logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/01/2023 lúc 01:02:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bính Thân là năm thứ 35 tôi đón giao thừa ở xứ người. Đêm trừ tịch là thời khắc tĩnh lặng và thiêng liêng nhất của một năm dài, cũng là lúc gia đình sum họp để tiễn đưa năm cũ và đón tiếp năm mới với hy vọng sẽ đến cùng với những điều tốt lành và may mắn. Trong hoàn cảnh sống đầy khó khăn nơi quê người không mấy ai còn tâm trí để cúng giao thừa mỗi năm. Và tôi, có lẽ là một kẻ không giống ai, cứ giữ tập tục này suốt 35 năm qua. Giữ gìn một truyền thống văn hóa đẹp để cho con cái không quên cội nguồn, hay để cảm tạ ân điển mà Thượng đế đã ban cho gia đình tôi bình an đến được bến bờ tự do sau một chuyến vượt biên hãi hùng với một chiếc thuyền mong manh trên biển cả đầy phong ba cuồng nộ. Cả hai lý do vừa nói đều đúng, chưa kể là vào những đêm trừ tịch tôi mới cảm được nỗi nhớ quê hương sâu đậm tới độ nào qua một nỗi nhớ mênh mang nhưng ray rứt, cùng một nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng sâu lắng vô cùng. Suốt năm tất bật không có thì giờ suy nghĩ viển vông, chỉ chờ tới đêm cuối năm mới sống được những giây phút tâm hồn lắng đọng để nhớ về một quê hương khốn khó với biết bao nhiêu người thân còn ở lại. Khi xưa, ở quê hương, mỗi đêm giao thừa nhà nhà còn chong đèn và bày bàn ra sân để cúng. Nhang đèn xong, hàng xóm láng giềng chuyện vãn, chúc tụng nhau phúc lộc năm mới. Cái thời thanh bình đẹp đẽ ấy đã qua lâu lắm rồi. Ở quê người, cũng là thời khắc năm cũ bước qua năm mới, nhưng cái không khí thiêng liêng này chỉ mình tôi tâm cảm trong cô quạnh, hàng xóm da trắng chung quanh đều đã yên giấc nồng, đèn nhà đã tắt hết, chỉ còn đèn đường vàng vọt lung linh.

Chỉ vào những giờ phút trang nghiêm như giao thừa gia đình nhỏ của tôi mới tận hưởng hạnh phúc sum vầy bên nhau. Hai vợ chồng cùng chuẩn bị mọi thứ để bày ra cúng ngoài trời, ở trước nhà. Từ năm đầu tiên xa xứ con gái mới 7 tuổi cũng lăng xăng phụ giúp việc cúng kiếng, con trai mới hơn 1 tuổi quấn quít một bên. Khi hương tàn nến tắt, vợ con đã yên giấc, đứng giữa trời đất mênh mông tôi mới cảm nhận được sự đơn độc của con người trong cái tĩnh lặng của hư vô và tối tăm của đêm đen trải dài vô tận. Khi con gái lớn thêm, mỗi đêm giao thừa cháu mở băng nhạc xuân nên không khí gia đình thêm ấm cúng. Dọn vào ở căn nhà thứ tư này không lâu thì cả hai đứa con học xong đều có việc làm ở tận miền đông Úc nên ngôi nhà trở nên trống trải và thiếu vắng. Nhà chỉ còn hai người. Tết âm lịch ít có năm nào nhằm vào cuối tuần, nên như thường lệ, bà xã tôi chuẩn bị xong mọi thứ là đi ngủ để còn thức sớm đi làm sáng ngày mai. Vì thế, một mình tôi ở lâu hơn trong không khí tĩnh mịch buồn hiu mỗi đêm trừ tịch hằng năm. Nhiều lúc tôi cũng tự hỏi tiếp tục công việc này để làm gì? Nhưng hỏi cho có thôi, tôi thấy mình phải làm vì tôi cần có những giây phút cho riêng mình. Trước đã thế, nay ở vào tuổi “cổ lai hy” tôi càng cần hơn, ít nhất mỗi năm một lần, đắm mình trong tĩnh lặng như bước vào cõi chân như thật bình an để khi tỉnh thức thấy mình vẫn còn hiện diện trong cõi nhân gian, tâm thân chưa định nhưng thần trí cố kềm hãm được những xao xuyến để bớt vọng động. Thêm nữa, chính hai chữ trừ tịch có nghĩa đen là thay chiếu mới, ý nói sang năm mới hãy tìm cái mới tốt hơn, xả bỏ những cái không hay của năm cũ. Nhưng có buông được hay không những điều không là cơm áo hằng ngày. Nó là khát vọng của tuổi trẻ đã qua. Nó là những ước mơ không bao giờ thực hiện được để nuối tiếc thấy mình đã qua hơn nửa đường của một kiếp nhân sinh yếu đuối và nhỏ nhoi trong cái mênh mông vô tận của không gian và những vòng lăn chậm rãi nhưng nặng nề khủng khiếp của bánh xe thời gian.

