logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/01/2023 lúc 06:22:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong một dịp quen biết tình cờ với một chị người Việt Nam, biết tôi từng là cô giáo nên chị mời tôi đến dạy Việt Ngữ bên Hội Người Việt, vì có một cô mới chuyển đi thành phố khác, rất cần tôi “điền vào chỗ trống”. Thôi thì máu nghề nghiệp nổi lên, tôi liền nhận lời, “đóng thế” thì đã sao, đâu phải lúc nào cũng phải làm nhơn vật chánh!
 
Rồi tới mùa hè, cũng cái chị ấy, rủ tôi đi dự buổi Đại Hội Thường Niên của Hội Người Việt Edmonton. Tôi chả hiểu đại hội đó là đại hội gì, mà nghe chị ấy nói đi “cho dzui”, hơn nữa, tôi cũng đang là cô giáo của Hội, thì cũng nên đi cho biết với người ta. Đến nơi mới biết, đó là buổi bầu Ban Quản Trị cho nhiệm kỳ mới. Tôi ung dung ngồi uống trà nhâm nhi bánh ngọt nghe người ta đề cử người này người kia. Bỗng dưng, chị bạn ấy đứng lên nói một hồi, rồi xướng tên tôi, rồi cả phòng vỗ tay rần rần. Tôi ngơ ngác và bối rối, xin được trình bày, rằng tôi chưa có kinh nghiệm và vì hoàn cảnh gia đình nên không nhận. Mọi người thay phiên nhau khuyến khích, tôi lại hay cả nể, cuối cùng đành bất đắc dĩ chấp nhận bước vào “chính trường” của Ban Quản Trị Hội Người Việt Edmonton. (Vậy mà sau đó còn ở lại thêm… vài nhiệm kỳ nữa!)
 
Nhiệm vụ đầu tiên tôi được giao là làm MC cho Hội Tết Trung Thu. Tôi hoang mang lo lắng, trong khi ông xã tôi tỉnh bơ:
 
– Vậy là họ đã nhìn thấy tiềm năng… nói nhiều của em, mà xưa nay em nói ở nhà chỉ có vài người nghe, bây giờ cơ hội của em đã đến. Em đừng làm bộ mắc cỡ, khiêm nhường rồi từ chối thì sau này chớ có hối hận!
 
Nghe lời chồng khuyến khích (dù có chút mỉa mai), tôi dồn mọi công sức cho buổi “ra mắt” đầu tiên này. Tôi soạn bài kỹ lưỡng, tìm hiểu đầy đủ tài liệu, chuẩn bị công phu và buổi MC diễn ra êm xuôi, trôi chảy, không có sự cố gì. Từ đó, các lần MC tiếp theo như “diều gặp gió”, ngày Quốc Hận, Lễ Hai Bà Trưng, Giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày Quân Lực VNCH …và nhất là MC Hội Chợ Tết Cộng Đồng. “Tiếng lành” đồn xa, bay về Nhà Thờ Công Giáo của tôi, Cha xứ liền  “xí” tôi cho Văn Nghệ Tết của giáo xứ tổ chức tại nhà hàng, nhà thờ, cũng như các events khác của giáo xứ.
 
Có thể nói, Hội Chợ Tết là dịp đồng hương người Việt hội ngộ sau một năm bận bịu làm việc, số người tham dự rất đông, nên công việc của người MC vừa là một niềm vui vừa là một trọng trách lớn lao. Thường thì Hội Tết làm vào cuối tuần, nếu năm nào Tết rơi vào ngày thường, Hội Tết phải làm trước hoặc sau đó, đôi khi cách biệt cả vài tuần vì còn phụ thuộc vào việc mướn chỗ và book ca sỹ từ Mỹ qua. Có năm Hội Tết của Cộng Đồng và Hội Tết của Nhà Thờ liên tiếp nhau hai cái weekends, coi như tôi “chạy show” (miễn phí) mệt nghỉ.
 
