logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/03/2023 lúc 01:02:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thỉnh thoảng nổi hứng, ông bảo, để ông nấu nướng, bà dọn dẹp rửa chén. Ông nấu nhanh, mắm muối mạnh tay. Khi nghe ông thông báo trổ tài món thịt heo kho trứng, bà tưởng như lượng Cholesterol phóng vút lên trần nhà. Ông khuân về tảng thịt hai rọi, chứ không phải ba rọi. Rọi mỡ lấn lướt rọi nạc một cách sỗ sàng. Ông luộc trọn chục trứng gà. Ông theo nguyên tắc “cho gọn”, mua bao nhiêu, nấu bấy nhiêu. Cũng may, chợ gần nhà ông bà không bán vĩ trứng 24 cái. Nhìn nồi thịt kho, ông tấm tắc: “Ngon bá cháy.” Bà nhăn nhó, với đà dinh dưỡng như vầy, chẳng chóng thì chầy ông bà trở thành võ sĩ Sumo.

Đến phiên bà lo việc bếp núc, ông rối cả mắt. Vài rẻo thịt mỏng dính nằm khép nép trên thớt. Mấy rổ rau dàn hàng nghênh ngang, nào cần tây, cà rốt, bắp cải. Bà giảng giải, ăn uống phải đầy đủ sinh tố từ A đến Z. Nồi canh mồng tơi (Spinach) to tướng được bà ban cho vài con tép riu. Ông chẳng biết mấy con, vì bà đã băm nhuyễn rồi. Đã vậy, sợ lên đường, lên muối, bà nêm lạt lạt. Bà nhắc chừng ông, cao máu, cao mỡ, thì phải để ý thế này, thế nọ. Thằng em rể mắng vốn với ông: “Anh ơi, em gái anh coi chồng như thỏ, như bò. Vợ em cho em ăn toàn là rau với cỏ.” Ông thở dài sườn sượt: “Chú mầy vậy là còn hên! Anh đây, không chỉ ăn, mà còn phải uống rau cỏ nữa. Chú mầy thấy mắt anh lúc nào cũng trố trố không? Bả ép su hào, ớt chuông, dưa leo, rồi bả ép anh uống, mà phải uống trước mặt bả, chứ đâu lén đổ đi đâu được. Uống riết, trợn trắng.”

Bà dọn mì xào, ông trút cả tô nước mắm vào dĩa mì, hỏi giỡn:

– Bữa nay em quên nêm hay sao mà lạt nhách, lạt nhơ. Ăn hổng biết là món gì.

Bà nghiêm giọng:

– Lạt thì anh cứ việc thêm chút nước mắm. Chỉ sợ quá mặn mới hết thuốc chữa.

Bà nhớ ngay một chuyện cười thời đại dịch. Nhưng không dám nói trước bữa ăn, sợ cơm không lành, canh không ngọt. Bà định bụng, lúc nào thuận tiện, sẽ kể. Rằng, có ông chồng nọ than món ăn không có mùi vị. Bà vợ tức tốc gọi điện thoại cho bác sĩ. A lê hấp, bác sĩ đưa ông chồng vô cấp cứu, vì khứu giác không hoạt động là hiện tượng của nhiễm bệnh dịch. Ui, nghĩ vậy thôi. Chứ bà biết rõ mười mươi, nghe mấy chuyện như vầy, ông sẽ phán ngay: “Diễu dở!”

