logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/01/2023 lúc 06:26:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Tết Mậu Thân (1968-2018) Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên Quân  Hoa Kỳ (The Joint Chiefs of Staff / JCS) vào năm 2019 phổ biến tài liệu liên quan đến cuộc chiến Việt Nam .  Tài liệu mô tả việc địch quân hoạch định cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân và phản ứng của Hoa Kỳ đối với cuộc chiến, bao gồm nỗ lực quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Dương.
 
 Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên Quân và cuộc chiến Việt Nam 1960-1968
 
Khi quy mô và chi phí cho cuộc chiến tăng lên mà không có dấu hiệu cho thấy có kết quả nhất định, vì vậy sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với cuộc chiến bắt đầu làm sụp đổ niềm tin vào chính quyền Johnson về các chính sách của chính họ. Khi những người Cộng sản phát động cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân trên toàn quốc vào đầu năm 1968, Tổng thống và các cố vấn của ông ta đã có những bước đi nhằm hạn chế cam kết của Mỹ và chuyển chiến tranh sang cho phía miền Nam Việt Nam chịu trách nhiệm nhiều hơn. Mặc dù là một thất bại chiến thuật khá lớn đối với phía Việt Cộng và Bắc Việt, nhưng cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân nổ ra đã đặt chính quyền Johnson vào một lộ trình giảm leo thang mà từ đó không thể quay đầu lại.

• Tình hình tháng 1 năm 1967

Vào đầu năm 1967, Hoa Kỳ đã tham gia vào cuộc chiến tranh trên không và trên bộ đang ngày càng mở rộng ở Đông Nam Á. Kể từ khi bắt đầu vào tháng 2 năm 1965, Chiến dịch ROLLING THUNDER, chiến dịch ném bom nhằm vào miền Bắc Việt Nam, đã ngày càng leo thang về số lượng và các mục tiêu quan trọng, gây thiệt hại lớn cho mạng lưới giao thông, công nghiệp và các cơ sở lọc dầu và kho chứa. Tuy nhiên, chiến dịch không có dấu hiệu đạt được một trong hai mục tiêu đã nêu. Các cuộc không kích đã không phá vỡ được ý chí tiếp tục chiến tranh của chính quyền Hà Nội, và họ đã không giảm thiểu quân số cũng như quân viện cho cuộc chiến đấu ở miền nam. Bắc Việt Nam đã có thể sửa chữa các thiệt hại và phát triển các quân dụng thay thế cho các cơ sở bị phá hủy đủ nhanh để chống lại sự leo thang ngày càng tăng của chiến dịch không quân của Hoa Kỳ. Với sự trợ giúp của Liên Xô và Trung Quốc, Bắc Việt đã xây dựng được một hệ thống phòng không lớn và tinh vi. Các loại súng và hỏa tiễn của họ đã gây ra một phần thiệt hại về phi công và máy bay cho mỗi cuộc đột kích của Mỹ.

Trên mặt đất miền Nam Việt Nam, quá trình xây dựng lực lượng của Hoa Kỳ, bắt đầu từ cuối năm 1965, đang dần hoàn thành. Hơn 380.000 lính Mỹ đã hiện diện trong nước, cùng với hơn 730.000 binh lính miền Nam Việt Nam và khoảng 52.000 lính chiến đấu từ các quốc gia đồng minh khác. Sau một năm xây dựng căn cứ và tăng cường chiến đấu, Tư lệnh Mỹ, Tướng William C. Westmoreland, tin rằng lực lượng của mình đã sẵn sàng cho những cuộc tấn công lớn có thể giành lấy thế chủ động trên chiến trường từ phía quân Bắc Việt và Việt Cộng. Tuy nhiên, kẻ thù đã tiến hành xây dựng lực lượng của chính họ, bao gồm cả các cuộc xâm nhập vào miền Nam Việt Nam gồm nhiều sư đoàn chính quy của quân đội Hà Nội. Các đơn vị này cùng với du kích Việt Cộng và các đội hình bộ binh hạng nhẹ, đang chống lại sự thách thức của Mỹ. Ở miền Nam Việt Nam, kẻ thù tìm cơ hội gây thương vong cho Mỹ trong các cuộc giao tranh. Họ cũng tập trung quân tại nhiều điểm khác nhau trên biên giới miền Nam Việt Nam để tạo ra mối đe dọa chiến lược đối với các đồng minh và buộc Bộ Chỉ huy Hỗ trợ Quân sự tại Việt Nam, (MACV) phải phân tán lực lượng dự bị.