Người ta thường nói “ba ngày Tết” nhưng đối với chúng tôi, Tết bắt đầu từ vài tháng trước. Đó là những lần họp hành bàn bạc, phân chia công việc cho từng nhóm. Tôi và hai người bạn thân thuộc nhóm phụ hợ hậu cần, đi xin donation từ các nhà hảo tâm trong thành phố. Bao nhiêu lần họp là bấy nhiêu lần “bộ ba” chúng tôi group-texting liên tục để trao đổi ý kiến, cung cấp tin tức tới tấp bất kể sáng sớm hay đêm khuya, không kịp trả lời, có khi nửa đêm đọc text mà tôi bật cười vì những câu đùa giỡn, khiến ông xã tưởng tôi đang lên cơn… mộng du.
 
Rồi đến chuyện Báo Xuân của Hội. Tôi chỉ tham gia viết bài là chính, nhưng anh Hội Trưởng nhờ tôi phụ đọc và duyệt lỗi chính tả, rồi đề tên vào “Ban Biên Tập” cho… hùng hậu. Là thành phần trong Ban Biên Tập cũng có nhiều kỷ niệm. Vui nhất là giai đoạn gấp rút khi đang layout, chuẩn bị mang đi in thì nhận được bài viết vào phút chót dù đã quá hạn nhận bài cả tháng. Khổ nỗi, người gửi bài muộn lại là người “quen tên quen tuổi” trong cộng đồng, bỏ thì thương vương thì tội, báo hại anh trưởng Ban Biên Tập phải vội vàng tìm chỗ hở để ráng “nhét vào” cho vừa lòng nhau, ôi nhức cái đầu! Cuối cùng là chuyện book ca sỹ cho buổi Dạ Vũ Đêm Xuân, có khi phải book trước một năm mới được người ca sỹ như ý muốn. Chuyện book và deal với ca sỹ cũng là một câu chuyện dài, nhiêu khê, khi gặp phải ca sỹ “chảnh”, và tôi cũng đã từng… chảnh lại, để chứng tỏ rằng, không phải chỉ có giới ca sỹ mới biết bận rộn!
 


Vậy đó, công việc liên tiếp công việc, nên những ngày đông giá quên hết lạnh lẽo. Tôi đã cảm khái, sửa lại mấy câu thơ của Hồ Dzếnh để dành cho riêng mình:
 
Tết bận quá, tôi buồn sao kịp!
Này làm thơ, dạ vũ, hội Xuân
Lặng trong tiếng pháo lâng lâng
Tôi nguyện: sẽ mãi tri ân xứ người
 
Sau những chuỗi ngày chuẩn bị, đến ngày “lên sóng” tôi thao thức cả đêm. Hội Chợ Tết bắt đầu 11 giờ trưa nhưng chúng tôi đã lo từ sớm. Ai trang trí, ai chuyên chở phụ kiện, ai lo âm thanh ánh sáng, ai lo đón khách, mỗi nhóm một việc nhịp nhàng ăn khớp, đúng với câu “một cây làm chẳng lên non/ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Nhóm ẩm thực chúng tôi chộn rộn tại văn phòng Hội Người Việt, làm hàng trăm ổ bánh mì thịt đãi khách mời và các thiện nguyện viên, các ban văn nghệ…vừa làm vừa “tám chuyện” náo động cả gian phòng. Xong xuôi đâu đó, tôi mặc chiếc áo dài mới may, lái xe đến địa điểm Hội Tết, vừa đến cổng đã nghe lòng rộn rã nao nao. Hai cây mai cây đào thật to ngay cửa ngõ, điểm những tấm thiệp và tràng pháo đong đưa, người người đổ về càng lúc càng đông trong tiếng nhạc Xuân tưng bừng cả hội trường: “Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi, mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi…” Tôi đứng ngắm nghía ngay bàn tiếp tân, mỗi người ghé qua xin tờ báo Xuân, có người mở ra xem tại chỗ, có người cất vào giỏ xách để dành đọc sau. Tôi âm thầm sung sướng vì có… bài viết và thơ của tôi trong tờ báo mà mọi người đang nâng niu trên tay.
 
