logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/02/2023 lúc 07:00:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,739

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ông Hoàng Tứ Duy - Tổng bí thư Đảng Việt Tân.

Như VOA đã đưa tin, nhân dịp sinh nhật lần thứ 19 của Facebook vào ngày 4/2, hơn 60 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền và các Facebooker có nhiều ảnh hưởng hôm 1/2 đã gửi thư ngỏ kêu gọi ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg, giải quyết tình trạng mạng lưới tài khoản giả, độc hại, trong đó có sự tham gia của Lực lượng 47 hay các dư luận viên, đang tồn tại và hoạt động mạnh tại Việt Nam nhằm phổ biến các thông tin sai lệch và gây thiệt hại cho các tài khoản thật.
VOA có cuộc phỏng vấn với ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư của đảng Việt Tân, một trong những tổ chức phi chính phủ đã tham gia gửi thư ngỏ, để tìm hiểu thêm về sự kiện cũng như một báo cáo chi tiết của tổ chức này về Lực lượng 47 và tình trạng kiểm duyệt không gian mạng tại Việt Nam.
VOA: Xin chào ông Hoàng Tứ Duy. Chúng tôi nhận được lá thư ngỏ (gửi cho Facebook) cũng như báo cáo về Lực lượng 47 và việc kiểm duyệt trên không gian mạng. Ông có thể cho biết là vì sao có cái lá thư mở và báo cáo vào lúc này?
Ông Hoàng Tứ Duy: Mạng xã hội đã giúp cho người Việt Nam biết được thông tin và kết nối với nhau, nhưng đồng thời chúng ta thấy với sự xuất hiện của Lực lượng 47 và các dư luận viên, đã có những nỗ lực để kiểm duyệt trên mạng xã hội, đặc biệt là trên Facebook. Có các tài khoản giả tấn công vào các nhà dân báo, nhà hoạt động… Những nỗ lực báo cáo để làm sao kiểm soát được nội dung đó. Lý do có lá thư chung của hơn 60 tổ chức nhân quyền NGO và các nhà hoạt động trên Facebook là vì nhân dịp sinh nhật thứ 19 của Công ty Facebook, chúng tôi kêu gọi ông Mark Zuckerberg giải quyết tệ nạn dư luận viên trên Facebook ở Việt Nam. Cụ thể là làm sao xoá các tài khoản giả, tài khoản ảo, và đóng các mạng lưới độc hại đang có những nỗ lực gây tác hại cho người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
VOA: Xem báo cáo thì thấy báo cáo được thực hiện khá công phu và chi tiết. Ông có thể cho biết báo cáo được thực hiện trong bao lâu và dựa trên những cơ sở dữ liệu nào không?
Ông Hoàng Tứ Duy: Lúc lực lượng 47 của Việt Nam ra đời vào năm 2016, đã có những thông tin về những nỗ lực của họ tấn công vào cộng đồng mạng, cái này đã được một số cơ quan truyền thông, tổ chức nhân quyền đã tường thuật về những nỗ lực của Lực lượng 47. Điều chúng tôi muốn làm là chúng tôi muốn tổng hợp tất cả các dữ kiện của các tổ chức nhân quyền, các ký giả đã nghiên cứu về Lực lượng 47, kèm theo đó là những dữ kiện mà chúng tôi đã có qua chính kinh nghiệm bản thân khi Lực lượng 47 tấn công vào trang Facebook của Việt Tân. Đã có những nỗ lực báo cáo hàng loạt để Facebook phải làm sao xoá tất cả những nội dung của trang Facebook Việt Tân. Từ những kinh nghiệm đó, chúng tôi đã chia sẻ vào bản phúc trình.
VOA: Ông có thể cho biết một số ảnh hưởng tác hại của Lực lượng 47 đối với xã hội Việt Nam nói chung không?
Ông Hoàng Tứ Duy: Vâng, nó có nhiều ảnh hưởng tác hại, mà tôi muốn đưa ra hai tác hại lớn nhất. Đầu tiên, Lực lượng 47 đã tổ chức những kế hoạch báo cáo hàng loạt bài vở của các nhà hoạt động, trong đó có Việt Tân, mà chúng tôi đã đăng trên Facebook. Khi họ báo cáo hàng loạt như vậy, công ty Facebook nhiều khi không phân biệt được là những nội dung nào thực sự vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng của Facebook hay không nên đã tháo gỡ những nội dung đó.
