logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/04/2023 lúc 07:58:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Kéo dài được hai năm, cuối cùng thì hắn cũng quyết định bỏ trường để về nhà đi buôn. Đây là một việc cân não mà hắn đã dằn vặt vật vã suốt một thời gian dài. Hắn là sinh viên giỏi, vốn được tuyển thẳng vào trường sư phạm, thật tình mà nói thì hắn muốn vào Bách Khoa chứ chẳng phải sư phạm, chọn sư phạm vì được miễn học phí nên miễn cưỡng chấp nhận. Nếu vào bách khoa thì gia đình không có khả năng nuôi hắn ăn học, cái thời buổi gạo châu củi quế, ngành sư phạm càng bệ rạc và thê thảm không sao tưởng nổi. Phụ huynh lẫn học sinh đều cười cợt: “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Hắn vào sư phạm cũng vì không phải lo tiền học phí.
Đời sống sinh viên ở ký túc xá chắc không nói ai cũng hiểu, có miêu tả thế nào cũng khó mà diễn đầy đủ sự thiếu thốn và khổ sở, có thể nói gọn một câu là: “Ăn như sư ở như phạm”. Những ai ở nhà khảnh ăn mà vào ký túc xá một thời gian ngắn thì cũng trở thành phàm ăn thôi!
Hắn vốn cũng tầm thước như mọi sinh viên khác, hình thức cũng bình thường, duy có não bộ thì hơn hẳn mọi người. Hắn rất thông minh, tình toán nhậm lẹ. Bạn bè lấy tên hắn ghép với môn học hắn thích thành ra hỗn danh Bình toán, không biết vô tình hay hữu ý mà cái hỗn danh ấy vừa thể hiện cái năng lực và cái tính cách của hắn. Con nhà nghèo mà, nên lúc nào cũng phải tính toán chi li thậm chí còn bòn nữa. Bình toán giỏi toán còn là bòn tính. Hắn có lần tâm sự với thằng Điền khoa lý:
– Má tao buôn chuyến đường dài, lấy hàng từ Sài Gòn về bán cho tiểu thương ở chợ để kiếm chút lời, quanh năm suốt tháng phải chui nhủi trốn ở cầu tiêu hay hai đầu toa xe lửa vì đi lậu vé. Hàng họ lời lãi không bao nhiêu, nếu mua vé nữa thì còn gì lời lãi để mà ăn. Tao thương má tao cực khổ góp nhặt từng đồng nuôi tao ăn học, chắc tao phải bỏ học, ra đời đi làm để đỡ đần má tao.
Thằng Điền im lặng, nó cũng chẳng biết phải nói năng gì, nói gì cũng kẹt cũng khó, khuyên bạn ở lại học cũng không được mà đồng tình với ý bỏ học để về giúp má cũng không xong. Bản thân nó cũng không khá gì hơn. Ba má quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, bán từng giạ lúa để nuôi nó ăn học. Tuy nhiên thằng Điền có ý nghĩ khác với Bình toán:
– Tao ráng học xong ra trường đi dạy, kiếm một chân biên chế nhà nước thì đời cũng bớt khổ về sau. Ba má tao muốn tao như vậy!
Bình toán lại nói:
– Nghề giáo giờ thê thảm quá, lương ba cọc ba đồng, ngoài giờ lên lớp thầy cô còn phải ra chợ trời buôn bán lặt vặt đủ thứ mới có thể sống nổi. Người ta nói giáo chức là dứt cháo.
Hai thằng tâm sự cho đến khi ngủ quên lúc nào không hay, hôm sau thì hắn chào từ biệt bạn bè trong phòng để về nhà đi buôn đường dài. Bạn bè tiếc cho hắn, một sinh viên giỏi nhưng hắn đã quyết như thế thì biết sao giờ!
Hắn về nhà cạy cục gom góp lẫn vay mượn được một món tiền kha khá và đi theo xe hàng vào Sài Gòn. Cơ trời thật khó biết, số phận lắm trớ trêu. Người ta đi buôn bao nhiêu năm nay hổng sao, hắn đi chuyến đầu nào ngờ cũng là chuyến cuối. Xe hàng ra đến Bình Tuy thì lật nhào, hàng hóa mất sạch, bản thân hắn thì bị thương nghiêm trọng và được đưa vào nhà thương để cấp cứu. Nằm cả hai tháng trời, ba má hắn phải bán bớt đất vườn và mấy sào ruộng để lấy tiền chữa trị cho hắn. Không biết trời còn thương hay số phận còn tiếp tục chơi trò cút bắt mà hắn ta không chết, mặc dù trước đó các bác sĩ đều bảo không hy vọng gì. Hắn không chết, hắn trở về nhà với một bộ dạng mới, con nít nhìn thấy hắn là khóc thét lên. Ba má hắn kiệt sức rồi, không còn gì bán để đưa hắn vào Sài Gòn chỉnh hình hay phẫu thuật thẩm mỹ, dù muốn hay không hắn cũng phải chấp nhận cái nhân dạng mới này, cứ như chấp nhận cuộc chơi số phận với đời.
