logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/01/2023 lúc 04:52:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hắn ngồi dựa lưng vào hồ nước nóng thư giãn sau một chuyến đi dài. Chợt hắn nghe có tiếng nói xôn xao phía bên kia tường, “Mấy chậu rau thơm này tôi đem bên nhà cũ qua, chưa có thì giờ trồng xuống….” Tiếng người đàn bà nói về dự tính trồng rau quả Việt nam vẫn tiếp tục. Hắn ngạc nhiên khi nghe hàng xóm của hắn nói tiếng Việt giọng miền Nam. Qua câu chuyện của họ, hắn đoán được một bà là mẹ của chủ nhà đằng sau nhà hắn. Gia đình họ mới mua căn nhà đó sau bao năm dành dụm. Hôm nay họ mời rất nhiều khách đến thăm căn nhà mới. Mấy năm trước, hắn chủ tâm mua căn nhà này xa khu Việt nam để không gặp người Việt. Vậy mà hôm nay, sau khi đi công việc cho hãng mấy tuần về, hắn có một hàng xóm người Việt đằng sau nhà hắn. Hắn nhướn người ra khỏi hồ nước nóng. Vừa bước đi hắn vừa lẩm bẩm một mình. “Hy vọng không đến nỗi nhức đầu.” Hắn vào nhà đóng cửa lại. Cánh cửa cách âm cách nhiệt làm cho hắn không còn nghe những tiếng động bên ngoài.
 
Nhưng hắn không thể ở mãi trong nhà. Hắn cảm thấy bực mình với chính hắn. “Nhà của mình mà tại sao lại không ra hưởng cái hồ bơi và hồ nước nóng kia?” Hắn lại ra hồ bơi mỗi ngày sau khi làm việc. May mắn thay, hàng xóm Việt nam của hắn cũng khá yên ắng. Đôi khi hắn nghe tiếng cuốc đất, tưới nước. Mỗi lần hắn nghe họ nói chuyện thì hắn bỏ vào nhà. Sau đó hắn không để ý đến nữa.
 
Nhưng một lần khi đang lim dim trong hồ nước nóng, hắn nghe tiếng hát, “Chúa lắng nghe từng tiếng, bé thơ khẩn thiết cầu xin, Chúa nắm tay dìu bước, những ai đặt vững niềm tin…” Tiếng hát cao, trong sáng làm hắn yên lặng lắng nghe. “Á! Chị bị lạc rồi. Đánh lại cho chị chỗ này…”
 
Hắn nghe tiếng đàn từng nốt một đánh theo giai điệu bài hát. Rồi tiếng cửa đóng lại. Hắn không nghe tiếng hát nữa. Hắn tò mò muốn nghe hết bài hát. Hắn thầm nghĩ. “Họ là Công giáo hay Tin lành? Có vẻ như họ đang tập hát cho một buổi trình diễn.” Tự dưng hắn muốn làm quen với nhà hàng xóm đó.
 
Một hôm hắn nghe có tiếng cuốc đất bên kia tường. Hắn lén lén thò đầu nhìn qua. Quả như hắn đoán, một bà với mái tóc hoa râm đang lui cui nhổ cỏ. Hắn gõ vào tường làm tiếng động. Bà bác giật ngẩng đầu lên nhìn quanh. Hắn chào, “Chào bác!”
 
“Ủa, cậu là Việt nam hả?” Bà bác chào giọng mừng rỡ. “Nhà tôi mới dọn về đây mấy tháng mà không biết có cậu là hàng xóm Việt nam. Cậu ở đây lâu chưa?”
 
“Dạ cháu ở đây hơn ba năm rồi. Bác ở nhà có một mình hả?”
 
“Hôm nay vợ chồng con trai tôi đi ăn đám cưới. Thường thường thì tôi cũng ở nhà một mình khi tụi nó đi làm. Lên trên này hơi xa Hội thánh nên tôi cũng không có bạn Việt nam để nói chuyện. Tôi chỉ chờ ngày Chúa Nhật đi nhà thờ gặp bạn già như tôi.”
 
