logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/03/2023 lúc 06:09:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đất trời vào xuân, Hoa Châu mở hội chợ phù hoa. Người trong thiên hạ dập dìu trẩy hội, thôi thì khỏi phải nói, nam thanh nữ tú vờn nhau liếc mắt đưa tình, áo quần phới phới sắc xuân, những cụ ông cụ bà cũng móm mén cười hoan hỷ, đàn em thơ như những con sơn ca tíu tít vào đời...Thành Ất Lăng năm nào cũng thế, cứ mỗi độ xuân về là rực rỡ cờ giăng phướn thượng, đèn hoa khắp chốn, năm nay hội chợ có cả trăm gian hàng rộn ràng tấp nập, nào là hô lô tô, bầu cua cá cọp, thảy vòng, ném banh… nhiều nhất vẫn là những gian hàng giới thiệu sản phẩm của giới doanh gia nghiệp chủ, mặc dù không nói ra nhưng ai ai cũng cảm nhận được quyền lực chi phối của bọn họ, thật tình mà nói, cũng nhờ sự tài trợ của họ mới có thể tổ chức được hội chợ xuân.



Giữa những gian hàng ấy, người ta thấy có một căn lều nhỏ, bên trong có một cái bàn con con trải khăn lụa trắng, trên bàn có một lọ hoa và chừng mươi đầu sách bày biện. Chủ nhân gian hàng này là văn sĩ Đoan Thanh Tử. Thiên hạ chẳng biết tên thật là gì, chỉ biết mỗi bút hiệu ấy mà thôi, mấy năm nay văn của chàng được nhiều người tìm đọc. Đoan Thanh Tử vốn bạch diện thư sinh, tuy không phải hạng mi thanh mục tú nhưng tinh thần và tâm ý thì cũng có thể xếp vào hạng thanh cao. Chàng ta vốn người đất Định Châu, không hiểu thời cuộc thế nào mà lưu lạc đến Hoa Châu này. Người thì bảo vì mê sắc nên lụy tình, kẻ khác lại khẳng định vì cao vọng mưu cầu phú quý nên ly hương, cũng có lác đác vài ý kiến tỏ vẻ rành việc. “Nghe đâu gia cảnh chàng cũng khá, không hiểu vì sao lại tha phương cầu thực?” Lời đàm tiếu của thiên hạ cũng lọt đến tai nhưng chàng ta chẳng bao giờ phân bua phải trái, nếu có ai hỏi dồn lắm thì chàng cũng chỉ cười trừ mà thôi. Cả căn lều của chàng và chàng hiện hữu rõ ràng vậy nhưng lại dường như không tồn tại giữa hội chợ này. Mọi người tấp nập trẩy hội nhưng chẳng ai ngó ngàng gì đến gian hàng của chàng, lẽ nào giữa thiên thanh bạch nhật mà chẳng ai nhìn thấy? Thi thoảng cũng có một vài khách ghé vào, cầm sách lên lật xem một tí rồi bỏ xuống đi ra. Đoan Thanh Tử vẫn vui vẻ mỉn cười đón và tiễn khách mà không hề lấy làm khó chịu. Chàng thừa biết thời buổi này có còn mấy người đọc sách. Chàng bày sách giữa hội chợ như thể bắt chước người xưa phơi sách, biết đâu thiên hạ muôn người cũng có kẻ tri kỷ tri âm. Bản thân chàng cũng chẳng có tiền để thuê gian hàng, chàng có gian hàng này là vì ông trưởng ban có lòng liên đới văn tài nên không lấy tiền thuê chỗ.

Giữa buổi, có một vị khách phục sức sang trọng, quần áo toàn hàng hiệu đắt tiền, cổ đeo sợi dây chuyền vàng to như sợi lòi tói của dân hạ bạc, tay đeo lắc bự chảng như cùm sắt nhà quan, ngón tay lấp lánh nhẫn hột xoàn chà bá luôn. Y nắm tay một người thiếu phụ trẻ đẹp, dáng dấp vóc hạc xương mai , cốt cách rất phong lưu quý phái, dĩ nhiên cô ta cũng diện ngất trời, mùi phấn son thơm ngát. Người thiếu phụ kéo lão đại gia ghé vào lều của chàng, người đàn ông ấy cầm quyển sách săm soi, lật qua lật lại rồi hỏi:



- Quyển này giá bao nhiêu?



