logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/12/2022 lúc 06:06:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Cờ Đảng Cộng sản VN trên đường phố Hà Nội hôm 22/1/2021 (minh họa). AFP

“Tư bản sẽ bán cho chúng ta sợi dây thòng lọng để treo cổ chúng”
Một câu nói rất ấn tượng, người ta bảo đó là của Lenin. Nhưng, đã qua cả thế kỷ rồi, liệu ý niệm đó có lỗi thời? Vì hình như ngày nay đang có hiện tượng ngược lại, nên tôi cho là:
“Chúng ta đang mua của tư bản sợi dây thòng lọng để tự treo cổ mình”  
Nhìn lại mấy chục năm qua có vẻ như đúng vậy cho những người cộng sản Việt Nam.
Ký ức cộng sản nòi
Sống ngót 30 năm giữa trung tâm chế độ cộng sản Việt Nam, quần thể các phố Phan Đình Phùng, Nguyễn Cảnh Chân, Hoàng Diệu (quận Ba Đình), tôi như được ngấm vào máu tất cả những gì đặc trưng nhất của nó, từ chế độ bao cấp trong và sau chiến tranh, cho tới những năm đầu “Đổi mới”.
Cha tôi nổi tiếng là người liêm khiết và trực tính, đến độ bảy năm làm đại sứ Việt Nam ở Liên Xô, ông lại nghèo hơn anh đầu bếp của chính mình. Một lần Đại hội Đảng, nghe lóm được các chú bác kể, giữa cuộc họp, chỉ có ông Giáp và cha tôi dám phản đối quyết định “thảo luận ở tổ” chứ không thảo luận ở hội trường, của ông Lê Đức Thọ, về vấn đề gì đó quan trọng. Có lẽ vì hai ông coi đó như là một thủ đoạn. Tôi học ông cái tính này.
Nhưng ông lại thuộc diện kiên định lập trường cộng sản, căm ghét Gorbachev, và không ủng hộ phái đổi mới trong Đảng, như Võ Văn Kiệt, ông coi là tiêu cực, tham nhũng ... Tôi không giống ông ở điểm này.
Một phần tôi vẫn hy vọng đất nước mở cửa thực sự, khi làn sóng văn học nghệ thuật được “cởi trói” khởi sắc trong suốt mấy năm, rồi cao điểm là hàng loạt các “hội Việt kiều yêu nước” viết tâm thư gửi về đòi đa nguyên đa đảng – một sự kiện chưa từng thấy.
Thời đó, cũng có nhiều tin nội bộ về phái cấp tiến, phái bảo thủ luôn có đủ màn qua lại hấp dẫn. Tôi lại khoái nghe chuyện chính trị từ bé, thấy cha tôi nghỉ hưu rồi mà vẫn tiếp mấy ông đương chức Bộ Chính trị, Trung ương mỗi khi sắp có Hội nghị, Đại hội Đảng. Nhớ khi đó có mấy câu thơ.
Phái bảo chủ thì cười đểu khi ông Kiệt lấy vợ trẻ:
Cái Cầm cần thì Kiệt không có
Cái Kiệt có thì Cầm không cần (1)
Còn phái đổi mới thì rỉa róc:
 Kiệt mà không kiệt
Lương mà bất lương (2)
Trong nhà, cha tôi có lẽ coi tôi như thằng nghịch tử, chỉ thích tư bản. Nhưng khi ông mời nghệ sĩ thân quen tới ngâm những vần thơ cách mạng hừng hực của mình, tôi vẫn vui vẻ thu băng, quay phim ghi lại làm kỷ niệm cho ông.
Còn đến hôm nay, khi ông đã khuất núi từ lâu, tôi lại nghĩ, có lẽ ông cùng lớp đồng chí kiên định lập trường cộng sản ngày đó đã đúng. Các vị tin rằng nếu đổi mới, mở cửa, ắt có ngày người cộng sản VN như mua dây tư bản tự treo cổ chính mình.
Trọc phú cộng sản
Khi so sánh thế hệ “khai quốc công thần” như cha tôi với lớp quan chức thời nay, tôi thấy có một nét tương phản ghê gớm.
