logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/05/2023 lúc 08:15:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Để trả lời cho nghi vấn nêu trên, tưởng không gì bằng mời lược qua các  tài liệu của cơ quan CIA và của Bộ Ngoại Giao phổ biến trước đây liên quan đến vấn đề xem sự thể ra sao, nhưng trước hết là câu chuyện về cuộc chỉnh lý 30/1/1964, tiếp theo sau dẫn đến việc hai ông Phó thủ tướng Đỗ Mậu và Nguyễn Tôn Hoàn nộp đơn từ chức...

✱ Kế hoạch chuẩn bị cuộc chỉnh lý của Tướng Khánh 1.1964 
29.01.1964 -Theo điện văn của Đại Sứ Lodge gửi từ Sài Gòn về Hoa Thịnh Đốn ngày 29.01.1964:


"1-Tin rằng sẽ rất tốt nếu nói với Tướng De Gaulle rằng chúng tôi thu nhận được nhiều báo cáo từ các nguồn tin đặc biệt về âm mưu trung lập của Pháp bao gồm tiền của Pháp, và các điệp viên của Pháp, và yêu cầu ông ta ngừng các hoạt động này. Chúng ta nên tạo cho ông ta cảm giác bị áp lực. Đó là chiến thuật tốt nhất để bắt đầu vì một số việc ông ta đang làm đã đi ngược lại lợi ích quan trọng của chúng ta."
" Đối với Tướng Khánh, ông ta vô cùng băn khoăn về chủ nghĩa trung lập của Chính phủ Việt Nam điều mà ông ta cho rằng sẽ diễn ra vào ngày mai hoặc thứ sáu. Ông ta nghĩ rằng nếu nó không bị dẹp tan, thì chủ nghĩa trung lập có thể thành công bởi tâm lý mệt mỏi vì chiến tranh của những người Việt Nam, kể cả các Sĩ quan trẻ của QLVNCH. Các quan điểm khác của ông ta là:

"2. a- Ông ta tin tưởng rất mạnh mẽ về cảm nghĩ của Pháp trong tất cả những điều này. Khi được Đại tá Jasper Wilson, Cố vấn Quân đoàn I, theo đề nghị của tôi, ông ta xác định các Tướng Đôn, Kim và Xuân về mặt công khai thì chống lại chủ nghĩa trung lập, nhưng thực tế là có giao dịch với người Pháp. Ông ta nói rằng Kim và Đôn là cựu Sĩ quan OSS của Pháp, họ vẫn là Công dân Pháp, rằng họ “thân Pháp một cách điên cuồng”- và nói thêm rằng Tướng Đính đi theo vì tiền (General Dinh would go along for the money).

b-Khánh coi Tướng Minh là “người yêu nước trung thực”, nhưng ông ta “bị cô lập”. Thậm chí ông ta đã gửi tiền về Pháp vào dịp Giáng sinh và đã mua một ngôi nhà ở Pháp .

c- Do đó, Tướng Khánh nói “chúng tôi muốn ở vị thế mạnh (we want to be in a position of strength). Khi nói “Chúng tôi”, ông ta giải thích có nghĩa là phía ông ta,(bao gồm) Tướng Khiêm của Quân đoàn III, Tướng Trí của Quân đoàn II, 90% Quân đội và 70% thành phần Chính phủ Dân sự hiện tại.

d-  Ông ta muốn Hoa Kỳ đảm bảo rằng phía Mỹ phản đối chủ nghĩa trung lập. Trả lời điều này, Đại tá Wilson chỉ đưa ra lời phát biểu của tôi (Lodge) trên báo chí mà Tướng Khánh nói là hoàn toàn thỏa đáng đối với ông ta.

e-   Sau đó, ông ta muốn Hoa Kỳ bảo đảm rằng phía Mỹ sẽ đưa gia đình ông ta hiện đang ở Đà Nẵng ra khỏi đất nước nếu được yêu cầu. Tôi nói rằng tôi không thể cấp quyền tị nạn ở bất cứ nơi đâu ngoài Tòa Đại sứ ở Sài Gòn, và  tôi (Lodge) sẽ cung cấp một phi cơ để gia đình Tướng Khánh có thể lên máy bay tại Đà Nẵng ( I would provide a plane in Da Nang provided General Khanh’s family could get to the plane).

f- Ông ta muốn sử dụng Đại tá Wilson làm người liên lạc riêng với Mỹ và đã yêu cầu Wilson ở lại Sài Gòn và nếu có thể, lấy hai chiếc [một số chữ bị xóa] Để ông ta và Witson có thể duy trì liên lạc vô tuyến vì điện thoại không an toàn. [3 dòng bị xóa]. - Lodge" [1].
  