Tay chân gãy dù đã liền nhưng không còn ngay thẳng như cũ, be liên sườn gãy cũng đã lành nhưng đau nhức thì không thể hết, máu mất quá nửa, đã được truyền thêm khi cấp cứu và tự tái tạo cũng đủ để bơm đi khắp cơ thể, hàng trăm vết cắt trên thân cũng đã liền và dấu ấn là những vết sẹo còn ửng đỏ. Riêng khuôn mặt mới là điều đáng nói nhất, đã biến dạng hoàn toàn, ngay cả người quen ngày xưa nếu tình cờ gặp hắn ở ngoài đường cũng không nhận ra. Sống mũi mất hẳn chỉ còn chóp mũi lòi lên một cục thịt, hai mắt thụt sâu vào vì trán nhô hẳn ra phía trước, hàm bị gãy, giờ méo lệch một bên và phần cằm xìa ra, bởi vậy hai hàm không thể khớp với nhau, trông khuôn mặt như bị gãy làm hai rồi ghép lại một cách vụng về. Hắn không dám nhìn vào kiếng, hắn sợ những tấm kiếng và căm thù những tấm kiếng còn hơn thù giặc, trong nhà có bao tấm kiếng lớn nhỏ hắn đều đập bể hết. Ngày đầu khi mới từ nhà thương về, hắn soi kiếng và đã khóc thét lên, ôm mặt ngồi rúm ró nức nở trong xó nhà. Hắn khóc thét lên khi soi kiếng cũng y hệt những đứa trẻ khóc khi gặp hắn. Nỗi đau thân xác dù có giảm bớt nhưng nỗi đau trong tâm hắn không biết bao giờ mới có thể vơi. Ấy vậy mà mấy đứa anh em con nhà cô nhà cậu với hắn còn xát muối vào nỗi lòng hắn. Tuị nó ghét hắn vì gia đình hai bên đang tranh chấp đất vườn và cũng vì một phần đất đã bán để chữa trị cho hắn. Tụi nó chửi:
– Thằng mặt gãy, đất của nhà mày đã bán hết để chữa trị cho mày, sao giờ còn giành đất từ đường?
Hắn thật sự không biết đất nào là đất riêng, đất nào là đất chung. Mấy bà cô và ba hắn cãi vã nhau mấy năm nay cũng vì mấy mảnh vườn. Ngày xưa nội để lại đất, có phân chia bằng miệng chứ hổng có giấy tờ gì hết ráo, giờ mới sanh rắc rối. Tòa xứ tới xử lui nhưng cũng chẳng phân minh. Anh em cô cậu với nhau giờ nhìn nhau như kẻ thù, tụi nó cay nghiệt với hắn, xoáy vào nỗi đau trong lòng hắn, nỗi đau mà hắn muốn chôn dấu nhưng không sao giấu được.
Trời nắng như nung nhưng hắn không dám cởi trần như ngày xưa, gương mặt thì không thể che như thân thể nên đành chấp nhận phơi ra trước mắt mọi người. Nằm võng đưa kẽo kẹt, hắn gác tay lên trán nghĩ mông lung: “Đời sao cay nghiệt quá vậy? Ta có làm gì thất nhân ác đức đâu? Chẳng hại người hại vật, không hiểu sao số phận trớ trêu thế này? Còn như nói trả nghiệp thì mơ hồ quá, việc của quá khứ, của kiếp nào làm sao biết được? Giả sử lúc ấy không bỏ học sư phạm để đi buôn thì liệu có bị tai nạn không? Hay là sẽ bị tai nạn kiểu khác? Hắn nghĩ lung tung, hàng trăm câu hỏi và giả thuyết đặt ra nhưng không tài nào giải được. Hắn giỏi toán, chẳng có bài toán khó nào mà hắn không giải được, chẳng có một phương trình toán số nào có thể làm hắn bí, ấy vậy mà giờ hắn không giải được những câu hỏi trong đầu của hắn. Nghĩ mãi không xong, ngồi dậy với lấy ca nước đá uống một hơi cho hạ hỏa trong người. Không khí ngột ngạt oi bức dường như cạn hết ô xy, bầu trời kéo mây đen kịt, tiếng sấm ì ùng vọng lại báo hiệu sắp có cơn mưa rào. Hắn thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn trong cái nóng hầm hập một buổi xế chiều.