Hắn cảm thấy thương bà bác. Hắn tự nhiên nhớ đến mẹ. Hắn nói với bà bác giọng ân cần đến độ hắn cũng phải ngạc nhiên. “Vậy lúc này bác có hàng xóm là con để nói chuyện tiếng Việt nè. Cháu sống có một mình. Cuối tuần cháu cũng hay ở nhà. Bác có thể sang nói chuyện với cháu.”
 
“Cảm ơn, cậu. Tôi là bà Tám Liên. Xin cậu cho biết quý danh.”
 
Hắn hơi ngỡ ngàng. Hắn chưa ai nghe nói tiếng Việt với hắn như vậy.
 
“Dạ con tên Tim.” Rồi hắn vội vàng sửa lại. “Thêm.”
 
“Cậu sang Mỹ lúc nào mà nói tiếng Việt rành rõi như vậy?”
 
“Dạ cháu vượt biên một mình lúc 12 tuổi. Cháu học tiếng Việt lại khi dọn về Cali.”
 
Bà bác gật gật cái đầu. “Nếu cậu không bận, mời cậu qua nhà tôi chơi. Nắng như thế này tôi không đứng được lâu.”
 
Hắn vội vàng gật đầu, “Dạ, dạ! Để con qua ngay bây giờ.”
 
Hắn vào nhà thay đồ và nhanh chân rảo bước qua hàng xóm. Hắn có cảm giác như đang chạy về thăm mẹ. Hắn không biết bà bác có cái gì thu hút nó. Hắn bỗng dưng nhớ mẹ, cái cảm giác mà hắn tưởng đã mất không biết bao nhiêu năm rồi. Hắn bằng lòng với cuộc sống độc lập của một thanh niên Mỹ. Hắn cứ tưởng cuộc sống sẽ đơn giản hơn khi không có họ hàng bởi bây giờ hắn đã có một công việc vững vàng và nhà cửa sang trọng. Kể cả khi Giáng Sinh về, hắn cũng chẳng hề mơ màng có một mái ấm gia đình. Có lẽ những kinh nghiệm đã có trong quá khứ làm hắn chẳng tha thiết gì có vợ con dẫu hắn đã hơn 30 tuổi.
 
Bà Tám Liên mở cửa mời hắn vào nhà. Căn nhà thoáng bởi không có nhiều đồ chưng bày. Một cây thánh giá bằng gỗ với hai màu kem và nâu đậm treo ngay chính giữa. Bức tường bên hông có một hàng chữ khắc từ gỗ có câu, “Those Who Hope In The Lord Will Soar On Wings Like Eagles” cùng với tên và con số bên dưới. (Sau này hắn biết đó là địa chỉ của câu đó trong Kinh Thánh.) Phía bên dưới là những khung hình gia đình.
 
“Mời cậu ngồi chơi. Tôi đi lấy nước. Cậu uống gì?”
 
“Dạ bác cho con ly nước nóng được rồi.”
 
Bà bác vào bếp lấy nước. Hắn quan sát phòng khách rộng. Cây đàn piano kế bên cửa ra ngoài sân sau. Đó hẳn là tiếng đàn mà hắn nghe lần trước. Bà bác trở lại trao cho hắn ly nước.
 
“Mời cậu uống nước. Cậu là hàng xóm đầu tiên vào thăm nhà tôi đó. Hai hàng xóm hai bên họ cũng lịch sự lắm nhưng chỉ chào hỏi thăm thôi. Mấy đứa con tôi nói chuyện với họ chớ tôi chỉ biết quơ tay và cười chào với họ thôi. Tôi đâu có biết tiếng Mỹ đâu.”
 
Nghe bà bác giới thiệu, hắn chỉ tấm hình trên tường, hỏi, “Tấm hình đó là gia đình bác phải không? Trông bác không khác mấy trong hình.”
 