Tác giả Đỗ Mậu viết trong cuốn VNMLQHT...

Theo cuốn VNMLQHT của tác giả Hoành Linh Đỗ Mậu, chương 18 có đoạn viết: " Khi các tướng Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên,... chỉnh lý cuối tháng Giêng năm 1964 thì tôi đang là ủy viên Chính trị của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cũ và đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông Tin của chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ". "..."


Ngày 7-2, (1964) Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng quyết định cử tướng Dương Văn Minh giữ quyền hành Quốc trưởng và cử tướng Khánh thành lập chính phủ. Ngày 8-2, chính phủ Nguyễn Khánh ra đời với thành phần nội các dưới đây: ... Phó Thủ tướng đặc trách Văn hóa Xã hội: Thiếu tướng Đỗ Mậu"."..." 

" Tuy nhiên, mới đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Văn hóa Xã hội trong khoảng thời gian quá ngắn ngủi, từ đầu tháng Hai đến cuối tháng Bảy năm 1964, và chưa thực hiện được gì cho đại cuộc thì đầu tháng Tám, tướng Khánh, tướng Khiêm cử tôi đi Đại Hàn tham dự lễ Độc Lập của nước bạn và để cảm ơn đã giúp đỡ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa một số dụng cụ thuốc men"."..." 

" Tôi đang dự định đi thăm Hoàng Thành của vua Hirohito và Cố đô Kyoto thì bỗng nhận được công điện của tướng Khánh gọi về ngay. Về đến Sài Gòn, nhìn quang cảnh Thủ đô xáo trộn do Hiến chương Vũng Tàu gây ra, tôi chua xót nhìn quê hương đắm chìm trong gió bụi hận thù và phân hóa. Bây giờ thì tôi hiểu vì sao Khánh và Khiêm không cử ông Đệ Nhất, Đệ Nhị Phó Thủ tướng đi Đại Hàn mà lại cử tôi vốn chỉ là Đệ Tam Phó Thủ tướng. Thì ra họ nghi ngờ tôi có thể dựa vào lực lượng sinh viên và Phật tử để chống đối lại Hiến chương Vũng Tàu vô chính trị và độc đoán của họ. Chả trách ngay sau ngày chỉnh lý, họ đưa Đại tá Lê Nguyên Khang từ Phi Luật Tân về thay thế cháu tôi là Trung tá Nguyễn Bá Liên (đang là Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến)." - " Thì ra tuy họ muốn lợi dụng tên tuổi và uy tín của tôi nhưng vẫn e ngại nên đã âm mưu vô hiệu hóa các bạn hữu và con cháu của tôi ngay khi họ vừa chỉnh lý xong. Chả trách họ đẩy tôi đi Đại Hàn để gạt đi một phần tử có thể chống đối họ trong việc múa may quay cuồng tung hô lẫn nhau tại Vũng Tàu, chung quanh cái Hiến chương quái đản đó"."..."

"Chính tình Việt Nam vẫn sôi động, những xáo trộn vẫn liên tiếp xảy ra tại Sài Gòn và Huế, rồi ông Phan Khắc Sửu lên làm Quốc trưởng, ông Trần Văn Hương làm Thủ tướng, Thượng Hội Đồng Quốc Gia ra đời, Trung tướng Nguyễn Khánh trở về quân đội giữ chức Tổng Tư lệnh, hai Đại tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm đi ra nước ngoài. Do áp lực của một số tướng trẻ với Quốc trưởng Phan Khắc Sửu, các tướng "già" (trong đó có tôi) buộc phải về hưu kể từ 30-12-1964""..."
"Không ngờ vào khoảng ba giờ đêm 20-12-1964, Đại tá Nhiêu, một cộng sự viên của Khánh và đang là Giám đốc Sở Trung Ương Tình Báo, đi xe jeep cùng với ba binh sĩ võ trang đến nhà riêng của tôi mời tôi đến gặp Hội Đồng Tướng Lãnh đang nhóm họp tại Bộ Tổng Tham Mưu." - "Đến bảy giờ sáng, tướng Nguyễn Hữu Có, lúc bấy giờ là Tư lệnh Quân đoàn II đóng ở Pleiku, vào gặp tôi và cho biết: "Tôi được lệnh Hội Đồng Tướng Lãnh mời anh em lên cao nguyên ở một thời gian". Tướng Có mời tôi lên xe và đưa ra phi trường Tân Sơn Nhất".  "..."