Một trong những ví dụ trong báo cáo là một bài của Việt Tân đã bị tháo gỡ vì bị cho là vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng. Đó là một bài đăng vào đầu năm 2022 và có một tấm hình. Bài về nội dung Tết Mậu Thân và có tấm hình chụp tại Huế. Đó là tấm hình rất nổi tiếng mà báo chí đăng nhiều trong 50 năm qua, nhưng tấm hình đó bị cho là vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng. Sau khi chúng tôi làm việc với Facebook thì Facebook đã đổi ngược quyết định đó. Đó là một ví dụ của việc báo cáo hàng loạt của các dư luận viên, vì khi nhân viên ban đầu của Facebook họ nhìn bài đó, họ nghĩ rằng mình đang cổ võ vấn đề bạo động hay thù ghét… Đó là một ví dụ của những bài vở bị gỡ xuống. Đó cũng là hình thức mà nhà nước Cộng sản Việt Nam kiểm duyệt những tiếng nói độc lập và đối kháng trên Facebook.
Tác hại thứ nhì là Lực lượng 47 họ đã dùng rất nhiều tài khoản giả để họ spam ồ ạt những trang Facebook có nhiều comments (bình luận). Họ dùng những tài khoản giả để tung ra rất nhiều spam như vậy và đó là cách mà họ đóng vai trò dư luận viên, họ tung những tin giả để tuyên truyền, gây ảnh hưởng xấu dư luận trên mạng.
Với hai tác hại đó, chúng tôi kêu gọi Facebook phải có hành động cụ thể là làm sao dẹp bỏ những tài khoản giả, dẹp bỏ những mạng lưới gây hại đang hiện diện tại Việt Nam.
VOA: Xét đến cùng thì Facebook cũng chỉ là một doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thì ưu tiên lớn nhất của họ là lợi nhuận và lợi ích cho doanh nghiệp, mà Việt Nam được xem là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong khu vực đối với nhữg ông khổng lồ về công nghệ như Facebook, Google… Chúng ta có thể thấy là trong thời gian qua đã có những động thái có thể xem là “nhún nhường” của Facebook hay Google trước những yêu cầu của chính phủ Việt Nam như ngăn chặn hoặc gỡ bỏ bài viết, đóng tài khoản… Như vậy, ông đánh giá thế nào về tính khả thi của yêu cầu mà trong báo cáo và thư ngỏ mà Việt Tân và các tổ chức NGO khác đã gửi đến Facebook?
Ông Hoàng Tứ Duy: Điều chị nói rất đúng. Nguyên nhân của vấn đề kiểm duyệt internet tại Việt Nam hay là trù dập trong tự do ngôn luận, đó là chính sách độc tài của Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, những công ty internet lớn như Facebook, Google, họ có trách nhiệm đối với người sử dụng hệ thống của họ. Ngày hôm nay, nếu Facebook chấp nhận những mạng lưới độc hại tại Việt Nam, những tài khoản giả, thì đây không chỉ là vấn đề nhân quyền. Lý do là vì tại Việt Nam, theo con số chính thức là có khoảng 70 triệu người sử dụng Facebook. Nhưng theo tài liệu được tiết lộ qua bà Frances Haugen là người tố giác Facebook và là nhân viên bên trong, thì Việt Nam có khoảng 15 triệu tài khoản giả trong số 70 triệu tài khoản đã công bố.
Khi Facebook chấp nhận những tài khoản giả như vậy thì những cái đó nó ảnh hưởng lên các nhà đầu tư. Một khi họ mua cổ phiếu của Facebook, họ muốn biết có bao nhiêu tài khoản thực sự ở Việt Nam. Nó ảnh hưởng đến các nhà quảng cáo khi họ mua quảng cáo trên Facebook tại Việt Nam. Cho nên đây là điều mà chính Facebook phải giải quyết cho vấn đề kinh tế của họ. Nó đi ngoài vấn đề chính sách kiểm duyệt của Hà Nội, mà đây là vấn đề của Facebook đối với các nhà đầu tư, nhà quảng cáo.
Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng đây là lúc mà chúng ta phải kêu gọi Facebook phải thực sự hành động để giải quyết nạn dư luận viên ở Việt Nam.
VOA: Việt Tân lâu nay được xem là một trong những đảng đối lập chính trị với đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam. Vậy làm sao Việt Tân bảo đảm được rằng việc gửi báo cáo và thư ngỏ tới ông Mark Zuckerberg của Facebook là thực sự công tâm, khách quan và có lợi cho xã hội tại Việt Nam?
Ông Hoàng Tứ Duy: Đây là lá thư của nhiều tổ chức NGO và nhà hoạt động, trong đó có Việt Tân cũng ký vào. Qua lá thư, chúng tôi nêu lên một sự thật ở Việt Nam đối với Facebook. Đó là mạng lưới độc hại đang kiểm duyệt tiếng nói tại Việt Nam và nó làm hại cho Facebook. Vì quyền lợi của Facebook, họ phải giải quyết những mạng lưới độc hại do Lực lượng 47 và các dư luận viên gây ra.
VOA: Cám ơn ông Hoàng Tứ Duy đã dành thời gian cho VOA.
Theo VOA
UserPostedImage
WTH

