logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/05/2023 lúc 04:16:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một con gấu bị nhốt trong chuồng tại một cơ sở lấy mật gấu ở Thái Nguyên hôm 14/8/2018 (minh họa). AFP

Trong rừng có nai có hổ
Có sói, có thỏ và rắn.
(Lời một bài hát của rapper Đen Vâu).
Có cả tê giác, bò tót, hươu sao, lợn lòi…
Nhưng hồi xưa thôi. Giờ chúng chết sạch sẽ rồi.
Con tê giác một sừng cuối cùng chết vì bị thợ săn bắn gục ở TRONG Vườn Quốc gia Cát Tiên vào tháng 4/2010.
Tại sao ở bên trong Vườn Quốc gia mà thợ săn có thể mò vào bắn chết động vật quý hiếm, có tên trong Sách Đỏ?
Và là con tê giác bản địa cuối cùng của Việt Nam?
Con gì cũng chết
Câu trả lời là: CON GÌ RỒI CŨNG CHẾT CẢ.
Con rùa cuối cùng gắn với sự tích Hồ Gươm-hồ Hoàn Kiếm (trả lại kiếm), linh vật làm nên sự linh thiêng huyền bí của sự tích thần Kim Quy (Rùa vàng) nổi lên đòi vua Lê Thái Tổ trả lại gươm thần, đã chết vào sáng 23/4/2023. Đây là loài rùa mai mềm khổng lồ, quý hiếm nhất thế giới.
Năm 2006, trong nỗ lực tìm kiếm loài rùa này, các nhà bảo tồn đã phát hiện ra nó và ghi nhận trên toàn thế giới chỉ còn có bốn cá thể. Gồm hai cá thể ở Việt Nam (sống tự nhiên trong hồ Gươm và hồ Đồng Mô) và hai cá thể sống ở vườn thú Tô Châu (Trung Quốc).
Nay thì hai cá thể ở Việt Nam đều đã chết.
Năm 2018, cơ quan chức năng ở Hà Nội nhập 12 con thiên nga từ châu Âu về thả xuống hồ Hoàn Kiếm. Cảnh đàn thiên nga bơi bình lặng trên mặt hồ êm ả sẽ rất đẹp và tạo thành một điểm du lịch mới mẻ ở Hà Nội, cũng như điểm nhấn trong cảnh quan chung. Nhưng chỉ một ngày sau khi thả, đàn thiên nga được đưa về hồ Thiền Quang, nuôi nhốt như vịt cỏ trong chiếc chuồng sắt. Những con chim to lớn với sải cánh rộng vốn quen  sống trong những vùng hồ, đầm rộng lớn, có nhiều lau sậy rậm rạp, nhiều tảo, động vật thân mềm, cá con, côn trùng… giờ chỉ có thể loanh quanh trong phạm vi chiếc chuồng vỏn vẹn vài chục mét. Đến cánh của chúng cũng không thể giương ra hết cỡ được.
Chỉ sau ít lâu khi về Việt Nam, đàn thiên nga đã chết hết một nửa. Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội-nơi có trách nhiệm chăm sóc đàn thiên nga cho biết có hai con chết ngay trong những tháng đầu do không thích nghi được. Bốn con khác chết do… ăn phải thức ăn trong đó có mắc lưỡi câu do người dân thả xuống hồ để câu cá.
Thay vì nguồn thức ăn phong phú của tự nhiên, sáu con thiên nga sống sót còn lại được cho ăn ngày hai lần, bằng cám và rau.
Năm 2008, một con bò tót cha (tên khoa học là Bos Gaurus) đã bỏ rừng xuống rẫy của người dân tại thôn Bạc Rây 2 (xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) theo đàn bò nhà. Đây là vùng rừng núi còn nhiều cây cỏ, có cả sông suối tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận. Sau sáu năm sống với đàn bò nhà, chúng đã sinh ra 11 con bò tót lai. Vóc dáng của bò tót lai to gấp ba bốn lần bò nhà, được di truyền đầy đủ các đặc tính sinh học của bò tót cha.
Đến năm 2014, đàn bò tót lai được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn giao cho Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng nuôi, bảo tồn và nhân giống. Phía Lâm Đồng thuê lại một người dân ở thôn Bạc Rây 2 trực tiếp chăm sóc.
Giống như đàn thiên nga xấu số, đàn bò tót lai vạm vỡ cũng bị nhốt trong chuồng xi măng cực kỳ chật hẹp, cho ăn ngày hai lần. Sau vài năm, Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ Lâm Đồng thậm chí chẳng còn buồn chi tiền mua cỏ tươi cho đàn bò ăn. Người chăm sóc chỉ còn cách quăng ít rơm khô vào cho chúng. Mãi đến năm 2020, qua phản ánh nhiều lần của người dân, báo chí đến tận nơi đã chứng kiến đàn bò từng nặng đến 500 kg/con bị bỏ đói trơ xương, nhiễm ký sinh trùng nặng, đến nỗi đứng không vững.