- Dạ, xin quý khách cứ trả theo giá bìa



- Trời, viết gì trong ấy mà mắc thế?



- Dạ, nếu quý khách biết trong ấy có gì thì giá này chẳng đáng là bao, bằng như không biết thì quả là mắc thật!



Người đàn ông bỏ quyển sách xuống, lục lọi lựa quyển khác mỏng hơn, y xem giá bìa xong lại kêu mắc nên bỏ sách xuống toan bỏ đi. Người thiếu phụ đi cùng với y không chịu, cô ta lấy cả ba quyển sách mà y vừa xem xong và đưa cho chàng một thỏi bạc. Đoan Thanh Tử giật mình bảo:



- Thỏi bạc này nhiều tiền lắm, tôi không có tiền để thối!



- Anh cứ giữ lấy, không cần phải thối lại.



- Cảm ơn tánh hào hiệp của cô, nhưng tôi thật sự không dám nhận thỏi bạc này, tôi chỉ muốn nhận đủ tiền của sách thôi.



Cô ta bảo không có tiền và cũng không nhận lại thỏi bạc, cả hai còn đắn đo chưa biết tính sao thì chàng văn sĩ bảo:



- Cô cứ lấy sách và trẩy hội xuân, lúc quay về trả tiền cũng được.



Người thiếu phụ xinh đẹp cảm ơn và hứa sẽ quay lại, người đàn ông đi cùng nắm tay kéo cô ta đi, miệng lầu bầu:



- Hàn sĩ bày đặt làm phách, mà nàng mua sách làm gì? Chỉ tốn tiền vô ích, nếu rẻ thì mua về gói hàng cũng được, đằng này mắc quá, với tiền đó để mua đồ gia dụng còn dùng được.



Không nghe cô ấy trả lời người đàn ông, nhìn theo thì thấy cô ta bước đi nhưng vẫn ngoái đầu lại nhìn gian hàng sách.



Kế bên phải gian hàng sách là một gian hàng giới thiệu sản phẩm cường dương, nào là tam tinh hải cẩu bổ thận hườn, dương sơn diên trì giao, cường lực hổ pín… Ngoài ra còn bán những dụng cụ giúp tăng khoái cảm cho khách làng chơi, những món bảo bối không sợ nhiễm bệnh phong tình, trong ngoài quầy đầy những hình nam nữ lõa thể hoặc luyến ái làm tình… trông rất khêu gợi và quyến rũ, khách du xuân nhiều người ghé vào và ra đi với lỉnh kỉnh những túi xách. Đã thế chủ quầy hàng ấy còn in một tấm áp phích in những dòng chữ quảng cáo nham nhở, mà không ít người gọi là thơ:



