logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/01/2023 lúc 05:47:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình chụp hôm 25/1/1969: các đại diện Bắc Việt Nam gồm ông Lê Đức Thọ (giữa) tại hội nghị Paris về hoà bình ở Việt Nam (minh hoạ). AFP

Một tài liệu mới công bố về giải thưởng Nobel về Hoà bình trao cho cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và lãnh đạo Việt Nam Lê Đức Thọ cho thấy Uỷ ban giải thưởng Nobel đã biết HIệp định Paris khó mang lại hoà bình.
Hôm 1/1 vừa qua, 50 năm sau khi giải thưởng được trao, các tài liệu về giải thưởng trao cho hai nhà đàm phán Mỹ và Việt Nam được công bố theo yêu cầu.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger và ông Lê Đức Thọ hồi tháng 1 năm 1973 đã đạt được một thoả thuận hoà bình mà theo đó Mỹ sẽ hoàn tất việc rút quân khỏi Nam Việt Nam.
Tuy nhiên lệnh ngưng bắn theo thoả thuận ngay sau đó đã không có hiệu lực trên thực tế khi quân đội miền Bắc không bị yêu cầu rút quân khỏi miền Nam và cuộc chiến vẫn tiếp tục với việc quân đội Bắc Việt tiến vào miền Nam trong khi quân đội miền Nam không còn nhận được sự hỗ trợ như trước kia từ phía Mỹ. Cuộc chiến kết thúc với việc quân đội miền Bắc chiếm lại toàn bộ miền Nam vào ngày 30/4/1975.
Đề cử trao giải Nobel Hoà bình cho hai nhà đám phán Mỹ và Việt Nam đã vấp phải phản đối của những thành viên của Uỷ ban giải Nobel Hoà bình. Hai người trong số họ đã từ chức để phản đối. Tất cả những người trong Uỷ ban này vào lúc đó hiện đều đã qua đời.
Tờ The Guardian trích lời giáo sư Stein Tonnesson thuộc Viện Nghiên cứu Hoà bình Oslo nói sau khi xem tài liệu mới công bố rằng ông thật sự còn ngạc nhiên hơn nữa khi thấy Uỷ ban giải Nobel Hoà bình lại có một quyết định tồi tệ đến vậy.
Tài liệu mới công bố cho thấy đề cử giải cho hai người được một thành viên của Uỷ ban giải Nobel Hoà bình đưa ra vào ngày 29/1/1973, hai ngày trước khi Hiệp định được ký kết.
Người đề cử là ông John Sanness. Trong một bức thư được ông Sanness viết khi đó, ông này nói rằng ông lập luận rằng việc lựa chọn đề cử này là để nhấn mạnh tính tích cực của đàm phán dẫn đến thoả thuận khiến chấm dứt xung đột vũ trang giữa Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nhưng ông Sanness, người đã mất vào năm 1984, cũng viết rằng: “Chỉ có thời gian sắp tới mới có thể biết được rõ ràng tầm quan trọng trên thực tế của Hiệp định này”.
Giáo sư Tonnesson nói rằng thư đề cử cũng như tài liệu về hai nhà đàm phán Mỹ và Việt Nam cho thấy Uỷ ban đã biết một cách đầy đủ rằng Hiệp định khó có thể được thực hiện.
Trong số các tài liệu được công bố còn có bức điện thư mà ông Lê Đức Thọ gửi đi từ Hà Nội cho biết ông không thể chấp nhận giải thưởng.
Trong bức thư, ông Thọ viết: “Khi Hiệp định Paris được tôn trọng, tiếng súng im và hoà bình thực sự được lập lại ở Nam Việt Nam, tôi sẽ xem xét việc chấp nhận giải thưởng này.”
Hiện cựu Ngoại trưởng Kissinger chưa đưa ra lời bình luận gì về thông tin mới này.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.027 giây.