logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/04/2023 lúc 10:57:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết


Chính sách của Mỹ đối với tình trạng nhân quyền với mỗi nước mỗi khác, dựa trên nhiều yếu tố và ưu tiên khác nhau, trong đó ưu tiên nhất vẫn là an ninh và quyền lợi quốc gia mà địa chính trị đóng vai trò then chốt.

Trong tháng Ba này, ba bản báo cáo quan trọng hàng đầu về tình hình nhân quyền trên toàn cầu được phát hành. Đầu tiên là bản báo cáo do Freedom House phổ biến vào đầu tháng Ba. Tiếp theo là do Bộ Ngoại giao Mỹ phổ biến vào ngày 20 tháng Ba. Gần cuối tháng Ba thì có bản báo cáo của Amnesty International. Ân xá Quốc tế có thực hiện phiên bản tiếng Việt cho phần Việt Nam. Bản báo cáo của Human Rights Watch thì đã phổ biến vào đầu năm nay, và cũng có phiên bản tiếng Việt.

Nói chung tình hình nhân quyền tại các chế độ cường quyền không cải thiện đáng kể; có nơi còn tồi tệ hơn. Một phần vì bản chất các chế độ độc tài không thay đổi. Phần khác sự thay đổi chỉ đến nếu phía đối lập, phong trào dân chủ và xã hội dân sự đủ mạnh, đoàn kết và quyết tâm. Áp lực của Mỹ hay quốc tế lên các chế độ này tuy có nhưng không đáng kể, hoặc có áp lực nhưng kết quả khá giới hạn. Những gì xảy ra tại Nga, Miến Điện, Iran, Bangladesh vv… cho thấy các thế lực cường quyền không ngần ngại xâm phạm quyền con người nếu giá phải trả không cao. Nghĩa là nếu họ chỉ bị phê phán bởi Mỹ, Tây phương, hay bởi các cơ quan truyền thông, các tổ chức nhân quyền hay xã hội dân sự. Phê phán thôi làm họ mất mặt chút, rồi họ biết rằng rồi mọi chuyện cũng đâu vào đó. Nói chung cái giá phải trả không đáng kể so với khả năng duy trì quyền lực và quyền lợi.

Với trường hợp Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ ghi nhận tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ trong nhiều lĩnh vực. Bản báo cáo năm 2022 cho biết cho đến tháng 9 năm 2022, có tổng cộng 173 người trong đó 143 bị kết tội vì hoạt động chính trị hay nhân quyền, và 24 người bị tạm giam trước khi toà kết án; từ ngày 1 tháng 1 đến 16 tháng 9 chính quyền giam cầm 19 người và kết tội 26 người chỉ vì họ thực hiện các quyền con người được quốc tế công nhận, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội (trang 10). Dữ kiện trong bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ về Việt Nam cũng không khác nhiều so với các nguồn hay báo cáo của các tổ chức nhân quyền khác. Nhưng vì nhu cầu địa chính trị trong bối cảnh vừa phải đối phó với Nga, vừa với Trung Quốc, hiện nay, nên có lẽ chính quyền Mỹ đã cân nhắc rằng không nên đẩy Việt Nam gần hơn hai nước này trong lúc này. Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 29 tháng Ba cho thấy nhân quyền chỉ là thứ yếu trong quan hệ Mỹ - Việt hiện nay, đứng sau bao nhiêu nhu cầu chiến lược của Washington lẫn Hà Nội.

Cần xác định rõ ở đây về khác biệt giữa báo cáo về nhân quyền và chính sách về nhân quyền. Báo cáo về nhân quyền của Mỹ, cũng như Tây phương nói chung, cần dựa trên dữ kiện, thông tin và phân tích khoa học, nếu không thì nó chẳng có giá trị và khả tín gì. Cho nên những báo cáo này phải phản ảnh những gì xảy ra trên thực tế. Nhưng chính sách về nhân quyền thì luôn mang tính chính trị. Chính sách của Mỹ đối với tình trạng nhân quyền với mỗi nước mỗi khác, dựa trên nhiều yếu tố và ưu tiên khác nhau, trong đó ưu tiên nhất vẫn là an ninh và quyền lợi quốc gia mà địa chính trị đóng vai trò then chốt.

Vậy mà vào ngày 21 tháng Ba, một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo nhân quyền, Thời báo Toàn cầu (Global Times) đã trích dẫn phát ngôn từ chính quyền Trung Quốc lên án nặng nề chính quyền Mỹ. Bài báo này nói rằng Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhận định bản Báo cáo Nhân quyền của Mỹ, với 198 quốc gia và vùng, riêng về Trung Quốc dài 87 trang, là “đầy dối trá và thiên kiến về ý thức hệ, và những lời sáo rỗng được lặp đi lặp lại năm này qua năm khác và thậm chí không đáng để bác bỏ.”