Dai dài giãn dọc tối đa

Co thun cực mỏng như da chính mình

Bình dân cho chí cung đình

Truy hoan chẳng sợ phong tình liễu hoa



Bên trái lều sách là gian hàng nước mắn hiệu “cô gái hương quê”, một thương hiệu có tiếng của đất Định Châu, sau này lan tỏa ra khắp Hoa Châu, Tuyết Châu, Tân Châu, Phong Châu… Trong gian hàng bày biện la liệt chai lọ và các vại sành chứa nước mắn, khách được mời chấm mút nếm thử ngay tại chỗ, mùi nước mắm bay sang hàng sách làm ngứa mũi chàng văn sĩ. Khách vào ra tấp nập hai gian hàng phải trái mà chẳng buồn ghé vào gian giữa của chàng. Chàng nhìn khách du mà dường như chẳng thấy, tâm ý vẫn mải miết theo đuổi câu chuyện ngôn tình dở dang. Chàng đang ấp ủ tiểu truyện, trong đầu chàng tràn ngập hình ảnh những nhân vật và những lời thoại sẽ xuất hiện trong truyện. Giữa biển người ồn ào như thế mà chàng dường như chẳng nghe. Hội chợ phù hoa đầy sắc màu mà như chẳng thấy, thân chàng tại đây nhưng tâm như đang ở một cõi ngoài nào đó xa xăm. Chàng đặt bàn bán sách cũng có hy vọng kiếm ít tiền để in sách mới, những bản thảo đã hoàn thành nằm rải rác trong thư phòng mà chưa có tiền in. Thời buổi hôm nay viết sách đã khó mà bán sách còn khó hơn gấp bội. Chàng mấy lần bẻ bút, đổ mực, đốt giấy nhưng rồi lần hồi lại chong đèn hí hoáy thâu đêm. Chàng biết chữ nghĩa không phải là nghề, nó là nghiệp, đã mang lấy nghiệp thì khó mà dứt bỏ được. Nhiều đêm đã ngủ, thật ra thì chỉ có thân xác ngủ chứ tâm ý không hề ngủ, bao nhiêu đề tài cứ nảy sinh trong đầu, bao nhiêu câu chuyện sống động cứ như thể những nhân vật ấy đang diễn tuồng trong giấc ngủ của chàng. Bạn bè chàng đều ăn nên làm ra, danh phận rõ ràng, chỉ duy có chàng như người từ mấy thế kỷ trước còn sót lại, có đôi khi chàng tự nhận mình sinh lầm thế kỷ, ngày đêm cứ mập mờ hư ảo chuyện chữ nghĩa, lận đận nghiệp văn. Khổ nỗi chàng bị người trong giới xem thường xem khinh, cho rằng chàng chưa xứng đáng để ngồi chung chiếu; kẻ ngoại đạo thì cười khinh khỉnh vào mặt, thậm chí cho chàng là đồ dở hơi, chữ nghĩa không giúp gì cho đời, sao sánh được chuyện tiền bạc hay địa vị! Đã thế chàng còn lo bò trắng răng, vơ lấy chuyện quốc gia thế sự, nhân tình thế thái, chuyện xã hội nhiễu nhương, chuyện dân tình đạo lý… đến nỗi cường quyền nhắn lời cảnh cáo đe nẹt. Chàng biết mình gàn, biết mình hậu đậu nhưng không làm sao thay đổi được, có ai sanh ra muốn thế bao giờ? Con người ta sanh ra ai cũng thích giàu sang quyền quý, địa vị… chí ít cũng là trọc phú ăn chơi, chả có ai thích dính vào chuyện văn thơ ấm ớ hội tề. Nhưng đã sanh ra ở đời thì phận nào do nghiệp nấy, muốn cũng không được, không muốn cũng không xong. Chàng nhiều lần tự nhủ lòng, đời con tằm thì nó phải miệt mài nhả tơ, rút ruột nhả cho đến khi kiệt sức; phận cây nến thì phải cháy sáng, cháy hao mòn xác thân cho đến lúc sáp tàn bấc lụn. Vướng vào nghiệp chữ có mấy ai sống sung túc giàu sang? Cái sướng của kẻ mang nghiệp chữ đôi khi không phải ở tiền bạc mà là chính sự ra đời của những đứa con tinh thần, sướng khi trút được tâm tư vào chữ nghĩa. Chàng còn miên man trong dòng tâm tưởng bất tận thì có tiếng thánh thót dịu êm kéo chàng trở lại với thực tại:



- Xin chào chàng văn sĩ, em gởi tiền sách cho anh.



- Ồ, cảm ơn cô, cô xinh đẹp mà lại tử tế nữa, thật khó gặp ở đời.



- Anh quá lời rồi, em cảm ơn anh mới phải, tiền này có đáng là bao, những quyển sách chàng viết ra với đáng quý.



- Em hỏi thật tình nhé! Anh có khi nào cảm thấy hối tiếc vì việc viết lách và bán sách?