“Ồ. Tấm hình đó do nhà thờ chụp lúc ông nhà tôi còn sống.” Bà bước lại gần tấm hình và hắn cũng đứng lên bước lại gần. “Đây là thằng con lớn của tôi, nó mới cưới vợ năm rồi.” Bà chỉ qua hình kế bên. “Vợ chồng nó mua căn nhà này và mời tôi lên ở với nó. Ông nhà tôi bị tai biến mạch máu qua đời sau khi tụi nó đám cưới hai tháng. Đứa con gái lớn tôi ra trường và lấy chồng ở bên Boston. Còn cô gái út đang đi thực tập. Chắc sang năm sẽ đám cưới.”
 
Hắn hỏi, “Các anh chị học về ngành nghề gì vậy bác?”
 
“Thằng con tôi làm về computer, vợ nó làm ở ngân hàng. Con gái lớn của tôi là y tá, còn cô út học dược sĩ. Nhưng mà tôi cảm ơn Chúa là các con của tôi rất biết lo cho mẹ. Khi ông nhà tôi về với Chúa, tôi buồn lắm. Tôi tưởng không qua khỏi. Các con tôi ngày nào cũng điện thăm hỏi và cũng nhờ có hội thánh nữa nên tôi thấy bớt buồn. Tôi lên trên này hơi xa khu Việt nam nhưng Chúa lại cho cậu đến nói chuyện với tôi hôm nay. Thiệt Chúa thương tôi quá. Còn cậu thì sao? Ông bà thân của cậu có ở gần đây không?”
 
Hắn biết thế nào bà cũng hỏi câu này. Đây cũng là lý do hắn không muốn quen biết những người Việt nam. Hắn không muốn nhớ lại một quá khứ đen tối. Nhưng lần này, chẳng biết sao hắn muốn kể cho bà bác này câu chuyện của đời hắn. Hắn muốn trút hết, không toan tính, không do dự. Hắn chậm rãi ngồi xuống ghế và cầm ly nước xoay xoay trong tay.“Con đi vượt biên qua đây một mình lúc 12 tuổi. Con không được gặp lại mẹ con…” Hắn bắt đầu câu chuyện. Bà Tám ngồi yên lặng trong chiếc ghế của mình lắng nghe hắn kể.
 
Khi hắn bắt đầu có trí nhớ, hắn chỉ thấy ba có vài lần. Ba bế hắn trên tay và cho hắn đồ chơi. Sau đó hắn chỉ có mẹ. Một lần hắn đánh nhau với đứa trẻ trong xóm ven sông của nó, mẹ của đứa trẻ ra lôi hai đứa ra và dắt đứa bé kia, thằng Lâm về nhà. Bà vừa đi vừa nói, “Con không chơi với thằng không cha đó nữa nghe.” Câu nói đã cứa vào lòng nó làm hắn đau dẫu lúc đó hắn mới tám tuổi. Hắn giận dữ về căn nhà ọp ẹp của mẹ con nó. Mẹ nó đi bán chưa về. Nó chẳng biết làm sao mà mẹ con nó trôi dạt về xóm này. Nó vẫn ở nhà một mình như vậy hơn một năm rồi.
 
Mẹ nó đi bán rau ngoài chợ. Mẹ đi từ sáng sớm mua rau trong rẫy ra và bán lại. Nó thức dậy, ăn thứ gì đó mẹ nó để sẵn trong tô. Trưa mẹ nó về làm cơm hai mẹ con ăn vội vã rồi mẹ lại đi bán chợ chiều. Nó nhớ hôm đó nó chờ lâu lắm mới thấy mẹ về. Nó hỏi mẹ ngay khi bà vừa dắt chiếc xe đạp với thúng giỏ chất cao bên sau vào nhà. “Tại sao con không có ba?” Hắn hỏi giọng bực tức. Mẹ nhìn hắn sững sờ trong một lúc. Mẹ một tay giữ xe đạp một tay kéo nó sát vào người. “Ba bỏ mẹ con mình.” Mẹ nói trong nghẹn ngào. Mẹ ôm nó lâu lắm. Nó thấy mẹ khóc nên không hỏi thêm gì nữa.
 