Bài viết của Thời báo Toàn cầu cũng trích dẫn phản ứng của Đặc khu Hành chính Hồng Kông (HKSAR) đối với báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, bởi vì bản báo cáo của Mỹ trong những năm gần đây gộp Hồng Kông, Ma Cao, Tây Tạng với báo cáo của Trung Hoa lục địa. Phát ngôn nhân của Hồng Kông khẳng định rằng “bản báo cáo cố ý bôi nhọ tình hình nhân quyền và pháp quyền ở Hồng Kông, phỉ báng luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông và hệ thống bầu cử mới của thành phố, cũng như vu khống cách quản lý dựa trên luật pháp của chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông”.

Sau khi trích dẫn những lời phát biểu trên, Thời báo Toàn cầu đưa nhận định của Jia Chunyang, một nhà nghiên cứu, được Thời báo Toàn cầu xem là chuyên gia, tại Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (China Institutes of Contemporary International Relations). Chunyang cho rằng nhân quyền chỉ là công cụ để Mỹ và đồng minh dùng để đàn áp phía bất đồng quan điểm. Chunyang cũng biện luận thêm rằng trong 50 năm báo cáo về nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, các nước bị Mỹ liệt vào danh sách "không thân thiện" cũng như các đối thủ cạnh tranh, thường có tên trong danh sách, trong khi "bạn bè" của Mỹ hầu như chưa bao giờ có tên trong danh sách này. Tờ báo nhận định ‘Điều này chứng tỏ, đối với Washington, một quốc gia có “nhân quyền” hay “dân chủ” hay không phụ thuộc vào việc họ có nghe lời Mỹ hay không, có hợp tác với Mỹ về địa chính trị hay không.’

Trên thực tế Bộ Ngoại giao Mỹ, thể theo Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài năm 1961 và Đạo luật Thương mại năm 1974, phải trình báo cáo cho quốc hội theo định kỳ mỗi năm về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới. Họ không chỉ thực hiện báo cáo về những quốc gia có hành vi chà đạp nhân quyền trầm trọng. Mỗi năm Bộ Ngoại giao Mỹ phổ biến báo cáo cho gần 200 quốc gia như thế, kể cả các nước Bắc Âu, nơi mà tự do, dân chủ và nhân quyền có chất lượng cao nhất trên thế giới. Nước Úc và bao nước khác cũng được báo cáo hàng năm. Nếu ai chịu khó đọc, không cần đọc kỹ, mà chỉ cần lướt qua phần tóm tắc dài một hai trang đầu, thì hầu như mọi quốc gia đều có ít nhiều vi phạm nhân quyền. Chẳng hạn như Phần Lan (Finland), nước được xem là dân chủ hàng đầu và có chỉ số hạnh phúc nhất, thì bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ năm nay cho biết không có vi phạm nhân quyền nào đáng kể trong năm 2022. Hầu như mọi quyền chính trị và tự do dân sự căn bản đều được tôn trọng. Không có tù nhân chính trị nào. Tuy nhiên bạo lực về giới tính (gender-based violence) vẫn là vấn đề nhức nhối.

“Bạo lực về giới tính (GBV), bao gồm cả bạo lực gia đình và bạo lực do bạn tình gây ra, tiếp tục là một vấn đề nhức nhối. Chi nhánh địa phương của Tổ chức Ân xá Quốc tế ước tính có hơn 146.000 người bị GBV hàng năm, 76% trong số đó là phụ nữ. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, chỉ có 10 phần trăm các vụ việc này được báo cáo với chính quyền và hầu hết những vụ việc được báo cáo không dẫn đến việc truy tố.” (trang 12)

Điều này cho thấy nhận định của chuyên gia Trung Quốc, cũng như cách trình bày và lý luận của Thời báo Toàn cầu, không dựa trên dữ liệu nghiêm túc. Sự phản ứng và phản bác của họ về báo cáo nhân quyền của Mỹ hay của các quốc gia và tổ chức nhân quyền khác bộc lộ sự thiếu chín chắn, đứng đắn, trung thực và khách quan. Họ không phân biệt được rằng báo cáo nhân quyền cần trung thực và phản ảnh sự thật, nhưng chính sách nhân quyền luôn bị chính trị hóa.

Thà im lặng chứ phản biện kiểu này phơi bày nhiều nhược điểm và bí mật quốc gia quá!

Phạm Phú Khải (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.