logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/12/2022 lúc 08:36:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tháng Mười Hai, tháng cuối năm, gợi nhớ đến những cơn gió chiều se lạnh và mùa Noel lại về. Người ta hay bảo “Xuân về nhớ Mẹ”, còn Noel về thì nhớ ai, dạ thưa: nhớ bạn (khi chưa có… người yêu). Suốt một thời tuổi trẻ của tôi, từ khi biết xuyến xao với cái không khí se sắt nồng nàn của Tháng Mười Hai, là những buổi dạo chơi sau giờ học, vào các quán cà phê nghe những bài nhạc Giáng Sinh huyền hoặc, cuối tuần rủ nhau đi ngắm khu bán thiệp Noel dọc Nhà Thờ Đức Bà, và đêm hai mươi bốn cùng các bạn học tụ tập ăn uống (có năm ngay tại nhà tôi). Vì đó là ngày “hội” mà người dân Miền Nam Việt Nam, bất kể tôn giáo nào, cũng đều cảm thấy nao nức, hân hoan đón chờ một năm dương lịch mới. Thế mà có năm, tôi lại bị bấn loạn, âu sầu, chỉ vì một đứa bạn… thất tình đúng ngay những ngày tưng bừng phố xá ấy.
 
Bốn đứa chúng tôi, từ khi còn là giáo sinh Sư Phạm cho đến lúc ra trường mỗi đứa dạy một nơi khác nhau, vẫn gặp gỡ nhau thường xuyên vì hợp tính tình (hay quậy phá, và có chút... máu điên). Trong nhóm, tôi chơi thân nhất với đứa khác, nhưng lại gặp gỡ Trang thường xuyên hơn, dù Trang lớn hơn tôi một tuổi, vì hai đứa có sở thích đọc sách và “gu” nghe nhạc giống nhau. Gia đình Trang thuộc loại khá giả, ngoài căn nhà mà nó ở với ba má cùng hai đứa em ở khu Hàng Xanh, nó còn có nhà ông bà ngoại ngay mặt đường Hiền Vương sầm uất, (sau này là đường Võ Thị Sáu). Đó là căn nhà lầu đúc ba tầng kế bên tiệm giò chả Phú Hương thuở xưa, và gia đình nó có một căn nhà khác nữa, phía sau căn nhà lầu đúc, trong hẻm lớn, đi ra phở Hoà Pasteur và viện Pasteur ngay đầu ngõ. Cả ba căn nhà này, tôi đã nhiều lần đến chơi, ăn dầm nằm dề những ngày cuối tuần, hoặc mùa hè rảnh rỗi.
 
Trang có nét đẹp đậm đà, đôi mắt to, lông mi dài, chiếc mũi cao xinh xắn, nhất là cặp lông mày dày và đen, dù trang điểm hay không, nó vẫn nổi bật nhất trong nhóm bốn đứa. Nó cũng biết yêu sớm, với mối tình “high school sweetheart” kéo dài từ ba năm trung học cho tới lúc nó ra trường làm cô giáo. Long, người yêu của nó, là chàng công tử con nhà giàu nhất nhì khu cư xá Thanh Đa. Long học Đại Học Tổng Hợp môn Tiếng Anh vì chủ đích cùng gia đình chờ ngày qua Mỹ diện ODP. Long cao ráo, trắng trẻo và đẹp trai, ăn nói lanh lợi và rất có duyên.
 
Tôi hỏi Trang:
 
– Long sẽ đi định cư qua Mỹ, tụi bay tính sao? Tình đang rất đẹp và thơ mộng biết bao!
 
Nó buồn buồn:
 
– Thì Long hẹn tao ba năm sau, nếu tao không đi vượt biên thì Long sẽ quay về Việt Nam cưới tao.
 
– Úi, nghe xa vời và mong manh quá.
 
– Biết làm sao hơn khi hoàn cảnh như thế, mà thôi, đây cũng là thử thách cho cả hai đứa .
 
Ngày tiễn Long ra phi trường, theo lời Trang tả, là mưa đổ ào ạt nhưng vẫn chưa nhiều bằng nước mắt của Trang. Chàng và nàng cứ đứng nắm tay không rời, Long bị loa phóng thanh phi trường gọi tên mấy lần mới dứt được nhau. Rồi nàng chạy xe thẳng về nhà tôi, nằm khóc vùi suốt buổi chiều, trong khi nằng nặc đòi tôi mở bản nhạc của Đức Huy mà chàng và nàng yêu thích: “Ngại đường xa ướt mưa/ Đừng bắt anh đưa em về/ Sao em không ở lại đây đêm nay???”
 
Thư qua tin lại cho vơi nỗi nhớ nhung được khoảng một năm, thì cô bạn cũ thời trung học của cả chàng và nàng đi vượt biên qua trại tỵ nạn Bidong, Malaysia, sau đó qua định cư bên Mỹ chung thành phố với chàng. Ban đầu, cô bạn giữ lời hứa “chăm sóc” chàng giùm nàng, rồi sau đó tiện thể (dù không được nhờ vả), đã chăm sóc luôn cả trái tim và cuộc đời của chàng. Người ta bảo xa mặt cách lòng quả không sai, và lửa gần rơm lâu ngày cũng đã bén.
 