Thế hệ đó, dù phần lớn học hành chỉ ngang cấp một, chủ yếu xuất thân từ nông dân, nhưng do lý tưởng cộng sản, đời sống kham khổ nói chung, cùng với ảnh hưởng truyền thống văn hóa dân tộc, lại được học hỏi văn hóa Pháp, nhiều người (trong đó có cha tôi) lấy vợ là con nhà khá giả, có học, rồi chịu ảnh hưởng ít nhiều, nên họ có lối sống tạm gọi là nền nã, lịch thiệp. Không ít người có thú vui tao nhã, như cha tôi, thân với Nhà thơ Lưu Trọng Lư, hai ông đôi khi cũng chia sẻ thơ phú. Hay ông Nguyễn Chí Thanh, khi Phụ trách Ban Nông nghiệp trung ương, cha tôi là Phó ban, hai ông cũng lại là bạn thơ.
Ngược lại, quan chức thời nay, khoác vào mình đủ thứ bằng cấp từ nền giáo dục lai căng quá tệ, điều kiện sống sung túc không thể tả nổi, nhưng đều không có được những điều kiện quan trọng nói trên của các tiền bối, nên có lối sống tôi gọi là “trọc phú cộng sản”. Thời ông Kiệt, quan chức đua nhau chơi tennis, nay là “quê” rồi, phải chơi golf.
Để góp thêm bàn về lối sống “mới” này, không lẽ kể về bạn bè mình từng hoặc đang trong giới chức, nhưng “chưa bị lộ” thì cũng ái ngại. Thôi thì kể về một vị sếp cũ, ông Tr., “đã bị lộ”.
Lối sống của ông, tuy là từ những năm 1990, nhưng lại xứng là “bậc thầy” cho nhiều quan chức thời nay với danh hiệu như tôi đặt ra ở trên.
Ít người biết rằng ông, cùng vợ, chính là hai nhân vật trong cuốn tiểu thuyết tuyệt vời của Bùi Ngọc Tấn – Chuyện kể năm 2000. Có lẽ một phần do công trạng tóm được, rồi đưa đi cải tạo tay “phản động” Nguyễn Văn Tuấn (chính là Bùi Ngọc Tấn), nên ông được thăng tiến nhanh, được kéo lên trung ương. Ông là sếp của tôi những năm 1980’.
Bọn cùng đơn vị kể, những lúc tới thăm ông ở nhà khách cơ quan (vì cả gia đình ông vẫn ở Hải Phòng), thôi thì thấy trong tủ đủ thứ rượu ngon nổi tiếng thế giới. Còn một thằng bạn thì kể, “Bố ấy toàn hút ba số nhá (thuốc lá 555), nhưng ngắt bỏ đầu lọc …”. Thời đó, thuốc lá nội chưa có đầu lọc, nên hễ ai hút loại có đầu lọc là bị để ý ngay.
Cái thời cực khổ đó, có một vị sếp khác thì do nhà buôn bán, kinh tế khá giả, nên cặp lồng cơm ăn trưa đem từ nhà đi bao giờ cũng nhiều thịt gà, nhưng không dám để ngăn riêng với rau, mà phải ém bên dưới ngăn để cơm. Và mông muội, đến nhà xí trong đơn vị cũng chỉ có loại xí xổm, làm gì có giấy vệ sinh, nhưng nhiều người vẫn còn quen nếp hố xí hai ngăn ở quê. Nên trên tường có câu thơ của lãnh đạo hướng dẫn kỹ lưỡng:
Ỉa đúng lỗ, đái đúng dòng
 Giấy chùi bỏ sọt, dội nước xong mới về
Kể vậy để biết sếp Tr. oách như thế nào. Ông từ Hải Phòng lên, mà thời đó, dân Hải Phòng khấm khá lắm, cả thành phố nhờ vào các thủy thủ tàu viễn dương VOSCO, hay sang Nhật “đánh” hàng “nghĩa địa” về, đương nhiên ông là công an gộc thì quyền sinh sát rồi.
Khi chuyển sang cơ quan khác, tôi nghe bạn bè kể, Tr. dính vào một vụ án tiêu cực, bị đi tù.
Thế rồi bẵng đi nhiều năm, tới 2016, khi vẫn còn bị tạm giam ở trại B14, trong một lần nói chuyện với P., đại tá phó giám thị, tôi có tò mò hỏi thăm về sếp cũ, cũng từng bị giam ở đây. P. cười khinh bỉ: “Ối giời! Vị này thì ăn chơi phải biết … Lắp cả khuyên khiếc vào … chim…”. Tôi choáng.
