logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/04/2023 lúc 08:02:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà phê bình Đặng Tiến là người đầu tiên của Việt Nam giới thiệu thi pháp của Roman Jakobson với loạt bài về thơ và thi pháp của Roman Jakobson đăng vào năm 1973 trên tạp chí Văn của Nguyễn Đình Vượng.
Năm ấy, sau khi đọc những bài viết của nhà phê bình Đặng Tiến về thi pháp của Roman Jakobson, tôi đã vào thư viện Trung Tâm Văn Hóa Pháp ở Sài Gòn mượn đọc cuốn “Questions de poétique” của Roman Jakobson, rồi sau Tháng Tư năm 1975, trao đổi với một giáo sư đại học hai cuốn sách về Tư Mã Thiên để lấy bốn cuốn sách của Roman Jakobson.
UserPostedImage
Nhà phê bình Đặng Tiến. (Hình: Facebook Đặng Tiến)
Mấy năm nay tôi hay đăng bài về Roman Jakobson và anh Đặng Tiến vì trong tâm tưởng tôi, hai cái tên Jakobson và Đặng Tiến gắn liền với nhau, là hai người viết về thơ hay nhất. Một người bạn mới cho hay anh Đặng Tiến phải nhập viện để chữa bệnh từ mấy tuần nay và mới vừa từ trần sáng nay (Thứ Hai 17 Tháng Tư, 2023). Độc giả của anh 50 năm về trước xin vĩnh biệt anh và xin chia buồn với gia đình anh.
Roman Jakobson (1896-1982) sinh ngày 10 Tháng 10 năm 1896 tại Nga trong một gia đình gốc Do Thái khá giả, ngay từ nhỏ đã bị mê hoặc bởi ngôn ngữ và khi còn là sinh viên ở Trường Đại Học Moscow đã là thủ lĩnh của trường phái ngôn ngữ học Moscow (Moscow Linguistic Circle), một trong hai trào lưu làm thành Chủ Nghĩa Hình Thức của Nga (Russian Formalism) đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trong thơ và nghệ thuật tiên phong ở Moscow. Các tác phẩm nghiên cứu đầu tay của ông là nghiên cứu về ngôn ngữ học cấu trúc, nêu rõ mục tiêu của ngôn ngữ học lịch sử không phải là những thay đổi riêng lẻ bên trong một hệ thống mà là thay đổi của hệ thống.
Năm 1920, sau khi tốt nghiệp cử nhân, ông được mời làm giáo sư Đại Học Moscow. Cũng trong năm ấy, ông cùng với người bạn đồng nghiệp là giáo sư Nicolas S. Troubetskoy sang Prague, thủ đô của Tiệp Khắc, để học tiến sĩ. Trong thời gian học ở Prague, ông đã gặp Vilem Mathesius và những nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc và Nga như S.I. Kartsevsky, một giáo sư dạy tiếng Nga ở Đại Học Genève (Thụy Sĩ) đã giúp ông làm quen với giáo trình ngôn ngữ học của nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure.
Các giáo sư trẻ tuổi, trong đó có Roman Jakobson, muốn thành lập một nhóm để nghiên cứu và thảo luận nên ngày 26 Tháng Mười năm 1926, nhóm Ngôn Ngữ Học Prague (Prague Linguistic Circle), tiền thân của trường phái Ngôn Ngữ Học Prague (Prague School of Linguistics), đã ra đời. Khác với Ferdinand de Saussure, các nhà ngôn ngữ học trẻ của nhóm Ngôn Ngữ Học Prague đã phân tích những hệ thống ký hiệu trong mối liên hệ với những chức năng xã hội chứ không chỉ xem chúng như những hình thái độc lập. Thành tựu làm cho các nhà ngôn ngữ học trẻ ở Prague nổi tiếng là phát hiện về những “nét khu biệt” (distinctive features) của ngôn ngữ, một phát hiện đã đưa họ tiến xa hơn trong việc nghiên cứu văn hóa và thẩm mỹ học.
Trái với người bạn Nicolas S. Troubetskoy chủ trương rằng ngôn ngữ là một cách bảo tồn và tự ý thức của văn hóa, Roman Jakobson cho rằng ngôn ngữ là một phương tiện diễn đạt và phát triển của văn hóa. Quan điểm này đã đưa ông đi xa hơn các đồng nghiệp ở Prague: năm 1933, ông hợp tác với Đại Học Masaryk ở Brno (Tiệp Khắc) rồi trở thành giáo sư Ngữ Văn Nga (1934) và văn học Tiệp Khắc thời Trung cổ (1936) tại đây.
Thế chiến thứ hai bùng nổ ở Châu Âu đã buộc ông phải rời Tiệp Khắc để sang Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và cuối cùng sang thành phố New York của Mỹ vào năm 1941. Ông được mời làm giáo sư tại Đại Học Columbia từ năm 1943 tới năm 1949, tại Đại Học Harvard từ năm 1949 tới năm 1967 và tại Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) từ năm 1957 tới năm 1967.
UserPostedImage
Nhà phê bình Đặng Tiến (trái) và cố dịch giả Dương Tường. (Hình: Facebook Đặng Tiến)
Năm 1928, Roman Jakobson cùng với các đồng nghiệp của Trường phái Ngôn ngữ học Prague như Vilem Mathesius, Nikolaj S. Trubetzkoy và S.I. Karcevskij đưa ra một quan điểm mới mẻ khác hẳn với quan điểm của Ferdinand de Saussure: việc nghiên cứu chức năng của những lời nói có thể được tiến hành cả theo quan điểm đồng đại (synchronic) – nghĩa là nghiên cứu một ngôn ngữ trong hiện trạng của nó – lẫn theo quan điểm lịch đại (diachronic) – nghĩa là nghiên cứu ngôn ngữ đang thay đổi theo thời gian.
Saussure luôn chủ trương rằng nghiên cứu về những mối liên hệ bên trong thuộc về cấu trúc và về những mối liên hệ giữa các ngôn ngữ vào một thời điểm nhất định (nghiên cứu đồng đại) và nghiên cứu về những thay đổi trong âm thanh và những mối liên hệ giữa các âm thanh này theo thời gian (nghiên cứu lịch đại) là những nghiên cứu hoàn toàn tách biệt, nhưng Roman Jakobson lại chủ trương:

