logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/04/2023 lúc 07:52:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mẹ tôi, con gái quê Sơn Tây, sống cùng thời với thi sĩ Quang Dũng, nổi tiếng với bài thơ “Đôi Mắt Người Sơn Tây”. Mẹ đi lấy chồng, gia tài vỏn vẹn một con lợn nái. Mẹ kể mỗi khi ăn no, nó lại nằm ịch ngay giữa nhà, ụt ịt chờ mẹ xoa bụng. Bà ngoại mua để mẹ nuôi, lớn lên bán được số tiền to làm vốn xem như của hồi môn lúc ra riêng.
Năm 54, bố mẹ tôi dắt các con vào Nam, bà ở lại quê vì tuổi già sức yếu, vì mồ mả tổ tiên, vì liên tưởng chỉ tạm xa nhau vài tháng hoặc một năm rồi sẽ sum họp sau chiến tranh. Mẹ ra đi nước mắt lưng tròng, để lại tiền bạc, nhà cửa, vườn rau ao cá cho người cháu ruột với nhiệm vụ săn sóc bà.
Ở Sài Gòn mỗi năm mỗi vắng tin, mỗi ngày một cách xa. Thời gian giúp chúng ta quên quá khứ nhưng hình ảnh và hoài mong vẫn nằm sâu trong tàng thức. Sau 20 năm, bố mẹ tôi vẫn chưa học được bài học cũ: người ở kẻ đi trong loạn lạc là nghìn trùng xa cách, là lá bài sẵn phần thua, là mãi mãi chia ly!
Thế rồi một ngày cuối tháng Tư năm 75, đất nước như ong vỡ tổ, gia đình tôi sống lại câu truyện tiền kiếp Âu Cơ-Lạc Long Quân. Bố ở lại thành phố với gia đình hai chị, mẹ tôi theo hai con trai di tản sang Mỹ. Cũng may đời người là hình ảnh hai mặt một vấn đề, đau khổ đến trước thì hạnh phúc đến sau do đó may mắn chỉ vài năm, gia đình chúng tôi được đoàn tụ. Quây quần tại Nam Cali, sống cuộc đời mới tuy hoàn cảnh đã khác xưa. Lìa xa quê hương, thương nhớ vẫn hoài nhớ thương, nỗi lòng mẹ mong chờ gặp lại bà biến thành vọng tưởng, thế nhưng hy vọng luôn luôn là động lực chính giúp con người sống còn! Những năm đầu trên đất Mỹ, hy vọng lẫn cả kỳ vọng. Kỳ vọng vào một biến cố có con tầu mang mẹ trở về Sơn Tây nơi chôn nhau cắt rốn còn in đậm hình ảnh mẹ già hay Sài Gòn nơi quê nhà một thời gia đình lễ nghĩa đùm bọc... Những ngày xưa thân ái!
Buổi chiều, giờ phút chia tay giữa ngày và đêm xưa nay vẫn tạo trong lòng người sự nhớ nhung, tiếc nuối. Chiều tha hương thường man mác buồn, một nỗi buồn xa vắng không tên nhất là những chiều ở Cali. Ký ức tôi nhớ mãi một buổi chiều hơn 40 năm trước mà tưởng như mới hôm qua. Trong căn phòng nhỏ ở thành phố Santa Ana, mẹ tôi mặc áo tràng ngồi đối diện với góc tường gần cửa sổ, có lẽ mẹ muốn để tâm hướng về phương Đông. Buổi chiều hắt nắng vàng trên tóc mẹ. Chiếc lưng cong chứa đựng tất cả muộn phiền khuỵu xuống trên đôi chân xếp gọn. Mẹ tôi ê a gõ mõ cầu kinh, đôi lúc thỉnh một tiếng chuông dài vang trong không gian tựa như tiếng nấc của một nỗi lòng. Tôi đứng phía sau, chưa rõ vì sao mẹ tụng kinh vào buổi chiều, tuy không thấy khuôn mặt mẹ nhưng cảm nhận đau thương tràn ngập qua giọng đọc ê a. Mùi nhang khói linh thiêng tạo mầu nhiệm cho phép lạ của âm dương. Xúc động, tôi ngồi xếp hàng sau lưng mẹ, mắt nhắm để tâm niệm vào kinh dù chẳng hiểu một chữ nào. Bỗng chốc thinh không lặng yên, mẹ tôi ngừng đọc, đưa tay lên chùi mặt, quẹt mũi, hít thở một hơi dài. Tôi biết mẹ đang khóc! Buổi chiều đã buồn lại càng buồn thêm mà có lẽ văn chương nào cũng không sao tả hết.