Những ngày tháng kế tiếp chẳng biết làm gì để sinh sống, tuổi còn trẻ nhưng sức lực đã mất quá nửa, thân hình tàn tạ sau khi bị lật xe. Nhà còn chút ruộng nhưng hắn không làm nổi, chỉ mỗi ba hắn cặm cụi một mình. Hắn sợ chữ đi buôn còn hơn hai chữ tử hình, không biết cơ duyên gì chợt nhiên hắn nghĩ đến chữ sư phạm, thế rồi hắn mở lớp dạy kèm học sinh tại nhà. Nhờ cái tiếng học sinh xuất sắc chuyên toán ngày trước nên phụ huynh trong trấn tin tưởng gởi con em cho hắn kèm. Hắn giỏi thật sự, lại có phương pháp truyền đạt nên những em học sinh được hắn kèm cặp một thời gian thì cũng khá hẳn lên, có em còn trở nên giỏi toán nữa. Tiếng lành đồn xa, học sinh đến học với hắn càng nhiều nên phải chia ra nhiều ca, dạy suốt ngày. Tiền bạc cũng nhờ thế mà rủng roẻng hơn rồi. Đời hắn tưởng bỏ đi, ngỡ đã gãy cụp như gương mặt nào ngờ lại có cánh cửa khác mở ra, tuy vậy hắn vẫn không dám nhìn vào kiếng, có hôm lọ nồi dính mặt, có khi thức ăn dính mép mà không hay biết. Hắn cứ thế đứng lớp thao thao dạy kèm các em. Lũ học sinh nhìn lén hắn cười khúc khích mãi.
Hắn đã chạy trốn sư phạm, đã bỏ nghề giáo ấy vậy mà giờ làm gia sư, cái nghề hắn chạy trốn lại là cứu cánh cho đời hắn. Người ta bảo: “Chạy trời không khỏi nắng” quả không sai tí nào. Hắn thấm thía cái câu ngày xưa hắn và bạn bè từng cười cợt mỉa mai: “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Nếu ngày xưa hắn ghét thì giờ hắn thấy yêu chi lạ. Hắn sợ đối mặt với đời, sợ đối mặt với cả chính gương mặt mình. Hắn không soi kiếng đã lâu, những tưởng sẽ không còn cơ hội để dám nhìn ai nữa nhưng nghề gia sư đã vực hắn dậy.
Ngày đầu mở lớp học, hắn phải cố trấn tĩnh, cố gắng gồng mình để nhìn gương mặt các em học sinh. Hắn run lắm, hắn cứ sợ các em cười cợt, sợ các em chế giễu, thậm chí sợ các em kỳ thị. Có lúc giảng bài mà mồ hôi túa ra ướt cả lưng, giọng run run, hắn phải ngưng một chút để uống nước và trấn tĩnh lại. Những ngày kế tiếp tình trạng có giảm đôi chút, hắn ngầm quan sát thử có bị các em học sinh cười nhạo gương mặt mình hay không. Hắn giảng bài nhưng không quên nhìn lén xem có em nào chế giễu hay không. Hắn tuyệt nhiên không nhận thấy bất cứ một dấu hiệu đáng ngại nào, thế rồi từ đó hắn yên tâm và dồn hết tâm trí vào truyền đạt kiến thức cho các em. Phải mất mấy tháng hắn mới đủ can đảm nhìn những gương mặt ngây thơ trong trắng của các em học sinh mà không chút sợ sệt, mặc dù hắn vẫn không dám soi gương. Khi cùng sao hắn vào sư phạm, chạy trốn sư phạm và giờ thì sư phạm vực hắn lên. Đưa hắn ra khỏi tình trạng cùng sào, thoát khỏi túng quẫn và bế tắc.
Hắn dạy kèm học sinh nhưng không dám nói đến câu “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” vì trong thâm tâm sâu xa hắn vẫn còn mặc cảm đã chạy trốn sư phạm. Có đôi khi hắn tự trào vì câu nói ấy nói bằng âm thuần Việt và nói lái lại thì rất khôi hài: Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy, nữa chữ nói lái thành ra nữ chửa.