“Chính việc phân tích cấu trúc của ngôn ngữ trong tiến trình phát triển – việc phân tích ngôn ngữ của trẻ em, những quy luật phổ quát của nó và cả ngôn ngữ trong quá trình tan rã của nó qua những trường hợp bị mất ngôn ngữ – đã làm sáng tỏ việc lựa chọn các âm vị, những nét khu biệt (distinctive features), những mối liên hệ hỗ tương của chúng và giúp chúng ta nhìn rõ hơn những nguyên tắc chủ yếu của việc lựa chọn này để từ đó có được quan điểm để lý giải những quy luật phổ quát ở bên dưới cơ cấu âm vị học của các ngôn ngữ trên thế giới”.
Với quan điểm xem ngôn ngữ như một phương tiện biểu đạt và phát triển của văn hóa, Roman Jakobson đã đi sâu nghiên cứu thi pháp (poetics), phân tích đặc điểm của thơ trong những bài giảng về thi pháp ở Đại học Harvard và nêu ra sự khác biệt chủ yếu giữa thơ và văn xuôi.

Trong bài viết “Thơ là gì?” (1933-1934), ông đã định nghĩa thế nào là thơ:

“Thơ là gì? Nếu muốn định nghĩa thơ là gì, chúng ta phải xác định cái gì không phải là thơ. Nhưng ngày nay nói cái gì không phải là thơ không phải là điều dễ dàng. Vào thời cổ điển hay lãng mạn, các đề tài của thơ khá giới hạn. Chúng ta hãy nhớ lại những yêu cầu truyền thống: vầng trăng, một cái hồ, một con chim hoạ mi, những tảng đá, một đoá hoa hồng, một lâu đài… Các giấc mơ lãng mạn cũng không được phép xa rời phạm vi này… Đối với nhà thơ hôm nay cũng giống như với lão Karamazov, “không có những phụ nữ xấu”. Không hề có tĩnh vật, không hề có một hành vi, một phong cảnh hay một tư tưởng nào nằm ở bên ngoài phạm vi của thơ. Ngày nay vấn đề đối tượng của thơ là gì là một vấn đề vô nghĩa…

Tôi đã từng nói rằng nội dung của khái niệm “thơ” rất bất định và thay đổi theo thời gian, nhưng chức năng thi ca, chất thơ (poéticité) là một yếu tố riêng biệt, một yếu tố mà người ta không thể giản lược một cách máy móc vào những yếu tố khác. Phải vạch rõ yếu tố này và nêu rõ tính chất độc lập của nó giống như những kỹ thuật vẽ tranh của trường phái Lập thể.
Nói chung, chất thơ chỉ là một thành tố của một cơ cấu phức tạp, nhưng lại là một thành tố sẽ biến đổi những thành tố khác và xác định diện mạo của toàn thể cơ cấu. Một khi chất thơ xuất hiện trong một tác phẩm văn chương, chúng ta sẽ nói tới thơ. Nhưng chất thơ biểu hiện như thế nào? Nó biểu hiện ở chỗ từ ngữ được cảm thụ như là từ ngữ chứ không phải chỉ là một ký hiệu tầm thường của sự vật được gọi tên, cũng không phải như một òa vỡ của cảm xúc. Nó thể hiện ở chỗ những con chữ, cú pháp, ý nghĩa và hình thể ngoại tại và nội tại không phải chỉ là những ký hiệu vô vị của thực tế, mà trái lại, những con chữ đó có trọng lượng riêng, giá trị riêng…”