Năm sau đó, xóm ghe của nó có trường học. Mẹ cho nó đến trường. Nó học giỏi nhưng hay đánh nhau vì mấy đứa nhỏ cứ gọi nó là thằng không cha. Mẹ bận buôn bán nên chẳng có thì giờ cho nó. Nó ước gì mẹ nó ở nhà khi nó đi học về nhưng nó biết rằng điều đó không thể được. Mẹ ở nhà là mẹ con không có đồ ăn. Nó nhớ những ngày Tết mẹ và nó không có gì để ăn khi chợ không đông.Một hôm nó nhận ra ba của thằng Lâm không có nhà lâu lắm. Nó lân la lại gần, “Ba mày bỏ đi hả? Lâu nay tao không thấy ổng.”
 
Thằng Lâm nghênh mặt trả lời. “Ba tao đi vượt biên được rồi. Mai mốt ba tao sẽ gởi quà về cho tao.”
 
Hắn hỏi lại, “Đi vượt biên là đi đâu? Sao mẹ con mày không đi với ổng?” “Tao không biết. Mẹ tao nói nguy hiểm lắm.” Hắn định nói, “Vậy là mày cũng không cha như tao.” Nhưng hắn ngưng lại. Mấy tháng sau thằng Lâm cố tình mở một cây kẹo trước mặt nó.
 
Thằng nhỏ vừa bỏ cục kẹo vào miệng vừa nói. “Ba tao mới gởi về. Kẹo này làm bên Mỹ nên ngon lắm. Ở đây không có bán đâu.” Hắn lén nuốt nước bọt và tự nhiên cái đầu nhỏ xíu của nó quyết định. “Phải đi vượt biên!”
 
Một tối nó nói với mẹ, “Con muốn đi vượt biên.”
 
Mẹ nhìn nó chăm chăm rồi lắc đầu. “Mình không đi được con ơi. Mẹ không có vàng và con còn nhỏ. Đi nguy hiểm lắm.” Mẹ nói giống như lời kể của thằng bé hàng xóm.
 
Hắn vẫn tiếp tục. “Con sẽ đi vượt biên. Con sẽ gởi kẹo” Hắn sửa lại, “Quà để mẹ khỏi đi bán nữa.”
 
Mẹ hắn cười khẽ đùa lại. “Con nhớ nhé. Mẹ sẽ chờ quà của con.”
 
Hắn nhiều lần nằm mơ thấy hắn đưa gói quà cho mẹ nhưng lúc nào hắn cũng thức giấc trước khi mẹ hắn mở quà. Những tháng sau đó, xóm ven sông của hắn nhộn nhịp hẳn lên. Hắn nghe đồn dân Sài gòn về đây để đi vượt biên. Hắn còn nghe nói có người không có vàng cũng đi theo được. Hắn bắt đầu mon men ra bờ sông để tìm xem chiếc ghe nào đi vượt biên.
 
Một buổi chiều hắn đang ngóng mẹ về, chợt có một nhóm người bước vội vào căn nhà ọp ẹp của mẹ con hắn. Một người đàn bà bước nhanh về phía hắn chìa ra một nắm tiền và nói khẽ. “Cho con nè. Đừng nói chi hết nghe.” Họ bước nhanh vô bếp còn một vài người vờ ngồi xuống bàn xem vở của nó. Một lúc sau, một người trong bọn họ bảo, “Yên rồi. Mình đi thôi.” Họ bước ra cửa từng người một.
 
