logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/05/2023 lúc 07:01:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tháng 5, tháng diễn ra lễ mừng Mother Day ở nhiều nước trên thế giới. Đó là ngày nhắc nhở để nhân loại biết tôn vinh người Mẹ và tình mẹ. Ai trong chúng ta cũng đều do mẹ sinh ra nhưng việc ý thức tình yêu của mẹ dành cho mình và sự đáp trả tình yêu ấy không giống nhau ở tất cả mọi người do nhiều lý do và hoàn cảnh khác nhau.
Năm mẹ 45 tuổi, cha tôi qua đời. Mẹ tôi ở vậy nuôi con và chăm sóc mẹ chồng, bà nội tôi, khi ấy đã già. Anh chị tôi đã lớn, hai anh đầu làm việc ở công sở, chị Ba phụ mẹ công việc đồng áng, chỉ chị Năm và tôi còn đi học. Gia đình tôi thuộc hàng khá giả ở quê, có cả thợ cày, người giúp việc, vườn rộng, ruộng nhiều nên không lo cơm gạo. Mẹ tôi đảm trách việc nông tang, giỗ chạp trong gia đình và hiếu hỷ trong làng. Thời gian ấy, tôi mới vừa xong tiểu học, xuống trường quận chừng 7 cây số cách nhà học đệ nhất cấp, trường Trung học Quế Sơn, món quà mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi về thăm tặng cho quận qua lời hứa với cụ Phủ Lương Trọng Hối, đồng liêu với Người chốn quan trường cuối đời nhà Nguyễn.
Đi học xa nhà, dù được về vào cuối tuần nhưng xa vòng tay ôm ấp của mẹ và chìu chuộng của anh chị, xa ngôi nhà yêu thương và bạn bè trong xóm, tôi buồn lắm, nhất là khi mọi người dành hết yêu thương cho chàng út phải sớm mồ côi cha. Nhưng rồi, tuổi nhỏ chóng quên, tôi phải thích nghi để lo học hành, một việc rất khó khăn với đứa nhỏ nhà quê mới mười hai tuổi. Đã quá xa về thời gian tính từ ngày ấy, tôi nhớ mình đã đi về cuối tuần bằng cách đi bộ cùng với bạn bè. Thỉnh thoảng có nhờ vài anh lớn tuổi hơn học cùng trường chở bằng xe đạp. Kỷ niệm duy nhất về mẹ ngày ấy chỉ còn hai việc. Mẹ tôi về ngoại, cách nơi tôi trọ chỉ 3 cây số nhưng tôi không cách nào qua thăm bà và dù chỉ vài ngày nữa là lại được về thăm. Có lần, chuẩn bị theo bạn xuống trường vào trưa chúa nhật, nhân ở sát trong núi, có người đem phần thịt heo rừng ra chia cho nhà tôi (*), mẹ chế biến vội một ít cho ăn, bữa ăn rất ngon miệng và nhớ mãi đến giờ. Anh chị em tôi luôn phục tài nấu ăn của mẹ.
Một trong những điều mà tôi cho là “điểm son” trong đời mẹ là cách cư xử với các con dâu. Thương yêu, bao dung nhưng trong khuôn phép. Có lẽ điều này bắt nguồn từ quá khứ cư xử bà nội đã dành cho mẹ nên mẹ đối xử với ba cô con dâu luôn thân mật, nhẹ nhàng. Nghe kể lại rằng thời ông nội và cha tôi làm nghề bốc thuốc, gia đình thờ Quan Công bên cạnh bàn thờ ông bà, tổ thuốc. Nghiêm cấm sử dụng thịt trâu, thịt chó trong nhà nhưng bà và mẹ tôi lại thích món thịt trâu nên mẹ con “toa rập” nhau, mua về và đem ra góc vườn nấu để cùng ăn. Chuyện hư thực thế nào không rõ, kể lại việc này về bề trên là bất kính nhưng như một minh họa cho những nhận định của mình. Mẹ tôi đối với con dâu bình đẳng, không kể tuổi tác hay giàu nghèo. Sai, bà chỉnh ngay, có lúc chỉnh trước mặt các anh. Do vậy, các nàng dâu luôn luôn yêu quý và kính trọng bà kể cả khi họ bước vào tuổi 70 - 80!