Đoan Thanh Tử giật mình, điều cô ta hỏi chạm đến nỗi lòng chàng vẫn cố ém đi. Chàng lặng thinh vì biết nói ra đau lòng lắm, nhìn nhau thêm khó. Tuy nhiên người thiếu phụ thì lại khác, có lẽ cô ta đã vượt qua được chính mình nên không còn ngại ngùng gì:



- Thời buổi này mà còn mê viết với in sách là cả một sự ngớ ngẩn khó mà hiểu nổi, đành rằng văn chương chữ nghĩa vẫn được người đời ca tụng nhưng chẳng còn mấy ai rớ đến nữa. Con người với vạn vật muôn loài giống nhau ở cái xác thân tứ đại, cái khác nhau là ở chỗ con người có tâm ý, có tư tưởng, có ngôn ngữ văn tự. Chính ngôn ngữ văn tự đã nâng con người lên cao, làm con người thăng hoa, nếu con người không còn văn tự chữ nghĩa thì cũng có khác chi loài vật. Văn tự chữ nghĩa quan trọng đến như thế đấy! Những kẻ dùng văn tự để sáng tác ra văn chương chữ nghĩa cao quý như thế đấy! Vậy mà giờ đây bèo nhèo hơn mảnh giẻ rách, thiên hạ chẳng coi ra gì. Bọn mang nghiệp chữ vừa tự hào mình là người có chữ, biết sáng tác thơ văn dâng cho đời, lại vừa tự ti mình là kẻ vô tích sự, trang sách viết ra không bằng chai nước mắn, thậm chí không bằng cả món đồ chơi của khách huê tình. Bằng chứng khách du rộn ràng ghé gian hàng nước mắm và gian hàng đồ chơi tình dục chứ có ai ghé vào gian hàng sách đâu! Nhìn gian hàng sách của anh mà em xót trong lòng, tâm sanh nỗi niềm cảm khái tột độ. Đó cũng là lý do mà em quay lại gặp anh để tỏ chút tình hoài. Người Giao Châu chúng ta giờ đã phát triển theo một hướng khác rồi, không biết trình độ văn minh, khoa học kỹ thuật hơn được người Hoa Châu, Cửu Châu, Tân Châu bao nhiêu mà ngày nay chẳng ai còn đọc sách. Xứ Hoa Châu, Cửu Châu, Tân Châu tuy văn minh như vậy như dân chúng vẫn đọc sách rất nhiều, sách báo nhiều hơn cả lá vàng mùa thu, những nhà sách đầy ắp sách và người đọc. Người Giao Châu mình dù là nơi cố quận hay hải ngoại cũng đều giống nhau, họ không còn đọc sách nữa. Nếu như cố quận mà có đầu sách nào bán chừng vài ngàn bản, thì đó là cả một sự kiện lạ lùng, còn cộng đồnng người Giao Châu hải ngoại, nếu có sách của tác giả nào đó mà bán được vài trăm bản thì kể như được mùa. Nhiều người còn cười cợt:” sách, ngày nay có cho cũng không ai lấy thì nói gì đến bán với mua!”. Người Giao Châu không còn đọc sách nhưng bọn mang nghiệp chữ vẫn ngày đêm rị mọ viết ra, đây quả là một vở bi hài kịch. Nhiều lúc em có cái ý tưởng là xã hội phát triển đến một lúc nào đó thì văn tự chữ nghĩa không còn cần thiết nữa, bấy giờ người ta chỉ dùng mã vạch để hiển thị nội dung hay điều cần biểu tỏ. Bấy giờ loài người lại giống như thời sơ sử xa xưa, những mã vạch ấy cũng như loại chữ tượng hình, chữ giáp cốt, một loại văn tự tối cổ sơ khai của loài người.



Chàng văn sĩ há hốc mồn lắng nghe, chưa bao giờ anh ta được nghe những điều này, đặc biệt hơn nữa là lời này thốt ra từ miệng một thiếu phụ trẻ trung. Thanh Đan Tử bối rối cực độ, cứ lắp bắp cảm ơn mà chẳng biết nói gì hơn, chữ nghĩa của chàng vốn cuồn cuộn như nước lụt mùa đông tràn đồng vậy mà giờ bay biến đâu hết ráo rồi. Tánh chàng vốn ít nói, miệng lưỡi không có. Chàng có thể viết tràng giang đại hải ấy vậy mà khi cần nói thì một câu cũng không xong. Giờ gặp người thiếu phụ xinh đẹp, ăn nói ngọt ngào mà hay như khách hùng biện thì chàng càng đớ người chứ chẳng còn lời gì để nói. Người thiếu phụ đặt lên bàn một bó hoa tươi rất đẹp, đoạn cô ta tự giới thiệu:



