logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/12/2022 lúc 08:30:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thấy Steven vừa bước vào, ông Ronnie từ xa chạy lại cười toe toét, bắt tay húc ngực:

 

– Chào buổi sáng Steven, mày khỏe chứ? Mấy nay tao không thấy bà Deborah đi làm.

 

– Chào Ronnie, tao khỏe, cảm ơn đã hỏi thăm. Bộ mầy hổng biết gì sao? Con gái bả chết tuần rồi nên bả nghỉ phép ở nhà.

 

– Trời! Sao vậy? Tao có nghe gì đâu! Mà sao con gái bả chết vậy? Chẳng có ai nhắn tin cho tao hay.

 

– Con Sabina bị đột qụy, nằm viện Southern cả năm nay rồi, sống bằng ống trợ thở và trợ dưỡng. Bác sĩ nói hoàn toàn không có khả năng phục hồi vì vậy bà Deborah quyết định rút ống thở hôm tuần trước. Hôm thứ bảy vừa qua tao có đi nhà quàn viếng tang.

 

– Vậy mà cũng không kêu tao.

 

– Tao tưởng mầy biết

 

– Mầy có thấy ông James đi viếng tang không?

 

– Tất nhiên, hình như mầy nghĩ ông James có tình ý với bả phải không?

 

– Đâu chỉ mình tao, ông Robin, con Amanda và nhiều người nữa.

 

– Tao thật sự không nghĩ vậy! Tao biết rõ, họ chỉ là bạn bè thôi.

 

– Bạn bè gì mà tuần nào cũng ghé nhà bả, chở bả đi chợ, đi việc này việc kia, ai đâu dư hơi dữ vậy.

 

– Trời! mầy hiểu lầm rồi, ông James rảnh rỗi và tốt bụng. Bà Deborah cũng cởi mở, vui tánh, hổng yêu đương gì hết ráo! Tao cam đoan với mầy đó!

 

– Cả hãng đồn đại hai người cặp bồ nhau, còn mầy nữa, lúc nào cũng mẹ mẹ con con ngọt xớt.

 

*

 

Ông Ronnie năm mươi bảy tuổi, Mỹ đen nhưng nhỏ con như Steven, đã thế mắt lại hơi xếch, tóc nối và thắt thành cái bím dài giống hệt mấy anh thổ dân da đỏ, lại giống đuôi sam mấy anh ba Tàu. Ông Ronnie có trách nhiệm giao và nhận hàng đến đi, hổng biết sao ổng lại nhanh nhạy như những tay thám thính, hễ trong hãng có động tịnh gì là ổng biết sớm nhất, ai còn ai bị ra đi, ai lên hương, ai xuống chó, phúc lợi thế nào… Ổng biêt hết ráo và luôn mách cho Steven, dĩ nhiên là lúc nào cũng kèm theo câu căn vặn: “Im miệng đấy nhé! Tao chỉ cho mày biết thôi đấy!”

 

Bà Deborah làm chung với Steven mười mấy năm nay. Bả kể tổ tiên bả đã ở thành Ất Lăng này đã hai trăm năm nay rồi. Hồi bà còn bé, bà nhớ nội và ngoại của bà đi hái bông gòn ở mấy điền trang quanh vùng Tara, thời ấy đã xóa bỏ chế độ nô lệ nhưng vẫn bị kỳ thị và khủng bố dữ lắm. Dòng họ của bà có nhiều người bị giết chết mà pháp luật chẳng làm gì cả, những kẻ giết người cứ nhởn nhơ. Người da đen vẫn bị đối xứ tàn ác, bị đánh đâp vô cớ và họ chỉ là công dân hạng bét. Bà Deborah cho biết chồng bà chết lúc bà mới ngoài ba mươi, ấy vậy mà bà không tái giá, ở vậy nuôi con cho đến tận bấy giờ. Tướng tá bà ngon lành, chắc nụi chứ không đẫy đà phốp pháp như những người cùng trang lứa hay những người đàn bà da đen khác. Bà cười rất tươi, nhe mấy cái răng bịt vàng, mỗi khi bả cười làm Steven nhớ đến mấy ông già Việt ở quê ngày xưa cũng thích bịt răng vàng. Bà Deborah có cặp mông diêu trông nung núc rất xếch xy bởi vậy Steven thường ghẹo và khích tướng cho bà lắc mông, phải nói là như hai quả dưa hấu giật phừng phực làm cho cả bọn cười nghặt nghẽo, cười rũ ra. Steven gọi bà là má mi. Thằng Bryan cà khịa:

 

– Deborah, bà có biết thằng Steven nó cà chớn không? Má mì trong tiếng Việt của tụi nó không phải nghĩa tốt đẹp đâu!

