logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/06/2023 lúc 09:52:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi không có mẹ nên tôi nghĩ nhiều về bố tôi. Nói đúng ra, nói không có mẹ là tôi nói sai, vì không có mẹ thì ai sinh ra mình. Phải nói lại cho đúng là tôi mồ côi mẹ từ lúc sơ sinh. Ý niệm về mẹ đối với tôi rất mơ hồ và cũng rất nguyên vẹn. Mẹ là gì? Chỉ là một bức hình bán thân đen trắng cỡ bằng trang vở học trò, một khuôn mặt người xưa còn rất trẻ, đôi mươi, rất gần mà cũng rất xa, mông lung là như có, rồi như không. Tấm hình ấy ở luôn bên tôi từ lúc tôi có trí nhớ. Đến bây giờ vẫn hiện diện đó.
Có chăng thay đổi là mới hơn, vì bố tôi đã trang trọng phóng lớn hơn ra, làm quà tặng tôi vào một mùa xuân năm trước, và tôi giữ tất cả hai trên bàn thờ, hai mà là một… thế nên tôi có nhiều bức ảnh, kể cả bên nội bên ngoại, nhiều đến nỗi cháu ngoại bẩy tuổi theo sát một bên lúc tôi thắp nhang cháu đã kéo tay tôi nói nhỏ: « Bà ơi, bà ngoại, nhà bà có một bande de cụ! » Đúng thế, rất là vui.
Nhưng tôi hay nhìn, nhiều nhất là nhìn mẹ tôi. Thỉnh thoảng trong ngày, có một thoáng rảnh rỗi, tôi dừng lại, đứng tần ngần trước ngăn tủ, định tâm nhìn vào khuôn mặt mẹ, nhìn sâu vào đôi mắt ngây thơ. Tôi lại chợt thấy lòng bâng khuâng như từ thăm thẳm vang vọng một câu thơ thiền nhà Phật: « Thân như điện ảnh hữu hoàn vô! »
Mẹ tôi đó chỉ có thế. Mờ nhạt mà sâu đậm. Không có mà thiêng liêng. Có đó, để tôi an dưỡng tâm thần.
Mẹ tôi không làm phiền. Không yêu cầu. Không khuyên răn. Tuyệt nhiên không một đòi hỏi nào. Mẹ chỉ cho mà không nhận. Ý niệm « cho » đây cũng là chủ quan thôi, vì tôi đang có sự so sánh mẹ và bố tôi. Bố tôi thì khá phức tạp. Muốn cái này rồi lại muốn cái kia, hơi nhiều… nhưng tôi cũng rất quý bố vì bố hiện diện luôn luôn trong cuộc đời. Có nghĩa là tôi mất mẹ từ lọt lòng, nhưng bố tôi còn đó để nuôi tôi tới lớn, trưởng thành.
Bố tôi phức tạp, lúc nào cũng đòi quyền quyết định một cách hung hăng và đến độ có lúc buồn cười. Sao bố không đòi này đòi kia với cộng sản coi. Lúc này thì bố tôi nói ông bị lãng tai, là điếc, không nghe rõ. Nhưng bố là đồng nghĩa với hy sinh quên mình. Bố cũng là cần cù chịu khó, rất Việt Nam. Bố vẫn nói là không thể ngẫu nhiên mà quê hương ta nằm phơi phới bên bờ biển đông. Tiền kiếp của dân Nam đó, hàng hàng lớp lớp những con dã tràng xe cát để viên tròn quả phúc từ ngàn xưa đến mãi mãi ngàn sau… vẫn trường kỳ kháng chiến trên đường tìm đến tự do và hạnh phúc muôn đời… chân đi, miệng hát lòng phấn khởi vì tự do ở gần kề mà cũng ở tít tận chân trời xa!
Bố tôi nóng tánh nhưng không phải là không suy nghĩ quay cuồng về gia đình, xã hội, chính trị. Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Mẹ là nghĩa, và cha thể hiện rõ ràng là công. Cha, bố nay đã già nua, bố như một con ngựa già, nằm im bó gối, thỉnh thoảng cố đứng lên cho đỡ mỏi, đợi gió, hứng gió… rồi xếp cẳng nằm im nhìn thế sự, đăm chiêu.
Khi xưa thì khác. Đầu mùa kháng chiến 1945, 1948, thời đó bố tôi, cũng như phần đông thanh niên thanh nữ ở buổi giao thời, tham gia cứu quốc, chống Pháp, chống Nhật. Ở tuổi đó là mạnh và cứng cỏi, là quyết định và chỉ huy. Khi ở tuổi thanh niên, trước thời cuộc cần thiết, người trẻ quay cuồng với vận nước đầy khó khăn, biến chuyển. Vào thời kỳ chiến tranh Việt- Pháp, rồi đảo chánh Nhựt, Pháp trở lại Đông Dương, chiến tranh Việt Minh-Pháp kéo dài, lịch sử xoay vần những cơn lốc trong sa bụi mịt mờ.
