logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/03/2023 lúc 05:14:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mẹ tôi kể rằng ngày mẹ tôi còn thơ ấu, ở tận miền quê xa xôi, huyện Đông Anh hay Đông An gì đó thuộc tỉnh Thái Bình của bà, có một cây nhãn cổ thụ, cành lá sum suê râm mát, cây nhãn ngự trị nguyên một góc vườn lớn, độc lập, thoải mái, không chung đụng với một cây nào khác. Trong khoảng diện tích riêng biệt, vắng vẻ nhưng không có vẻ sợ hãi, mẹ nhấn mạnh điểm này vì y như lời bà cũng yếu bóng vía. Mẹ tôi không đo bằng thước tây hay thước ta mà người chỉ ước lượng bằng chân đi. Bà nói nếu đi bộ một mình, một vòng quanh góc vườn, bao quanh bóng râm cây nhãn vào giờ trưa nắng, đã cảm thấy mỏi chân và muốn vấp ngã. Nhưng ngoài buổi học, hẹn nhau với bạn với anh chị em vì đu dây và chạy đuổi ở vườn nhãn thì vui lắm, không biết mệt vì có đứa đu cành nọ qua cành kia, nghề như khỉ trong rừng, có những buổi chạy đuổi cả buổi chiều, tối về, mệt bỏ cơm và có lần có đứa trúng gió, bị cảm sốt… phải cạo gió.



Mẹ tôi kể rằng mùa nhãn rất vui và thơm mùi hăng hăng kể từ khi nhãn bắt đầu ra hoa, từng chùm vàng lợt chuyển lần đổi màu vàng tươi như hoa mimosa, nhưng to hạt hơn, tròn hơn và chi chít, cành nặng đong đưa trên cây… mời gọi rủ rê ong bướm vù vù bay lượn suốt ngày trên cao. Dưới gốc cây là mẹ và các dì, các cô, chơi đuổi bắt và nhẩy lò cò. Lũ trẻ rất thích chơi ở đây, vì râm mát và không làm phiền người lớn. Trời khi nóng nực, ở quanh gốc cây vẫn có gió thoảng mát nếu mưa tới, một cơn mưa rào vội vả, thì ở dưới tàn lá cây dầy khít không mấy khi bị ướt áo ướt đầu.



Mẹ tôi kể rằng ở Việt Nam cây nhãn được yêu quý. Người ta sợ cây xoài, cây đa có ma thắt cổ, nhưng cây nhãn thì không, cây nhãn trong lành. Mùa hoa thì ong bướm rộn ràng như mở hội. Khi hoa tàn và kết trái nhãn non, thì ong bướm giã từ và chim vành khuyên rủ nhau đến kiếm cành chắc chắn để xây tổ. Một vài gia đình chim vàng vàng bé bé đó ríu tít gọi nhau và bàn soạn. Chúng thay nhau đi nhặt rơm khô, con nọ về, con kia đi trong trật tự, chúng tha từng cộng rơm về xây nhà. Những con chim be bé không hề sợ lũ trẻ con làm ồn bên dưới. Họ ngầm đồng ý chia phần giang sơn làm hai tầng, tầng trên là chim chóe xập xòe đang gầy sự sống mới, tầng dưới là niềm vui thua thắng của lũ trẻ vô tư, sống chung là hạnh phúc có do nơi gốc nhãn sung mãn hoa trái bốn mùa. Mỗi khi chạy nhảy khá mỏi cẳng, lũ trẻ ngồi đếm xem đã được mấy cái tổ chim nho nhỏ đã thành hình trên cao!



Cũng có lúc lũ trẻ lo sợ vu vơ, rồi ít ngày nữa đây, chỉ qua vài ba con trăng đầy, nhãn sẽ lớn và chín mọng. Bà cố sẽ cho người leo lên hái quả. Chừng đó cả nhà họ chim sẽ hoảng sợ và sẽ đi về đâu?



