logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/06/2023 lúc 09:11:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
1.
Cuối tuần rảnh, cú phonetalk hai chị em cỡ chừng… hai tiếng chớ nhiêu!
Chị hơn tôi 8 tuổi, cùng trang lứa với mấy ông anh tôi, nhưng vì hai chị em đã có dịp đi vượt biên (hụt) với nhau một chuyến, có hơn một tuần lễ vi vu Miền Tây, ăn ngủ cùng nhau, tâm sự đủ điều. Nhất là đêm cuối cùng chờ tàu lớn ra khơi, cả hai thao thức suốt đêm, nghe cả tiếng lục bình vật vờ trôi sông, rồi kể nhau nghe “chuyện con tim”…
Chúng tôi gặp lại nhau tại California năm 2015, vui mừng hết cỡ, và từ đó thỉnh thoảng phone để “tám”. Dù cách xa tuổi tác, nhưng có tình xóm cũ và phát hiện ra những điểm giống nhau, như không biết (và không thích) nấu ăn, không điệu đà thảo mai với áo quần giầy dép túi xách, không mê hột xoàn kim cương (mê dollars thì …có), nên nói chuyện chưa bao giờ cạn đề tài.
Lần này “tám” chuyện xóm cũ. Chúng tôi lôi từng nhà ra “tám”, bắt đầu từ căn nhà đầu ngõ, lần lượt đến cuối xóm, không tha nhà nào! Rồi đến mục các “cây si” trong xóm của hai chị em, để cùng cười rộn rã “hồn nhiên như ...con điên”. Chúng tôi bảo nhau, sao hồi đó không cưới đại một chàng cây si nào đó trong xóm nhỉ. Nhiều tiện lợi lắm nhé, nào là khỏi phải tìm hiểu gia đình nhà “hắn”, rồi đám cưới thì khách mời của hai họ đều là hàng xóm, rước dâu khỏi phải mướn dàn xe hơi vì chỉ cần …đi bộ, và đặc biệt là sau khi về nhà “hắn”, nếu có cãi nhau (hay guýnh lộn) thì xách va ly về nhà mình chỉ trong vòng một nốt nhạc!
Câu chuyện theo tôi vào giấc ngủ mộng mị êm đềm. Không phải mơ thấy… đám cưới với chàng “cây si” hàng xóm, mà mơ thấy trở về xóm cũ, một buổi sáng bước ra chợ (chợ nhỏ xíu, đi ba phút đã về chốn cũ) để ăn quà: nào bún riêu bà Lập, bánh cuốn bà Xinh, bánh cam ngào đường bà Mộc hay chén xôi vò trộn chè bồ cốt của bà Cát … Rồi đến buổi trưa, lại ra chợ tìm nhà bà Bảy Cấn, lấy một bịch chè(táo xọn, hay chè đậu, chè khoai), dốc ngược bịch chè, cắn một lỗ nhỏ ngay góc bịch, rồi nặn món chè ngọt béo vào miệng mà nhâm nhi… Ôi, trên cả tuyệt vời!!!
Tại sao lại không nhỉ, kiếp sau phải làm dâu… xóm mình thôi!!!