Hắn vội vàng viết xuống vở. “Con đi vượt biên. Sẽ gởi quà cho mẹ.” Hắn bỏ nắm tiền dưới gối, sập cửa, và phóng theo đám người vừa rời nhà hắn. Hắn đi theo sát người đàn bà vừa cho hắn tiền lúc nãy. Hắn chẳng thấy bọn họ nói gì cả. Và rồi hắn lên thuyền với họ. Tuy lo sợ vì không có mẹ hắn bên cạnh nhưng hắn cương quyết đi theo. Thật may mắn, thuyền của hắn đi bình yên. Những người trong thuyền thấy hắn, thằng bé con đi một mình nên cho nó một ít thức ăn. Nó cũng khôngăn được mấy vì bị say sóng nhừ tử. Ba ngày sau thuyền của hắn được vớt lên đảo. Hắn lại may mắn gặp một người trong xóm. Người này bày hắn gởi thư về cho mẹ.
 
Hai tháng sau, hắn nhận được thư mẹ. “Thêm ơi! Hôm đó mẹ về nhà không thấy con. Mẹ kiếm khắp nơi. Mẹ đọc thấy dòng chữ con viết trên vở. Mẹ khóc hết nước mắt vì lo sợ. Mẹ ra bến ghe mà không kiếm được con. Mẹ cầu xin mỗi ngày cho con được bình an. Hôm nay mẹ nhận được thư con. Mẹ mừng muốn xỉu. Mẹ cũng cầu xin cho con kiếm được ba con. Mẹ gởi con tấm hình này lúc con một tuổi với ba mẹ. Ông là đại uý Nguyễn Xuân Thi…”
 
Hắn nhìn tấm hình ba nó trong bộ đồ lính nghiêng người xuống mẹ hắn trong áo dài tím cười tươi bồng hắn trên tay. Hắn đi tìm hỏi khắp đảo về tông tích của ba hắn. Mỗi lần có một nhóm người vượt biên đến đảo, hắn tìm đến những người đàn ông và hỏi thăm. Chẳng ai biết ba hắn hết. Có người bảo có lẽ ông đang ở tù cộng sản một nơi nào đó ở Việt nam.
 
Ở đảo sáu tháng, hắn đậu phỏng vấn chờ đi Mỹ. Một buổi chiều, hắn lân la hỏi chuyện những người mới đến đảo như thường lệ. Hắn chợt thấy thằng bé hàng xóm, thằng Lâm. Thằng Lâm không còn vẻ kênh kiệu như lúc ở nhà nhưng như người mất hồn. Lâm reo lên khi nhìn thấy hắn, “Thêm, Thêm phải mày không?”
 
Hắn mừng rỡ. “Ờ. Tao đây nè. Má mày đâu?”
 
Thằng Lâm khóc nức nở. “Má tao chết trên biển rồi. Tụi mình giống nhau.”
 
 Hắn khựng lại. “Tụi mình giống nhau? Ý mày nói sao?”
 
Lâm sụt sùi kể. “Lúc mày gởi thư về, má mày mừng lắm. Bà khoe với má tao. Nhưng bà sợ mày ở một mình nên hỏi má tao cách canh me đi vượt biên để kiếm mày. Rồi bữa đó má tao thấy có người đi nên rũ má mày đi theo. Tàu bị cướp. Má mày và má tao bị giết…”
 
Hắn nghe đến đó thấy trời đất tối đen. Hắn sụp xuống kêu lên, “Mẹ ơi!” Hắn vùng dậy nắm lấy vai thằng Lâm lắc mạnh, “Mày có chắc là mẹ tao chết không?”
 
Thằng Lâm mếu máo, “Mày lại hỏi mấy người đàng kia đi.” Lâm sụp xuống, ôm đầu khóc tiếp. “Má ơi! Con biết làm sao bây giờ!”
 
