logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/05/2023 lúc 09:25:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mức Trần Nợ và Bài Học Lịch Sử từ Các Cuộc Khủng Hoảng Chính Trị-Kinh Tế
Trần nợ là mức ấn định số tiền tối đa mà chính phủ có thể vay nợ. Quốc hội biểu quyết số nợ tối đa, tạo ra mức “Trần Nợ”, và chính phủ không được vay tiền nhiều hơn mức “Trần Nợ” này.


Chính phủ Hoa Kỳ đã đụng đầu vào “trần nợ” từ tháng Giêng năm 2023, khi số nợ lên tới $31.4 ngàn tỷ đô la. Bộ Tài Chánh không được vay nữa, phải “du di” các món chưa dùng trong ngân sách để xài tạm vào các mục đã hết tiền. Nhưng từ đầu tháng Sáu, sẽ bắt buộc phải vay nợ thêm mới có tiền chi tiêu. Nếu không thanh toán được thì chính phủ bị “vỡ nợ”, chính phủ Mỹ sẽ không có tiền trả lãi và vốn từ các món nợ cũ, công khố phiếu Mỹ sẽ mất giá trị kéo theo những tai họa kinh tế khôn lường cho kinh tế nước Mỹ lẫn kinh tế thế giới.


Trong khi hai bên vẫn đang giải quyết những khác biệt chính, vào ngày thứ Ba, 16 tháng 5, tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo quốc hội của cả hai đảng đã xuất hiện sau cuộc họp hôm thứ Ba, mang đến những tia hy vọng rằng cuối cùng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận nâng giới hạn trần nợ, ngay cả khi thừa nhận rằng họ vẫn còn nguy cơ không ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ có thể xảy ra sớm nhất, 1 tháng 6.


Sau cuộc họp kéo dài một giờ tại Phòng Bầu dục, Chủ tịch Hạ Viện Kevin McCarthy nói với các phóng viên rằng ông có thể đạt được một thỏa thuận vào cuối tuần, nhưng ông cho biết các cuộc đàm phán về cắt giảm chi tiêu vẫn còn cách xa nhau.


Ngược dòng lịch sử kinh tế Hoa Kỳ, đã có nhiều cuộc khủng hoảng tài chánh xảy ra ở Hoa Kỳ khi Quốc Hội không thông qua ngân sách đúng hạn; hoặc có nhiều nghi ngờ về việc nâng mức trần nợ công, điều có thể đẩy Hoa Kỳ đến bờ vực vỡ nợ. Kể từ năm 1976, chính phủ liên bang đã phải đóng cửa 22 lần do thiếu ngân sách liên bang.


Mặc dù những lần đóng cửa như vậy gây ra nhiều rắc rối và thiệt hại cho nền kinh tế và việc làm, nhưng vẫn không đáng kể so với những tác động tiềm ẩn của việc không nâng mức trần nợ công. Hậu quả có thể rất thảm khốc. Một khi Hoa Kỳ vỡ nợ, toàn bộ hệ thống tài chánh quốc tế có thể sẽ sụp đổ theo. Tiếp theo là GDP (tổng sản phẩm quốc nội) thế giới bị tàn phá và gây ra làn sóng thất nghiệp hàng loạt.


May mắn thay, Hoa Kỳ chưa bao giờ bị vỡ nợ. Mức trần nợ công đã được nâng lên 78 lần kể từ năm 1917, và hiện ở mức 31,4 ngàn tỷ Mỹ Kim.


Dưới đây là ba cuộc khủng hoảng mức trần nợ mà Hoa Kỳ đã từng trải qua, gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế lẫn chính trị.


1995: Cuộc Cách Mạng và Sai Lầm của Đảng Cộng Hòa GOP 
Một cuộc khủng hoảng mức trần nợ thường đi sau một cuộc bầu cử với thay đổi lớn trong quyền kiểm soát Quốc Hội. Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Bill Clinton, Đảng Cộng Hòa đã giành được 8 ghế Thượng Viện và 54 ghế Hạ Viện, thắng thế ở cả hai Viện. Cuộc bầu cử đó được coi là một cuộc cách mạng của Đảng Cộng Hòa. Bob Dole trở thành thủ lãnh đa số Thượng Viện, và Newt Gingrich trở thành chủ tịch Hạ Viện.