"Từ đó, tôi ở vào tình trạng "quản thúc vô hạn định" trên thành phố đìu hiu này." [2] 

Điện tín của Đại sứ Lodge gửi BNG sau khi gặp Tướng Khánh

 Nhân dịp bàn đến chính phủ Nguyễn Khánh, trên thư viện online của Bộ Ngoại Giao có loan tải điện tín  liên quan đến mối quan hệ giữa hai Tướng Nguyễn Khánh và Dương Văn Minh thời 1964.

Ngày 22.4.1964 - Vào dịp Bộ trưởng Rusk gọi điện, Tướng Minh, đã thốt lên với tôi rằng ông ta không bao giờ gặp tôi nữa. Khi tôi nói rằng tôi sẵn lòng đến bất cứ khi nào anh ta muốn gặp tôi, nhưng hy vọng ông ta có thể gặp tôi. Theo đó, tôi đã gọi điện cho ông ta vào chiều thứ Hai tại nhà ông ta .

Ông nói rằng các Phật tử đang quay lưng lại với Khánh. Tờ báo Tin Sáng, mà ông ta nghi ngờ được các giáo sĩ Phật giáo hậu thuẫn, đã công khai tấn công ông ta trong hai số báo liên tiếp với lý do Khánh bổ nhiệm “những người theo chủ nghĩa Diệm xấu xa”.

Khánh cũng mắc lỗi như Diệm - Ông ta đặt một số người cầm đầu các vị trí quan trọng vì ông ta tin tưởng họ hơn là vì họ là những người có năng lực.  Người hiện là Giám đốc An ninh Quân đội, Đại tá Phước, là một thành viên chủ chốt trong cơ quan mật vụ của Nhu và đã bắt giữ nhiều giáo sý và sinh viên Phật giáo.

Khánh rất cần giành lấy sự tự tin hơn những gì ông ta hiện có. Minh đã lén lút đi xem phim vào đêm nọ, và khi hình ảnh của Khánh hiện lên trên màn hình, ông có thể nhận ra sự bất bình. Ông cảm thấy Khánh không được lòng dân chúng của cả nước. Khi tôi hỏi ý ông ta nghĩa là gì khi nói không được ưa chuộng, ông ta muốn nói đến các doanh nhân, giới trí thức và tầng lớp chuyên nghiệp ở các thị trấn lớn.

Khánh xem Minh như một đối thủ - Khi tôi hỏi tại sao Minh không đi khắp đất nước xuất hiện trước công chúng và bắt tay họ, Minh nói: “Tôi tự nguyện rút lui vì tôi nghĩ rằng ông ta không muốn tôi hoạt động.”  Tôi nói nếu ông ra mắt công chúng ở đâu đó, tôi rất vui được đi với ông, và tôi có ý nói với Tướng Khánh rằng tiếc là Tướng Minh không ra mắt công chúng. Công việc đưa Chính phủ Việt Nam xuất hiện trước mắt đồng bào rất có ý nghĩa

Ông Minh cho rằng ông Khánh đã ngụy biện - Khi cho rằng Tướng Minh không phải là Quốc trưởng vì không do dân bầu và ông chỉ “thực hiện nhiệm vụ của Quốc trưởng”. Minh đánh giá thấp các cố vấn của Khánh. Ông cho biết có 17 cố vấn được báo chí nhắc đến, nhưng ông chỉ biết có 2. Một là Tước, em rể của Khánh, người mà Minh mô tả là tên “thổ phỉ”. Người kia là Hong, Thư ký của Tổng thống, một luật sư không trung thực.

Phó Thủ tướng Hoàn thì quả quyết kêu gọi các nhân viên chính phủ gia nhập Đảng Đại Việt.

Không nên công khai về vụ Ngô Đình Cẩn - Lợi ích quốc gia không đòi hỏi ông ta phải chết. Toàn bộ vấn đề có thể bị hoãn lại vô thời hạn. Có 1.600.000 người Công giáo trong nước có thể dễ dàng trở nên chống đối. Khi tôi hỏi tôi có thể làm gì với tất cả những gì ông ta đã nói, ông ta nói rằng tôi không nên làm gì cả, đó là vấn đề nội bộ.