Phải đến mấy ngày sau, hắn mới có sức để hỏi chuyện những người đi cùng chuyến đi với Lâm. Tất cả những đàn bà con gái trên tàu đều bọn bị hải tặc hãm hiếp và giết chết. Tàu bị đập nát và những người sống sót lênh đênh trên biển cả tuần trước khi được vớt. Hai tuần sau, tháng 10 năm 1982 hắn lên đường đi Mỹ. Hắn đi như một cái xác không hồn. Hắn được một gia đình bảo trợ về bang Iowa giá lạnh. Nghe nó giới thiệu tên Thêm, ba mẹ nuôi gọi nó là Tim. Hắn cũng không buồn chỉnh lại. Hắn dường như không còn hy vọng để sống, không ba, không mẹ. Vậy mà không biết sao, hắn cũng học hành đàng hoàng. Có lẽ vì hắn không phải bận tâm để kiếm tiền gởi về Việt nam như những người khác. Hắn dường như bị chém đứt lìa khỏi Việt nam. Duy chỉ có niềm nhớ mẹ là khôn nguôi trong lòng hắn. Sau khi ra trường, hắn quyết định về California, nơi có nhiều người Việt sinh sống. Hắn vẫn muốn tìm lại ba hắn. Hắn muốn biết tại sao ba lại bỏ mẹ con hắn lúc hắn còn nhỏ.
 
Khi dòng người HO đến định cư ở Little Saigon càng lúc càng đông, hắn tăng thêm niềm hy vọng sẽ tìm được ba hắn. Hầu như cuối tuần nào ở Little Saigon cũng có những hội đồng hương gặp mặt. Hắn tìm đến những buổi gặp mặt của các binh chủng của quân lực Việt nam cộng hoà để hỏi thăm. Và hắn đã tìm ra tông tích của ba hắn vào năm 1996. Hắn nhấc máy gọi. Giọng một người đàn ông trả lời, “Hello!”
 
Hắn chậm rãi trả lời, “Hello! Dạ cháu tìm đại uý Nguyễn Xuân Thi ạ!”
 
Người đàn ông trả lời như reo, “Phải! Tôi là đại uý Nguyễn Xuân Thi đây. Cháu là ai vậy?”
 
Hắn hồi hộp trả lời, “Dạ cháu là Nguyễn Xuân Thêm.” Hắn dừng lại chờ phản ứng bên kia. Người đàn ông ngừng một lúc rồi tiếp, “Cháu tìm tôi có việc gì? Cháu đang ở đâu đó?”
 
Hắn thấy hụt hẫng nhưng vẫn tiếp tục, “Mẹ cháu là Đoàn Thị Như Trang…” Hắn ngừng và chờ đợi.
 
Tiếng người đàn ông chậm rãi trả lời. “Xin lỗi cháu, tôi không nhớ tên đó.”
 
Hắn cảm thấy giận dữ. Ông không nhận ra tên nó, ông không nhớ tên mẹ nó. Hắn lạnh lùng cúp máy. Mẹ đã nói đúng, “Ba đã bỏ mẹ con mình.” Hắn đã cất công tìm kiếm nhưng ông không muốn nhận lại.
 
Bà Tám ngồi nước mắt lưng tròng. Bà chậm rãi nói, “Cuộc đời của cậu gian truân quá. Thương mẹ của cậu quá. Bà đã không ngại nguy hiểm bươn theo bảo vệ cậu, đứa con duy nhất của bà. Tôi không biết nói gì để xoa dịu nỗi đau của cậu. Tôi là người tin Chúa. Tôi đã kinh nghiệm rất nhiều về sự chăm lo của Ngài cho gia đình tôikhi chúng tôi chạy loạn năm 75,khi chồng tôi đi tù cải tạo. Chúa là Đấng yêu thương, Đấng nhân từ. Ngài sẽ chữa lành nỗi đau cho cậu. Tôi nghĩ không phải ngẫu nhiên mà Chúa cho tôi được nghe cậu kể chuyện về đời cậu. Tôi xin phép được cầu nguyện cho cậu được không?”
 
