logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/02/2023 lúc 11:01:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Các uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam khoá 13 chụp hình chung tại Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 1/2/2021 (minh hoạ). AFP

Thách thức cải cách thể chế có nguồn gốc từ việc đặt ý thức hệ lên trên tư duy thị trường thay vì chỉ giới hạn ở “trò chơi quyền lực chính trị cấp cao” của chế độ.
“Trò chơi quyền lực chính trị cấp cao” tác động đến kinh doanh
Sự kiện bị buộc phải từ chức của nguyên Chủ tịch nước (CTN) Nguyễn Xuân Phúc và hai Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam không những chỉ là một  “trò chơi quyền lực chính trị cấp cao”, trong đó “phe” ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng loại bỏ các “đối thủ” chính trị mà còn gây ra bất ổn thể chế gây ra những hiệu ứng ngược, trong đó có các tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, đầu tư. 
Đó là: Một, sẽ hình thành một môi trường thận trọng hơn về mặt chính trị khi các chính trị gia rút ra bài học từ những diễn biến vụ việc và giao dịch kinh doanh có liên quan, chẳng hạn việc phê duyệt các giấy phép của chính quyền sẽ chậm hơn; Hai, các doanh nghiệp cần chuẩn bị để tránh xa và/hoặc tăng cường các phương án giảm thiểu rủi ro trước làn sóng điều tra chống tham nhũng có thể bị chính trị hóa trong thời gian trong và sau sự kiện; Ba, các doanh nghiệp cũng cần cảnh giác với xu hướng rủi ro dài hạn có thể xảy ra là Đảng vẫn sẽ tăng cường và mở rộng kiểm soát nội bộ trong nhiều lĩnh vực để tiếp tục thanh trừng các đối thủ chính trị hay siết chặt các quy định hạn chế tự do kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu hiểu trò chơi quyền lực “cung đình” này, trong đó chiến dịch chống tham nhũng “không vùng cấm” được sử dụng đồng thời như một phương tiện thanh lọc nội bộ để tập trung quyền lực tuyệt đối, phản ánh quyết tâm của Đảng Cộng sản và ông Tổng bí thư bảo vệ nền tảng tư tưởng Mác – Lênin và ý thức hệ chủ nghĩa xã hội (CNXH) và, như một động thái quyết liệt trong quá trình củng cố mô hình Đảng – Nhà nước mạnh kiểu chế độ chuyên chế toàn trị, thì phía trước được cảnh báo là thời kỳ khó khăn tăng trưởng kinh tế.
UserPostedImage
 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại họp báo kết thúc Đại hội 13 ĐCS VN ở Hà Nội hôm 1/2/2021. Ông Trọng là người đứng đầu công cuộc chống tham nhũng rộng khắp trong Đảng ở Việt Nam. AFP