Huỳnh Duy Lộc/Người Việt
song  
#2 Đã gửi : 24/04/2023 lúc 08:03:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vài ý nghĩ nhân sự ra đi của nhà văn Đặng Tiến

Mấy tháng nay người quen biết với tôi ra đi nhiều tới chóng mặt. Con người ta khi tuổi đời càng cao thì thấy người quen biết của mình “xuống hoàng tuyền” càng nhiều. Lý do là những người không may kia cũng thuộc tuổi cao của tôi (U90) cho nên ‘ra đi’ nhiều thôi.
     Vài tháng trước là GS Nguyễn Văn Trung, rồi gần đây là BS Phạm Gia Cổn, GS Nguyễn Thế Anh, Thi sĩ Thi Vũ, Đốc sự Phùng Minh Tiến, GS Nguyễn Ngọc Kỳ. Mới nhứt là nhà báo Trương Gia Vy, nhà văn phê bình Đặng Tiến (DT). Mỗi người ra đi để lại tiếng khen chê tùy theo quan điểm cá nhơn của người phát biểu. Khen nhiều, chê ít hay ngược lại đều có đối với người nổi tiếng hay đã trở thành gương mặt của quần chúng. Khen chê thường dựa trên sự nghiệp cũng như thái độ chánh trị của người qua vãng.
     Tôi nghĩ là mình nên nói về trường hợp Đặng Tiến, ông và tôi có vài kỷ niệm nho nhỏ với nhau mà ít người biết. Từ đó tôi suy ra con người nhân cách của ông.
     Tôi với DT không phải là bạn, dầu học cùng thời ở cùng trường – khác Ban ngành dĩ nhiên. Năm 1964, trường Đại học Văn Khoa Saigon, sinh viên (s/v) ghi danh làm Cao Học nói chung mà tôi được biết hình như là con số 9 người. Năm sau, 1965, không biết mấy vị kia thế nào, nhưng tôi, NVS, nhận được giấy gọi trình diện nhập ngũ vì thời gian hoãn dịch “đã hết đối với s/v Cao Học.”
     Dựa trên đại ý mấy chữ “việc hoãn dịch đã hết” tôi làm đơn khiếu nại với Nha Động Viên của Bộ Quốc Phòng giải thích rằng qui chế Cao Học của trường ĐHVK khác với qui chế Cao Học của Trường Luật. Ở trường Luật có kỳ thi Cao Học mỗi năm và chương trình Cao Học ở đây là 2 năm. Ở trường ĐHVK không có chuyện thi như vậy mà s/v làm việc từng người riêng rẽ với GS hướng dẫn, chừng nào GS thấy rằng s/v đó hoàn tất Luận văn thì cho trình Luận văn của người đó, nghĩa là không có kỳ thi chung. Thời gian hoàn tất Luận Văn Cao học, thì coi như thời gian của học trình và sẽ được hoãn dịch. Thời gian nầy tùy thuộtc vào s/v và vào GS hướng dẫn Luận Văn.
     Khó lòng cho s/v viết luận văn trong một năm vì GS hướng dẫn không nhiều thời giờ tiếp xúc với sinh viên để chỉ dẫn. Vậy thì xin đề nghị Nha Động Viên cho các s/v Cao học trường Văn Khoa được hoãn dịch hai năm để hoàn tất tất Luận văn, tương đương với thời gian học Ban Cao học của trường Luật khoa.
     Đơn khiếu nại được viết và tôi đi tìm 8 vị anh em cùng trường kia để xin chữ ký. Còn nhớ năm đó tôi gặp s/v Cao Học Pháp Văn Đặng Tiến lần đầu, anh vui vẻ ký vô đơn và nói vui: Ký thì tôi ký, nhưng mấy cha nhà binh trên chóp bu nầy chả nghe gì đâu, họ còn đương bận bịu đánh đấm... tôi thì chưa nhận giấy kêu trình diện nhập ngũ như ông nhưng rồi chắc cũng sẽ có thôi.
     Tôi vui mừng thấy sự xin chữ ký tưởng là khó khăn mà coi bộ trơn tru nên không chú ý tới mấy chữ đánh đấm mà Đặng Tiến đưa ra. Lúc đó là sau thời gian đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm không bao lâu, chuyện chỉnh lý, chuyện hiến ước, ước pháp hình như sôi nổi thường trực.
     Rồi thôi, chúng tôi không có dịp giao tình gì thêm, ai đi con đường nấy, học hành, làm việc và viết lách theo kiểu của mình.
     Hình như năm 1966, bộ Ngoại Giao VNCH mở kỳ thi lấy chừng chục nhân viên với chức danh Tham Vụ Ngoại giao và anh Đặng Tiến được đậu, anh được bổ đi làm việc ở vài nước bên Âu châu cho tới tháng 04/75 thì nhiệm sở không còn nữa. Chuyện nhà văn Đặng Tiến phát biểu nầy nọ về chánh trị sau 1975 thì nhiều người biết, tôi nghĩ là không cần nêu ở đây.