Các nhà lập pháp GOP cam kết thông qua gói ngân sách cân bằng như một phần của “Hợp Đồng với Nước Mỹ” (Contract with America). Các dân cử Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện đã gửi cho Clinton một bảng ngân sách cắt giảm chi tiêu cho các chương trình trong nước, và đã bị phủ quyết. Chính điều này dẫn đến việc chính phủ liên bang phải đóng cửa trong 5 ngày.


Gingrich sau đó đe dọa sẽ không cho nâng mức trần nợ. Tờ Washington Post đã đăng một câu chuyện mô tả rằng “Hôm qua Chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich (Cộng Hòa-Ga.) đã đe dọa sẽ đưa chính phủ vào vụ vỡ nợ đầu tiên trong lịch sử, trừ khi Tổng thống Clinton chịu duyệt ngân sách cân bằng theo yêu cầu của Đảng Cộng Hòa.” Clinton đã đáp lại đề nghị ngân sách mới của GOP bằng đòn phủ quyết thứ hai, khiến cho chính phủ đóng cửa đợt thứ 2 lâu hơn, 21 ngày.


Cuối cùng, Đảng Cộng Hòa đã thông qua ngân sách do Clinton đưa ra và cũng nâng mức trần nợ.


Lần đóng cửa này của chính phủ có một số điều đặc biệt. Dole không mấy ‘mặn mà’ với đàm phán vì ông đang tranh cử tổng thống. Gingrich đã đưa ra những bình luận về việc bị tổng thống hắt hủi khi đi cùng trên chiếc Air Force One, và báo chí đã có một ngày sôi nổi với những bình luận đó, liên kết nó với việc đóng cửa chính phủ. Các cuộc thăm dò thời điểm đó ngày càng cho thấy việc đóng cửa chính phủ là do lỗi của Đảng Cộng Hòa. Một cuộc thăm dò của ABC năm 1995 cho thấy 46% đổ lỗi cho Đảng Cộng Hòa và chỉ 27% đổ lỗi cho Đảng Dân Chủ.


Tổng Thống Clinton không những đã cân bằng ngân sách, không cần đi vay, mà sau 2 nhiệm kỳ, ông đã để lại một ngân sách thặng dư; tổng số nợ quốc gia chỉ có $5.8 ngàn tỷ, bằng 55% Tổng Sản Lượng Nội Địa.



2011: Cắt giảm và cải cách ngân sách, bên cạnh hỗn loạn tài chính
Cũng giống như năm 1995, cuộc khủng hoảng năm 2011 xảy ra sau một cuộc bầu cử khiến cho quyền lực chuyển hướng ở Capitol Hill.

Năm 2010, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Barack Obama, Đảng Cộng Hòa giành được 7 ghế Thượng Viện, nhưng chưa phải là đa số, và giành được 63 ghế ở Hạ viện, giúp GOP chiếm đa số. Sau đó, Hạ Viện yêu cầu Obama thương lượng gói cắt giảm thâm hụt để đổi lấy việc nâng mức trần nợ.


Khi hạn chót quyết định có nâng mức trần nợ hay không đến gần, cả thị trường tài chánh của Hoa Kỳ và thậm chí cả quốc tế đều trở nên hỗn loạn. S&P 500 giảm 17% và lãi suất trái phiếu tăng vọt. Vào ngày 5 tháng 8 năm 2011, cơ quan xếp hạng của Standard and Poor đã giảm thứ hạng cho khoản nợ dài hạn của chính phủ Hoa Kỳ, điều này dẫn đến nguy cơ lãi suất cao hơn đối với khoản nợ đó.


Vào ngày 31 tháng 7 năm 2011, chỉ hai ngày trước khi chính phủ Hoa Kỳ cạn tiền, Quốc Hội và Obama đã đạt được một thỏa thuận. Sau khi được ban hành, nó đã trở thành Đạo Luật Kiểm Soát Ngân Sách Năm 2011 (Budget Control Act of 2011). Thỏa thuận này đã giảm chi tiêu trong 10 năm tiếp theo xuống 917 tỷ MK và cho phép nâng mức trần nợ lên 2.1 ngàn tỷ MK.