Ngày hắn từ nhà thương về nhà, nhiều người nhìn gương mặt hắn và xì xầm đủ thứ, những đứa em họ cứ gọi hắn là thằng mặt gãy. Hắn đau đớn và tuyệt vọng tưởng chừng như gãy gục với đời nhưng rồi bản năng sinh tồn giữ hắn đứng vững. Người ta bảo khi đời đóng cánh cửa này thì ắt có cánh cửa khác mở ra, đúng sai với người đời thế nào không biết chứ với hắn thì rõ ràng đúng, không những đời mở cửa cho hắn mà còn mở những hai cánh cửa mới luôn.
Khi hắn mới về nhà, bạn bè cũ cũng đến thăm xã giao, duy chỉ có Liễu là vẫn thường ghé thăm thật tình. Liễu học chung lớp từ hồi phổ thông. Liễu có cảm tình với hắn, hắn biết nhưng từ sau khi bị tai nạn, thân thể tàn tạ, gương mặt biến dạng thì hắn không dám nghĩ đến nữa. Hắn biết và cảm nhận từng cử chỉ của Liễu dành cho hắn nhưng hắn giả lơ, chỉ có Liễu là người duy nhất nhìn gương mặt hắn mà không thấy dị dạng hay bị gãy cụp. Liễu là gái quê, không biết miệng lưỡi, không khéo ăn nói nhưng sự chân chất yêu thương thì không thể che giấu được. Nó biểu hiện ở cử chỉ quan tâm lo lắng, khi thì món quà nho nhỏ, chút thuốc men… hắn biết tình cảm của Liễu nhưng hắn sợ, hắn khổ rồi nên không muốn làm khổ lây cho ai khác. Hắn chạy trốn, đã lẩn trốn nhưng rồi tấm chân tình của Liễu đã lôi hắn lại. Hắn như cái cây khô cằn đã bị phạt ngang giờ được nguồn nước mát tưới tẩm hồi sinh. Thật tình mà nói thì hắn sợ vì gương mặt biến dạng, thân hình tuy có sứt mẻ nhưng bản năng giống đực trong hắn vẫn còn nguyên đấy, sức khỏe tuy có giảm mất nhưng sự thèm khát không hề suy suyển tí nào. Dù có trốn tránh nhưng sức lôi cuốn của giống cái đã làm cho hắn quay lại và đứng lên. Tình yêu đã cho hắn sức mạnh để vượt qua nỗi mặc cảm. Một lần Liễu đến thăm, nhân lúc vắng người, hắn đã mượn lời một bản nhạc Bolero để tỏ tình: “… Nói xa hơn nói gần, mối mai anh không dám, em bằng lòng làm vợ anh không?”
Đám cưới hắn và Liễu vào mùa hạ năm sau, không biết thầy bói coi ngày thế nào mà lại rơi đúng vào cái ngày hắn bỏ học sư phạm để về nhà đi buôn, cơ duyên vi diệu không sao biết được! Cũng chẳng hiểu vì duyên nợ thế nào mà Liễu lại đem lòng yêu thương hắn, chấp nhận làm vợ thằng mặt gãy gớm giếc. Hắn thầm tạ ơn trời đất, tạ ơn đời đã mở cửa sinh lộ cho hắn. Hắn đã từng oán trời trách đất hận đời đã nghiệt ngã với hắn, dồn hắn vào đường cùng.
Ngày cưới, hắn mặc âu phục đen, Liễu mặc áo dài khăn voan trắng, pháo nổ vang cả một vùng. Bạn học sư phạm ngày xưa đến chúc mừng hắn. Thằng Bình lý nói với mọi người một câu mà hắn không biết là vô tình hay hữu ý: “tình yêu đẹp như chuyện cổ tích”. Hắn tuy là dân toán nhưng cũng khá nhạy cảm, hắn suy đoán mơ hồ: “ Không biết có phải ý nó muốn nói đến chuyện cổ: “Giai nhân và quái vật” chăng?” dù gì đi nữa thì hắn vẫn hạnh phúc và sung sướng với ý nghĩ đó, hắn là quái vật đã được cảm hóa bởi tình yêu của giai nhân Liễu. Riêng đám em họ vẫn cứ xì xầm: “Đám cưới thằng mặt gãy”.


Tiểu Lục Thần Phong
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.