Rồi ngày mai đã quyết định là ngày lên hái nhãn. Cả buổi chiều hôm trước, lũ trẻ trù liệu, bàn tính, đi mua vài cái pháo chuột, cột vào gốc cây, chúng đốt cho nổ « xèo xèo đì đùng » vài tiếng làm hiệu… và đêm đến hình như bầy chim lặng lẽ bồng bế nhau đi đâu thật êm thắm… lặng lẽ đi di tản.



Mẹ tôi kể rằng, người lớn mang thúng, cả một chục cái thúng lớn, họ tuần tự leo lên cây, thoăn thoắt bẻ, rắc rắc, có người tưởng bị té, lăn đùng xuống đất thì gãy xương chết, nhưng không, không ai té cả. Họ cắt cắt, bẻ bẻ, bó bó và chất đầy trong mỗi thúng, những chùm nhãn ngọt ngào, màu nâu nhưng cùi dầy và thơm, ngọt nữa. Cả chục cái thúng nhãn quây tròn dưới gốc cây… chim đã bay đi đâu mất không biết ? Người hái cứ hái.



Lũ trẻ dưới gốc cây nghển cổ nhìn lên, thỉnh thoảng lại được liệng xuống cho những chùm nhãn to quả nhất. Ăn đi mà, lo gì, chim bay đi rồi chim lại bay về, khéo lo!



Quả nhiên, hái nhãn xong, chim lại về!



Cây lá yên lặng, chim lại về, nghiêng má nhìn trời, tìm tổ cũ. Trẻ con chơi vẫn tiếp tục trò chơi chạy đuổi ào ào, lò cò, nhẩy dây, ô quan… Trên cao, mấy con chim vành khuyên gọn gọn xinh xinh lại lác đác chao qua chao lại, chúng tiếp tục nương náu hết mùa thu ở nơi này, sống với những quả nhãn bói sót lại. Đợi khi nào thấy chim hồng nhạn bay đi, thì chúng sẽ đùm bế nhau đi về nơi nắng ấm, hẹn sang năm, mùa cây ra hoa, lại trở về, đó là những loài chim biết ra đi và biết trở về.



Mẹ tôi kể rằng, cứ thế, mỗi năm, bốn mùa thay đổi… năm tháng trải dài và lớn lên đều đặn.



Rồi mẹ tôi quên cả ngày nào chiến tranh bùng cháy, quên cả ngày nào từ giã quê hương ra đi. Những cái đau thương thì vẫn nhớ, nhưng lờ mờ, không rõ rệt, nhưng kỷ niệm êm đềm của tuổi ấu thơ thì là cái mốc cao và đậm hơn cả. Bỏ đi từ Bắc vào Nam năm 1955 là đã xa cây nhãn già hai ngàn cây số. Ra đi và không bao giờ quay cổ lại. Bỏ đi ra ngoại quốc sau biến cố năm 1975 là lại xa thêm kỷ niệm thiếu thời ấy thêm một nửa vòng trái đất. Mẹ tôi xuýt xoa giờ thì xa lắm rồi, xa tít mù khơi.



Mẹ tôi không mấy hiểu nhiều về khái niệm không gian. Không gian nay rất gần nhau nhờ khoa học tiến bộ, máy bay điện thoại, điện tín, tín hiệu trên internet, v.v… Mẹ tôi là như vậy, quê lắm, quê ơi là quê. Người ta đi đi về về thăm quê như đi chợ, một đôi lần mỗi năm là sự thường. Mẹ tôi thì vô lý và không chịu là mình vô lý, người cứ nhớ nhớ thương thương vấn vương kỷ niệm và kỷ niệm, nhưng bảo « về Việt Nam một chuyến » lại lắc đầu quầy quậy. Không. Sợ lên máy bay, khó thở. Sợ tốn tiền, sợ đi xa, sợ lạc đường. Sợ về rồi, lúc ra đi lại buồn hơn, sợ không về lại được nhà mới. Sợ cả một trăm thứ. Thì thôi, đừng về.



Và mỗi cuối tuần đi chợ Tầu 13 là mẹ tôi mua về hai bó nhãn có ai hỏi sao ăn hoài không ngán, bà chỉ cười và cố mua cho bằng được, mua về ăn, thì dĩ nhiên là mua về ăn. Chúng tôi thỉnh thoảng cũng mua cho mẹ món quà ấy.