- Em là Hoa Thanh Hương, vốn xưa cũng từng võ vẽ viết văn làm thơ, đã in được tập truyện ngắn đầu tay “ Mấy Nẻo Mộng Hoa” và mấy tập thơ, vì quá ngây thơ những tưởng sách sẽ được người đời liên đới mà chiếu cố, nào ngờ vay tiền in xong rồi chất đống ở xó nhà. Nợ nần bức bách, lại thêm nỗi đời không thể ăn gió trăng để sống, cơm áo chẳng đùa với khách thơ, cuộc sống túng quẫn khó khăn, may trời cho chút nhan sắc. Người đàn ông lúc nãy là chồng em, ông ấy vốn là tài chủ lớn ở địa phương, tài sản bao la, của chìm của nổi không biết bao nhiêu mà kể. Tình cờ gặp nhau trong hội xuân Nhâm Tí. Ông ấy mê say và đem lòng yêu em. Biết ông ấy thô tháo, ban đầu em cự tuyệt nhưng rồi hoàn cảnh quá ngặt nên xiêu lòng và chấp nhận.



Nghe Hoa Thanh Hương nói thế, Đoan Thanh Tử sửng sốt với câu chuyện đời vừa thực tiễn nhưng cũng không kém phần cổ thoại kỳ dư. Chàng cứ ngơ ngẩn mà nghe, chàng nhìn cô ta như thể bị thôi miên. Chàng nghe chuyện đời cô ta mà cứ như thể thiền sư sống chánh định, nhìn sự vật đúng với bản chất của nó mà không phán xét, không thêm hay bớt, không đưa ý kiến mình vào...Thiếu phụ xinh đẹp nhấp ngụm nước rồi nói tiếp:



