam giữ đối với những người bị bắt vì liên quan tới yếu tố chính trị là vô cùng khắc nghiệt. Trong suốt thời gian điều tra, những người này bị biệt giam, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Chỉ sau khi có kết luận điều tra, họ mới được gặp luật sư trước ngày ra toà.
Bà Lê Thanh Lâm, vợ của ông Bùi Tuấn Lâm, người vừa bị bắt và đang trong quá trình điều tra, nói với RFA rằng trong ba tháng qua, kể từ khi ông Lâm bị bắt, bà không hề có bất kỳ một thông tin gì về chồng của mình. 
“Người ta đưa ra quy định anh Lâm là án an ninh quốc gia cho nên người ta không cho thăm gặp. Trại giam thì vẫn cho thăm mỗi tháng một lần nhưng tôi chỉ được gửi thực phẩm và tiền lưu ký thôi. Tôi gửi phiếu vô rồi ký gửi, còn chuyện anh ấy ở trong đó có nhận được hay không thì mình cũng không biết được.”
Chính quyền còn thực hiện nhiều chính sách gây khó khăn, đàn áp đối với những tù nhân chính trị đang chịu án. Ví dụ như chuyển  đi các trại ở xa nơi cư trú, chỉ có người thân mới được thăm nuôi, hay thậm chí là đánh đập, tra tấn, biệt giam, cùm chân…
Hồi tháng 9/2022, ông Trịnh Bá Tư, một nhà hoạt động vì quyền đất đai đang chịu án tám năm tù tại trại giam số 6 - Nghệ An bị kỷ luật bằng hình thức biệt giam và cùm châm trong 10 ngày vì ông Tư đã viết đơn tố cáo cán bộ trại giam. Ông Tư đã tuyệt thực 14 ngày để phản đối sự ngược đãi này.
Ngày 21/9, hơn 30 luật sư đang hành nghề trong nước ký vào đơn kiến nghị chính quyền bãi bỏ biện pháp cùm chân trong giam giữ tù nhân, coi đây là hình thức đối xử vô nhân đạo và không phù hợp với xã hội văn minh.
Ngoài ra, những người tù nhân chính trị hầu như không được chữa trị y tế kịp thời. Ông Nguyễn Tường Thụy, một nhà báo 72 tuổi bị kết án 11 năm tù vào năm 2020 vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” được cho là trong tình trạng sức khỏe yếu nhưng bị quản lý trại giam từ chối chữa trị. Tương tự, Lê Hữu Minh Tuấn, một thành viên của Hội Nhà báo Độc lập bị kết án với cùng tội danh, được gia đình thông báo là sức khỏe rất yếu. Hồi tháng 5, em gái Tuấn nói anh mình bị lãng tai và suy dinh dưỡng. Một nhà hoạt động khác là Trần Bang, người đã bị giam giữ từ tháng 3 để chờ xét xử, đã bị từ chối cho khám chữa bệnh dù ông Bang nghi ngờ mình có một khối u lớn.
UserPostedImage
Nhà báo độc lập Đỗ Công Đương chết trong trại giam.
Trong năm qua, có hai trường hợp chết trong trại giam do bệnh lâu năm mà không được đưa đi điều trị.
Tù nhân lương tâm Đỗ Công Đương, 58 tuổi, chết ngày 2/8/2022 trong khi đang thi hành án tại Trại giam số 6 - Nghệ An. Gia đình đã nhiều lần làm đơn xin được đưa ông Đương đi chữa bệnh nhưng đều bị từ chối. Phía trại giam cũng không cho mang thi thể ông Đương về nhà an táng.
Tù nhân tôn giáo Phan Văn Thu, người phải thụ án tù chung thân tại Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), mất ngày 20/11 sau một thời gian bệnh nặng mà không được chữa trị đầy đủ và kịp thời.
Tự do đi lại, xuất cảnh
Hồi tháng 2/2022, Tổ chức Theo dõi nhân quyền ra mắt báo cáo về tình trạng Chính quyền hạn chế quyền Tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam trong hơn chục năm qua. Báo cáo này có tên gọi “Nhốt chúng tôi ở trong nhà”.