Tôi là con út, lại mồ côi cha sớm, mẹ cưng chìu và yêu thương là chuyện bình thường nhưng các anh chị tôi đã thành gia nên thất mẹ tôi vẫn luôn quan tâm lo lắng cho họ, cả lúc khó khăn lẫn khi thuận lợi. Thời bao cấp, từ một công chức chính phủ VNCH, hai anh tôi phải lao vào đời kiếm sống nuôi bầy con 5 – 6 đứa. Anh Cả phải chạy xe đạp thồ, những ngày mưa, chiều, mẹ nhìn ra cửa “trông đứng trông ngồi”. Chỉ đến khi anh dắt xe vào nhà bà mới yên tâm! Sau này, khi các anh có cuộc sống ổn định, gia đình khá giả, mỗi lần mưa, mẹ vẫn thấy thương những người “đội mưa kiếm sống” khi nghĩ đến lúc khó khăn của con mình. Anh Hai tôi phụ người bạn đứng máy xay xát, ngày nào không có hàng để làm là bà đi ra, đi vào, lo lắng! Thương con là vậy nhưng nhiều lúc cũng quá đáng lại làm các anh bực mình khi cho rằng mẹ can thiệp sâu vào công việc của họ.
Xuất thân và làm dâu đều trong gia đình khá giả, ít nhất là đối với quê tôi ngày ấy nhưng mẹ tôi không có cách cư xử của một số người giàu: tự dắc, huênh hoang, chảnh chọe. Bà đối xử rất tốt với thợ cày, thợ gặt và người giúp việc trong nhà nhất là miếng ăn miếng uống, kể cả sau này, với người giúp việc cho anh chị tôi. Có lẽ nhờ biết ơn bà nên khi quê tôi loạn lạc (chính quyền Quốc gia cai quản ban ngày, ban đêm thi thoảng Việt cộng về tuyên truyền, huy động lương thực trong dân) những người thợ cày luôn chạy về báo để bà, mẹ và chị Ba tôi chuẩn bị đi tránh.
Năm bà 90 tuổi, lúc tôi đang làm việc ở Cam Ranh, bà đi thăm cháu nội đích tôn ở Sài Gòn. Khi cháu đón bà ở sân bay, gọi cho tôi báo tin rồi chuyển máy cho bà. Sau vài câu hỏi thăm sức khỏe bà qua chuyến bay, mẹ tôi “nhập đề trực khởi” ngay : “Mẹ nhờ con tạm ứng cho mẹ số tiền . . . và chuyển cho chú Tám. Mẹ sẽ trả khi gặp con gái con trong này. Nói với chú là mẹ gửi biếu chú uống trà”. (Chú Tám là em họ cha tôi nhưng hai gia đình rất gần vì ông cố tôi ít con cái).
Hồi sống ở Bangkok (hơn 4 năm) tôi gom góp tất cả hình ảnh Mẹ mà mình có được, bằng vốn hiểu biết vi tính còm cõi của mình, theo cách vừa học vừa làm, tôi thực hiện một PPS về mẹ. Khi anh chị em và con cháu tổ chức mừng thượng thọ bà 100 tuổi – sau Tết năm 2013 (10 năm trước), đem PPS này chiếu lên màn hình TV, ai cũng ngạc nhiên và vui khi thấy lại cả quảng đời của bà, của Mẹ. Còn nhớ khi coi PPS, cô cháu tôi đã khóc, những giọt nước mắt thật lòng!
Cật ruột của mẹ tôi có bốn người: dì Ả và dì Cạnh đã mãn phần, vợ chồng cậu Sáu đã định cư ở Mỹ, chỉ còn lại dì Năm đơn thân ở quê, thỉnh thoảng ra chơi với chị, ở lại dăm ba ngày hoặc lâu hơn. Do vậy, mừng thượng thọ Mẹ kết hợp với thượng thọ dì. Coi như “hai trong một” để dì vui và không cảm thấy bị bỏ rơi. Còn nhớ, ngày ấy mẹ tôi minh mẫn lắm. Bà cầm micro nói lời cám ơn con cháu đã tổ chức, cám ơn bà con và bạn bè của con đến dự, rõ ràng, rành mạch. Trong tiệc mừng, bà bưng ly đến từng bàn mời khách. (kể cả con cháu, hôm đó khoảng 60 người).