• Nhận xét - Tôi thực sự không coi trọng bất kỳ vấn đề nào trong số này ở một đất nước mà người dân rất kiên quyết với lý tưởng đặt quyền lợi cá nhân lên hàng đầu. Tôi không thể tưởng tượng bất kỳ người đứng đầu chính phủ nào lại nhận được bất cứ điều gì kém hơn điều này theo cách chỉ trích. Tuy nhiên, tôi có ý định tiếp tục cố gắng đưa Minh tham chánh vì tôi chắc chắn rằng điều đó sẽ giúp ích cho nỗ lực chống lại Việt Cộng. 
- Lodge [3].

 CIA: Đỗ Mậu sẽ trở thành thủ tướng trong vài ngày tới...

 

16.05.1964 - Theo bẩn văn của cơ quan CIA thiết lập ngày 16.05.1964 và phổ biến trên thư viện online ngày 09.10.1997: "Chiều ngày 16 tháng 5 [ bị xóa 1 số chữ   ] được biết [chưz bị xóa]  rằng Đỗ Mậu với sự đồng ý của tướng Nguyễn Khánh sẽ trở thành Thủ tướng trong vài ngày tới (that Do Mau would, with Gen Nguyen Khanh’s consent, become Prime Minister within the next few day).  [bị xóa 1 số chữ] Khánh chỉ đơn giản là chuyển giao chính phủ cho Đỗ Mậu và Khánh sẽ đảm nhận chức vụ chưa loan báo. (Khanh would simply turn over the -- of government to Do Mau and Khanh would assume some  lesser unspecific post). [bị xóa 1 dòng] Phó thủ tướng Nguyễn Tôn Hoàn đã nạp đơn từ chức vào ngày 13 tháng 5 đã được thông qua nhưng giữ bí mật việc từ chức trong ít nhất 48 giờ.[ bị xóa 1 số chữ ] Trung tướng phụ tá Tướng William Westmoreland, cơ quan MACV, đã biết về thỏa thuận giữa Khánh và Mậu. [8 dòng chữ bị xóa] ( kèm bản chụp điện văn).


Đại sứ Lodge đã triệu tập trưởng trạm CAS và hồi 18:00 ngày 16.5.1964 liên quan việc đến một phụ nữ Việt Nam có mối quan hệ tốt với giới chức cao cấp trong Chính phủ Việt Nam đã nói với bà Lodge vào khoảng trưa ngày 16 tháng 5 rằng sẽ có sự thay đổi trong ban lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam vào ngày 19 tháng 5 và điều ngạc nhiên là bà Lodge không biết điều này A Vietnamese woman with good connections in high GVN circles had told Mrs Lodge at about noon on 16 May that there would be a change in the leadership of the GVN by 19 May and was surprised that Mrs Lodge was not aware of this).

 

Trưởng trạm CAS kể ba đoạn đầu tiên ở trên với đại sứ Lodge. họ đồng ý rằng Khánh nên được thông báo ngay lập tức, và gọi điện thoại đến Đà Lạt nơi ông ta đang nghỉ cuối tuần. Họ đã làm như vậy vào khoảng 19 giờ 30 phút. Khánh nói ông ta sẽ điện thoại cho tướng Khiêm [bị xóa 3 dòng]


Khiêm tuyên bố rằng ông không coi tình hình là nguy hiểm và mọi việc đều nằm trong tầm kiểm soát. Ông ta bày tỏ sự cảm kích vì đã được thông báo -  Vì các quan chức chủ chốt (Khánh và Khiêm) hiện đã được thông báo, nên có lẽ họ sẽ thực hiện các bước cần thiết để ngăn chặn không cho sự việc diễn ra  như tin tức loan truyền. [4] 

Việc vận động nhằm thay thế tướng Khánh

Ba ngày sau tin tức về việc “ Đỗ Mậu sẽ trở thành thủ tướng” nêu trên được loan truyền, vào ngày 19.05.1964, phía CIA phổ biến tiếp bản tin:
 

 
19.05.1964 - Theo báo cáo của CIA thiết lập ngày 19.05.1964 và phổ biến trên thư viện online ngày 15.09.2015:
 
" Khánh đã cho thấy là đang có những hoạt động nhằm thay đổi thành phần chính phủ. Dường như ông ta biết rõ là có một số thuộc cấp không chỉ than phiền về cách làm việc của ông mà còn âm mưu chống lại ông ta .
 