 

– Vậy chứ nghĩa là gì?

 

– Má mì nghĩa là người đàn bà chăn dắt gái, chủ chứa, bà chủ nhà thổ…

 

Bà Deborah trợn mắt:

 

– What the hell! What the you say? I don’t care! Tao không cần biết cái nghĩa tiếng Việt của tụi nó là gì. Tao là người Mỹ, tao chỉ biết tiếng Anh. Thằng Steven là con trai kết nghĩa của tao thì nó gọi tao là má mi.

 

Steven ôm chặt lấy bà Deborah:

 

– Má mi đừng có giận chi cho nặng bụng, má mi chứ hổng phải má mì. Thằng Bryan nó lươn lẹo thêm dấu huyền vào chữ mi đó!

 

Bà Deborah cười sảng khoái, ngoắc Bryan lại và giơ nắm đấm:

 

– Mầy cà chớn chứ hổng phải Steven cà chớn à nha!

 

Cả đám cười chảy nước mắt thắt cả ruột, cứ như thế suốt nhiều năm dài. Steven và mọi người làm chung, đùa giỡn chẳng khi nào ngớt. Con Sabina chết, bà Deborah còn thằng con trai William sống ở Boston, lâu lâu mới về thăm bà vào những dịp lễ tết. Đứa con gái út tên Izia thì sống ở Alabama, nó là dân les. Steven hỏi:

 

– Giờ con Izia gần nhất, sao bà với nó không sống chung nhà cho vui vừa tiết kiệm tiền nhà, tiền điện, nước…

 

– Không bao giờ, tao sống đời sống của tao, nó sống cuộc sống của nó.

 

– Bộ bà và nó không thương nhau? Không có tình cảm mẹ con?

 

– Thương chứ sao không, thương thì thương nhưng ai có đời sống riêng của người đó!

 

– Bà không sợ người ta cười chê hay kỳ thị hay sao mà cứ công khai con gái của bà là dân les?

 

– Tại sao sợ? Tự nhiên thôi! Chúa tạo ra như thế thì chúa phải có trách nhiệm, phải chấp nhận những gì chúa ban.

– Lý thuyết là vậy nhưng làm sao ngăn cản người ta kỳ thị?

 

– Có luật cấm kỳ thị rồi nhưng ở đời làm sao cấm tâm lý con người ta được! Tuy nhiên con gái tao như thế nào thì nó vẫn là con gái tao. Con gái tao có là dân les tao vẫn thương yêu nó, nó vẫn là công dân tốt, nó làm việc, đóng thuế đầy đủ, tuân thủ pháp luật. Nó có trách nhiệm công dân thì nó phải có quyền lợi công dân như mọi người. Nó yêu đàn ông hay yêu đàn bà là quyền riêng tư của nó. Nó có làm tình với ai trong buồng ngủ của nó thì đó là chuyện riêng tư của con người, tại sao phải kỳ thị? Tao đứng lên tranh đấu vì con gái tao và vì những người như con gái tao!

 

– Khi mà bà biết con Izia là dân les bà có buồn không?

 

– Không, hoàn toàn không! Nó vốn sanh ra như thế, nó cũng đâu có lựa chọn. Nó tự chịu trách nhiệm những gì nó làm cũng như cuộc đời nó.

 

Bà Deborah chẳng những không buồn mà có phần còn tự hào đứng trong nhóm gọi là:” Cộng đồng phụ huynh của con em LGBT”. Bà tham gia diễu hành, phát tờ rơi, hội họp kêu gọi bình đẳng và tranh đấu cho quyền lợi của những người như thế. Có nhiều lần Steven trêu:

 

– Bà cặp ôngJames phải không? Hai người cũng xứng đôi vừa lứa đấy.