Chỉ sau khi báo chí và dư luận khắp nơi (thất thanh) lên tiếng, đàn bò mới được giao về lại cho Vườn Quốc gia Phước Bình, nuôi bán hoang dã trong khu rừng thuộc phạm vi của Vườn để cứu sống. 
UserPostedImage
Bò bị bỏ đói. Hình: Zing

Trở lại với con tê giác bản địa cuối cùng của Việt Nam.
Nếu 12 năm trước nó không chết vì bị bọn săn trộm bắn thì cũng sẽ chết vì đói.
Từ khoảng ba bốn chục năm trước, nhân danh các dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, các tỉnh có đất nằm trong vùng sinh cảnh của tê giác là Đồng Nai, Bình Thuận, Lâm Đồng… đã phá sạch sành sanh rừng tự nhiên để trồng “mới”. Rừng “cũ” gồm nhiều quần thể sinh vật, đảm bảo đa dạng sinh học. Trong đó có các loài cây mà tê giác thích ăn, các loài cây chúng thích dùng để cọ lưng, các suối, các trảng bùn, bãi bồi ẩm ướt có lồ ô hay cây cỏ mọc rậm mà chúng cần để ngâm mình, giúp mát mẻ và chống bệnh tật hay sinh vật ký sinh. Còn “rừng” mới nào có phải là rừng; chính quyền các tỉnh đã phát động trồng đơn canh chỉ một vài loại cây như điều hay keo, tràm … trên gần như tất cả vùng đồi rộng lớn liên tiếp nhau. Chúng chỉ là những khu vườn rộng mênh mông, không thể tạo nên hệ sinh thái đa dạng với quần thể sinh vật phong phú. Đã thế, sinh cảnh tự nhiên của tê giác Việt Nam trong vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên đã bị chia cắt vì các vùng đất nông nghiệp và con đường mòn nối qua các làng sống rải rác trong đó. Vì thế tê giác không còn nguồn thức ăn và sinh cảnh ngày càng bị thu hẹp. Càng ngày chúng càng phải rời xa vùng lõi Vườn quốc gia để đi kiếm ăn. Chúng không còn đủ số lượng để kết đôi và sinh đẻ, thêm vào đó luôn luôn bị bọn săn trộm rình mò.
Kết quả là cùng với cái chết được thấy trước của con tê giác cuối cùng, cũng đã chấm dứt vĩnh viễn toàn bộ cố gắng bảo tồn nguồn gen quý hiếm này của sinh vật rừng Việt Nam.
Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới (toàn thế giới có 206 quốc gia). Hơn 50.000 loài đã được xác định trong đó có 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, 10.500 động vật trên cạn, 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt, cùng hơn 11.000 loài sinh vật biển. Từ các dữ liệu phân tích, báo cáo cho thấy 21% các loài thú, 6,5% các loài chim, 19% các loài bò sát, 24% các loài lưỡng cư, 38% các loài cá và 2,5% các loài thực vật có mạch đã bị đe doạ. Trong giai đoạn từ 1992-2015, kích thước quần thể của rất` nhiếu loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư và cá đang suy giảm. Suy giảm nghiêm trọng nhất là các loài thú (chiếm tới 33% số loài đã biết), chim (46% số loài đã biết) và lưỡng cư (61 % số loài đã biết). 75 loài thú (chiếm 21%), 57 loài chim (6%), 75 (19%) loài bò sát, 53 (24%) loài lưỡng cư và 136 (7%) loài cá thuộc mức cực kỳ nguy cấp, nguy cấp và sắp nguy cấp (Nguồn: Báo cáo Đa dạng sinh học ở Việt Nam, 2021).
Nôm na là giống như các tranh biếm họa từng nêu lên trước đây vài thập kỷ, với đà này sẽ đến một ngày con cháu của người Việt Nam chỉ còn biết các loài thú, chim, cá… trên hình ảnh và qua sách vở để lại.
Bạn có hình dung một đứa trẻ nhìn thấy con chó trong phim nước ngoài rồi thích thú kêu lên “Con này là con gì vậy mẹ”?
Đó là một ví dụ hơi khoa trương một chút về tương lai của Việt Nam, khi hầu hết các loài sinh vật trong thiên nhiên đã bị tuyệt chủng.