 Giới quân sự bất bình vì "coi lực lượng quân sự là công cụ để thương lượng về mặt ngoại giao"

Kể từ khi Tổng thống John F. Kennedy nhậm chức vào năm 1961,  Các nhà lãnh đạo thuộc Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân ngày càng nhận thấy mình bị gạt ra ngoài đối với việc hoạch định chính sách an ninh quốc gia, và được thay thế bởi McNamara và các cố vấn dân sự của ông ta.  Tổng thống Kennedy và Johnson đều không tin tưởng vào các cố vấn quân sự của họ, vì cho rằng các tướng lĩnh và đô đốc thiếu sự tinh tế về mặt chính trị để đối phó với các vấn đề chiến lược do cuộc đối đầu hạt nhân với Liên Xô. Trong các cuộc tranh luận về ngân sách quốc phòng, về lựa chọn vũ khí và về việc giải quyết các sự kiện quốc tế như cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba, các ý kiến của Hội đồng JCS thường xuyên bị McNamara và Tổng thống từ chối.

Đến cuối năm 1966, Bộ trưởng McNamara và các phụ tá dân sự của ông đã tranh cãi gay gắt với Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân về chủ trương của ROLLING THUNDER. Ngay từ khi bắt đầu chiến dịch, các Tham mưu trưởng Liên quân đã thúc giục leo thang nhanh chóng cuộc ném bom, với các cuộc tấn công vào tất cả các mục tiêu quân sự và công nghiệp chính của Bắc Việt Nam cũng như cảng biển lớn của nó là Hải Phòng. Tuy nhiên, theo lời khuyên của McNamara và các quan chức dân sự khác, Tổng thống Johnson đã chọn mở rộng chương trình một cách từ từ.  Ban đầu, ông ta hạn chế các mục tiêu quan trọng nhất đối với các cuộc tấn công từ trên không. Bị ảnh hưởng bởi thuyết “chiến tranh hạn chế”, vốn coi lực lượng quân sự chủ yếu là công cụ thương lượng về mặt ngoại giao, Johnson cũng bị ám ảnh về việc tránh các hành động có thể kích động một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn với Trung Cộng và có thể cả Liên Xô. Vì Trung Quốc đã gửi hàng chục nghìn binh sĩ và kỹ sư phòng không hỗ trợ Bắc Việt Nam, Johnson có lý do để lo ngại.

McNamara đồng ý trong việc mở rộng này nhưng ngày càng nghi ngờ về hiệu quả của ROLLING THUNDER. Các vụ ném bom rõ ràng đã không làm suy yếu ý chí tiếp tục chiến tranh của Hà Nội. Ngoài ra, theo các chuyên gia dân sự do McNamara ủy nhiệm phân tích về chiến dịch, các cuộc không kích đã không làm giảm đáng kể năng lực của Bắc Việt Nam trong việc gửi quân và tiếp tế cho miền Nam.

Về chiến dịch ở miền Nam Việt Nam, các lãnh đạo dân sự và các Tham mưu trưởng đều tán thành chiến lược của Tướng Westmoreland là chủ yếu sử dụng quân đội Hoa Kỳ trong các cuộc tấn công vào các đơn vị lớn và căn cứ hậu cần của đối phương (hoạt động “Tìm kiếm và Tiêu diệt”) trong khi các lực lượng chính quy và địa phương của Nam Việt Nam hoạt động để hỗ trợ bình định.

Tuy nhiên, trong suốt năm 1966, McNamara và các Tham mưu trưởng đã bất đồng về việc liệu có nên tăng cường lực lượng chỉ huy của Westmoreland hay không. Các chỉ huy trưởng liên quân tán thành đề xuất của Sharp và Westmoreland về việc xây dựng MACV với tổng sức mạnh lên tới 542.500 nhân viên bằng cách bổ sung các tiểu đoàn bộ binh, kỵ binh thiết giáp và xe tăng tương đương với một sư đoàn khác cộng với năm đơn vị không quân chiến thuật, nhiều phi đội và nhiều đơn vị hỗ trợ chiến đấu và hậu cần. Các nhà lãnh đạo quân sự lập luận rằng MACV yêu cầu thêm quân số để chống lại sự gia tăng của Bắc Việt và Việt Cộng và cho rằng với lực lượng lớn hơn của Mỹ sẽ đưa cuộc chiến kết thúc sớm hơn.