Mẹ tôi sống khỏe thêm hai năm, sau đó thì bà yếu dần – nhưng vẫn còn minh mẫn. Bà bị “bệnh tuổi già”, vừa co rút các cơ vừa bị tai biến. Bài viết này thay cho một lời tri ân đến hai chị đã thay gia đình hai anh và vợ chồng tôi trực tiếp lo cho bà từng miếng ăn, giấc ngủ, vệ sinh thường nhật và có những việc các chị làm vì muốn tự mình chăm sóc hơn là nhờ người giúp việc! Tuy vậy, điều đáng khâm phục ở mẹ tôi là bà rất ít muốn làm phiền mọi người. Bà tự lo những việc trong khả năng của mình như ăn uống, đi vệ sinh, ngồi dậy, nằm xuống . . .
Khi bà yếu, ở Bangkok tôi về vài ba lần mỗi năm. Mỗi lần về ở với bà từ 3 tuần đến cả tháng, mẹ và cả nhà rất vui vì các anh và các cháu thường đến chơi, sắm vài món nhậu, và mẹ, vui vẻ nhậu cùng! Về, tôi hạn chế ra ngoài kể cả thăm bè bạn mà chỉ quanh quẩn bên bà, nhờ đó, chứng kiến thường xuyên để thấy khâm phục cốt cách và trí tuệ bà. Ông sui anh Hai từ Bình Định vượt hơn 200 cây số xe đò ra thăm, mẹ tôi gượng ngồi dậy tiếp khách. Gần trưa, bà nhắc các chị lo cơm nước mời khách. Có lần đứa con anh Cả từ cửa hàng dắt vợ về ghé tạt vào thăm. Chàng này muốn “thử” bà, chỉ vào vợ mình và hỏi “Bà nội, bà biết cô nào không?”, mẹ không nói gì, chỉ cười cười. Cháu hỏi lại lần thứ 2, bà nghiêm nét mặt: “Thằng này thiệt dại, vợ mình mà không biết là ai, phải hỏi bà sao con?” Lần khác, con trai thứ tư của anh Hai đến thăm bà, chàng này uống đâu đó về nên phải tật nói lặp. “Bà nội ơi, hôm trước bà ăn bồ câu vợ con hầm đem đến bà thấy ngon miệng không? Nếu bà thích, vài hôm nữa vợ con hầm đem xuống bà ăn nhé”. Bà trả lời là thích. Cháu ngồi chơi, xoa bóp tay chân cho bà rồi nói thêm hai lần câu “vài hôm nữa vợ con hầm đem xuống bà ăn nhé”. Mẹ tôi nói ngay: “Bà cám ơn cháu nhưng bà chỉ ăn được một con, mà cháu cho đến ba con thì bà ăn sao nổi?i”.
Năm mẹ 105 tuổi, bà qua đời. Phút lâm chung của bà có đủ con, dâu từ lớn đến nhỏ, rất đông các cháu cũng có mặt. May mắn là cậu tôi, tuổi gần 90 cũng từ quê đi taxi cùng con gái ra với mẹ tôi kịp thời. Quan tài bà đem về quê ngoại tôi cách nhà chừng 60 cây số. Đám tang tổ chức trọng thể, đủ các nghi thức truyền thống tại nhà ở phố lẫn trước đông đủ bà con đến tận huyệt mộ ở quê để tiễn biệt trước giờ hạ huyệt.
Rất nhiều người nói là bà có phước từ khi về già đến lúc qua đời. Đó là kết quả của một hiện kiếp sống đạo đức, hiền lương và thiện lành. Chỉ mong tất cả con cháu lấy điều này làm gương để biết điều chỉnh thái độ sống của mình. Riêng anh chị em tôi, học được rất nhiều điều từ mẹ. Chúng tôi vẫn luôn coi bà là cô giáo vĩ đại nhất của mình, vẫn không quên “Những điều mẹ dạy” dù chúng tôi đều quá ngưỡng 70!
Mẹ ơi, khi sống, mẹ đã trải lòng với cuộc đời, với xã hội nên con luôn tin, ở nơi xa xăm đó, mẹ cũng luôn vui vẻ bình an khi đoàn tụ với những người thân đã mãn phần nếu tin là có “thế giới bên kia” Mẹ nhé.


Sài Gòn, 14/4/2023
Nguyễn Hoàng Quý
(*) Thời đệ nhất Cộng Hòa, ở quê, gia đình tôi góp tiền giao cho bà con ở gần chân núi, cách nhà chừng 5-6km để nuôi dê và đào hố bắt heo rừng thường xuống chân núi uống nước. Mỗi lần bắt được heo, họ đem thịt ra nhà.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.