Lực lượng 47 do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam lãnh đạo nhằm chống các tuyên truyền của thế lực thù địch trên mạng Internet tại Việt Nam. Chúng có đến hàng chục ngàn người làm việc ăn lương như công chức nên các account trên mạng xã hội của chúng đều là với tên thật người thật, Facebook có muốn xóa bỏ cũng không được. Mỗi khi chúng thấy những bài đăng nguy hại cho chế độ là chúng loan báo cho nhau để đồng loạt báo lên Facebook để họ xóa bỏ bài hoặc phạt người đăng về tội "vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng". Cá nhân tôi tin rằng Facebook vì tiền nên đã thỏa hiệp với Việt cộng và cho chúng khả năng trực tiếp xóa bài hay "treo" account người dùng theo ý muốn.

Đã từ lâu tôi không xài Facebook vì tôi biết đó không còn phải là phương tiện để truyền đạt suy nghĩ của tôi đến mọi người. Tôi nghĩ rằng Việt cộng có khả năng trực tiếp thấy được tin tức cá nhân của mọi người qua account Facebook nên nếu ai sống trong nước mà dùng Facebook viết bài chống chế độ là có nhiều cơ hội bị còng tay chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Những người đấu tranh cho nền dân chủ và nhân quyền trong nước họ cần phải thiết lập acount giả để tránh nguy hại cho bản thân, nên nếu Facebook xóa những account giả thì kẻ có lợi ở đây chính là Việt cộng.

Việt cộng mỗi ngày một thất thế trước những tiếng nói của người dân vì khả năng cũng như kiến thức về chủ nghĩa cộng sản mỗi ngày một lỗi thời và lạc hậu, đang dần dần bị lật tẩy nên chúng chỉ biết chống đỡ một cách hèn hạ, với hy vọng duy trì chế độ độc tài thêm một thời gian nữa.

PS - Chữ "tài" trong "tài khoản" có nghĩa là "tiền". Từ trước năm 75, chữ "tài khoản" được dùng để chỉ về khoản tiền một người gởi trong ngân hàng, hay còn được gọi là "ngân khoản". Việt cộng ngày nay sử dụng chữ "tài khoản" cho các thứ khác hơn "tài khoản ngân hàng" hay những gì liên quan đến tiền bạc là thiếu chính xác. Vụ này phải nhờ bác Hiển cống hiến một chữ nào khác thay cho chữ "tài khoản" trên các trang mạng xã hội thay vì bác ngồi đó bịa ra các kiểu chữ viết Việt Nam quái đản chưa từng có.

Minh Đức

Ở trong nước viết blog thì bị bỏ tù. Ở nước ngoài viết thì CSVN không làm gì được nên bày trò báo cáo láo để xóa bài.

Hai cột trụ mà đảng CSVN xây dựng chế độ trên đó là Dối Trá và Bạo Lực thì đảng CSVN phải bảo vệ cột trụ Dối Trá để mà tồn tại. Vì dối trá nên không dám cho dân có báo chí tự do, không dám cho dân tự do viết blog. Bỏ tù dân viết blog là dùng cột trụ Bạo Lực để bảo vệ cột trụ Dối Trá.
Ba Gai
Facebook muốn đủọ̉c hoạt động rộng rãi ỏ̉ VN thì phải chấp nhận vài điều kiện do chính quyền VC đòi hỏi. Vì TIỀN mà Facebook thỏa mãn nhiều yêu cầu của VC tai hại cho tụ̉ do ngôn luận tinh khiết công bằng.
TC và VC đã có sủ đoàn dân vận, quốc tế vận, địch vận tủ̀ lâu, họ chi tiền tối đa cho nỗ lụ̉c tuyên truyền của họ, cấm cản trong nủỏ́c nhủng họ lọ̉i dụng tụ̉ do ngôn luận rộng rãi của Tây Phủỏng để phóng ra lý luận xảo trá có lọ̉i cho riêng họ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.