Mùa dịch, ông rầu rĩ, không lấy hẹn được ở tiệm hớt tóc. Thời may, có đứa bạn đàn em biết cầm kéo. Vài ba tuần, ông chạy đến cho thằng em tỉa tót tóc tai. Ông đi từ hai giờ chiều. Đâu chừng bốn giờ ông nhắn: “Em ơi, chiều khỏi lo cơm. Con Liên bữa nay nấu nướng linh đình lắm. Mình cũng được phần.” Bà ngại quá, định bụng dặn ông. Lần sau phải từ chối, chứ đã nhờ người ta cắt tóc, lại còn đóng gói đồ ăn đem về. Thôi thì đằng nào cũng lỡ rồi. Xem ra có lộc ăn. Bà cho ông táo nghỉ việc. Bà nhẩm tính. Ông chạy xe khoảng 20 phút là đến nhà. Chắc 5 giờ hoặc trễ lắm 5 giờ rưỡi ông có mặt ở nhà. Đúng bữa ông bà ăn cơm chiều lúc 6 giờ. Quá tiện. Khỏi nấu ăn, bà loanh quanh trong vườn ngắm hoa, nghía lá. Trời xâm xẩm tối, bà nhìn đồng hồ, hơn 6 giờ mà vẫn chưa thấy ông. Bà bắt đầu nóng ruột. Chắc ông bị kẹt xe. Ồ, đoạn đường gần xịt, ở làng vắng vẻ, tha hồ mà chạy. Hay ông bị hư xe. Nếu bà gọi, chỉ làm ông rối lên, bà chẳng giúp được gì. Bà lóng ngóng ngó xuống đường. Mãi gần 7 giờ, ông mới về đến nhà. Bà mừng rỡ, thấy ông tươi tắn, khỏe khoắn chứ chẳng có vẻ gì mệt nhọc. Đưa cho bà bịch ny lông nóng hổi, ông nói:

– Em ăn liền đi cho nóng. Cháo vịt, ngon lắm.

– Anh chưa ăn, sao biết ngon?

– Ờ, hồi đầu anh định về sớm, ăn chung với em. Mà tại bữa nay thằng Linh ăn chay, mâm riêng. Con Liên than, ăn một mình buồn quá, rủ anh ăn. Anh thấy tội con Liên, nên ngồi ăn với nó cho vui. Đã quá giờ, bụng bà đói cồn cào. Tô cháo vịt, chén nước mắm gừng bên dĩa gỏi bắp cải. Liên chu đáo gói cho miếng chanh và mấy lát ớt. Đúng là đại yến. Bà tính, trong lúc bà thưởng thức món ngon, rủ ông ngồi nói chuyện, thì cũng như ăn chung chứ có gì đâu. Ông lục đục trong tủ áo, nói vọng ra:

– Anh phải đi gội đầu ngay. Mấy sợi tóc chọt chọt, ngứa cổ quá.

Thôi, đành “độc thực” vậy. Bà nghĩ thầm, ông thiệt tốt bụng. Luôn đem niềm vui cho người khác. Nói theo ngôn ngữ thời thượng, đi đâu ông cũng dễ dàng đốn tim người chung quanh. Có điều, “sách lược” đắc nhân tâm của ông chỉ áp dụng cho người ngoài. Còn bà là “người trong”, lại ít khi được hưởng quy chế này.

Cô bạn khoe mới học trên mạng cách làm bánh đúc, mời hai ông bà đến ăn chiều. Cô bạn không hài lòng với kết quả. Bà chưa làm bánh đúc bao giờ, nhưng biết ăn, biết nhận xét. Bà xếp điểm món bánh đúc của cô bạn vào thứ hạng “mẹ thành công”: bột quá đặc, nhân quá mặn. Nhưng ông xuýt xoa khen ngon. Bà ngạc nhiên. Hồi giờ, ông vốn không ưa các món bánh bột. Bà càng ngạc nhiên hơn. Khi ra về, ông hỏi, cô bạn còn bánh không. Thế là cô bạn gói một bịch bự tặng ông bà. Bữa sau, bà nói, bánh đúc không ngon, bà không ăn. Bà ngó ông:

– Em đâu biết anh thích bánh đúc.

Ông cười cười:

– Khen cho người ta vui. Lời nói chẳng mất tiền mua.

Bà tửng tửng:

– Ủa, sao hôm trước, anh Nam khen bánh cuốn em làm ngon, anh nói, dân Bắc kỳ khách sáo, đãi bôi.