McNamara đặt câu hỏi liệu Westmoreland có thực sự cần thêm quân số hay không.  Căn cứ vào các thống kê từ các đơn vị chiến đấu, đến số liệu thống kê về thương vong của MACV, Bộ trưởng Quốc phòng kết luận rằng sự gia tăng lực lượng Mỹ sẽ không tạo ra sự tổn thất tương xứng với đối phương, bởi vì những người Cộng sản thường có thể lẩn  tránh đụng độ khi họ muốn. Thay vào đó, một khi bổ sung quân số  sẽ tăng thêm chi phí về nhân sự, về chính trị và kinh tế do cuộc chiến gây ra, làm suy giảm khả năng của quốc gia một khi cuộc chiến kéo dài. McNamara lập luận rằng do giới hạn địa lý và chính trị của cuộc chiến, Westmoreland hiện có đủ quân số để vô hiệu hóa các đơn vị lớn của đối phương, đó là số lượng lớn nhất có thể mong đợi cho chương trình “tìm kiếm và tiêu diệt” . Thay vì tăng thêm binh lính Mỹ, Hoa Kỳ nên thay đổi các ưu tiên của mình hầu cải thiện lực lượng miền Nam Việt Nam để họ có thể tiến hành một chiến dịch bình định hiệu quả hơn.

• Mâu thuẫn về chủ chương của giới quân sự và chính trị

Bắt đầu từ năm 1967, chính quyền Johnson đã thể hiện sự lạc quan về Việt Nam, nhưng che đậy những nghi ngờ nội bộ và những bất đồng chưa được giải quyết. Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã kết luận rằng “không có một cách hợp lý để đưa chiến tranh sớm kết thúc”. McNamara chủ trương tìm kiếm một giải pháp hòa đàm về cuộc chiến, bao gồm cả việc tạm dừng hoặc ngừng chiến dịch ROLLING THUNDER như một lời thúc giục Hà Nội đi đến bàn đàm phán hòa bình. Ngược lại, Bộ Tham mưu Liên quân, do Sharp và Westmoreland trách nhiệm, tiếp tục thúc đẩy chiến dịch của họ để chính quyền chấp thuận gia tăng quân số Hoa Kỳ theo từng giai đoạn ở phía Nam, và ném bom nhiều hơn ở phía Bắc.

 Nhận thức được điều nghịch lý và sự phản đối ngày càng tăng của công chúng đối về cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Việt Nam, Johnson tuy nhiên không thấy cách nào khác là tiếp tục hành động cân bằng vị thế chính trị của mình vào năm 1967. Ông cố gắng chọn lựa giải pháp thích ứng để đưa ra một quyết định cho chiến trường. Johnson đã phải cân nhắc giữa một cuộc leo thang quân sự quá tốn kém cùng một lúc vẫn có thể duy trì sự ổn định về mặt chính trị và kinh tế. 

