logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/12/2022 lúc 12:52:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Pháp Macron tại Hội nghị APEC ở Bangkok tháng 11/2022. AFP

Việt Nam quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực ngoại giao, nơi thuận lợi cho các lãnh đạo thúc đẩy văn hoá chính trị của chế độ vì mục đích kinh tế và lấy lại niềm tin dân chúng trong nước.
MỤC ĐÍCH KINH TẾ
Từ sau Đại hội 13 Đảng Cộng sản năm 2021, và năm 2022 trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, căng thẳng chiến tranh Nga – Ukraina, khủng hoảng năng lượng, kinh tế suy giảm… hàng loạt chuyến công du nước ngoài của các lãnh đạo Việt Nam vẫn diễn ra dồn dập, ‘khác thường’ thu hút sự chú ý của công luận. Sau đây là một số chuyến đi điển hình của ‘tứ trụ’ lãnh đạo của chế độ.
Mặc dù sức khoẻ không được bình thường ở tuổi 78 nhưng ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư ĐCS, vẫn thực hiện chuyến thăm Trung Quốc vào từ ngày 30/10 đến 2/11/2022. Chuyến đi này được thực hiện ngay khi kết thúc Đại hội 20 Đảng CS Trung Quốc, tại đó ông Tập Cận Bình tái đắc chức vụ Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ 3. Hai nhà lãnh đạo đã thể hiện tình đồng chí, láng giềng truyền thống gắn bó giữa hai nhà nước có chế độ chính trị tương đồng. Trong cuộc gặp này vấn đề chiến lược, tăng cường tin cậy chính trị và những định hướng lớn cho sự phát triển của mỗi nước được bàn thảo, trong đó 13 văn bản, bản ghi nhớ được ký kết và chủ đề kinh tế được nhấn mạnh.
Tiếp theo chuyến công du hồi cuối tháng 9 năm 2021 đến Liên Hiệp Quốc tại New York, Mỹ ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc năm 2022 có 5 chuyến thăm lần lượt đến các nước: Singapore vào tháng 2/2022, Nhật Bản –  tháng 9/2022, Thái Lan – tháng 11/2022, Hàn Quốc và Indonesia trong tháng 12/2022. Kết hợp với các sự kiện ngoại giao, các vấn đề kinh tế được coi trọng, đặc biệt việc nâng quan hệ đối tác lên chiến lược toàn diện với Hàn Quốc sẽ thúc đẩy đầu tư chất lượng cao trong lĩnh vực chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và thương mai song phương...
Ông Thủ tướng Phạm Minh Chính có ba chuyến thăm dài ngày dự các hội nghị kinh tế quốc tế, đến Mỹ vào tháng 5/2022, thăm chính thức và dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN vào tháng 11, đến Liên minh Châu Âu (EU) và các nước Bỉ, Luxembourg, Hà Lan vào nửa đầu tháng 12. Tại đây ông giới thiệu nhu cầu về vốn đầu tư của Việt Nam với nhiều nước và các tập đoàn kinh tế lớn và đồng thời thẳng thắn đề nghị thúc đẩy hoàn thành ký kết hiệp định đầu tư Việt Nam - EU hay giúp đỡ về phát triển năng lượng xanh, thị trường tài chính… Tương tự, ông Chủ tịch Quốc hội cũng có các chuyến công du đến Lào, dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 43 và thăm Campuchia, Philippine từ ngày 19-25/11, và mới đây đến Australia và New Zealand từ ngày 30/11- 6/12… Và trong mỗi chuyến đi chủ đề kinh tế: khuyến khích đầu tư và thương mai song phương được đề cập.
UserPostedImage
Hai ông Tập Cận Bình (trái) và Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội năm 2015. Ảnh Reuters

VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ
Loạt sự kiện các chuyến công du nước ngoài điển hình trong năm 2022 các nhà lãnh đạo VN phản ánh các hoạt động tích cực mang màu sắc văn hoá chính trị của chế độ trong lĩnh vực đối ngoại, nhưng đồng thời thể hiện như việc thực thi yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng mô hình Đảng – Nhà nước mạnh được nêu trong Đại hội 13 của ĐCS như một nội dung trọng tâm. Hình thức văn hoá chính trị này chứa đựng những đặc trưng chủ yếu sau đây.
Một là, các hoạt động này tạo hình ảnh củng cố sự lãnh đạo toàn diện của Đảng CS đối với xã hội, trong tất cả các lĩnh vực, và trong trường hợp này là ngoại giao linh hoạt, thúc đẩy chính sách mở cửa, vượt qua sự khác biệt chế độ chính trị vì mục đích kinh tế.
Từ khi có đường lối Đổi mới, mở cửa và cải cách, năm 1986 tư tưởng thực dụng đã được vận dụng làm thay đổi tính chất quan hệ kinh tế đối ngoại, từ “hợp tác hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa” mang nặng ý thức hệ chuyển sang đa phương hoá quan hệ, hội nhập kinh tế với thế giới, thu hút các nguồn vốn đầu tư từ tất cả các nước. Chính sách này đang mang đến thành công đáng khích lệ. Đến nay khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng trên 30% tổng sản phẩm quốc nội GDP và khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó các nguồn vốn tư bản từ các nước phát triển chiếm đa số tuyệt đối, và dần trở thành trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Hơn thế, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, đứt gãy chuỗi cung ứng do chiến tranh, dịch bệnh và cạnh tranh ý thức hệ việc tăng cường hoạt động kiểu văn hoá chính trị này có ý nghĩa quan trọng.
Hai là, thứ văn hoá chính trị này thể hiện sự độc lập theo cách tương phản với Trung Quốc - quốc gia có chế độ chính trị tương đồng. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam với vị trí địa lý trong vùng cạnh tranh căng thẳng về kinh tế và địa chính trị giữa các cường quốc đang chia phe thu hút ảnh hưởng với các nước trong khu vực và quốc tế.
UserPostedImage
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Châu Âu vào tháng 11/2022. Ảnh AFP

Như đã biết, tư tưởng thực dụng được cho là do cố Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình đề xướng và được thực hiện ở Trung Quốc sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1978, đã giúp tạo nên mô hình Trung Quốc thành công về kinh tế. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, tư tưởng thực dụng có thể sẽ dần kết thúc dưới thời Tập Cận Bình khi Trung Quốc trỗi dậy hung hăng, thực thi ngoại giao ‘chiến lang’ khiến các nước phương Tây thay đổi chính sách can dự với Trung Quốc, ‘cảnh giác’ và giảm sự phụ thuộc kinh tế.
Việt Nam cần duy trì và thúc đẩy chính sách ngoại giao thực dụng để thích ứng với tình hình và đặc thù của đất nước, không những chỉ vì nhu cầu tiếp tục tăng trưởng kinh tế mà còn để thể hiện chính sách ngoại giao độc lập, mềm dẻo. Sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư, chuyển ‘công xưởng’, đặc biệt từ Trung Quốc, vào Việt Nam là xu hướng tích cực cần được chuẩn bị chờ đón.
Ba là, kiểu văn hoá chính trị này thích ứng cũng một phần vì trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, các doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ bé để tìm hướng ‘ra biển lớn’ thị trường thế giới, nên cần sự khai mở đối ngoại từ phía nhà nước.
Sau giai đoạn một phần ba thế kỷ chuyển đổi các doanh nghiệp được khuyến khích về chính sách, nhưng thực tế môi trường hoạt động về luật pháp, chính sách, hành chính còn nhiều rào cản. Việc tích luỹ tư bản của các chủ doanh nghiệp còn mang tính ‘hoang sơ’, phần lớn giàu lên từ đất hay quan hệ thân hữu. Bởi vậy, họ thích ứng với sự thay đổi chính sách theo hướng minh bạch, theo chuẩn quốc tế thường khó khăn. Điển hình là trong chiến dịch chống tham nhũng tăng cường gần đây các ‘mánh làm ăn’ bị phơi bày, các ‘doanh gia’ được ‘khen’ ở nhiệm kỳ trước thì nay trở thành ‘tội đồ’ vướng vào lao lý. Chẳng hạn như Tập đoàn phát triển giáo dục quốc tế AIC đang là vụ án trọng điểm.
Bốn là, các chuyến công du của các nhà lãnh đạo có ý nghĩa tuyên truyền, nêu giương trong việc lấy lại niềm tin chính trị - tiêu chí chủ yếu của văn hoá chính trị. Niềm tin của dân chúng đã ở mức báo động khi bộ máy hành chính bị tha hoá bởi quốc nạn tham nhũng, rối loạn y tế, giáo dục và thị trường tài chính, đạo đức xuống cấp…
Rõ ràng, các hoạt động ngoại giao tích cực thúc đẩy văn hóa chính trị vì kinh tế có ý nghĩa quan trọng, nhưng nó chỉ phản ánh một khía cạnh của văn hóa nói chung. Và, niềm tin chính trị, sự ổn định chế độ còn tuỳ thuộc vào hiệu quả cải cách thể chế và chính sách văn hoá trong nước phù hợp với chuyển đổi kinh tế thị trường - vấn đề cấp thiết nhưng thách thức cho nhiệm vụ xây dựng mô hình Đảng – Nhà nước mạnh. Hy vọng có cơ hội tiếp tục thảo luận sâu hơn vê chủ đề này.


Phạm Quý Thọ
PGS,TS nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Việt Nam

Theo RFA

Sửa bởi người viết 21/12/2022 lúc 12:55:46(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.