Đến giờ khai mạc, MC bước lên sân khấu, nói lời mở màn, tiếp theo là phần đốt pháo múa lân truyền thống. Trong làn khói pháo mịt mờ, hoà với tiếng trống lân, tôi rưng rưng mơ màng, cứ ngỡ mình đang đứng trong căn nhà cũ nơi cố hương, sau tiếng pháo giao thừa, con chó Kiki vẫn cúp đuôi chạy rối rít trong nhà, chị em tôi vẫn lấy tay che lỗ tai vì sợ tiếng pháo, rồi đợi cô bạn réo gọi ngoài cổng đi hái lộc đầu năm, mà nước mắt xúc động tràn lên khoé mi.
 
Những tiếng vỗ tay đã đưa tôi về thực tại, chương trình Hội Xuân tiếp tục với những màn trình diễn văn nghệ của các hội đoàn, cùng với các gian hàng thức ăn, trò chơi ngày Tết, chụp hình lưu niệm, người người qua lại nói cười thăm hỏi nhau, tay bắt mặt mừng trao nhau những lời chúc tụng năm mới an lành, hạnh phúc.
 
Đến chiều thì tôi thật sự mệt mỏi (vì mang giày cao gót cho dáng đi… dịu dàng, thướt tha), mới nhớ ra cả ngày chỉ có ly cà phê và miếng xôi lót dạ buổi sáng. Chạy về nhà kịp nghỉ ngơi chút đỉnh, ăn vội miếng cơm, rồi lại thay quần áo mới cho đêm Dạ Vũ Mừng Xuân. Nửa đêm về sáng tan tiệc trở về, cảm xúc vẫn dâng đầy, phơi phới ru tôi vào giấc ngủ êm đềm không mộng mị.
 
Dù sao, tôi cũng đâu dễ quên những mùa Xuân quê hương. Cái Tết đầu tiên tại Canada, đêm giao thừa tôi nằm khóc ướt cả gối vì nhớ nhà, nhớ bạn bè, nhớ người thương và những kỷ niệm thanh xuân mỗi độ Tết đến Xuân về. Rồi tôi cũng tự nhủ, chúng ta đã quyết định bỏ lại quê nhà đang bị đảng cộng sản tàn phá, ra đi tìm tự do là chấp nhận đánh đổi, mất mát, mang theo hoài niệm nhớ nhung.
 
Ngày nay, đón Tết vẫn có đầy đủ bánh mứt, mai vàng pháo đỏ nơi xứ người. Nhưng dù là California ấm áp, Texas nắng vàng, hay Canada tuyết phủ, nơi nao cũng chỉ là đất mới, quê mới mà thôi. Bởi chúng ta ai cũng biết, “ăn Tết” đâu chỉ đơn giản ăn miếng bánh tét bánh chưng, ngọt ngào miếng mứt gừng mứt bí, mà còn phải “ăn” cả cái không khí, “ăn” cái hồn Tết, hồn quê… như tôi đã viết những vần thơ:
 
Tôi thích ngắm mỗi lần trời nổi gió
Cây soan trước nhà lá rụng lan man
Để ao ước thời gian đi nhanh nữa
(Chưa biết buồn theo chiếc lá thời gian!)
 
Là mỗi độ Xuân về tôi vẫn biết
Lá sẽ khô theo cơn gió cuối năm
Chợ sẽ vui những sắc màu ngày Tết
Người rộn ràng mua sắm, phố thêm đông …
 
Ước mong một ngày không xa, đất nước sạch bóng cộng sản, người dân ấm no yên bình, tôi sẽ đưa cả gia đình, đặc biệt là đám con cháu về thăm quê vào đúng ngày Xuân để mọi người cảm nhận một cái Tết “authentic” đúng nghĩa.
 
Mà biết đâu, giữa bầu trời Xuân nơi quê nhà ấy, các con cháu (và cả tôi nữa) lại bỗng thấy bồi hồi xuyến xao vì nhớ những mùa Tết tuyết rơi của Canada?
 
Kim Loan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.