Thế là “thiệp hồng viết tên Anh và… con kia” đã gửi về Việt Nam cho nàng đúng vào những ngày rét mướt của Sài Gòn giữa tháng mười hai. Nhận tin sét đánh ngang tai, nàng khóc lóc vật vã hận đời (còn tin ai trên cõi đời này nữa chớ, khi mà người yêu và bạn thân rủ nhau phản bội bất ngờ!). Chúng tôi chẳng biết nói gì để khuyên lơn ủi an nó, ngoài việc đến thăm, đưa nó đi chơi cho khuây khoả. Tưởng vết thương lòng rồi sẽ nguôi ngoai, đùng một cái, chúng tôi nghe tin nó... “mất dạy”, bỏ trường lớp bỏ học trò, bỏ Sài Gòn trốn về Đà Lạt vì không chịu nổi sự cô đơn, lạnh lẽo của Mùa Noel đang đến (ở Đà Lạt không lạnh sao, con dở hơi kia!?)
 
Chúng tôi tá hoả, chưa biết tính toán sao, một đứa trong nhóm còn đổ thêm dầu vào lửa, bảo rằng:
 
– Đà Lạt là thành phố Tình Yêu, của đôi lứa, nhất là mùa Noel, nó đến đó, cái “Thành Phố Buồn, lắm tơ vương, cơn gió chiều lạnh buốt tâm hồn…” của bác Lam Phương khi đang thất tình, dám nó nhảy xuống hồ Than Thở lắm á!
 
Đứa kia cũng đồng tình:
 
– Đúng rồi! Người ta có Đồi Thông Hai Mộ còn nó sẽ là Đồi Thông Một Mộ… lẻ loi, tội quá!
 
Tôi cuống cuồng:
 
– Vậy thì ba đứa tụi mình phải lên ngay Đà Lạt giải cứu nó, mang nó về Sài Gòn.
 
Chúng tôi bàn qua tính lại vài ngày rồi quyết định đi lên thành phố sương mù, chấp nhận để lại Sài Gòn sau lưng, để lại “người thương” để đi tìm bạn. Đến ngày lên đường, thì đứa em nó chạy đến tìm tôi, báo tin:
 
– Chị Trang đã về nhà rồi mấy chị ơi!
 
Tôi vui mừng, thở phào nhẹ nhõm rồi đùa với em nó:
 
– Vậy là quá vui rồi! Té ra nó cũng… nhát gan, chưa dám nhảy xuống hồ Than Thở, chắc nàng sợ... lạnh. Chiều này tụi chị sẽ ghé thăm liền.
 
– Dạ không được rồi chị ơi!!
 
– Là sao?? Có chuyện gì nữa?
 
– Chị ấy về chiều qua, người mệt mỏi rã rời, chẳng nói với ai lời nào, rồi đi nghỉ trong phòng. Đến tối chị ấy bảo đi ra đường cho khuây khoả, mà đến giờ vẫn chưa thấy về, gia đình em lo sợ quá chị ơi!!!
 
Mấy cái “chị ơi” của thằng em nó làm chúng tôi hoang mang rối trí và âu sầu não nề giữa trời Sài Gòn hiu hiu gió lạnh. Suốt cả tuần lễ sau đó, vào mỗi buổi chiều tối sau giờ đi dạy, ba đứa tôi đạp xe đi khắp nơi tìm nó. Đến nhà các người thân quen, đến các quán café mà nàng và chàng thường hẹn hò, thậm chí đến cả phi trường Tân Sơn Nhất cũng chẳng có tăm hơi của nó. Thành phố lung linh muôn sắc màu của mùa Giáng Sinh đang tới, mà chúng tôi buồn so, rầu rĩ, mấy giai điệu nhạc Noel bỗng trở nên nhạt nhẽo không còn gợi chút cảm hứng lâng lâng như ngày nào. Có ai định nghĩa hết được Tình Bạn không? Bạn, một chữ ngắn gọn nhưng hàm chứa biết bao ân tình tuyệt vời, khó quên.
 
Cho đến hôm nay, khi tôi viết những dòng chữ này, thì nó vẫn độc thân, chưa bao giờ lập gia đình, sống một mình ở Sài Gòn, nhưng tâm trí vẫn đi… lang thang.
 
Năm 2009, tôi có về Sài Gòn, bạn bè mấy đứa gặp nhau đi ăn uống tâm tình, nó vẫn bình thường khi nói về những tháng ngày đi học quậy phá vui vẻ, nhưng chỉ một lát sau, nó lại chuyển qua nói huyên thuyên những chuyện tầm phào, không đầu không đuôi, đầy hoang tưởng. Chúng tôi cố khuyên nhủ, đưa nó về thực tại, nhưng hễ nó bắt đầu hoang tưởng thì chẳng còn để ý đến xung quanh, cứ độc thoại một mình, khi nào xong mới thôi, không ai có thể cản nổi.
 
Ông bà ngoại và ba má nó đều đã mất, căn nhà ở Hàng Xanh cũng đã bán, hai đứa em trai nó có vợ con chia nhau ở căn nhà mặt tiền đường Võ Thị Sáu, còn nó được riêng cả căn nhà trong hẻm phở Hoà với căn bệnh hoang tưởng ngày càng trở nặng.
 
Tháng Mười Hai lại về, ước gì nó đừng nhớ lại cái tháng Mười Hai oan nghiệt thuở đó, cái tháng làm nó bắt đầu điên dại, đớn đau, đi hoang mà chúng tôi đã phải lao đao khổ sở đi tìm khắp các ngõ ngách Sài Gòn.
 
Trang ơi! Tụi mình bốn đứa chỉ có chút... “máu điên” cho đời thêm vui, nhưng sao mày lại điên thật???
 
Kim Loan
 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.