 

– Steven, không bao giờ!

 

–Tại sao?

 

– Ông James có vợ, có gia đình của ổng. Tao không muốn làm tổn thương gia đình ổng, vả lại tao cũng không còn cảm xúc yêu đương gì sất!

 

– Bà góa chồng đã lâu, không yêu ông James thì lấy người khác cũng được, ông Kaseem chẳng hạn, ông ấy ly dị đã lâu và vẫn còn độc thân.

 

– Không, tao không cần đàn ông nữa, chồng tao trên thiên đường đang trông chừng và phù hộ tao. Tao không muốn làm ông ấy buồn. Tao sống độc thân để nuôi con mấy chục năm nay rồi, không có đàn ông cũng chẳng sao cả, bằng tuổi này rồi lấy chồng làm gì cho mệt.

 

Steven chỉ chọc ghẹo để tạo cớ vui cười nhưng khi nghe bà thật thà tâm sự thì thấy thương và phục bà quá. Bà không giống như những gì mà người ta thường nghĩ về đàn bà Mỹ da đen. Bà Deborah cũng như những người Mỹ khác, thường làm nghiêm đứng đắn chứ ít biết nói chơi, ít biết đùa như dân Mít mình. Bà cứ tưởng Steven nói thật nên bộc bạch cả nỗi lòng. Thật tình mà nói khó có thể thấy người đàn bà Mỹ da đen nào như thế .Bà rất giống những bà mẹ Việt, một mình nuôi con, hy sinh cả tuổi thanh xuân vì con, làm mẹ đơn thân suốt mấy chục năm dài không màng đến đàn ông, không nghĩ đến hạnh phúc riêng của mình.

 

Bà Deborah cần cù, chăm chỉ, nhẫn nại làm việc có lẽ bà là người thâm niên nhất trong hãng này, đôi khi có những sự việc bất công và vô lý đối với bà. Steven cảm thấy nổi nóng và giận thay cho bà trong khi đó thì bà lại im lặng chịu đựng, không hề kiện cáo hay thưa gởi gì. Cái sự âm thầm chấp nhận dường như di truyền từ thời ông cha của bà. Ngày xưa họ bị đàn áp, bị cai trị tàn bạo nhưng cố gắng cam chịu để sống còn, sau này thời thế thay đổi họ mới đứng dậy đấu tranh. Cái sự cam chịu của bà Deborah khiến Steven tức tối bảo bà phải lên văn phòng báo cáo để làm cho rõ sự việc ấy vậy mà bà chỉ cười trừ và bảo:

 

– Tao ổn mà!

 

Mỗi ngày gặp nhau, bà Deborah đều ôm Steven thật chặt và hỏi han như thể mẹ con ruột rà. Ông Robin , một tay da trắng làm chung vẫn thường hay cà khịa:

 

– Steven, bà Deborah có phải là sugar mom của mầy?

 

Steven cười to:

 

– No sugar, Mom only!

 

Ông Robin vẫn cà khịa nháy mắt, đá lông nheo, hích cằm hướng về phía bà Deborah làm cho cả đám mắc dịch cười sặc sụa.

 

Bà Deborah cũng như những người Mỹ da đen ở cái hãng này họ rất biết cách hưởng thụ cuộc sống. Ngày thường đi làm, cuối tuần kéo ra công viên, bãi cỏ để làm BBQ, ăn uống, hát hò và nhảy múa. Họ rất khác với cư dân gốc mít mình. Dân mình làm bất kể thời gian, chỉ biết làm và đem tiền bỏ nhà băng, cái cách hưởng của dân mình cũng rất đơn điệu, chủ yếu đi mall mua sắm thế thôi! Ít khi và ít mấy ai năng nổ hoạt động hay thích sinh hoạt vì cộng đồng, vì vô vụ lợi, vì những chuyện văn hóa, thể thao của xã hội.