– Thì đúng chứ sao. Em mới dọn ra bàn, ổng chưa ăn, mà sao biết ngon, rồi khen xối xả.


Bà kê liền cái tủ đứng:

– Vậy, nếu anh Nam ăn, thấy dở, mà vẫn khen cho em vui, thì lại là thật lòng.

Bà đáo để gớm. Ông đuối lý. Nhưng sức mấy ông cho bà biết. Ông đành hì hụi đi hâm dĩa bánh đúc to kềnh. Bà nói, có việc phải ra bưu điện. May quá, ở nhà một mình, ông sẽ tìm cách giải quyết của nợ một cách êm thắm. Chứ tuồn cả núi bánh ấy vào bụng có mà phát ách.

Mấy đứa cháu đến chơi. Ông vui vẻ chuyện trò với lũ trẻ. Lúc đầu, bác bác, con con. Một hồi vui quá, ông đổi “tông”:

– Bác phải o bế tụi bây. Thằng Tí, ít bữa bác mầy già, mầy nhớ chạy vô viện dưỡng lão thăm bác nghe.

Bà đánh trống lảng, dụ tụi nhỏ ra vườn cho cá ăn. Khi mấy cháu về, bà nhẹ nhàng nói với ông:

– Mấy cháu còn nhỏ, anh đừng xưng hô mầy tao, nghe không hay.

Ông bực bội:

– Em khỏi lên giọng dạy đời. Anh đủ hiểu. Anh thương cháu, thân mật với cháu, mầy tao với tụi nó. Quan trọng là tình cảm, chứ nói năng lịch sự, mà ghét nhau, thì cũng như không.

Bà biết, bây giờ mà bàn thêm, ít bữa ông sẽ “mầy tao toàn tập” với cả đám cháu.


Nhà ông bà có hai hộp thư: một hộp vuông vức có khóa, một hộp to kiểu Mỹ chỉ có nắp mở ngang, tiện chỗ cho sách báo. Những người đi phát báo quảng cáo tưởng là hai hộp thư cho hai chủ. Vì vậy, họ bỏ vào mỗi hộp một bộ báo quảng cáo sặc sỡ, dày cộm. Bà nói:

– Em sẽ dán chữ “Keine Werbung”, “Xin đừng bỏ báo quảng cáo” vào hộp thư nhỏ để họ biết mà đừng bỏ thêm vào, dư thừa.

Ông nhướng mày:

– Chuyện ruồi bu. Đằng nào họ cũng in rồi. Không bỏ vào hộp thư, thì cũng vô thùng rác. Chỉ thêm một xấp báo chứ bao nhiêu.

– Biết vậy, nhưng rác nhỏ vẫn là rác. Với lại, nếu nhiều người không muốn nhận báo, dần dà, các cửa hiệu sẽ in ít báo hơn. Cũng là một bước tiến trong việc bảo vệ môi trường.

Ông nghĩ khác:

– Mình nhận thêm một xấp báo. Như vậy mình giúp cho người bỏ báo xong việc sớm một chút.

Bà hơi tức cười khi nghe “triết lý” của ông như vậy, bà mỉm mỉm:

– Mấy người lãnh tiền đi bỏ báo, phải làm cho đàng hoàng. Chứ đâu có bá đạo được.

Ông nhún vai:

– Anh vẫn muốn giúp cho người ta, anh nhận hai xấp báo quảng cáo trong hai thùng thư.

Ngưng một chút, ông đổi giọng:

– Em chẳng bao giờ nghĩ đến người khác.

Bà ngạc nhiên, quay nhìn ông lom lom, coi ông nói giỡn hay thiệt. Ủa, sao lạ vậy ta! Những lúc thấy bà lui cui đóng các thùng quà gởi về cho bà con ở Việt Nam, ông chẳng từng dịu ngọt với bà: “Anh quý em nhứt ở cái tính thương người, giúp người.”