“Ý thức hệ đặt trên tư duy thị trường”
Tái lập chế độ chuyên chế toàn trị đã thay đổi những đặc điểm từng mang lại sự tồn tại “dẻo dai” đồng thời với thúc đẩy kinh tế thị trưởng để tăng trưởng kinh tế đảm bảo tính chính danh cho sự lãnh đạo của Đảng CS. Sự chuyển giao quyền lực giữa các thế hệ lãnh đạo ngày càng khó khăn và không dựa trên các chuẩn chuẩn mực, việc đề bạt cán bộ lãnh đạo ngày càng dựa trên “tính đảng” hơn là thành tích, và sự kiện “hạ bệ” phe chính phủ nêu trên là cú giáng mạnh huỷ hoại sự phân công và chuyên môn hoá về chức năng điều hành nền kinh tế của Chính phủ. Đây là sự thay đổi bước ngoặt, ý thức hệ đã được đặt lên trên tư duy lý tính về kinh tế là đặc trưng nổi bật của mô hình toàn trị “mới”. Giờ đây Đảng trở lại thâm nhập, can thiệp sâu vào tất cả các thể chế khác - lập pháp, tư pháp và hành pháp, hoạch định chính sách cho mọi lĩnh vực hành động, trong đó Đảng tăng cường lãnh đạo bằng nghị quyết đối với sự vận hành kinh tế, và Chính phủ chỉ là bộ máy thực thi đơn thuần nằm trong tầm kiểm soát của Đảng.
Thực tế cho thấy khoảng trống “tính kế thừa” ngày càng nới rộng giữa hai nhiệm kỳ Chính phủ của nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng đương nhiệm Phạm Minh Chính. “Chính phủ kiến tạo” do ông Phúc đề xướng đã không khi nào được nhắc đến mặc dù về mặt tăng trưởng là thành công. Trước hết là sự vươn lên từ giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô để đạt mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân năm trong nhiệm kỳ năm năm trên 7%, khởi sắc với dự trữ ngoại tệ hơn 100 tỷ, đầu tư nước ngoài tăng nhanh và mở rộng quan hệ kinh tế đa dạng với nhiều quốc gia… Hơn thế, tư tưởng “kiến tạo” tập trung tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho khởi nghiệp và kinh doanh, cởi mở hơn với khuyến khích kinh doanh tạo ra động lực tăng trưởng. Tuy nhiên, cách điều hành như mang xu hướng “tư bản” để “kiến tạo” đã làm nảy sinh nhu cầu cải cách theo hướng dân chủ hoá khiến giới lãnh đạo chính trị trong Đảng không hài lòng, và mối lo ngại “sự mất kiểm soát” lớn dần khi bộ máy điều hành do thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực thích hợp đã suy thoái nghiêm trọng, trục lợi lan rộng và tham nhũng.
Ông Phạm Minh Chính hiện nắm giữ chức Thủ tướng, được cho là người của Đảng bởi quá trình khởi nghiệp và thăng tiến chính trị từng là Thứ trưởng Bộ Công An, Bí thư tỉnh Quảng Ninh và Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Ông đương kim Thủ tướng nhiều lần phát biểu về một nền kinh tế “độc lập tự chủ” nhưng không thể được coi là tư tưởng điều hành. Chính phủ dưới sự chỉ đạo của ông đang “vất vả” tìm bản sắc trong cơ chế “toàn trị mới” của Đảng để vận hành nền kinh tế. Đó là “rừng” nghị quyết mà Đảng sửa đổi, bổ sung và ban hành mới để thể hiện sự lãnh đạo toàn diện với mục đích huy động “cả hệ thống chính trị vào cuộc, tăng cường hành chính hoá, thậm chí hình sự hoá như bắt giữ các đại gia, các quan hệ kinh tế, thúc đẩy yếu tố kinh tế nhà nước như đầu tư công và các hình thức tổ chức kinh doanh… Ngoài ra, việc vận dụng các yếu tố thị trường đã trở nên “thận trọng” khiến nhiều chính sách cải cách trở thành “nửa vời” như quyền tự chủ với các đơn vị sự nghiệp công lập… Sau nhiều lần sửa đổi và, việc sửa Luật Đất đai 2013 tới đây, trong đó điều kiện tiên quyết “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý” vẫn được giữ nguyên cho thấy thị trường bất động sản sẽ tiếp tục không lành mạnh khi bị ràng buộc bởi ý thức hệ.
“Thời kỳ tăng trưởng kinh tế khó khăn”
Những động thái chống tham nhũng và củng cố quyền lực, một mặt, cho thấy Đảng quyết tâm và nỗ lực quay lại với chế độ chuyên chế toàn trị nhưng, mặt khác, đã bộc lộ sự “bế tắc” tạo ra một mô hình kinh tế phù hợp. Một sự thật không thể phủ nhận là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã lụi tàn và lùi xa, và sự thay thế nó là các công cụ thị trường đang thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa, không chỉ cứu chế độ khỏi sụp đổ mà còn đảm bảo tính chính danh cho Đảng, là một thực tế khó có thể đảo ngược. Liệu có mô hình kinh tế để giải quyết mâu thuẫn từ thực tế trên?
Trước mặt, thách thức hiện hữu là mô hình Đảng – Nhà nước vận hành nền kinh tế thế nào? Nền kinh tế Việt Nam hiện nay dựa vào hai động lực trụ cột chủ yếu, một là đầu tư nước ngoài và hai là bất động sản. Hai lĩnh vực kinh tế này và những ngành và lĩnh vực “ăn theo” như tài chính, ngân hàng, công nghệ… chiếm hơn nửa GDP và tập trung phần lớn các nguồn lực quốc gia. Tuy nhiên, cả hai trụ cột đều đang bị “lung lay” trước những tác động các yếu tố trong và ngoài nước, trong đó có việc tái lập mô hình toàn trị.
Các nhà phân tích chính trị đều có chung nhận định rằng cuộc chống tham nhũng kết hợp thanh trừng trong nội bộ Đảng của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy Việt Nam đang đi theo hướng nặng về ý thức hệ hơn, thân Trung Quốc hơn và bớt thân phương Tây hơn. “Đàn anh” Đảng CS Trung Quốc định hướng mục tiêu phát triển kinh tế để trở thành “một cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại”, nhưng những vấn đề thực tế điều hành hiện tại đang báo hiệu hồi kết của thời kỳ hoàng kim kéo dài 30 năm của nền kinh tế nước này. Mặc dù ĐCS Việt Nam cố gắng không để việc chống tham nhũng “trên thượng tầng” tác động đến lực hút đầu tư nước ngoài, nhưng các nhà đầu tư phương Tây vẫn phải cân nhắc về sự ổn định chính trị và môi trường luật pháp, thể chế khi ý thức hệ đặt lên trên tư duy thị trường. Ngoài ra, sự trùng lặp “kỳ lạ” về khủng hoảng lĩnh vực bất động sản trong cả hai nền kinh tế có chế độ chính trị tương đồng đang đe dọa bất ổn kinh tế vĩ mô, như từng thấy trong giai đoạn hơn 10 năm trước ở Việt Nam, có thể lặp lại.
Rõ ràng, những chính sách và sự vận hành kinh tế khi dựa trên khi ý thức hệ đặt lên trên, áp đảo tư duy thị trường - tư duy duy lý về kinh tế gây ra, tất cả tác động ngắn hạn và rủi ro dài hạn, cảnh báo về thời kỳ tăng trưởng kinh tế khó khăn ở phía trước mà mọi người nói chung và chủ trương cải cách thể chế nói riêng đang và sẽ phải đối diện.

Phạm Quý Thọ
Phạm Quý Thọ- PGS,TS nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Việt Nam

Sửa bởi người viết 20/02/2023 lúc 11:04:34(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.