Nguyên nhân của tình trạng này, liệt kê theo thứ tự là:
-Khai thác quá mức và trái phép (ví dụ săn bắn, bẫy, đánh bắt quá mức.v.v
-Buôn bán trái phép.
-Mất và xáo trộn sinh cảnh.
-Ô nhiễm và biến đổi khí hậu.
Nguyên nhân đầu tiên, nói trắng ra chính là nạn tham ăn của người Việt.
Con gì nhúc nhích là ăn
Có lẽ do hệ lụy từ rất nhiều năm đói kém và thiếu ăn, cho nên khi đời sống vật chất bắt đầu khá lên thì rất nhiều người Việt vẫn bị ám ảnh vì cái ăn. Miếng ăn giờ đây không nhằm phục vụ nhu cầu sinh tồn hay thưởng thức mà trở thành một thứ chứng chỉ cho sự giàu có hoặc quyền lực. Chúng ta xem mọi thứ là thức ăn, càng hiếm càng bị săn lùng.
Nhân viên của một số Vườn Quốc gia không lạ gì việc có đoàn cán bộ cao cấp trong ngành hẳn hoi, đến khảo sát thực tế bảo tồn nhưng các bữa ăn đều yêu cầu có thịt thú rừng (dĩ nhiên yêu cầu ghé tai). Những người giàu có thì thi nhau tìm tay gấu, chân hổ, sừng tê giác, bào thai các con vật quý hiếm về ngâm rượu uống. Ở ngoại ô thành phố hay ven các vùng rừng, quán nhậu được đồn là sẵn thịt thú rừng lúc nào cũng đầy khách. Người ta thi nhau săn từ con bổ củi đến chiếc ngà voi.
Nhìn thấy cây thì nghĩ đến gỗ. Thấy con gì nhúc nhích đều muốn bỏ vào mồm. Tư duy của loài chưa thoát ra khỏi sự ám ảnh của cái đói khiến người ta không thể biết quý báu những nguồn gen hiếm có, sẽ đem lại nguồn lợi gấp hàng tỷ tỷ lần so với một đĩa thịt thú rừng.
Và như một cách cân bằng của tự nhiên, trong khi chặt trọc, chén sạch mọi thứ cây, con giàu dinh dưỡng, rẻ tiền, hợp với người bản địa trên đất nước mình, thì dân phát sốt lên với hạt chia (hạt é Việt Nam tốt ngang ngửa nhưng rẻ hơn nhiều), nấm đông cô Nhật Bản (thay cho nấm rơm giàu dinh dưỡng và lành), cải xoăn (Kale) thay cho bó xôi, mầm lúa mì thay gạo lức, sữa đậu nành… Vọng ngoại và quy đồng mọi thứ về miếng ăn, đấy là một căn bệnh mới của không ít người Việt.
Cứ nhìn các thành thị của chúng ta. Đó là một đám bê tông hổ lốn đắp lên không theo một thứ quy cách, tiêu chuẩn nào. Trong khu rừng khói bụi và gạch vữa đó, khô rốc mọi sinh vật. Những khu đô thị có giá bán đắt đỏ nhất Việt Nam thì tạo mảng xanh bằng cách trồng cây trong các chậu, bơm nước vào hồ xi măng, thả vài cọng sen giả làm ao hồ sông suối. Tất cả mặt đất đều bị bịt kín bằng xi măng.
Thành phố gần như không còn chim chóc, côn trùng, chỉ toàn chuột cống hoành hành trong những miệng cống đầy rác rưởi. Trong Sở thú, voi bị xích chân trong phạm vi vài chục mét, chỉ đủ chỗ để đung đưa cái vòi. Thiên nhiên thực sự gần như đã mất.
Người dân các đô thị lớn hàng ngày đều than thở vì sự bí bức, chật hẹp, khói bụi, thiếu đói thiên nhiên. Nhưng chưa nhiều người nhận thấy rằng cơn đói khát triền miên đó đã dần dần khơi dậy sự khô cằn, hung hãn, thiếu nhân văn trong đời sống và cả tâm linh của tất cả mỗi chúng ta, những người đang sống trên mảnh đất Việt. Khi giết thiên nhiên, chúng ta đã tự giết mình trước rồi.

Bình luận của Trần Phương (RFA)
_____________________
Tham khảo:
https://tienphong.vn/rua...chet-hut-post1529200.tpo
https://vnexpress.net/ru...ong-mo-chet-4597307.html
http://daidoanket.vn/12-...gio-the-nao-5715985.html
https://danviet.vn/dan-b...ao-20220128064423266.htm
https://tuoitre.vn/viet-...iac-cuoi-cung-462059.htm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.137 giây.