logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/02/2023 lúc 05:49:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Đọc Tập truyện và Tản văn “Chỉ có con đường đó mà thôi” của Tiểu Lục Thần Phong, do NXB Ananda Viet Foundation ấn hành cuối năm 2022).
 
Tiểu Lục Thần Phong, còn có các bút danh: Đồng Thiện, Thanh Nguyễn... là cây bút quen thuộc của các tạp chí Chánh Pháp, Việt Báo, All Poetry, Trẻ, Thư viện Hoa Sen... Tên thật là Nguyễn Thanh Hiền, hay còn gọi là Steven Nguyen, quê gốc Diêu Trì, Bình Định, hiện sinh sống và làm việc tại Atlanta, Georgia.
 
“Chỉ có con đường đó mà thôi” là tập truyện và tản văn thứ 8 của Tiểu Lục Thần Phong, sau 7 tập đã phát hành gồm có Thơ, Truyện dài, Tản văn trước đó. Sách dày 432 trang với 59 truyện, Tản văn với những đề tài, quen thuộc, bình dị trong cuộc sống, với mục đích đưa Đạo pháp của Phật giáo vào cuộc sống một cách nhẹ nhàng, tinh tế, hướng đến giáo lý của nhà Phật, và cũng chính vì thế, mà ở trang 7, trong “Lời nói đầu”, tác giả đã tự nhận mình là: “Tập truyện và Tản văn “Chỉ có con đường đó mà thôi” (CCCĐĐMT) này có thể xem như chuyển tải một tí ti Đạo Phật thông qua những câu chuyện đời. Tác giả không có ý “Văn dĩ tải đạo”, chỉ đơn giản là khi hứng khởi thì viết và viết với tư cách một Phật tử sơ cơ thế thôi. Bút giả không dám nhận đây là văn chương. Bút giả chỉ như là con ong võ vẽ bay lượn trong vườn hoa chữ nghĩa, như con đò bên mép nước của biển học Phật pháp”.
 
Từ ý thức của một Phật tử, thấm nhuần những lời răn dạy của nhà Phật và tìm hiểu về Phật pháp, Tiểu Lục Thần Phong đã từ cuộc sống của bản thân và gia đình, với những câu chuyện kể giản dị, có khi tinh tế ý nhị, có lúc hóm hỉnh, tưởng như ba lơn, bông đùa, và cũng có khi mang đậm tính triết lý “sắc-không” của Đức Phật để thể hiện sinh động cuộc đời vốn có ở chung quanh, dẫn người đọc đến những suy ngẫm “hành thiện” của nghiệp “luân hồi”, “nhân quả”, “gieo nhân nào gặt quả ấy” vốn tiềm ẩn trong ý nghĩ của con người gốc Việt.
 
Nhân vật trong từng mẩu truyện, có khi chính là bản thân tác giả, là gã, là hắn, có khi là tôi, cùng những bạn bè, người quen cùng làm chung trong hãng, sở như Linda, Elite, Cu Tí, Lan Chi, bà Hồng Châu... Có khi lại là những nhân vật trong lịch sử, hay những nhân vật trong Tam Quốc Chí và những nhân vật trong các truyền thuyết nhà Phật, với mục đích nêu gương hiền, dữ, hay hành thiện, xa lánh những tính toán hơn thua hại người. Tiểu Lục Thần Phong đã chứng tỏ mình có một vốn sống khá phong phú về Văn hóa, Lịch sử và Giáo lý của đạo Phật.
 
Cụ thể trong mẩu truyện “Lễ trăng tròn tháng tư” (trang 19-28). Hai nhân vật Elite và Linda, đến chùa lễ Phật, khi về, Linda thắc mắc: “Em nhớ lúc còn nhỏ, ba em thường kỷ niệm ngày sanh đức Phật vào ngày tám tháng tư, sao giờ mấy chùa làm lễ vào ngày Rằm tháng tư?


Elite giải thích: “Lễ Phật đản ngày tám tháng tư là theo truyền thống Bắc tông. Phật giáo Nam tông thì tổ chức ngày Rằm tháng tư, sỡ dĩ có sự khác biệt này là cách tính lịch pháp của hai trường phái có khác, lịch pháp và thời gian chỉ là tương đối, nhất là thời Phật đản sinh cũng chưa có sự ghi chép cụ thể như bây giờ. Lịch pháp mỗi nơi mỗi khác, thời gian mỗi quốc độ chênh lệch nhau. Tuy nhiên sự lệch về thời gian chỉ là tiểu tiết không quan trọng, cái chính là sự tương đồng của giáo pháp, vị giải thoát của đạo.”