2.
Sau năm 1975, ngoài ông anh Hai đang đi dạy ngoài Cần Thơ, ba ông anh khác của tôi lần lượt vào Đại Học. Các bạn bè của các anh thường ghé nhà tôi cùng nhau học hành và đôi khi đàn ca trong dịp cuối tuần. Cho nên nhà tôi lúc nào cũng dập dìu “trai tài”, chỉ chờ “gái sắc” nữa là trọn vẹn đôi bề.
Tôi mới học lớp 6–7, còn bé lắm, tính tình hơi tomboy, chỉ biết học và chơi, không biết điệu đà lại càng không quan tâm chuyện “trai gái”. Trong xóm, nhóm bạn hay chơi với tôi, có Linh là một cô gái đẹp, sớm dậy thì. Khi đa số chúng tôi còn mê mệt chơi nhảy dây, bắn bi, banh đũa, nhảy cò cò, thì Linh cũng có tham gia, nhưng lộ rõ bản tính thiếu nữ, ăn mặc fashion bắt mắt hơn chúng tôi. Gia đình của Linh thuộc loại “đẹp đều”, nó thừa hưởng nét đẹp sắc sảo của má nó, mấy đứa em nó dù trai hay gái cũng rất xinh đẹp, và cả mấy ông cậu bà dì của nó cũng đẹp hơn người thường!
Trong đám “trai tài” của mấy ông anh tôi, có vài người đẹp trai nổi trội, có thể kể đến anh Tuấn. Anh là người gốc Đà Nẵng nhưng gia đình ở Hốc Môn. Vì đạp xe từ Hóc Môn lên Sài Gòn học khá xa, nên anh Tuấn thường túc trực ăn ngủ ở nhà tôi, thân thương như người trong nhà. Anh có dáng người cao, da hơi ngăm đen, mái tóc mềm, và nụ cười đẹp như tài tử xi nê.
Tối hôm đó, chúng tôi tụ tập chơi với nhau như thường lệ ngoài đầu xóm, Linh kéo tôi ra một góc tâm sự:
– Nè, tao thích anh Tuấn lắm, không biết làm sao để ảnh để ý tao?
Tôi nhìn nó cười cười:
– Mày nhỏ hơn tao một tuổi, mà tao còn bị ảnh ký đầu như đứa con nít, thôi đừng mơ nữa mày ơi!
Rồi tôi bỏ đi, chẳng buồn để ý cảm xúc của Linh ra sao, vì cứ nghĩ nó cũng ham chơi như mình, còn bao nhiêu cuộc vui với lũ bạn cùng xóm, thời giờ đâu mà quan tâm đến chuyện khác?
Vậy mà cỡ chừng vài tháng sau, một buổi tối Linh lại kéo tôi ra ngoài xóm để thầm thì với đôi mắt long lanh rạng rỡ đầy phấn chấn:
– Ê, mày thấy tao lúc này có gì khác không?
Tôi nhìn nó từ đầu đến chân:
– Mày vẫn… đẹp, có thấy khác gì đâu nà!
Linh phụng phịu:
– Mày hãy nhìn kỹ vào phần ngực của tào nè: tao đã bắt đầu mặc áo ngực. Tao đã lớn rồi, là thiếu nữ rồi, và tao sẽ chinh phục anh Tuấn!
Giờ thì tôi mới để ý cái áo nó mặc hôm đó đẹp hơn, và phần ngực nảy nở hơn vì có đệm cái áo ngực, trong khi lũ chúng tôi chưa hề biết “món trang sức” lạ lẫm đó. Đúng lúc ấy, anh tôi và anh Tuấn cùng vài người bạn đang tản bộ về xóm sau trận đá banh, người nào người nấy ướt đẫm mồ hôi, có người còn cởi cả áo thun chỉ còn chiếc quần đùi mà nhìn vẫn …phong độ. Linh và tôi dõi mắt nhìn theo, dáng anh Tuấn cao nhất nhóm, mái tóc mềm lay động theo bàn tay anh vuốt tóc sao mà dễ thương làm Linh say mê không chớp mắt. Rồi họ dừng lại tại quán chè đầu ngõ, chị chủ quán tên Lan xinh đẹp với đôi mắt đẹp hút hồn niềm nở đón mấy anh. Rồi tiếng cười đùa chọc phá nhau trong quán chè, nhất là chị Lan được ghép đôi với anh Tuấn thì e thẹn mắc cỡ, cười duyên khiến chị càng xinh đẹp hơn.
Chứng kiến tất cả những điều đó, Linh xịu mặt bỏ đi chẳng thèm chào tôi một câu nào, nên tôi không nhìn được nó có khóc hay không, vì đó là một buổi tối cúp điện, và tôi cũng bước về nhà, bỗng thấy buồn, một nỗi buồn chỉ một mình tôi hiểu. Tôi tuy hơi tomboy, nhưng tôi đâu phải gỗ đá, mà không biết… thương anh Tuấn.
Mãi sau này, khi cả gia đình và tôi đều rời khỏi Việt Nam, chị Hai tôi bên Texas đã gặp lại anh Tuấn. Khi chị ấy tiết lộ tình cảm thầm kín của tôi thuở ấy thì anh Tuấn thẫn thờ, xuýt xoa xin lỗi: “Trời, em đâu có ngờ, em cũng từng mơ được yêu cô bé nhưng ngại tuổi tác, nên không dám đụng đến em gái thằng bạn thân, và chỉ coi cô bé như cô em bé bỏng.” (Nói vậy mà nói được à, anh có nghe bài hát Tuổi 13 của Ngô Thuỵ Miên không đấy?!)
Hôm nay ngồi viết lại câu chuyện này, tôi thấy nhớ câu thơ của Cung Trầm Tưởng rất đúng với mối tình si của Linh (và của tôi) dành cho anh Tuấn thuở ấy: “Hỡi anh, người xóm học, Sương thấm hè phố đêm, Trên con đường anh đi, Lệ em buồn vương vấn”.
Hiện tại, sau những đổ vỡ tình duyên (hồng nhan bạc phận), Linh đang yên phận ở Florida với người chồng Mỹ trắng. Anh Tuấn, sau khi anh tôi đi vượt biên qua Thailand, anh cũng đi theo, sau đó qua Wichita Kansas học Kỹ Sư rồi làm cho Boeing cho đến nay, gia đình hạnh phúc và mới được lên chức “ông nội”. Nếu Linh và anh Tuấn có tình cờ gặp nhau trên xứ Mỹ chắc chắn sẽ không nhận ra nhau, và họ cũng chẳng ngờ, tôi, ở xứ tuyết Canada đang nhớ về họ, một phần kỷ niệm “tình tay ba” của Xóm Cũ yêu thương.