• Tình hình cuối năm 1967



Trong suốt năm 1967, lực lượng Nam Việt Nam, và Hoa Kỳ đã chịu thương vong tổng cộng 23.199 người thiệt mạng và 93.791 người bị thương. Theo ước tính của quân đồng minh, kẻ thù trong năm đã thiệt hại hơn 88.000 người. Chuyện gì đã tác dụng chiến lược về việc đổ máu này? Các chỉ huy Hoa Kỳ tại chiến trường coi năm 1967 là một năm tiến bộ của quân đội trong cuộc chiến. Trong một đánh giá điển hình, Đô đốc Sharp, tổng kết các hoạt động trong năm, đã báo cáo với Tham mưu trưởng Liên quân rằng có một “sự thay đổi rõ ràng trong tình hình quân sự thuận lợi cho chúng tôi. ” Ông tuyên bố rằng “sự gia tăng đáng kể sức mạnh và khả năng của các lực lượng đồng minh” đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các hoạt động tác chiến chống lại đối phương về “khả năng tiến hành các hoạt động quan trọng trong các khu vực đông dân cư”. Lực lượng mặt đất của Đồng minh, được hỗ trợ chặt chẽ bởi các cuộc không kích chiến thuật và B.52, đã ngày càng vô hiệu hóa các căn cứ của đối phương, xác định vị trí và phá hủy nguồn cung cấp của địch. Phần lớn lực lượng chủ lực của địch đã được điều động đến các vị trí gần biên giới, nơi chúng lợi dụng các mật khu của Lào và Campuchia để bảo vệ và tiếp tế. Sharp cũng tuyên bố rằng đã đạt được những bước tiến vững chắc trong việc tiêu diệt các lực lượng địa phương cộng sản và cơ sở hạ tầng chính trị. Kết quả là, tỷ lệ dân số và diện tích miền Nam Việt Nam bị địch kiểm soát đã giảm dần. Tuy nhiên, Đô đốc Sharp cảnh báo, kẻ thù vẫn chưa bị đánh bại. Bắc Việt và Việt Cộng đã “thể hiện sự sẵn sàng tiếp tục tấn công, quấy rối và khủng bố ở nhiều nơi ...” Pháo binh, rocket và súng cối của kẻ thù đã cho thấy sự gia tăng rõ rệt cả về số lượng và cỡ nòng, và họ đã thể hiện kỹ năng ngày càng cao trong việc sử dụng những vũ khí này. Đáng lo ngại hơn nữa, Sharp báo cáo về bằng chứng “gần đây những cuộc điều động đơn vị lớn từ Bắc Việt Nam cho thấy kẻ thù có thể đang tìm kiếm một chiến thắng vang dội ở Nam Việt Nam trong tương lai gần”. Tuy nhiên, vị Tổng tư lệnh, Thái Bình Dương tiếp tục, với việc “cẩn thận khai thác lỗ hổng của kẻ thù và áp dụng sức mạnh hỏa lực và khả năng cơ động vượt trội của chúng ta, ” ông kết luận,“ chúng ta nên kỳ vọng lợi ích của chúng ta trong năm 1967 ở miền Nam Việt Nam sẽ gia tăng nhiều hơn vào năm 1968 ”.

• Khái niệm hoạt động của Tướng Westmoreland cho năm 1967

 Vào năm 1966, Tướng Westmoreland dự đoán rằng năm 1967 sẽ mở ra một giai đoạn chiến đấu mới ở miền Nam Việt Nam, trong đó các lực lượng đồng minh sẽ tiến hành nhiều cuộc tấn công. Năm 1966, Hoa Kỳ và Lực lượng Hỗ trợ Quân sự Thế giới Tự do (FWMAF) cùng với Lực lượng Vũ trang của Việt Nam Cộng hòa (RVNAF) đã tham gia vào một chiến dịch trấn giữ nhằm ngăn chặn một cuộc xâm lược của cộng sản vào miền Nam Việt Nam. Sự kết hợp này với sự tích lũy sức mạnh của Hoa Kỳ và FWMAF, đã tạo tiền đề cho một cuộc tổng tấn công. "Kế hoạch Chiến dịch Tổng hợp năm 1967", do Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ (COMUSMACV)  và Tổng Tham mưu trưởng (JGS) ban hành vào ngày 7 tháng 11 năm 1966, đã cung cấp hướng dẫn cơ bản cho các lực lượng đồng minh trong năm tới. Kế hoạch không phải là một kế hoạch chi tiết dẫn đến chiến thắng cuối cùng. Nó không hình dung được về sự thất bại toàn diện của tất cả các lực lượng địch hay sự kiểm soát của chính quyền Sài Gòn trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Mục tiêu của kế hoạch là mở rộng khu vực do Chính phủ Nam Việt Nam kiểm soát và giành chiến thắng trước các đơn vị Việt Cộng và Bắc Việt.