Một người trong số này là Phó Thủ tướng Đỗ Mậu, người được đồn đoán là đã từng đi vận động nhằm thay thế ông Khánh. Trong khi coi nhẹ khả năng của Đỗ Mậu thực hiện việc này, Khánh vẫn có thể đưa ra một số hành động để cắt bớt vây cánh của ông ta". [5] 

 Ông Đỗ Mậu nộp đơn từ chức 

 

01.10.1964 - Theo bản văn của CIA thiết lập ngày 01.10.1964, phổ biến trên thư viện CIA ngày 14.12.2016:

"Thủ tướng Khánh tiếp tục thanh trừng những phần tử gây tranh cãi trong chính phủ của ông ta. Tướng Khiêm, một thành viên của bộ ba quân sự cầm quyền, sẽ sớm lên đường thực hiện chuyến công du kéo dài tới các nước châu Âu, bề ngoài để bày tỏ lòng biết ơn của Việt Nam đối với viện trợ của họ. Đại tá Phạm Ngọc Thảo, một kẻ lập mưu đảo chính, cũng dự kiến ra đi sớm-an inveterate coup plotter, is also slated for early departure. Ông ta sẽ được bổ nhiệm vào Đại sứ quán Việt Nam tại Washington. Cả hai sĩ quan này đã được cho là mục tiêu của nhóm các tướng trẻ, những người đã giành được vị trí chỉ huy quân sự qua việc trấn áp cuộc âm mưu đảo chính ngày 13 tháng 9 (1964)."

"Trong sự thay đổi nhân sự khác, ông Khánh đã chấp nhận đơn từ chức  của Phó Thủ tướng Đỗ Mậu (Khanh has accepted the long-pending resignation of Deputy Premier General Do Mau), thuyên chuyển về Bộ Quốc phòng.  Hôm qua, các tướng trẻ đã đưa ra một thông cáo tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với Khánh, có thể là một phần của cuộc mặc cả với ông ta về những thay đổi này. [6] 

Dòng chữ trên tác giả Đỗ Mậu viêt: “Thì ra họ nghi ngờ tôi có thể dựa vào lực lượng sinh viên và Phật tử để chống đối lại Hiến chương Vũng Tàu vô chính trị và độc đoán của họ”. Thế nhưng việc vận động  “ trở thành Thủ tướng” bất thành  có lẽ mới là điều “họ” e ngại tác giả ” dựa vào lực lượng sinh viên và Phật tử để chống đối” lại “ họ”.  Nhưng về tổ chức Phật giáo tác giả Đỗ Mậu đóng vai trò gì khi mà nội tình lực lượng Phật giáo  tướng Khánh đã cảnh báo với phía Mỹ về “Kẻ gây rắc rối thực sự trong tất cả những chuyện này là Thích Trí Quang” « The real troublemaker in all this was Thich Tri Quang. » (BNG 14/5/1964)

 Tại một đoạn văn khác tác giả Đỗ Mậu viết :” Tôi không tham gia cuộc đấu tranh của Phật giáo năm 1966 mặc dầu tôi đồng ý về căn bản với lập trường chính trị của Thượng tọa Trí Quang. Tuy nhiên dù tôi không liên hệ gì đến cuộc đấu tranh của Phật giáo và cũng chẳng dính dự gì đến những biến động lúc bấy giờ nhưng các tướng trẻ và Bộ Tham mưu Công giáo của Thiệu vẫn cứ e ngại nên họ lấy lý do tình hình xáo trộn để một lần nữa tạo thêm gian truân cho tôi”.

Tác giả than phiền bị “các tướng trẻ và Bộ Tham mưu Công giáo của Thiệu vẫn cứ e ngại” đã “tạo thêm gian truân”, nhưng vào thời gian ông Thiệu nhậm chức, thì tác giả đã giải ngũ từ 30.12.1964 nên việc “ tạo thêm gian truân “ liệu vẫn “diễn ra”? (trước đó đương sự xin từ chức, theo điện văn CIA ngày 1/10/1964) Trong khi tướng Khiêm mới là người “ngăn chặn không cho sự việc diễn ra”  như báo cáo của CIA (19/5/1964) viết phía trên để “ngăn chặn“ đương sự nhận chức thủ tướng, nhưng không thấy tác giả  ghi chép lại. Ngoài ra, cũng không thấy bàn đến câu chuyện ông Khánh “biết rõ là có một số thuộc cấp  âm mưu chống lại ông ta. Một người trong số này là Phó Thủ tướng Đỗ Mậu - đã từng đi vận động nhằm thay thế ông Khánh”, liệu việc này mới là lý do dẫn đến vụ "quản thúc vô hạn định"?(1964) 

Đe dọa một số Phật tử sẽ tự thiêu trước Đại sứ quán Hoa Kỳ.