Món này, tôi chỉ biết trước đó mấy tháng, được cậu bạn tù cùng phòng kể. Những tay ăn chơi, ngoài dùng bao cao su có gai, còn có kiểu độn những viên bi, vòng khuyên vào dưới da dương vật, để khi hành sự thì tạo “hiệu quả đặt biệt” cho bạn tình.
Sếp Tr. của tôi là bậc “tiền bối” của các “trọc phú cộng sản”, ở thời còn mới “Đổi mới” mà đã ăn chơi đến vậy, thì các hậu duệ thời nay đủ biết kinh thế nào.
Chán “học tập và làm theo”
Viết đến đây, tôi chợt nảy ý, thử lên mạng, sớt Google mấy từ khóa “học tập và làm theo tấm gương” xem sao … Lạ chưa? Suốt từ cuối năm ngoái đến giờ, hầu như không thấy có nhắc tới nó nữa.
Ngượng mồm à? Hay không muốn nói ra nó vào những ngày tháng này, vì vô hình chung chẳng khác gì … xúc phạm lãnh tụ?
Cứ ngày lại ngày, từng đoàn lũ quan chức các cấp giàu sụ bị kỷ luật, xộ khám … một làn sóng tưởng như bất tận. Thử hỏi, đám “trọc phú cộng sản” đó làm sao “học tập và làm theo” được?
“Chán”, không chỉ qua mấy từ khóa đó, mà là có vô vàn hiện tượng. Ví như, mấy hôm nay, báo chí phẫn nộ lên án tay đại gia “kiêm” đại biểu hội đồng nhân dân dùng gậy golf đả thương cô nhân viên sân golf, quả là đáng bị lên án thật. Thế nhưng, bao lâu nay, rồi cả năm nay, một hiện tượng khủng khiếp có lẽ … nhất thế giới, khi hàng loạt quan chức lợi dụng đại dịch để làm giàu trên sức khỏe, sinh mạng người dân, đáng lên án gấp ngàn lần, sao không thấy có mấy báo chí mổ xẻ? Không thấy đặt câu hỏi vì-sao-lại-là-Việt-Nam?
Một dạo, cách đây hơn chục năm, nhóm trà dư tửu hậu chúng tôi, gồm đủ thành phần – nhà kinh tế, nhà báo, quan chức, … hàng tuần gặp nhau đàm đạo chuyện chính trị. Có lần nói về nhân vật X., người thì rỉa róc, nhưng có người lại ủng hộ.
Vị ủng hộ X. thì huỵch toẹt: “Tôi ủng hộ hắn, cứ tham nhũng mạnh vào, phá cho nát vào, cho sập mẹ nó cái chế độ này đi. Không thì nó cứ sống dai như đỉa không chịu thay đổi. Như ‘Đổi mới’ đấy, chết đến đít rồi nó mới chịu đổi, giờ cũng thế thôi”.
Nhớ lại câu nói đó, tôi cũng lại nhớ cha mình, lần nữa vẫn tin là ông đã đúng khi ác cảm những nhân vật “đổi mới”. Biết đâu đó trong ông, một linh cảm rõ ràng, đơn giản:
Nếu đổi mới, mà chỉ mở cửa về kinh tế thôi, nhưng vẫn siết chặt các quyền tự do khác của con người, kiểm tỏa tất cả đời sống văn hóa tinh thần, vẫn giữ “nền pháp quyền XHCN”, thì chỉ có lợi cho đám quan tham mà to mồm rao giảng “học tập và làm theo” mà thôi. Khác gì biến con người thành con (quái) vật, khi không cho nó thứ gì khác đáng gọi là có tính “NGƯỜI”, trong khi lại kích thích thói ăn tham vô độ của tính “CON” trong nó. Giờ đang đúng như vậy. Những con người cùng được đúc ra từ một lò luyện, rồi một số thành … quái vật, bị chuyển sang cái lò lửa, được đổi tên gọi là “củi”. Ra lò, chúng lại hiện nguyên hình là quái vật.
Cứ thế, để rồi đến ngày, cả hệ thống mục ruỗng, rồi tự sụp đổ theo một cách nào đó - khác gì “mua của tư bản sợi dây thòng lọng để tự treo cổ mình”?

Nguyễn Hữu Vinh (RFA)
___________________
(1) Cầm: Phan Lương Cầm, vợ ông Kiệt.
(2) Lương: Lê Văn Lương, cựu Bí thư Thành ủy Hà Nội.


Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.