 
Trong truyện “Có ngờ gì không” (trang 90-95), tác giả cho biết: “Ai cũng thuộc Tâm Kinh. Bản Tâm Kinh có hai trăm sáu mươi chữ là cô đọng, là cốt tuỷ của bộ Bát Nhã Tâm kinh sáu trăm quyển. Người xứ mình ngày xưa thường uống thuốc Bắc, ắt ai cũng biết sắc thuốc Bắc từ một lít còn tám phân. Bản Tâm kinh hai trăm sáu mươi chữ ấy cũng là tám phần tinh túy, cô đọng vậy”.
 
Bàn về chuyện ăn chay trong câu truyện “Đôi điều về ăn chay” (trang 109-113), tác giả khẳng định và mơ ước: “Tóm lại ăn chay vì tôn giáo hay vì sức khỏe, môi trường cũng đều tốt đẹp cả. Phong trào ăn chay sẽ phát triển hơn trong thời gian tới, sẽ tăng trưởng từ bi, sẽ tái tạo một môi trường sống xanh, thân thiện, gần gũi hơn”.
 
Lý giải về sự công bằng trong luân hồi và quả báo. Tiểu Lục Thần Phong đã kể lại truyền thuyết khi Quan Vân Trường bị thua trận và bị quân Đông Ngô hành quyết chém đầu cả hai cha con. Quan Công là một danh tướng lẫy lừng của Lưu Bị, vẫn thấy bị uất ức, ban đêm thường hiện ra la hét, quát mắng quân giặc và đòi trả lại đầu, khiến quân lính, dân chúng và nhiều người sợ khiếp vía không dám ra đường. Một cao tăng thấy vậy, đã quyết ra chặn đường Quan Công và nói rằng: “Thưa tướng quân, ngài là danh tướng, cũng đã từng chém đầu hàng trăm tướng sĩ, vậy bây giờ ngài đòi Đông Ngô trả lại đầu cho ngài, thì ai sẽ trả lại đầu cho hàng trăm người bị ngài chém đầu? Lẽ công bằng ở chỗ nào, thưa ngài?” Hồn Quan Công nghe vậy, ngộ ra mà tan biến, siêu thoát, từ đấy không thấy hiện ra đòi đầu nữa.
 
Trong tập truyện CCCĐĐMT, tác giả cũng đã kể lại nhiều câu chuyện về Đức Phật và những người chung quanh, khi ngài chưa thành chánh quả, song từng câu chuyện là những ứng xử, hành vi, hướng đến những điều Chân-Thiện-Mỹ, nhằm góp phần xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Và mẩu truyện “Chỉ có còn đường đó mà thôi” (trang 59-67) được dùng làm tựa đề chung cho cả tập, cũng với một mục đích đưa ra câu chuyện của thần Brahma trong ngôi đền Parranajata cùng với nàng Kumaratunga để diễn tả cho sự hoan lạc và nỗi khổ của con người, cho dù trong hoàn cảnh cao sang, cung vàng, điện ngọc. Bởi một lẽ, như thầy Krishinatanga nói: “Con người ta đến với nhau không ngoài bốn mối quan hệ: báo ân-báo oán, đòi nợ-trả nợ. Phu thê cũng không ngoài duyên và nợ, có duyên thì xa xôi cách mấy cũng gặp, không duyên thì dù có ở bên cạnh nhau cũng xa. Nợ hết mà duyên còn thì tốt đẹp biết bao, duyên hết mà nợ còn thì tội lắm...”
 
Và điều cuối cùng mà tác giả muốn hướng đến là: “Thế tôn Gatama vượt thoát sanh tử, chỉ có con đường của ngài mới hết khổ mà thôi!”
 
Văn phong nhẹ nhàng, giản dị, 59 mẩu truyện diễn biến và hàm chứa những đạo pháp tinh tế của Phật môn, sẽ giúp người đọc “đốn ngộ” nhiều thứ nếu so sánh và lồng ghép với cuộc sống. Thiết nghĩ nếu không “giải khuây”, cũng sẽ rút ra được những điều ý nghĩa và bổ ích trong cuộc sống. “Con đò nhỏ” của tác giả Tiểu Lục Thần Phong, dẫu chỉ ở bên mép nước của biển Phật Pháp bao la, song cũng sẽ giúp cho người đọc ít nhất là không bị... chìm và ướt áo. Lành thay!1/2023

1/2023
Trần Hoàng Vy
Theo Việt Báo

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.225 giây.