Nhân việc tác giả Đỗ Mậu nhắc đến“ cuộc đấu tranh của Phật giáo năm 1966” tưởng cũng nên đọc  lại câu chuyện từ khởi đầu khi mà hai bên còn trong vòng “đàm phán”, trích từ thư viện online của CIA phổ biến cuối năm 2016.

• Nhà lãnh đạo Phật giáo Trí Quang hôm qua (15/12/1964) nói với các viên chức Đại sứ quán Hoa Kỳ rằng, trong khi ông hy vọng có một “giải pháp pháp lý,” hành động quần chúng “ngoài pháp luật” chống lại chính phủ của Thủ tướng Hương giờ đây có vẻ cần thiết. Tuy nhiên, không phải là hoàn toàn không khoan nhượng. Thủ tướng Hương đã đề nghị rõ ràng sẵn sàng đàm phán đằng sau hậu trường với Quốc trưởng Sửu hoặc Thượng Hội đồng Quốc gia và gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể đóng vai trò trung gian. Quang nói thêm rằng ông sẽ đợi một hoặc hai ngày trước khi đưa ra tín hiệu cho các hoạt động chống chính phủ tiếp tục. « CIA 16/12/1964: Buddhist leader Tri Quang told US Embassy officers...pdf  »
 
• Thượng tọa Trí Quang cho biết ông đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối chính phủ Hương và Tướng Khánh. Nếu điều ông ta đòi hỏi không đạt được kết quả, ông đe dọa một số Phật tử sẽ tự thiêu trước Đại sứ quán Hoa Kỳ. « CIA 13/1/1965: he threatens several Buddhist self-immolations before the US Embassy.pdf  »

(Ghi chú: Chi tiết “cuộc đấu tranh của Phật giáo”  tại miền Trung, người viết  đã gửi đến bạn đọc năm qua (2022) tiêu đề: « Cuộc binh biến năm 1966 tại QĐ I »

Vào đầu năm 2023 người viết đã gửi đến bạn đọc bài viết nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ký kết  Hiệp định Paris (1973-2023). Ngoài bài viết trên, vào tháng sau  người viết sẽ gửi đến bạn đọc  bài viết nhân dịp kỷ niệm 55 năm (1968-2023) ngày máy bay Mỹ " bắn lầm" gây tử vong cho 6 sĩ quan thân tín của PTT Ng. Cao Kỳ  tại Chợ Lớn (2/6/1968) ngày mà người Mỹ gọi là " thời điểm quyết định" vì Mỹ không  " chấp nhận một chính phủ trung ương có hai tổng thống ". Sắp tới, vào cuối năm nay (2023), người viết sẽ gửi đến bạn đọc  bài viết nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày đảo chánh 1963-2023, bao gồm số tiền « 1 triệu đô la “ mệnh giá lớn nhất” trong chiếc cặp da của Tổng Thống Diệm, Đại sứ Lodge yêu cầu giữ kín kẻo làm mất hòa khí ». Ngày này (1/11/1963) theo tài liệu The Pentagon Papers người Mỹ chủ trương "... getting rid of Diem until late 1963 ". Với các bài viết liệt kê trên, hầu ôn lại các biến cố xảy ra trong quá khứ tại miền Nam Việt Nam. 


Đào Văn
_______________
Nguồn: 
[1]- Thư viện BNG,29.01.64:Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State
[2]- Vietmessenger, chương 18: Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi
[3]- Thư viện BNG 22.4.64: Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State
[4]- Thư viện CIA:DO MAU WOULD BECOMEPRIME MINISTER WITHIN THE NEXT .pdf-
[5]- Thư viện CIA p.3/9:THE PRESIDENT'S INTELLIGENCE REVIEW 16-19 MAY 1964
[6]-Thư Viện CIA,p.4/16: Central Intelligence Bulletin,October 1964





Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.245 giây.