Bố tuổi Dần, sinh ra, lớn lên, đi học, vào đời… tất cả đều nằm trong chiến tranh và tùy thuộc vào chiến tranh. Bố tôi bị học hành dang dở, lập gia đình, rồi góa vợ, rồi sách túi đeo đàn banjo lên vai đi kháng chiến vào những năm 1948 cho tới 1952. Khi quân Pháp tấn công lên cao điểm, là lúc Việt Minh rút lui bỏ ngỏ, tiêu thổ kháng chiến, có những năm liên tiếp bố đi biền biệt không hề lai vãng về làng. Thỉnh thoảng bà nội tôi dắt tôi đi thăm. Bà cháu tôi đi ròng rã từ sáng sớm, đi suốt 2, 3 ngày, mới gặp, may ra gặp được bố tôi trong chốc lát ở Đông Năm, Quỳnh Côi, hay một chỗ nào đó, mà bà hỏi thăm được, khi thì chợ Giành, khi chợ Hồi… Bà chỉ kịp đợi tôi ăn xong bát bánh đúc đậu phộng, rồi lại ròng rã đi bộ chập choạng chiều tối ngày hôm sau mới trở về nhà tôi ở một làng nhỏ ven sông nằm giáp ranh chợ Diêm Điền, tỉnh Thái Bình. Trước khi quẹo vào đường đất đường làng, trên cao kia là một con đê rộng, ngăn nước mặn, con đê chắc chắn, dài thăm thẳm. Hai bên vệ đê, đầy những cây dại rậm rì xanh tươi. Nhưng lúc nghĩ đi, tôi đã hái đầy hai túi áo những hạt chi chi nhỏ như hạt cườm khô, đỏ tươi và lóng lánh.
Còn bé, chân dẻo, đi bộ thật giỏi. Sự thật, nếu không đi bộ thì bà cháu tôi cũng không có một phương tiện vận hành nào khác. Dọc đường, có lúc bà thoa bóp đầu gối cho tôi, mà năn nỉ, có lúc bà đã dám rút hầu bao ra thưởng cho tôi một hào. Cũng dọc đường, có lúc bà cháu tôi gặp một cô gái độ hơn 10 tuổi bồng một em nhỏ đi ngược chiều, bà hỏi đi đâu, chị gái ấy trả lời là đi xuống chợ, mong gặp một người mẹ nào đó, có vú sữa thì xin cho em bé bú rình, vì mẹ chị đau bệnh mất, mà em bé khát sữa đã lâu, toàn uống nước cháo gạo. Khi về đến nhà, tôi quá mệt, nằm lăn trên sập gỗ mà ngủ, mặc cho những hạt chi chi lăn đổ văng vãi tứ tung. Bà thì lật đật vô bếp, sửa soạn kiếm một nắm gạo nấu cháo tối ăn.
Thời gian qua mau, tôi quá nhỏ để biết những việc làm của bố, chỉ biết bố đi lung tung, Vĩnh An, Vĩnh Bảo, Đồng Năm, rồi Đông Triều, Phả Lại, có nhiều tháng bà tôi bảo bố con lên mạn ngược, Việt Bắc rồi. Ông đi theo đoàn văn nghệ kháng chiến. Lâu lắm ông trở về làng vào dịp gần tết, khi không làm gì, ông ngồi yên lặng bên cây sung già, cũng có lúc ông ôm đàn ngồi mơ mộng hát một mình bên gốc cây khế, đầy bông tim tím đậm lạt, y màu hoa lilas ở đây. Nay, cứ nhìn lilas trổ bông và tỏa mùi hương là tôi nhớ bố, mùi của bố tôi và của hoa tím tím hòa trộn, làm tôi bâng khuâng, nhớ về những bài ca mà bố hát lại nhiều lần:
« Một chiều biên khu ngồi ôm cây súng dài, chợt nghe tiếng chim cười, lòng tôi thương nhớ ai? Người bạn tôi ơi người con của đất Việt ở bên phía quân thù, người còn thức hay mơ?
Anh ơi, quay súng lại đây, máu trả oán thù, đợi chờ anh tới mau. Giặc về làng ta, ruồng bố bên sát nhà, để nuôi chí căm thù, rủ nhau lên chiến khu. Anh ơi quay súng lại đây. Máu người dân Việt. Còn cần cho luống cây… »
Lúc tình hình chiến sự thật bi đát, phe kháng chiến và quân Việt Minh co cụm. Dân tản cư bồng con, gánh, đội, chút ít đồ đạc tháo chạy tản cư thành phố về hậu phương ở nông thôn. Bom đạn tơi bời, tôi cứ nghe giọng ca của bố tôi não lòng là thấy ngay, sự chán nản dâng cao độ, trong lòng người: « Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi, Trời lắng u buồn mây thiết tha ngừng trôi… »
Năm 1950, phần lớn Thái Bình và một vài vùng lân cận tạm êm, vì là vùng Tề, ban ngày do Tây kiểm soát, tuy vậy vì nghi ngờ Việt Minh lẻn về quấy phá, nên thỉnh thoảng ô bi, đại bác từ đồn bốt Diêm Điền câu đi vu vơ, xa gần vẫn có lúc làm thất đảm dân cư trong các làng xã. Dù sao mùa xuân năm canh dần 1950-1951 ấy, dân hậu phương lại muốn đón tết. Họ nhớ phong tục ông bà nhớ tình nhân, nên thấy tiếng súng lắng dịu, là họ lục tục mổ heo chia nhau gói giò, luộc đầu heo, đãi đậu, ngâm nếp gói bánh chưng bánh tét…
Với cái ước vọng hòa bình âm thầm, họ ngồi khấp khởi canh nồi bánh chưng đêm 30 tết, mà lòng thấp thỏm cầu xin súng cối đừng ầm vang, máy bay đừng đến vần vũ vòng vèo ven bờ đê.