Đêm trừ tịch tối đen, sâu thẳm mịt mùng. Năm thứ 35, vẫn một mình tôi đứng đây cạnh mâm hoa quả và bánh mứt cúng giao thừa bày trên chiếc bàn thấp. Hai ánh nến le lói không đủ sáng soi hết khoảng bao lơn nhỏ. Khói hương bay lên chậm rãi và nhẹ nhàng quá, như không đủ sức mang được nỗi buồn tư hương của tôi lẫn vào khoảng không gian trước mặt, một khối đen đặc quánh và khô cứng khiến cho cây lá bất động, im lìm và buồn bã. Ngôi nhà cuối đời này của tôi có mặt tiền hướng về phía bắc. Vào thời khắc trời đất giao hòa từ năm cũ sang năm mới, mỗi năm, như một thói quen, tôi thẫn thờ nhìn và gởi hồn về phương bắc. Quê nhà của tôi ở đó, xa cách muôn trùng tay không thể với tới nên tôi cứ ấp ủ trong tim để thấy gần gũi thân thiết hơn.

 

Truyện cổ có kể rằng, ở phương bắc xa xôi có một loài ngựa hoang gọi là ngựa hồ, bị săn đuổi phải sải vó phi về phương nam. Khi mùa đông đến gió bấc thổi về nam thì những chú ngựa tha hương ngẩng đầu hướng về phương bắc cất tiếng hí nghe bi ai và thê thiết. Tôi có khác chi loài ngựa hồ này, phải tránh họa diệt thân, đã chạy miết xuống tận nam bán cầu, nơi không còn đất để chạy thêm. Mỗi khi năm cùng tháng tận, vào đêm trừ tịch đen thẳm như thế này, ngựa hồ tôi không cất tiếng hí não nùng nhưng thấy lòng trùng xuống để hứng những giọt lệ không dám cho tràn mi.

Ai cũng có một quê hương để nhớ về. Một anh bạn thân bảo là tôi phải có một trái tim thật lớn mới đủ chứa được ba quê hương. Chắc hẳn là vậy. Chưa bao giờ tôi quên Hà Thành, nơi yên nghỉ thiên thu của ông bà tổ tiên, mảnh đất của cuống rún chưa lìa. Sài Thành rực rỡ nắng vàng của tuổi thơ tôi yêu dấu. Quê hương thứ hai của những mối tình học trò thơ dại rồi đến một thời thanh xuân ướp đầy thơ ươm đầy mộng, xôn xao điệu đàn tiếng hát nồng nàn say đắm. Vào trường Kỹ sư Công Nghệ, thế giới của những kiến thức kỹ thuật và phát minh cơ khí với đầy ắp hoài bão cho một đất nước phú cường. Nhưng Trời không chiều lòng người, lịch sử đã sang trang bi thảm để phải bỏ quê nhà ra đi, phiêu bạt đến chỗ cùng trời cuối đất. Đất lành chim đậu, nơi chốn bình yên và bao dung này bây giờ là quê hương thứ ba của một phận đời luân lạc, đã cưu mang tôi gần nửa đời người.