“Lại nhãn?”



“Kệ má, bố này, bả muốn ăn gì kệ bả”.



“Mẹ chỉ thích ăn nhãn”.



Mẹ không thích ăn xoài, dù là xoài cát, vì ăn xoài nặng bụng, mẹ cũng không ăn sầu riêng vì bảo sầu riêng nóng. Cái sầu chung chịu mấy chục năm nay chưa đủ sao còn ăn thêm sầu riêng? Mẹ không ưa ăn vải vì vải có mùi hăng năng, không giống nhãn.



“Thích vậy thì ai chả thích được, mẹ chúng mày thích cái gì cũng là số một thế giới”.



“Bố cứ nói vậy, vậy bố cũng là số một thế giới chắc?”



“Không tao chỉ nói đồ ăn thôi, nhất là trái cây kìa”.



“Ô hay, sầu riêng cũng đắt vậy, xoài cát, sờ thử, cũng không rẻ đâu. Mà tại mẹ ưng cái gì thì ưng, tùy người, mẹ có ăn nhiều lắm cho hết một kí lô đi… cứ ăn thả giàn, bao giờ chán thì thôi”.



“Mẹ chúng mày chẳng bao giờ chán cả. Hạm đấy!”



Mẹ tôi cười, mơ mộng vẩn vơ và đổi đề tài câu chuyện nhanh như gió:



“Này, cây nhãn càng già thì cho quả càng sai, càng ngọt!”



Coi chừng, sẽ có lúc mẹ cũng chán nhãn bán cùng khắp chợ Tàu 13 Paris. Qua cái câu nói vô thưởng vô phạt vừa rồi, thì rõ ràng bà mơ ước ăn nhãn quê hương ở xa tắp thẳm bên kia bờ đại dương, cây nhãn già đầy hoa vàng thắm từng chùm đong đưa gần giống hoa mimosa đương mùa. Cây nhãn kỷ niệm một thời ấu thơ, ngồi trong bóng trăng, nhìn theo áng mây đưa. Mẹ tôi rất mơ mộng.



Chuyện đó thì con không thể giúp mẹ được. Dù cho con có yêu mẹ vô bờ bến, không ai giúp mẹ được. Mẹ phải đích thân mẹ trở về nơi chôn nhau cắt rốn, nơi miền bắc xa xôi quê cha đất tổ, nếu mẹ thật sự khát khao tìm lại kỷ niệm thiếu thời.



Sau những ngày mơ mộng, là chuỗi ngày đăm chiêu suy nghĩ rồi cuối cùng mẹ cũng ra đi mang theo tất cả hăng hái hồi hương. Mẹ đã trở về quê vào một ngày cuối năm ấy, trời không lạnh không nóng, hơi mát và đầy nắng hanh vàng sửa soạn đón xuân mẹ trở về với mớ hành trang nặng trên tay làm quà cho thân nhân, và điều quan trọng hơn là mang theo một khát vọng hồi hương ngập hồn!



Lần ấy mẹ tôi sung sướng tìm lại niềm thân ái nồng nàn của quê hương, của bạn bè, anh chị em bà con thân thuộc và nhất là ánh mắt trìu mến của ông bà nội ngoại đôi bên. Nụ cười nhăn nheo hơi méo mó của bà nội phảng phất bóng thời gian qua. Tiếng nói oang oang của ông ngoại như thật xa vọng lại! Mẹ tôi tâm sự:



“Phải lặng im mà nhìn một hai ngày… thì thấy ông bà con có già đi, nhưng thói quen, cử chỉ vẫn vậy, có lúng túng và bối rối hơn xưa ít nhiều. Có cái gì cũ vẫn bám chặt và có cái mới điểm trang thêm cái mới thay đổi, lảo đảo, làm cho ai cũng buồn, nhưng nỗi buồn rất nhỏ bé cạnh niềm vui hội ngộ”.