     Nhiều lần qua Paris rồi sang Thụy Sĩ ghé thăm cháu Vy Dân bịnh tật đương được chăm sóc ở Yverdon, tôi may mắn quen biết với anh Thạch, anh em đồng hao với nhà văn Đặng Tiến, đương ngụ tại Lausanne, anh Thạch có nhắc tôi là qua Pháp nên tới Orléans kết bạn với nhà văn Đặng Tiến, khi Thạch biết tôi cũng có viết lách chút đỉnh gọi là cho có người để nói chuyện văn chương khi ở Pháp cho đỡ buồn.
     Rồi thì do thời gian Tây du không nhiều của mỗi lần, tôi chưa ghé Orléans lần nào cho tới năm trước đại dịch, 2019, đi với người bạn trẻ Hoàng Minh người chơi sách có tiếng ở Saigon, ghé nhà anh và được hai vợ chồng anh tiếp đãi thiệt là nồng hậu.
     Hoàng Minh bàn chuyện mua sách gì đó nhiều ít tôi không biết khi hai người rủ nhau lên kho sách, lúc xuống khi anh Đặng Tiến thấy tôi rút ra trên kệ sách trước mặt cuốn Climats của André Maurois mà nhà văn Mặc Đỗ có bản dịch Tâm Cảnh rất hay, DT không đợi tôi hỏi đã hào phóng rút ra thêm bản dịch nói là tặng khách cả hai cuốn – nguyên bản và bản dịch. Tôi ấn tượng với người đối diện không phải vì được hai cuốn sách mà vì cử chỉ thiệt mau mắn của ông khi rút sách ra tặng. Hình ảnh DT với tôi trở về trong trí bằng những bài ông viết cho bán nguyệt san Văn thời Trần Phong Giao coi sóc: bài sâu sắc, nhận định tương đối mới, những tác giả Âu Châu ông đưa ra thời đó đối với những người theo học chương trình Việt nói chung thiệt là cần thiết và hấp dẫn.


Không còn nhớ hết những gì chúng tôi nói chuyện hôm ấy, chỉ còn nhớ đại ý chủ nhà nói rằng mình sưu tập tranh VN để giữ cũng có mà còn cốt để các tranh đó khỏi bị phát tán vào tay những kẻ không biết chơi tranh, chỉ mua để thỏa mãn lòng tự cao của mình khi có chút tiền, chút quyền. Với những người chơi tranh kiểu nầy thì... DT nói tiếp sau cái cười nhẹ như lời than: Tranh thường sẽ có số phận nằm trong tay các sưu tập gia ngoại quốc không biết bao giờ mới chường mặt ra để người đời biết tài của họa sĩ Việt Nam. Trong số tên họa sĩ được nhắc tới tôi nghe và còn nhớ là Nguyên Khai, Thái Tuấn, Duy Thanh, Lê Phổ, Trương thị Thịnh... Trong số các tên tuổi vừa được kể tôi chú ý tới tên Nguyên Khai vì chúng tôi có quen biết nhau.
     Không biết về tranh cũng như thị trường tranh quí ở VN, tôi chỉ âm ừ ghi nhận cho đến lúc về vẫn không có gì góp ý về đề tài nầy...
     Chuyện đã 6 năm qua, sáu năm hai bờ Mỹ Pháp không có dịp gặp lại, chỉ thỉnh thỏang thấy nhau trên FB, thường là DT viết hai chữ mừng vui gọi là góp lời và như là đánh dấu mình đã đọc.
     Tháng 10/2022, nhân đi Paris, tôi có email nói với DT là mình sẽ ghé thăm ông, được trả lời là đang nằm viện. Tháng 11, email lần nữa bạn nói rằng chưa đỡ. Vậy là không gặp nhau trong khi Gare du Nord - Orléans quá gần.
     Giờ thì nghe tin anh ra đi mãi mãi. Những lời khen chê anh không còn nghe được nữa rồi. Với tôi DT thời trẻ đã đóng góp nhiều cho văn học Việt Nam. DT, người với tôi và Nguyên Khai là tằng nỉ (đồng tuế), dễ mến, anh hanh thông trong cuộc đời, khôn ngoan trong đời sống xã hội, có thể nói là có lúc gây vạ miệng, nhưng chắc chắn mọi phán xét nầy nọ không còn làm anh bận tâm.
     Chúc anh thanh thản ra đi.

21-4-2023
Nguyễn Văn Sâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.132 giây.