© Flickr.com/goulao/cc-bySự khởi đầu của thời đại chiến tranh mạng được đánh dấu bởi một nghịch lý: hóa ra, các nước tiên tiến
dễ bị tổn thương hơn là các quốc gia kém phát triển.
Vào đầu tuần này đã có tin về việc trang web của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ bị tin tặc tấn công. Cuộc
tấn công này do nhóm tin tặc tự xưng là "Quân đội điện tử Syria" thực hiện. Tin tặc Syria gọi các quân
nhân Mỹ là những người "anh em" và kêu gọi họ không thực hiện mệnh lệnh của chỉ huy. Nhìn chung,
giữa Syria và Mỹ bùng nổ chiến tranh mạng. Chuyên gia Nga trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Aleksandr Vlasov nói: “Thế giới đã bước vào thời đại - nếu không phải là chiến tranh mạng thì ít nhất là
các cuộc tấn công không gian mạng. Và mỗi quốc gia phải luôn luôn sẵn sàng đẩy lùi các cuộc tấn công.
Việc vô hiệu hóa hệ thống chỉ huy quân đội sẽ gây ra thiệt hại ít hơn nhiều so với trục trặc trong hệ thống
tự động hóa điều khiển các công nghệ. Đặc biệt là tại các cơ sở quan trọng và nguy hiểm”.
Cần phải phải thừa nhận rằng, bây giờ chúng ta phụ thuộc vào máy tính, đôi khi quá phụ thuộc. Mức độ
tự động hoá hệ thống điều khiển điện tử làm gia tăng nguy cơ trục trặc trong tình huống khẩn cấp.
Chuyên viên Oleg Demidov nói: “Nguy cơ gia tăng không chỉ vì các cuộc tấn công và virus mới trở thành
tinh tế hơn. Nguyên nhân chính là ở chỗ, cùng với thời gian, cơ sở hạ tầng của các nước công nghiệp
phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ máy tính. Các nhà máy thủy điện, nhà máy hạt nhân, mạng lưới phân
phối điện, các cơ sở hậu cần của ngành giao thông đường bộ, đường không và đường sắt đang chuyển
sang hệ thống điều khiển kỹ thuật số. Các cơ sở có máy tính đều bị đe dọa bởi hành động tin tặc vi
phạm hoạt động bình thường. Ở đây có nguy cơ thảm họa công nghệ”.
Trên thế giới hiện đại, loại vũ khí khủng khiếp nhất là laptop trong tay hacker chuyên nghiệp. Chính bởi
vậy, Nga đang cố gắng đoàn kết lại cộng đồng quốc tế, để mọi người nhận thức được sự cần thiết phải
thiết lập sự kiểm soát trên không gian mạng. Chuyên gia Oleg Demidov nói tiếp: “Cần phải thảo ra và
thông qua các công ước quốc tế điều khiển hoạt động của các chủ thể có trách nhiệm trước luật pháp
quốc tế để phòng chống lạm dụng công nghệ mạng. Nga đang tích cực thúc đẩy cách tiếp cận như vậy.
Đề xuất này có ưu điểm và nhược điểm. Mục tiêu đầy tham vọng là thông qua lệnh cấm hoàn toàn phát
triển và sử dụng vũ khí không gian mạng. Nhược điểm là, hàng tỷ người trên hành tinh chúng ta có khả
năng tiếp cận các công nghệ mạng. Con quỷ đã thoát ra khỏi chiếc chai, và lùa nó trở lại nơi giam cầm là
một chuyện rất khó”.
Có ý kiến cho rằng, để bảo vệ khỏi cuộc tấn công mạng, các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất phải được
điều khiển bằng tay. Điều này đòi hỏi nỗ lực lớn (bao gồm cả nỗ lực tâm lý). Nhưng, nếu không, thì nhà
nước trở thành con tin của ưu thế công nghệ. Đó là lý do tại sao các kịch bản về "sự sụp đổ kỹ thuật số"
có tính thời sự đối với nhiều quốc gia.
Theo tiếng nói nước Nga