“May quá! Con còn về kịp”. Bà nội chân phương phát biểu ý kiến và cười thật tươi với hàm răng thiếu vài ba cái. Ông ngoại thì gần gũi hơn: “Con tệ thật, bố tưởng con quên luôn, không quay về nữa!” “Bố ạ, sự thật là suốt cuộc đời con, con di chuyển nhiều, con đã luôn luôn ra đi và không có dịp quay về chốn cũ. Con không hiểu tại sao kỳ vậy. Mặc dù mỗi lần di chuyển, thay đổi con đều giữ chặt kỷ niệm, lưu luyến không rời. Mỗi lần hồi tưởng sự việc, con thấy tất cả diễn lại như mới hôm qua. Con rất khó quay đầu lại. Con dở, con không biết thu xếp với hiện tại để trở về quá khứ. Con vụng về và lúng túng giữa một đống mớ bề bộn. Thời gian, tiền bạc, công việc làm, con cái… con ôm đồm và khó cựa quậy. Con là con mèo nằm giữa đống tơ… bố ạ”.



“Cũng tự nhiên thôi, ai chả thế”.



“Nhưng nay con đã về, một công đôi việc, nhân tiện về đây thăm gia đình, vài ngày nữa, con muốn ra Bắc, thăm ngoài đấy luôn một thể”.



“Thì con cứ đi, con đi một mình vậy và cẩn thận, bảo trọng lấy thân, dù rất muốn bố cũng không thể đi cùng con được, vì sao thì con cũng thấy đó, sức khỏe của bố không cho phép bố làm một chuyến đi xa. Vả lại, bố là người bên thua cuộc, bố không muốn trở về nữa.”



Mẹ tôi đi về miền Bắc, nô nức chạy ngược trở về khung trời của mộng, khung trời mênh mông với những chùm nhãn vàng ối, với những cánh đồng lúa chín vàng như dải lụa, với những rặng hoa giong đầy bông đỏ tươi đong đưa, kiêu sa như những bàn tay tiểu thư con nhà đài các. Ở nơi này, cả nhà chúng tôi đinh ninh là một tháng về quê, mẹ đủ sức băng ngang dọc đường làng, đồng nội, thăm viếng mồ mả tổ tiên, không quên quá giang phiên chợ Giành, sang chợ Hồi, xuống chợ Diêm Điền ăn bánh đúc lạc chấm tương Cự Đà, ăn rau khoai lang chấm mắm cáy. Tôi đinh ninh mẹ tôi sẽ làm theo những điều mơ ước là đi dọc theo con đê dài ngăn nước biển mặn tràn vào đồng lúa, đứng trên mặt đê cao có thể ngắm Phật đài từ xa, đối diện với tượng Phật trên cao, phía bên này là ruộng công điền công thổ, sau mấy chục năm vào tay cộng sản chắc đã biến thành hợp tác xã lúa gạo! Lúc nào nhớ đến, chúng tôi cũng đoán chừng giờ này bà đang nướng bánh đa cho giòn rồi kẹp kê vào ăn, hay không chừng bà còn được húp bát canh bún nấu bằng cua đồng tươi, gạch vàng sóng sánh, rau cần xanh non, lấp lánh phủ những con bún trắng ngần bằng gạo mới, gạo Việt Nam… Toàn là mơ ước, ước mơ nay đang biến thành sự thực. Mừng cho mẹ.



Chúng tôi không làm rộn, không viết thư, không điện thoại để mặc cho bà tự do tận hưởng niềm vui vừa tìm thấy. “Tội nghiệp chả có bao giờ dám đi xa như lần này”. “Ấy, không chừng đi rồi sẽ quen chân, qua năm biết đâu bà lại đi nữa”.



Nhưng không, mẹ tôi đã trở sang với gia đình và từ đấy người không có ý định đi Việt Nam lần nữa. Mẹ tôi cũng không than phiền không tỏ ý thất vọng điều chi! Có điều xem ra ngày về Tây lại trông mẹ tôi rắn rỏi, lanh lẹ và thực tế hơn ngày ra đi. Hình như mẹ tôi đã tỉnh mộng. Bà chỉ cười, “Thì nó vậy đó. Ở đâu cũng thế mà thôi”.