Các em cháu của tôi ở Hoa Kỳ tối mai mới đón năm mới. Cũng như tôi ở đây, giờ này, nơi ngôi nhà ấm cúng Bố Mẹ tôi để lại ở Saigon, chú em út của tôi cũng đang bày biện chờ cúng giao thừa. Bầy con đông đảo của gia đình lớn giờ đã tứ tán, ở nhà còn hai em trai và hai em gái. Từ ngày chú em thứ bảy bị bạo bệnh, em trai út trở thành người chăm nom việc thừa tự. Đứa em nhỏ tài hoa của tôi đã sống quên mình vì người thân. Tôi hình dung cảnh các em tôi đang bận rộn chuẩn bị đón năm mới ở trên sân thượng mát mẻ và ước gì tôi đang ở nhà. Bầu trời tối đen nhưng chung quanh lấp lánh ánh sáng của thành phố về đêm. Khi dâng hương và vái tứ phương chắc chú em “giàu út ăn, khó út chịu” thương nhớ của tôi sẽ dừng lại lâu hơn ở hướng nam để nhớ và thầm chúc phúc cho người anh đã nửa đời người sống kiếp tha hương. Tôi biết chắc như thế không phải vì có linh cảm. Đã nhiều lần em út tôi bất ngờ, thật đúng lúc, đọc vài câu thơ tâm đắc và nhắc lại hoàn cảnh sáng tác của nhiều bài thơ cũ của tôi mà hầu như tôi đã quên, chứng tỏ em đã dõi theo bước người anh phiêu bạt, không chỉ trong đời thường mà cả những lúc mơ mộng thơ văn.

 

Theo trí tưởng tượng, tôi rời sân thượng bước vào phòng thờ trang nghiêm mở đèn sáng trong đêm trừ tịch. Trên tủ thờ, Bố Mẹ tôi đang nhìn xuống đứa con yêu thương. Ánh mắt cương nghị của Bố tôi thật sáng, như ngọn hải đăng vừa chỉ lối vừa tiếp sức cho những tàu con mãi lênh đênh chưa quay về bến. Khuôn mặt hiền từ phúc hậu của Mẹ tôi ban cho các con của Bà lòng yêu thương vô bờ bến và sự chở che an ủi cho những trái tim mẫn cảm giống như Bà. Bức ảnh mới phục chế cách đây không lâu của em trai kế đang ở bên cạnh khung hình Bố tôi. Lần nào ngắm bức hình này tôi cũng xúc động muốn khóc, vì nhìn giống lắm, giống đến không ngờ đứa em ngang tàng nhất nhà của tôi. Tuổi thanh xuân của em tôi đã dâng hiến cho tổ quốc. Em đã làm một công việc cao cả là bảo vệ đất nước chống giặc xâm lăng từ phương bắc. Em ra đi không về, đã đền nợ nước và nằm xuống ở một nơi nào đó của chiến trường vùng tam biên vào mùa hè đỏ lửa 1972.