Báo cáo chỉ ra các một loạt các biện pháp mà nhà cầm quyền Việt Nam hay sử dụng để nhốt các nhà hoạt động tại nhà, bao gồm cử các nhân viên an ninh mặc thường phục đóng chốt ngoài tư gia, khóa trái cửa bên ngoài và đổ keo vào ổ khoá, lập chốt chặn hay rào chắn để ngăn cản người bên trong không ra ngoài được và những người bên ngoài không vào được, huy động côn đồ địa phương đe dọa…
HRW cho rằng các hành vi vi phạm quyền tự do đi lại như vậy thường bị bỏ qua trong các hồ sơ nhân quyền thông thường, mà theo thông lệ, các báo cáo luôn tập trung vào các vấn đề nghiêm trọng hơn như việc kết án và bỏ tù nhiều năm các nhà bất đồng chính kiến, các vi phạm quyền đất đai hay quyền của người lao động…
Một người muốn giấu danh tính ở Hà Nội, từng nhiều lần đi biểu tình chống Trung Quốc những năm trước nói với RFA rằng trong những dịp đặc biệt như kỷ niệm trận chiến Gạc Ma hay Chiến tranh biên giới phía Bắc…, bà vẫn bị an ninh thường phục canh trước cửa nhà. 
“Mấy dịp hồi đầu năm thì vẫn bị canh, nhưng mà về cuối năm thì không thấy nữa. Mấy năm nay Chính quyền đàn áp mạnh nên tôi cũng không đi đâu. Có lẽ vì vậy nên ít bị canh lại.”
Hôm mùng 5/3, công an Hà Nội đã tổ chức giam lỏng nhiều người dân nhằm ngăn chặn họ tham dự một buổi hội chợ gây quỹ tại đại sứ quán Ukraine.
Đài Á châu Tự do ghi nhận, trong năm qua, có ít nhất ba trường hợp bị cấm xuất cảnh với lý do “an ninh”.
Vợ của TNLT Nguyễn Bắc Truyển, bà Bùi Thị Kim Phượng, bị cấm xuất cảnh vào ngày 27/6 khi đang trên đường đến Mỹ tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo.
UserPostedImage
Luật sư Võ An Đôn và gia đình bị cấm xuất cảnh khi đang trên đường đến Mỹ tị nạn. Ảnh: Fb Võ An Đôn

Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hôm 27/9 không cho Luật sư Võ An Đôn cùng gia đình rời khỏi Việt Nam để sang Mỹ tị nạn vì “lý do an ninh”.
Ngày 24/10, an ninh cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã dừng xuất cảnh linh mục Trương Hoàng Vũ, người phụ trách chương trình Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà. Linh mục Trương Hoàng Vũ bị an ninh giữ lại “vì lý do trật tự, an toàn xã hội quy định tại Điều 36 của Luật Xuất Nhập cảnh 2019".
Vận động cho TNLT Việt Nam
Ông Hoàng Tứ Duy cho biết, Việt Nam rất coi trọng hình ảnh của mình trong mắt quốc tế, bằng chứng là Việt Nam đã tự ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Đây sẽ là cơ hội rất tốt để các tổ chức vận động nhân quyền cho Việt Nam và yêu cầu Chính phủ Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị đang còn bị cầm tù:
“Có anh Hồ Đức Hòa đã ở trong tù một thời gian rất dài đã được trả tự do sớm vì được sự vận động của quốc tế và cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.
Chị Trần Thị Thúy, người đấu tranh cho dân oan, cũng được rời Việt Nam. Đáng lẽ hai vị này phải được thả ở Việt Nam nhưng mà thà là họ có thể sống ở một đất nước tự do còn hơn là bị tù đày. Tôi nghĩ đó là hai kết quả mà chúng ta có thể hài lòng cho sự vận động chung của người Việt.”
Ông Hồ Đức Hòa, vào năm 2013 bị Tòa án tỉnh Nghệ An tuyên phạt mức án 13 năm tù giam và đang thụ án đến năm thứ 11. Bà Trần Thị Thúy, từng phải thụ án tám năm tù và mãn án hồi năm 2018. Cả hai cùng bị kết án với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và cùng đến Mỹ tị nạn vào tháng 5/2022.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.184 giây.