- Chồng em đang chén tạc chén thù với mấy ông bạn đại gia ở phạn điếm Ngoại Phương Châu. Em tranh thủ đi xem hội để đến đây trả tiền sách cho anh. Vì gặp văn nhân tâm hồn đồng điệu nên mới giải bày những tâm sự giấu kín trong lòng. Thành Ất Lăng vốn tươi mát xinh đẹp khi xuân sang, ấy vậy mà mùa xuân Nhâm Tí năm ấy lại bội phần rực rỡ quang minh sáng lạn, chim muông ca hót véo von, muôn hoa khoe sắc, nào là: dã yên, anh thảo, dạ lý hương, uất kim hương, móng rồng… đẹp không bút mực nào tả xiết. Năm ấy em đến hội chợ để ra mắt tập thơ đầu tay, tâm tư của một người vừa tập tễnh vào đường văn chương rất háo hức và đầy nhiệt huyết, cứ ngây thơ ngỡ ai cũng như mình, nào ngờ sự thật vô cùng phũ phàng. Người ngoài giới thì không nói làm gì, cái đáng nói là những người trong giới đối xử nhau thật tệ bạc, hễ cùng phe cánh thì bốc thơm áo thụng vái nhau, bằng không thì đạp xuống tận bùn đen. Người Cựu Châu nghi ngờ ngăn ngại thậm chí cấm chỉ đã đành, người Tân Châu cũng chẳng dung nhau, kẻ dưới bất phục người trên, người trên hẹp lòng hẹp dạ lại tự cao cho rằng chẳng ai bằng mình không dung kẻ dưới. Em vấp phải sự thật trần trụi thương đau này, bao nhiêu nhiệt huyết tắt ngúm, tâm hồn tổn thương nghiêm trọng và từ đó em thề đoạn tuyệt luôn. Gian hàng em suốt cả buổi sáng khách khứa cũng nhiều nhưng hầu hết ghé vào là để ngắm em và tán tỉnh vu vơ chứ không có một ai rớ đến sách, đến quá trưa thì có một đại gia ghé vào và cũng để ngắm em chứ chẳng phải xem sách. Người ấy tán tỉnh và tuôn ra toàn những lời dụ khị vừa ngon ngọt lại pha sự hợm hĩnh ỷ của, sau đấy thì hỏi em giá cuốn sách bao nhiêu, em bảo cứ theo giá bìa mà trả. Ông ấy cười và tuyên bố sẽ mua hết số sách ấy, tưởng nói chơi ai dè làm thiệt. Ông ấy lấy hết sách của em và đặt lên bàn một món tiền lớn đến độ em chưa từng mơ đến. Em bảo người ấy là em chỉ lấy tiền đúng với số sách thôi. Người ấy vẫn nhất quyết để số tiền đó lại cùng với cái danh thiếp. Thật tình em rất cần tiền, túi em một xu cũng không có, cha mẹ già đau ốm, bản thân chỉ biết chữ nghĩa chứ có biết làm gì ra tiền đâu… Người ấy và tiền của người ấy, những lời tán tỉnh của người ấy đã làm em xiêu lòng, vừa cảm ơn mà vừa thấy mình thấp kém quá, dễ dàng đánh mất giá trị kiêu hãnh văn chương chữ nghĩa bấy lâu nay chỉ vì đãy bạc. Thật tình mà nói có lúc em cũng nghi ngờ văn chương chữ nghĩa, không biết có giá trị gì không? Những kẻ mang nghiệp chữ phần nhiều đều là những kẻ hậu đậu, ngẩn ngơ chẳng làm chi nên đời. Trong lúc em khủng hoảng, người ấy đã xuất hiện và em chấp nhận về làm vợ. Ban đầu em chẳng yêu đương gì, chịu làm vợ anh ấy là một lối thoát, cuộc sống qúa nghiệt ngã nên em phải tìm nơi nương tựa. Em đã thoát nghèo, chồng em cung phụng em như một bà hoàng. Đời khốn nạn thay! Từ ngày cuộc sống trở nên giàu sang, tiền bạc rủng roẻn thì bao nhiêu chữ nghĩa cũng bay biến sạch, cứ như thể hơi sương tan dưới ánh nắng hè. Từ ngày sống phong lưu không còn vất vả mưu sinh nữa, tháng ngày hoan lạc phong lưu nhưng tâm hồn em trở nên xơ cứng chai sạn một cách không ngờ, một chút cảm xúc cũng không có, viết nửa câu cũng không xong. Em giật mình, em đã biến thành một con người khác hoàn toàn, mặc dù vẫn cái tên ấy, thân xác ấy nhưng tâm hồn em chết mất rồi! Em từ một con tằm nhả tơ đã biến thành một loại trùng ký sinh vô tích sự, chỉ biết sống bằng thân xác, hưởng thụ dục lạc mà thôi.



Người thiếu phụ trẻ đẹp ngưng một lát, khóe mắt hơi ướt, cô ta vuốt ngược mái tóc mượt mà như suối mây. Đoan Thanh Tử ngơ ngẩn nhìn cô ta cứ ngỡ như người trong mộng của mình, với kinh nghiệm dày dạn ở đời, cô ta biết chàng văn sĩ đang mê đắm trong cơn tương tư bất chợt. Cô ta khẽ mỉn cười và tiếp tục câu chuyện:



- Năm ấy chồng em mua hết số sách ấy nhưng anh ta chẳng hề đọc lấy một trang nào, chẳng cần biết em viết gì trong ấy. Thật sự thì anh ấy mua em chứ chẳng phải mua sách!



Nghe Hoa Thanh Hương kể chuyện đời tư, Đoan Thanh Tử ngồi lặng lẽ lắng nghe như mật rót vào tai, như đề hồ tưới tẩm tâm hồn. Chàng không tin ở tai mình, chẳng thấy ở mắt mình. Chàng cứ tưởng như là một câu chuyện liêu trai tân thời, dĩ nhiên chàng cũng chẳng có lời nào để nói, âu đó cũng là sự may mắn, nếu chàng mà mở miệng nói gì đi nữa thì chỉ tổ làm vỡ cái khoảnh khắc ảo mộng này. Hoa Thanh Hương đẹp quá, vóc hạc xương mai, mắt môi tuyệt sắc, giọng nói trong trẻo thanh tao, mùi hương đàn bà tỏa ra đầy sức dụ hoặc. Trong khoảnh khắc tâm hồn rung cảm, ánh mắt chàng gặp ánh mắt nàng, một khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi mà ảo diệu, không cần ngôn từ và cũng chẳng có ngôn từ nào có thể diễn tả được một trời tâm sự của hai tâm hồn đồng điệu giao nhau. Đã có biết bao người đàn ông nhìn nàng nhưng chưa có ánh mắt nào tha thiết, đắm đuối và có sức truyền cảm đến như thế. Cái khoảnh khắc vượt qua thời gian và không gian ấy qua đi, hai người trở lại với thực tại đầy âm thanh và màu sắc của hội chợ giữa thành Ất Lăng. Nàng lại tiếp tục nói chuyện đời mình, nàng nói như thể tự nói với chính bản thân chứ chẳng phải đang tâm sự với Đoan Thanh Tử:



- Chồng em mua hết số sách ấy nhưng không hề xem hay đọc qua, ban đầu em thấy buồn nhưng về sau nghĩ lại thì mừng thầm, thế mà lại hay. Người như anh ấy thà rằng đừng đọc, như vậy đỡ đau sách, đỡ đau lòng người viết ra. Lúc sáng em mua sách của anh nhưng không bảo anh ký tên là vì giữ ý tứ, không muốn chồng em khởi lên ý nghĩ không hay, những cuốn ấy coi như phó bản chưng ở phòng khách, giờ anh có thể ký tặng em một quyển khác? Cuốn này là bảo vật của riêng mình em, không một ai có quyền đụng vào. Em sẽ giữ nó bên mình, sống trân quý, chết chôn theo.



Đoan Thanh Tử như người máy, lật trang đầu ký tặng cho Hoa Thanh Hương. Cô ta cầm quyển sách mà ngỡ như nâng niu chén sứ ký kiểu Cảnh Đức trấn. Đoan Thanh Tử vốn vụng về hậu đậu, trong giờ phút này lại càng hậu đậu hơn, chưa biết làm gì hay nói gì thì người thiếu phụ lại lên tiếng, cô ta cứ nói không cần biết chàng có nghe hay không nghe:



- Khi vào thành Ất Lăng trẩy hội, em với chồng tung tăng mặc cho thiên hạ trầm trồ nhan sắc của em, nể phục cái dáng vẻ đại gia của chồng em cùng với những trang phục đắt tiền. Tâm em có một sự hãnh diện lạ kỳ, cái tôi được ve vuốt nuông chìu nhưng đến khi gặp anh bán sách thì trong em dậy cả một trời luyến thương dĩ vãng. Nhìn thấy anh lòng em xao xuyến lạ lùng, em biết mình đã trễ. Tuy là cảm giác bộc phát nhưng có nguồn gốc đồng điệu sâu xa. Em cũng đã từng mang nghiệp chữ, kinh nghiệm ở đời cho em biết dù có rung động yêu nhau cách mấy thì hai kẻ cùng mang nghiệp chữ cũng khó mà đi chung đường. Hai con tằm nằm trong một tổ thì lấy gì mà ăn? đời của nó sẽ thê thảm lắm! Cảm ơn anh đã cho em sống trong một khoảnh khắc ảo diệu giữa đời thường.



Hoa Thanh Hương nói xong cầm quyển sách ký tặngquay đi. Chàng văn sĩ bần thần như vừa ra khỏi cơn mơ. Nàng đi rồi mà cứ ngỡ như nữ liêu trai từ trong trang sách bước ra và tan biến vào hư không, bấy giờ lại nghe ồn ào náo nhiệt của người trẩy hội vui xuân, mắt chàng lại thấy bao nhiêu sắc màu rực rỡ của Hoa Châu đang vào xuân. Tiếng loa rao quảng cáo thuốc cường dương văng vẳng, mùi nước mắn cô gái hương quê từ gian hàng kế bên hăng hắc đưa sang. Người vào ra nhìn xem mua sắm tấp nập ở gian hàng hai bên. Bất giác chàng cầm bó hoa lên nâng niu ngửi và ngắm như thể hoa là người thiếu phụ ấy, vụng về thế nào đó lại làm cho cái túi vải bé con xinh xắn kẹp giữa hoa rơi ra thỏi bạc mà sáng nay chàng cố chối từ.



01/2023
Tiểu Lục Thần Phong
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.210 giây.