“Thế nghĩa là sao?”



“Nghĩa là người cũ không còn, cảnh cũ đã đổi thay, thì mình không còn nhiều cảm giác! Quê hương đã quên mẹ rồi, tất cả đều không nhận ra mình trở về. Nhưng mẹ không buồn, đó là định luật thời gian. Quê hương đã quẹo về nẻo khác. Hay quê hương đã ngủ say. Dù mình có chủ đích và sốt sắng đến gần, con ạ, mẹ rón rén sờ và gọi, gọi nhiều lần, nhưng quê hương đã ngủ êm, không tỉnh dậy, ngủ rất say mềm, bất cần ai. Đồng lúa kém vui tươi, đường đi không còn bát ngát, mà thu hẹp như những bàn cờ tướng, nhà cửa lưa thưa và vùng trời của mộng dường như xuống thấp là đà. Tất cả không phải là của mình nữa, của ai không biết!



“Vậy mẹ có buồn không?”



“Cái đó mẹ cũng không thể nói được, nhưng không hề gì, về thăm chốn cũ một lần cho biết, rồi thôi”.



Mẹ tôi khá can đảm, không buồn, không vui, da bà như hơi đen xạm đi, nhưng dáng người nhanh nhẹn và bớt mơ màng hơn xưa khi làm việc gì. Bây giờ, bà chú ý vào công việc nhiều hơn, ít va chạm vào cửa vào bàn, cũng ít làm rơi vỡ đồ chén đĩa, bà đã thức dậy từ một giấc mộng dài, có lẽ là từ một giấc ngủ triền miên mộng du nào đó.



Rồi một hôm, nhân lúc cả nhà ríu rít vui chuyện, cha tôi hỏi:



“Này, thế còn cây đa cũ bến đò xưa ra sao?”



“Tôi có cuộc tình riêng tây nào đâu mà nói cây đa cũ bến đò xưa nào? Rõ là vớ vẩn”.



“Thì cái cây nhãn lồng một thời nhẩy lò cò ấy”.



“À!” Mẹ tôi cười rạng rỡ và bảo mọi người, “Chờ đây tí nhé”. Bà vào nhà trong xách ra cái bọc hành trang đi Việt Nam về. Cái bọc này không phải là đồ ăn. Vì bánh phồng, kẹo, khô bò, cốm, nem, trái cây khô thì chúng tôi đã tận tình ăn hết veo rồi. Đây hẳn là cái bọc khác. Mẹ tôi khoan thai kéo dây mở nút. Bà xếp ra bàn cho mỗi người trong nhà một bộ quần áo may chẳng giống áo quần bán ở bên Tây này, may như đồ bộ mặc đi ngủ và may bằng vải hay tơ dệt ở những địa danh mà chúng tôi không biết. Vải sợi Nam Định, lụa Hà Đông, mỹ a Tân Châu, gấm chữ thọ nội hóa, the, nhiễu, tơ sống… Cũng đẹp, nhưng mẹ tôi gạt tất cả sang bàn bên, ở dưới cùng giỏ, lật lên, bà lôi ra và để trước mặt chúng tôi một cái gói bằng giấy bồi cũ kỹ, gói vuông vức bằng cỡ hai cái bánh chưng ngày tết, dầy và có lẽ nặng, cột bằng dây cói xỉn màu hơi mốc. Mẹ tôi xoa tay trịnh trọng nói:



“Đoán xem, cái gì đây?”



Chúng tôi ngó nhau, cười, chịu thua, không biết cái bí mật gì mà để nguyên cả hàng chục ngày, nằm yên vậy không biết. Mẹ tôi vẫn trang trọng và từ tốn mở giấy cói quấn nhiều vòng như gỡ tóc rối, rồi mở bọc giấy, sau cùng người nhẹ nhàng đặt trước mặt chúng tôi một tấm gỗ còn khá mới, màu nâu đỏ, thơm và hăng hăng thì đúng hơn. Bà buông tay, không nói, lùi lại dựa vào tường. Cha tôi nhanh miệng:



“À, một cái thớt”.