Đạo luật cũng bao gồm một số cải cách ngân sách – một sự nhượng bộ đối với Đảng Cộng Hòa của Obama và Đảng Dân Chủ. Theo đạo luật, Quốc Hội đã thành lập một ủy ban lưỡng đảng để đưa ra các khuyến nghị về vấn đề giảm thâm hụt. Đạo luật cũng bao gồm một điều khoản tự động cắt giảm ngân sách nếu Quốc Hội không có hành động.

Cuộc khủng hoảng trần nợ năm 2013
Vào tháng 1 năm 2013, nợ công của Hoa Kỳ đã ‘chạm’ tới mức trần nợ được thiết lập vào năm 2011. Bộ Ngân Khố bắt đầu có các hành động đặc biệt để có thể tiếp tục chi trả cho các khoản chi tiêu cần thiết. Các biện pháp đó bao gồm việc không trả vào quỹ hưu trí của công nhân viên liên bang cũng như vay tiền từ các quỹ ủy thác như An Sinh Xã Hội.


Bộ Ngân Khố nói với Quốc Hội rằng các biện pháp đặc biệt để tránh vỡ nợ đó cũng chỉ ‘câu kéo’ cùng lắm là tới giữa tháng 10 năm 2013, và khi đó nợ công sẽ đụng trần nợ, nghĩa là Hoa Kỳ không thể vay thêm tiền để thanh toán các hóa đơn của mình.


Đồng thời, các dân cử Cộng Hòa, những người kiểm soát Hạ Viện, đã yêu cầu cắt giảm ngân sách cũng như thay đổi chính sách. Họ muốn Obama từ bỏ quỹ tài trợ cho Đạo luật Affordable Care Act, vốn được coi là một thành tựu lớn của ông.


Một lần nữa, chính phủ lại đóng cửa trong 16 ngày. Một lần nữa, công chúng bắt đầu không còn ủng hộ đối với cách tiếp cận của Đảng Cộng Hòa. GOP cuối cùng đành phải đầu hàng và thông qua một ngân sách không bao gồm các khoản cắt giảm đáng kể, đồng thời nâng mức trần nợ công. Tất cả đều diễn ra trong một cuộc biểu quyết một ngày trước khi chính phủ dự kiến sẽ hết sạch tiền.

Rủi Ro cho Cả Hai Bên
Rất khó để dự đoán cả hai Đảng sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng về mức trần nợ công năm 2023 như thế nào, nếu không tránh được vỡ nợ. Mỗi một cuộc khủng hoảng đầu mang đặc trưng riêng biệt và phụ thuộc vào ai là lãnh đạo của cả hai Đảng, cũng như cách công chúng phản ứng trước cuộc khủng hoảng.


Lịch sử chỉ ra rằng có những hậu quả đáng kể đối với cả hai Đảng cũng như các nhà lãnh đạo của họ khi quốc gia hướng tới cuộc đối đầu vào đầu tháng 6. Cuộc khủng hoảng năm 1995 không mang lại lợi ích cho Đảng Cộng Hòa, và một số người thậm chí còn cho rằng nó đã góp phần giúp Clinton tái đắc cử.


Vào năm 2011, Đảng Cộng Hòa được cho là đã đạt được những nhượng bộ đáng kể từ Đảng Dân Chủ trong vấn đề cải cách ngân sách và cắt giảm ngân sách. Nhưng việc thiếu sự ủng hộ của công chúng đối với quan điểm của Đảng Cộng Hòa vào năm 2013 đã buộc họ phải nhượng bộ.


Cuộc khủng hoảng năm 2023 đang diễn ra giống như năm 1995 và 2011 ở chỗ: một cuộc bầu cử trước đó đã lật ngược tình thế đa số tại Hạ Viện. Nhưng khác biệt đáng kể là về quy mô của đa số đó. Chỉ với bốn ghế, rủi ro đối với khả năng lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa là rất cao.

Nếu tình trạng bế tắc này kéo dài và thị trường tài chánh phản ứng giống như trong các cuộc khủng hoảng trước đó, thì ảnh hưởng đối với cả hai Đảng cũng như 2 thủ lãnh là rất lớn và sẽ tăng lên theo thời gian. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc tái đắc cử của Tổng thống Joe Biden và thời gian cầm quyền của đương kim Chủ tịch Hạ Viện Kevin McCarthy.

Nguyên Hòa biên dịch 
Tham khảo: “A brief history of debt ceiling crises and the political chaos they’ve unleashed” của Raymond Scheppach, được đăng trên trang TheConversation.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.148 giây.