3. EM VỀ XÓM CŨ

Hôm nay em về thăm xóm cũ
Cho chị gửi theo chút kỷ niệm thôi
Dù biết hành lý em đã nặng rồi
(Thâm tình, ân nghĩa với người thân, bè bạn)

Chùa Vĩnh Quang nằm ở đầu ngõ hẹp
Sư cô Huyền giờ cũng đã già hơn?
Cây hoa Ngọc Lan còn toả mùi thơm
Như những chiều xưa chị dừng chân bước?

Còn đêm giao thừa vườn Chùa náo nức?
Nhộn nhịp khói nhang, người hái lộc đầu năm?
Tuổi đôi mươi, chị đứng đó bâng khuâng
Nghe xao xuyến cả trời xuân rực rỡ

Giáo xứ Đức Tin, ngôi giáo đường bé nhỏ
Xóm đạo hiền hoà ghi dấu tuổi mộng mơ
Thánh lễ cuối tuần, tiếng chuông nhà thờ
Bài thánh ca rót vào hồn êm ái

Giờ tan lễ, áo dài khoe sắc mới
Xóm mình có bao nhiêu chị đẹp xinh
Là bấy nhiêu gã trai trẻ …vô tình
“Phố vắng em rồi” mới ngẩn ngơ, tiếc nuối

Căn nhà của chị, đã thay mấy chủ mới?
Hàng rào trước sân, giàn hoa giấy còn không?
Thuở nao bốn mùa xuân hạ thu đông
Là mái ấm gia đình, là một thời tuổi trẻ

Nắng có vàng trên con đường Đất Đỏ
Dẫn đến Mộng Thành, Xóm Thuốc, Xóm Mô?
Nơi ấy chị có một lũ học trò
Giờ chúng đã là những chàng trai, thiếu nữ

Chợ Đồng Tâm còn rộn ràng khắp ngõ
Bánh cuốn, bún riêu, (và nhiều món chị đã quen)
Nếu mưa có rơi, bong bóng bập bềnh
Em hãy chờ tiếng rao bánh mì quen thuộc

Chị nhớ lắm, xóm lên đèn, chiều vào tối
Là một ngày bận rộn vừa đi qua
Chị ngôi bên cửa số trước hiên nhà
Tìm những vần thơ viễn vông, lãng mạn

Cho chàng sinh viên miền Trung siêng học
Vào Sài Gòn tìm tươi sáng ngày sau
Trang giáo án chị dở dang (vì câu thơ đến mau!)
Đêm yên bình, vấn vương nụ cười răng khểnh

Còn nhiều em ơi, nhưng chị không nhắc nữa
Dòng đời bể dâu, cảnh vật cũng đổi thay
“Người muôn năm cũ” phiêu bạt đó đây
Kỷ niệm xưa chỉ còn là quá khứ

Chị em mình trôi theo dòng viễn xứ
Một chốn quê nhà vẫn giữ trong tim
Dẫu không về, chị cũng vẫn đi tìm
Trong giấc mộng, Xóm Cũ một đời yêu dấu!


Edmonton, Tháng 5/2023
Kim Loan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.