• Cuộc tấn công TẾT

 Khi họ tranh luận về chính sách và chiến lược tại Việt Nam, Tổng thống Johnson và các cố vấn của ông không biết rằng trong gần hai năm các đối thủ của họ ở Hà Nội và Nam Việt Nam đã tham gia vào một cuộc tranh luận tương tự. Giống như người Mỹ, người Việt Nam các nhà lãnh đạo đã tin rằng theo chiến lược hiện có của họ, các lực lượng của họ đang chịu tổn thất nặng nề mà ít có được lợi ích rõ ràng. Không giống như người Mỹ, Cộng sản Việt Nam vẫn tự tin về sự thành công cuối cùng. Họ tìm mọi cách để giành lại thế chủ động và tiếp tục cuộc chiến đến thắng lợi. Vào cuối cuộc tranh luận hầu tìm kiếm giải pháp của họ, những người Cộng sản đã quyết định thực hiện một cuộc tấn công nhiều mặt trên toàn quốc khiến Hoa Kỳ và Nam Việt Nam ít nhất có một phần bất ngờ. Tại miền Nam Việt Nam, cuộc tấn công tuy thất bại nặng nề về số thương vong cho quân CSBV và Việt Cộng.  Nhưng tại Hoa Kỳ, cuộc tấn công đã gây ra chấn động sâu sắc cho chính quyền Johnson, làm tan vỡ niềm tin của họ rằng cuộc chiến đang được tiến triển tốt đẹp, và đẩy nó lùi xa hơn về xu hướng giảm leo thang mà chính quyền theo đuổi.

• Tin tức tình báo về việc VC chuẩn bị cuộc tấn công vào dịp Tết bị bỏ qua

Khi việc chuẩn bị tấn công của đối phương được đẩy nhanh trong mùa thu, người Mỹ và các tổ chức tình báo tại miền Nam Việt Nam bắt đầu thu thập các tín hiệu cho thấy một cuộc tấn công có tầm cỡ lớn và phạm vi bất thường đang được thực hiện. Tin tức thu nhận từ các cuộc thẩm vấn tù nhân, tài liệu bị tịch thu và chặn thông tin liên lạc, các nhà phân tích trong MACV J2 (Tình báo) và trạm CIA Sài Gòn trong tháng 10 và tháng 11 đã thiết lập các bản dự báo về cuộc tấn công của kẻ thù trên toàn quốc, sẽ diễn ra vào đầu năm 1968, cuộc chuẩn bị tấn công này sẽ bao gồm các cuộc tấn công lớn vào các thành phố. Ví dụ, một nghiên cứu của CIA được hoàn thành vào tháng 11 cho rằng các trận chiến biên giới là một phần của giai đoạn đầu tiên của cuộc tấn công này và giai đoạn thứ hai, có thể bao gồm các cuộc tấn công vào các thành phố,và sẽ bắt đầu vào tháng Giêng.

Cho đến cuối năm 1967, các quan chức cao cấp ở Sài Gòn và Washington đã nhận được những báo cáo tình báo nêu trên nhưng với sự hoài nghi. Họ làm như vậy bởi vì họ tin rằng, một cuộc tấn công trên toàn quốc nằm ngoài khả năng của Bắc Việt và Việt Cộng.  Đặc biệt, một cuộc tấn công vào các thành phố sẽ không thể xảy ra, các nơi đó cho đến nay kẻ thù chỉ hoạt động giới hạn vào sự khủng bố, gián điệp, trộm cắp và kích động chính trị. Các nhà lãnh đạo đồng minh cho rằng, những người Cộng sản thiếu sức mạnh quân sự để chiếm và giữ các thị trấn lớn và trông chờ rất ít vào sự giúp đỡ từ một số công dân thành thị, với bằng chứng là không có sự tin cậy của quần chúng đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Các quan chức Mỹ nghi ngờ kẻ thù sẽ liều lĩnh tung quân đội và cán bộ chính trị vào một nỗ lực vô vọng. Do đó, các kế hoạch tấn công thành phố chỉ được coi là tuyên truyền và phạm vi các trận đánh được hiểu là những nỗ lực tiêu hao không thành công sẽ khiến quân Cộng sản bị hủy diệt bởi hỏa lực của Hoa Kỳ.

Tóm lại, những tính toán sai lầm về kế hoạch tấn công của Bắc Việt, dẫn đến việc loại trừ những thông tin tình báo về kế hoạch của cuộc tấn công, đã giúp địch quân che giấu việc chuẩn bị khi thực hiện kế hoạch tổng tấn công. ( Theo The Joint Chiefs of Staff and The War in Vietnam 1960–1968 -- Publication date: October 18, 2019 )

✱ Năm Mậu Thân, tháng 5/1968 khởi sự hòa đàm Ba Lê và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 11.1968

Tháng 5 năm 1968,  Hội nghị về hòa bình cho Việt Nam chính thức khởi sự tại Paris (và kéo dài đến tháng 1 năm 1973, từ chính phủ Johnson, Dân Chủ  nối tiếp sang chính phủ Nixon, Cộng Hòa) - Vì như trên đã viết: " Bị ảnh hưởng bởi thuyết “chiến tranh hạn chế”, vốn coi lực lượng quân sự chủ yếu là công cụ thương lượng về mặt ngoại giao”; Cộng với  phản ứng tiêu cực của dân chúng Mỹ về  kết quả của cuộc chiến Mậu Thân 1968, khiến TT Johnson không tái tranh cử.