 

Có một lần bà Deborah kể chuyện xưa, bà bảo hồi bà còn nhỏ, thành Ất Lăng này không có nghề làm móng tay hay tiệm Nails, chẳng biết cái nghề này xuất hiện từ bao giờ. Giờ này đi đâu cũng thấy tiệm Nails, thậm chí có khu shopping có đến hai tiệm nail, có quãng đường hai dặm xuất hiện cả chục tiệm Nails. Bà Deborah chưa bao giờ đi làm móng, thỉnh thoảng có hội họp hay quan hôn tang tế thì bà mới đến tiệm Nails để sơn móng và chà gót chân. Bà kể với Steven lần cuối bà đến tiệm Luxury Nails và gặp phải một thanh niên trẻ chà chân cho bà, bà cảm thấy không thoải mái, trong lòng rất khó xử và thật sự không muốn người thanh niên ấy chà chân cho bà hay cho bất cứ đàn ông đàn bà nào khác, tuy nhiên bà vẫn cố gắng ngồi yên để cho anh ta làm. Bà quá tế nhị, không từ chối vì sợ người thanh niên trẻ ấy buồn lòng. Bà nói với Steven đó chỉ là một cái nghề như bao nghề khác trên đời (just a business) nhưng anh thanh niên trẻ như thế đi chà chân cho những người khác làm cho lòng bà cảm thấy thương hại. Bà má kết nghĩa của Steven tuy không tóc nhưng không bao giờ đội tóc giả hay nối tóc như những bà Mỹ đen khác, tóc của bà quá mỏng ra tới đâu là quắn tới đó bám sát da đầu, và cứ mỗi hai tuần là bà nhuộm màu đồng, hoặc màu vàng pha đỏ… Bà Deborah là người đàn bà Mỹ da đen đặc biệt mà Steven gặp trong đời vì bà khác với tất cả những người đàn bà Mỹ da đen khác, không chơi tóc và chơi móng. Bà Deborah nó với Steven:

 

– Sh...t! Tại sao làm việc khổ cực vậy mà đem tiền chi hết cho tóc và móng? Trong khi ấy có bao nhiêu việc khác cần hơn.

 

Bà Deborah cũng như những người khác ở đây, tin sâu ở chúa, cái gì cũng do chúa ban cho, thức ăn cũng thế dù bản thân bỏ công sức ra làm, trước mỗi bữa ăn đều chắp tay và lâm râm đọc kinh. Tuy là tin ở chúa như vậy nhưng chẳng mấy khi bà Deborah đi lễ nhà thờ, thậm chí bà còn nói:

 

– Tin ở đạo chứ không tin ở người có đạo

 

Hôm đi nhà quàn để viếng tang con gái bà, trông bà khác hẳn đi, ngày thường đi làm thì ăn mặc rất giản dị, ấy vậy mà trong lễ tang ở nhà quàn bà diện váy ngắn, tất da, giày cao gót, cổ quấn khăn choàng, vẽ mặt, kẽ mắt…. Tất cả những người đàn bà đi viếng tang cũng đều ăn mặc sang trọng và đẹp đẽ, đeo nữ trang đủ thứ… Steven đến ôm bà, nói lời chia buồn. Bà cảm ơn rồi nói:

 

– Như vậy tốt hơn cho con Sabina, sống đời thực vật rất khổ sở, giờ thì hết khổ rồi, Sabina sẽ gặp ba của nó ở thiên đàng.

 

Bà nói đầy vẻ hy vọng tin tưởng, Steven cũng cầu mong cho cô Sabina gặp ba của cô ta ở thiên đường. Nói thì nói vậy nhưng tình cảm mẹ con ở thế gian này cũng không sao thoát được cảnh đau lòng trước cảnh tử biệt sanh ly. Cũng may cái tập quán của người Mỹ không quá bi lụy và đau đớn như đám tang người Việt. Steven nhìn qua hàng ghế đầu thấy bà Deborah buồn hắt hiu và mắt hơi ngấn lệ.

 

Cây bạch lạp cháy lung linh ở phía trước quan tài, dòng sáp nóng chảy xuống và đọng lại như những giọt lệ cảm thông nỗi đau chia lìa vĩnh biệt của hai mẹ con bà Deborah.

 
12/22
Tiểu Lục Thần Phong

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.198 giây.