Chiều dần trôi, một ngày sắp qua đi. Khuôn mặt phờ phạc, hai mắt đỏ hoe, mẹ kể vừa nhận lá thư Sơn Tây kèm theo hình ảnh báo tin mộ bà đã xanh cỏ nhiều năm rồi. Đứa cháu bất lương vơ vét của cải bỏ bà một mình. Thân già cô quạnh, nhớ thương con cháu, khóc hết nước mắt vì mòn mỏi chờ mong ngày tái ngộ mà thành mù lòa. Mẹ nói vĩnh biệt cuộc đời và người thân trong hoàn cảnh ấy sẽ khó siêu thoát nên mẹ tụng kinh cầu an cho bà.
Mười năm sau, một ngày cuối tháng Tư mẹ tôi ra đi theo bà. Lòng xe thắt, tôi đã viết trong bài “Giữa Buổi Chợ Chiều”: Trời tháng Tư, nắng vàng còn lung linh trong nghĩa trang Loma Vista, một nỗi buồn xâm chiếm hồn tôi, duy nhất và mãnh liệt như chưa bao giờ kinh hoàng như thế! Nước mắt rơi vô định tựa máu tuôn ra ngoài. Trái tim vùi dập, co thắt bất thường của người con biết mình đã mất mẹ từ đây. Qua bao thăng trầm của cuộc sống, vết thương lòng vẫn còn và tôi cũng chưa gặp một nỗi buồn nào lớn hơn... Mẹ đi rồi, chiều hôm bên bếp lửa, hương khói gia đình nhạt nhòa theo thời gian. Hình ảnh sum họp mất đi nhiều ý nghĩa. Anh chị em tôi tự do bay bổng như đã dứt khoát cắt lìa cuống rún mẹ, người đi xa hay ở gần đều hoang vắng chẳng mấy ai còn nhớ dư âm ngày xưa thân thiết nên ít khi quay đầu nhìn lại...
Vợ chồng tôi viếng mộ chiều nay với chậu cúc vàng. Mẹ đến rồi đi cuối tháng Tư, chưa một lần về thăm lại Sơn Tây. Tháng Tư chan chứa nỗi buồn, có cái buồn chung và cả buồn riêng.
Để lòng tĩnh lặng theo khói nhang, tôi hiểu rằng bố mẹ và bà tôi chưa bao giờ chết! Tâm vẫn hiện hữu, bay cao hay bay xa tùy vào nghiệp duyên. Thịt nát xương tan trong lòng đất chỉ là chiếc áo khoác thân biểu tượng. Mẹ ở trong con và con ở trong mẹ từ nguyên thủy, tuy hai mà một. Sau bao năm sống gần mẹ, vô minh do “cái tôi” u mê, tôi chưa một lần can đảm thổ lộ “ Mẹ ơi! Mẹ có biết con thương mẹ không?” Đó là điều duy nhất tôi tiếc nuối tuy nhiên thời gian với không gian tương tức, tôi tin mẹ vẫn nghe và hiểu lời tôi tỏ tình vào buổi chiều 28 tháng Tư, ngày giỗ mẹ.

28/4/ 2023
Cao Đắc Vinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.038 giây.