Về phía đảng Cộng Hòa, trong bài phát biểu chấp nhận sự đề cử tại Đại hội đảng (1968), ông Nixon tuyên bố:  "Chúng tôi mở rộng vòng tay hữu nghị với tất cả mọi người. Nhân dân Liên Xô, nhân dân Trung Quốc, nhân dân toàn thế giới. Và chúng tôi hướng tới mục tiêu một thế giới rộng mở, bầu trời rộng mở, thành phố rộng mở, trái tim rộng mở”. Và  trong các cuộc vận động tranh cử tổng thống 1968 ứng cử viên Nixon hứa hẹn: "Tôi cam kết với các bạn rằng chúng ta sẽ kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong danh dự - I pledge to you that we shall have an honorable end to the war in Vietnam." (Theo Miller Center).

✱ Học Thuyết Nixon

 

Năm 1969, ngay sau khi nhậm chức, Chính phủ Nixon đề ra chính sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh, thực chất là kế hoạch rút quân đội Mỹ ra khỏi vùng này. Điều này được ghi lại trong tiểu mục gọi là " Học thuyết Nixon và phản ứng của người Á Châu -The Nixon Doctrine and the Asian reaction". Trong đó viết: " Tổng thống đã tuyên bố vào năm 1970 rằng “Chắc chắn vì lợi ích của chúng tôi, cũng như lợi ích của hòa bình và ổn định ở châu Á và thế giới, chúng tôi thực hiện những bước tiến  nhằm cải thiện quan hệ với Bắc Kinh - take what steps we can toward improved practical relations with Peking." (Theo BNG/FRUS: The Nixon Doctrine and the Asian reaction)

✱ Chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung

Vào ngày 28 tháng 4 (1971), Tổng thống Nixon nói với TS Kissinger:  "Những gì chúng ta đang toan tính về cơ bản là hội nghị thượng đỉnh với Trung Quốc, đó là kế hoạch của tôi. Đó là ván cờ lớn. Bây giờ, đó mới chỉ là một nửa, phần còn lại của tấn tuồng này là thực hiện một số điều về cuộc chiến này."  Kissinger trả lời: “Với điều đó, tôi nghĩ, những người ở vào thời kỳ 1954 họ cần hòa bình, và sau đó họ đã giải quyết vấn đề Việt Nam. Họ cần hòa bình ngay, điều đó có tác dụng đối với Hà Nội - Đó là một lợi thế của người làm sứ giả." Nixon nói thêm: “Chà, để tôi nói tiếp, cuộc chiến phải được giải quyết ổn thỏa trước khi tôi đến Trung Quốc - before I get there, the war has to be pretty well settled. Tôi chỉ đơn giản nói rằng, chúng ta chưa thể đến Trung Hoa cho đến khi chúng ta có một số kế sách. I’d just simply say, we can’t come there until we have some idea." ( BNG/FRUS: Conversation:Nixon & Kissinger, April 27, 1971)

Theo chủ trương của ông Nixon “ nhằm cải thiện quan hệ với Bắc Kinh” –“ cuộc chiến phải được giải quyết ổn thỏa trước khi tôi đến Trung Quốc”, cho nên cuộc hành quân Hạ Lào trước đó mấy tháng (2.1971) đã gây nhiều tổn thất cho phía VNCH để Mỹ dễ dàng đàm phán với phía Trung quốc. Với chủ trương “kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong danh dự” nhưng với cái giá là hy sinh VNCH... Cho nên trong diễn văn từ chức tổng thống « ngày 21 tháng 4 năm 1975 » ông Nguyễn văn Thiệu đã lên án ông Nixon: ”Thất hứa, thiếu công bằng, thiếu chính nghĩa, vô nhân đạo đối với một đồng minh đang chịu đau khổ, trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc.”

Đào Văn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.158 giây.