Bức hình mang lại thật nhiều cảm xúc này còn khiến tôi nhớ Cụ Tân. Thời đó, cách nay gần nửa thế kỷ, người mới hơn 50 tuổi đã được gọi là cụ, có lẽ do kính lão đắc thọ, một phong cách sống đầy tình người của xã hội miền nam lúc bấy giờ. Tôi quen cụ Tân khi tập sự ở Nha Trang bị Điện lực, xa lộ Biên Hòa. Cụ Tân làm họa viên, có nghề tay trái là lấy số tử vi được nhiều người nể nang và khâm phục vì cụ vừa kén “khách”, vừa bấm số thật thần tình. Lá số tử vi cụ lấy cho tôi có hai điều làm cho tôi lo nghĩ nhiều vì cả hai đều không hay. Thứ nhất là trong số anh em đông vui của tôi sẽ mất một người trong hoàn cảnh đau thương. Hai là tôi có số phải sống xa nhà, thật xa và rất lâu . Điều thứ nhất đã linh ứng, 4 năm sau tiểu đoàn của em tôi tham dự một trận ác chiến ở vùng ba biên giới. Thế trận khốc liệt và tiêu hao kéo dài nhiều ngày vì quân ta và địch ở thế cài răng lược. Cuối cùng, tư lệnh mặt trận cho B52 trải bom thí quân. Cả tiểu đoàn tan tác trong biển lửa, chỉ còn một mạng sống sót trở về, đó là người chiến sĩ mang máy truyền tin cho em tôi. Mười hai năm sau, tôi đã đưa gia đình vượt thoát bằng một chiếc thuyền nhỏ, và tôi đã đi thật xa, quá xa. 35 năm rồi xa nhà, xa quê. Cụ Tân làm công việc của một nhà tiên tri đại tài. Cụ nào có muốn đem tin xấu cho ai, chỉ nói lại những gì cụ thấy được trong lá số tử vi của tôi mà thôi. Vẫn biết là, theo vận nước nổi trôi, có hàng triệu người như tôi phải gạt nước mắt bước xuống thuyền bỏ xứ ra đi; và em tôi chỉ là một trong hàng vạn người “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”; nhưng đã nhiều năm qua đi, mỗi lần nhớ đến tôi lại tự nhủ giá mà mình đừng nhờ bấm số tử vi thì đã đỡ thấp thỏm lo sợ dai dẳng và mang hoài nỗi ưu sầu khó quên dù tuổi đời càng chồng chất.