Chẳng hiểu sao hắn yên lặng gật đầu. Hắn nhớ lại những ngày ở nhà ba mẹ nuôi. Hắn nhớ lại ông bà cầu nguyện cho hắn. Hắn đã để nỗi đau không cha mất mẹ dìm nhấn lòng biết ơn của hắn đối với những chăm lo của ba mẹ nuôi hắn. Hắn để lòng trong lời cầu nguyện của bà Tám. “Đức Chúa Giê xu của con ơi! Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã nghe lời cầu nguyện của con. Ngài cho con có một người hàng xóm Việt nam là cậu Thêm đây để chuyện trò. Con cảm ơn Ngài cho cậu kể cho con nghe về cuộc đời của cậu. Lòng con đau thắt khi nghe những câu chuyện đau lòng đã xảy ra cho cậu Thêm. Chúa ơi, xin Ngài chữa lành vết thương trong lòng cậu. Xin Ngài cho cậu thấy tình yêu thương của Ngài làm lành những vết thương trong lòng cậu. Xin Chúa dùng gia đình con để nâng đỡ cậu trong những ngày tháng tới. Xin Chúa cho cậu trở lại với Ngài để vui hưởng tình yêu của Chúa vì Ngài đã hứa, ‘sẽ chữa lành tấm lòng tan vỡ.’ Chúa ơi, con dâng cậu Thêm cho Ngài giờ đây. Amen.” Tự nhiên hắn cảm thấy nhẹ nhàng sau lời cầu nguyện của bà Tám Liên.
 
Hắn ngồi yên lặng với vợ con nhìn những hình ảnh trên màn hình trong buổi tang lễ của bà Tám Liên. Thằng con lên sáu của hắn reo khẽ bên tai nhỏ em bốn tuổi. “That’s Ba Noi. Daddy and momy wedding. So many people.”
 
Hắn quay sang đưa tay lên môi ra dấu cho cậu con yên lặng. Rồi đến lượt hắn lên phát biếu cảm nghĩ. Hắn đứng dậy, tiến về bục giảng bắt đầu lời phát biểu, “Kính thưa quý vị! Hôm nay tôi được vinh dự được đứng lên đây chia sẻ một vài cảm nghĩ về má nuôi tôi, má tôi bà Tám Liên. Tôi cảm ơn các anh chị em là các con của má Tám đã cho tôi cơ hội này. Mười lăm năm trước, bà hàng xóm tôi, bà Tám Liên đã đón tôi vào gia đình bà. Tôi không cha, không mẹ và được bà coi như con. Tôi đã được dự tất cả những đám tiệc lớn nhỏ trong gia đình. Bà cho tôi những hũ ya ua, mời tôi ăn hủ tiếu do bà nấu và bánh ít trần do chính tay bà làm. Chắc quý vị cũng biết những món đó rất là ngon. Má tôi rất tự hào đứng lên cưới cô vợ Mỹ xinh đẹp cho tôi, chúc mừng đầy tháng, sinh nhật cho hai đứa con rất dễ thương của tôi. Nhưng trên hết tôi biết ơn Chúa về tấm lòng cầu nguyện của bà. Bà đã xin Chúa chữa lành cho tôi, xin Chúa cho tôi về với Ngài để tôi có được ngày hôm nay. Tôi không gặp mẹ ruột của tôi khi bà mất lúc tôi 12 tuổi, nhưng Chúa cho tôi có má Tám trong suốt mười lăm năm qua. Tôi biết ơn lòng yêu thương và sự cầu nguyện của má Tám cho tôi và gia đình. Chúa quả thật là Đấng nhân lành. Quí vị đang thấy đây, tôi là bằng chứng của sự nhân lành đó qua lời cầu nguyện của má tôi, Bà Tám Liên. Tôi tin chắc rằng tôi sẽ gặp lại bà trong nước thiên đàng. Tạm biệt má!”
 
Dec 2022 
Thủy Như 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.177 giây.