Bỗng dưng bà nghĩ, cây không muốn lặng, việc chi mà buộc gió phải ngừng. Bà đều đều giọng:

– Tất nhiên, em có nghĩ đến người khác. Em nghĩ đến nhân viên Sở Vệ Sinh phải khuân nặng một cách vô ích những xấp báo làm ơn của anh.

Ông chọc quê:

– Em mà học luật, thiên hạ chết không kịp ngáp. Sao em nói cũng được.

Bà bực lắm, nhưng thôi không nói nữa. Kẻo ông lại bảo bà lúc nào cũng đòi phần thắng. Thế là thiện chí đóng góp bảo vệ môi trường của bà và xấp báo vô tích sự của ông đã làm không khí trong nhà ông bà bị “ô nhiễm” cả ngày.

Đó, mấy con sóng nhấp nhô vậy thôi, mà làm con thuyền tình ái của ông bà chòng chành miết. Lắm khi cả hai cũng lắc lư con tàu đi, thiếu điều văng ra khỏi thuyền.

Chiều cuối tuần, nhóm bạn cao niên tụ tập ăn uống, tán gẫu. Hồi trước, bạn bè tìm đến nhau trao đổi thông tin, kinh nghiệm nuôi dạy con cái. Giờ đây, tụi nhỏ lớn bộn, có cuộc sống riêng, bay nhảy khắp nơi. Nhà nào cũng chỉ còn lại hai… con khỉ già. Những dịp gặp nhau, hễ nhắc “chuyện chúng mình”, các ông, các bà bàn cãi sôi nổi như pháo tết. Họ thi nhau liệt kê những điều khập khiễng trong túp lều tranh của hai trái tim... gàn. “Bà xã tui hỏng lái xe, mà lái tài xế. Ngồi trong xe, cứ năm phút bả la oai oái: thắng, thắng lại anh. Nghe lời bả, chắc đi bộ còn nhanh hơn”. Người khác tiếp lời: “ Bà nhà tui rình tui còn hơn mật vụ. Tui vừa từ phòng tắm ra, bả nói, tui quên rửa tay. Tui hỏi sao bà biết. Bả nói, vừa nghe tiếng giựt nước cầu tiêu xong là thấy tui mở cửa ra liền...” Mấy bà vợ chưa kịp phản công, chị chủ nhà lên tiếng:

– Mấy ông, mấy bà ơi, bàn bạc nhiêu đó đủ rồi. Bắt chước người xưa như vầy nè: Yêu nhau vạn sự chẳng nề,/ Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng. Bây giờ, mỗi người một... miệng, phụ vợ chồng tui ăn sạch sẽ nồi bún bò nhen.

Muỗng đũa khua lách cách, rộn ràng. Mọi người vui vẻ xì xụp. Có tiếng hít hà khen ngon, khen cay. Ông buột miệng:

– Giò heo thấm thía, ngon quá!

Bà nhìn ông. Rõ là ông thưởng thức tận tình và khen thiệt lòng. Bà dịu dàng:

– Ăn vừa miệng anh ha!

Bà quay qua chủ nhà:

– Chị Hai ơi, cho tụi em làm xấu, xin thêm khoanh giò heo nữa nhe chị.

Chủ nhà mau mắn:

– Tụi em cứ tự nhiên.

Ông đón tô bún có thêm miếng giò khoanh hấp dẫn, nói nhỏ vào tai bà:

– Tuần sau mình nghỉ ăn thịt vài bữa nghe em.

Bà thủ thỉ:

– Rau mà mình nêm nấu đậm đà thì cũng ngon đó anh.

Ô, vậy là, tuần sau, hai ông bà sẽ bớt được một chỗ lệch. Bà chưa hề đếm thử vợ chồng bà có bao nhiêu chỗ lệch. Ui, trăm hay biết đâu cả ngàn chứ chẳng chơi. Nhưng chả ngại! Miễn là hai ông bà phải cố gắng đáp ứng điều kiện ắt có và đủ: Yêu nhau.

Hoàng Quân

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.126 giây.