“Đúng, cái thớt, mà không phải để làm thớt”.



“Vậy thì để làm gì?”



“Để làm kỷ niệm… vì đây là cái thớt nhãn đấy!”



Chúng tôi sáp lại gần nhìn cho tỏ vật kỷ niệm thiêng liêng của mẹ. Thằng em tôi, vẫn vô ý tứ, cho ý kiến:



“Thớt gì mà to như thế kia, vô ý làm rơi xuống chân một cái, thì có nước hết đi!”



“Im đi! Nói lăng nhăng, mẹ can đảm nhỉ! Cây nhãn to già như thế đó mà mẹ chặt nó đi để lấy một cái thớt à? Hay là mẹ muốn mang luôn cả cây vĩ đại sang xứ Tây?”



“Không,” rất từ từ, mẹ kể lể, mắt long lanh, “Mẹ phải tìm mãi mới phát hiện ra đúng cây nhãn ngày xưa…”



“Phát hiện là từ của cộng sản mà!”



Mẹ xua tay, “Lâu lâu dùng một hai chữ, cũng chả sao, này nhé mẹ phải để ra hai ngày mới tìm ra gốc nhãn để thuê người xin cưa lấy một miếng này, mẹ nại ý là mẹ cầu một cái thớt nhãn, gỗ già nó không lên mùn, không làm độc đồ ăn. Người ta kể rằng trước nay nó vẫn sai quả, tiếc rằng trong những năm chiến tranh, bị bom đạn phạt ngang giữa cây, uổng quá”.



“Sao mẹ không viết thư hỏi trước?”



“Mẹ có hỏi, mà bà thím Tám con nuôi ông cố nội trả lời là tất cả vẫn còn như xưa, còn đẹp hơn là khác. Thì họ nói dối để cho mình về ấy mà. Cũng may mẹ không nói tên bà ngoại. Nếu nói, dám thím ấy bảo bà vẫn còn sống và mạnh giỏi như mọi người!”



“Thế mẹ về Thái Bình có gặp chú ấy không?”



“Có chứ, nếu không gặp chú thì làm sao cưa được cái thớt này”.



Mẹ tôi nói và xoa xoa bàn tay trên mặt tấm gỗ, “Giấy tờ, tiền bạc, phép tắc xin ở ủy ban xã con chú ấy lo giùm tất cả”.



“Vậy mà mẹ nói mẹ không có ai thân quen”.



“Thì có, mà có cũng như không. Vì hình như chú không hề nhận ra mẹ là ai dù là mẹ đã tự giới thiệu nhiều lần. Điệu bộ chú ngớ ngẩn, tai điếc ù ù cạc cạc, mắt toét nhìn cái gì cũng lờ mờ không rõ”.



Mẹ tôi ngưng nói vài ba giây, như gợi nhớ, rồi nói thật mau và hồi hộp, rất nhẹ, như nói riêng với ba tôi:



“Cũng không ghét bỏ gì chú ấy được. Vì cưa xong cái thớt, chú ấy giục em ra đi, em có ý ở lại vài ngày xây mộ cho bà ngoại mấy đứa nhỏ, nhưng chú ấy phản đối, bảo rằng người chết đã yên phận, xong rồi, chị nên ra đi ngay đi, đi ngay sáng nay, lên thị xã rồi đón xe về tỉnh, chị không nên ở đây lâu làm gì, tôi, tôi cũng không muốn người ta dèm pha khi thấy chị từ xa về quê. Ở quê người ta quê lắm. Tôi nói vậy chắc chị hiểu”.



Sau chuyến đi về mẹ tôi đã hiểu tất cả. Kỷ niệm đã nhạt nhòa, lờ mờ như tro bụi trong ký ức, cây đời đã bị phạt ngang gốc và đàn chim thiên di đó đã bay đi khắp bốn phương trời không hẹn lời hội ngộ.



Chúc Thanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.332 giây.