Cúng giao thừa xong là đã bước chân lên thềm năm mới. Thêm một tuổi đời, mái tóc dày bềnh bồng ngày xưa giờ càng mỏng và bạc gần hết. Nói theo kiểu méo mó nghề nghiệp búa kềm, xương cốt giờ đã khô dầu và lỏng hết bù loong từ cổ xuống tới ngón chân nhưng trái tim vẫn còn đập rộn ràng lắm. Nó chưa chịu già, mà còn đập nhanh và mạnh hơn nữa mới là phiền. Vì thế mọi chuyện vui buồn đều được giữ kỹ lưỡng và ngăn nắp trong cái kho tàng kỷ niệm quí giá, ấp ủ những tình cảm thân thương và đáng trân trọng, xem như tài sản rất riêng tư dành dụm đến cuối cuộc đời ly hương. Cuối năm suy gẫm chuyện đời. Trong 52 tuần của năm vừa qua tôi đã có được ba tuần vui trọn vẹn khi tôi quyết định làm một chuyến viễn du đến tận xứ Cờ Hoa để hội ngộ với bạn học cũ. Từ cái xứ nhà quê được thiên hạ gọi là “miệt dưới” này, sau 18 giờ bay chúng tôi lần đầu tiên đặt chân đến xứ văn minh nhất nên đã choáng ngợp với nhiều điều mới lạ. Đây là một chuyến đi nhớ đời với một thời biểu bận rộn, có vội vã nhưng chan hòa niềm vui và cảm động qua sự đón tiếp chân tình của nhiều bạn đồng môn, thân hữu và gia đình. Trong 21 ngày ở Hoa Kỳ, chúng tôi đã vượt 13,300 cây số qua 6 chuyến bay nội địa, nam bắc, đông tây và ngồi xe xuyên bang gần suốt 6 ngày, đi qua hơn 2100 cây số, để đến thăm bạn bè và các thắng cảnh nổi tiếng. Phải nói là sự phấn chấn và thích thú đã giúp chúng tôi quên mệt mỏi trong suốt ba tuần lễ di chuyển không ngừng. Lòng tôi chan hòa niềm vui và xúc động khi được gặp lại Thầy Cô, các anh chị và bạn đồng môn, không còn chỗ cho những phiền muộn nào khác. Trong đêm trừ tịch vắng lặng này, lòng u hoài ôn chuyện cũ chợt nhớ lại một tình cảnh hơi khác lạ, nhắc lại cho đủ hương vị cuộc đời. Trước khi lên đường tôi gởi điện thư liên lạc với một bạn đồng môn đã hứa là sẽ đi dự đại hội nếu có tôi tham gia. Tôi đã gởi nhiều thư báo tin ngày giờ tôi đến Cali, trạm đầu tiên của chuyến Mỹ du nhưng không có hồi âm. Cuối cùng tôi đã điện thoại thăm bạn. Tính giờ giấc, chờ gần trưa ngày thứ bảy, giờ ở Mỹ, mới gọi sợ làm phiền giấc ngủ. Tiếng chuông điện thoại viễn liên vừa dứt là có người bắt máy. Nghe tiếng hello tôi mừng quá, xưng tên họ rồi hỏi thăm ngay. Bên kia ngần ngừ: “Ừ… Ừ, khỏe… Tôi đang bận tập thể dục, chừng 15 phút nữa gọi lại đi. Thôi, nửa tiếng gọi lại đi há!” Rồi gác máy ngay. Tôi chờ đúng nửa giờ sau gọi lại, không có ai nhấc máy. Chờ thêm nửa tiếng tôi lại gọi một lần nữa nhưng vẫn im lặng. Nhiều ngày sau đó tôi cố suy nghĩ nhưng không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Ngày còn học Công Nghệ bạn tôi hiền lắm, và tình bạn của chúng tôi khá tốt. Người hiền thì sẽ hiền lành suốt đời. Theo biến chuyển tâm sinh lý của con người, về già người hiền nếu tiến triển tốt thì có thể tươi vui và linh hoạt chút đỉnh; còn đa phần sẽ càng hiền hơn, có khi quên hết nhiều thứ. Chẳng lẽ người bạn này thuộc về “đa phần”. Nếu thế thì mất vui!

Đầu năm mới, những chuyện “không cười nổi” thế này ta cũng nên buông xả, cười xòa một tiếng để lấy hên. Kể nghe chơi thôi, chứ tôi đã cầu nguyện cho bạn tôi khỏe lâu, đừng quên tôi, để lần tới tôi sang Cali bạn sẽ dẫn đi uống cà phê. Chắc bạn muốn hỏi tôi cầu khấn ai, tôi xin kể nốt để kết thúc bài khai bút đầu năm này, sáng mai gởi cho những người tôi quí mến đọc cho vui. Theo sự tin tưởng của người xưa, Thượng đế cử 24 vị thần thay phiên mỗi năm hai người xuống trần gian làm việc theo dõi sinh hoạt của nhân gian, khi hết nhiệm kỳ một năm phải về Trời báo cáo. Trưởng phái đoàn hai người ấy là quan Hành khiển, còn phụ tá là Phán quan. Quan Hành khiển của năm Mùi vừa qua là Tống Vương cùng Phán quan Lâm Tào vừa bàn giao công việc cho quan Hành khiển Tề Vương và Phán quan Tống tào, mới đáo nhậm cho năm con khỉ Bính thân. Trần gian rộng bao la. Thuở trước, các quan này hành sự ở xứ Việt. Từ ngày dân ta tản lạc, tị nạn cộng sản khắp năm châu chắc các Ngài đã có sự vụ lệnh và giấy phép hành nghề ở Úc, Mỹ, Pháp và các xứ khác. 35 năm rồi, khi đón năm mới, tôi không xin gì cho riêng tôi, chỉ cầu mong cho tất cả những người thân yêu và quí mến của tôi luôn an lành và hạnh phúc.

Vĩnh Ngộ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.