Rồi bố tôi đã có một chuyển biến, ông dinh tê, giã từ kháng chiến. Ông nhận ra rằng bản chất của cộng sản là độc ác và cộng sản lợi dụng lòng yêu nước của những người khác là một tội ác lớn hơn. Lớn không thể tha thứ. Ông về hẳn với gia đình, với làng quê. Ngày chuẩn bị đón tết, ông tự tay quét vôi nhà cửa, tắm rửa, thay áo quần mới cho tôi, cùng lúc vừa dậy cho tôi hát vang: « Chim ca vang, mừng mùa xuân sang, Xuân tới đây là nhớ mong chàng. Chim tới đây với hoa, Riêng có ta, thiết tha, mừng mùa xuân thái hòa. Một mùa xuân mới đang mong chờ ».
Sau tết, hóa vàng xong, bố đưa tôi lên Bái Thượng rồi sang Yên Lệnh, đi tắm sông, bố bảo là từ nay bố ở nhà, bố không đi đâu nữa. Bố cũng đi thăm vài người bạn trên đó, ân cần dặn dò, rì rầm tâm sự, trong khi tôi ngồi nhai bắp nướng. Buổi chiều, nắng xiên khoai, hai bố con tôi đã kịp qua gốc thông già vào làng. Lần này tôi không cảm thấy quá mệt mỏi như mỗi lần trước đi về cùng bà nội. Ngược lại, lòng tôi đầy, náo nức lạ lùng, đúng là một sự thay đổi chỉ mới cảm nhận, lâng lâng dễ chịu len lỏi vào lòng, êm nhẹ, tung tăng theo tiếng hát vang của bố tôi: “Tung cánh chim tìm về tổ ấm, Nơi sống bao ngày giờ đầm ấm…”
Bố ở nhà, tôi được chăm sóc hơn, tuy nhiên chẳng bao lâu tôi cũng chán bố vì bố cứ bắt tôi học bài như đọc kinh nhật tụng. Tôi không thích học mà thích lang thang ngoài đồng trống, thả diều, đuổi cào cào bắt châu chấu với chúng bạn. Riết rồi tôi phát phiền vì cứ phải ngồi lì tập viết trên phản gỗ. Còn đâu những chiều lộng gió, tôi và các bạn chạy lung tung ngang dọc dưới tàn cây hoa gạo đỏ rực rỡ đâm bông tứ phía.
Tôi chán bố tôi quá, ước gì bố lại đi đi. Đi theo Tây hay theo Việt Minh gì cũng được. Miễn cứ đi khỏi là tôi sung sướng, tôi muốn được tự do. Mà bố cũng yêu thích tự do nào có kém gì tôi đâu? Bố cứ cả ngày đi lòng vòng quanh cái sân gạch đỏ, mắt đăm đăm nhìn trời mà hát vu vơ: “Hải Phòng nơi chân trời xa, Hải phòng bao êm đềm qua”.
Cuối năm 1952, điều tôi mong ước cũng tới, bố tôi lại ra đi. Lần này có lẽ bố không quay về nữa. Bố tôi lầm lũi đi khuya đi bộ qua núi đồi, An Lão, Kiến An và ra tới Hải Phòng. Bố về thành phố cảng, bị an ninh phòng II của Pháp bắt giam hai tháng vì bị tình nghi là Vie65t Minh. Sau lại được một người anh em, cũng ở ban an ninh thành phố cứu ra, khi tình cờ gặp bố tôi đang làm corvée trong hàng rào kẽm gai. Ông đi học ôn lại Pháp văn và ổn định công ăn việc làm năm sau.
Năm 1953, bố nhắn tin về muốn mang tôi ra Hải Phòng đi học và sống cùng ông. Bố cũng nhắn ông nội tôi đi cùng. Bố muốn ông nội ra tỉnh, để ông và cháu sau đó, sẽ cùng đi Nam Định hỏi vợ mới cho bố. Người vợ sắp lấy này là một cô gái mà những năm trước đã tản cư giạt vào quê tôi, họ đến ở đậu trong dẫy nhà rộng trong vườn đất của ông nội tôi. Mẹ và con bà quê quán ở Nam Định, sau này tôi gọi bà ngoại (bà sinh ra kế mẫu tôi) là bà ngoại Nam Định, hay ngắn gọn, bà Nam Định. Bà Nam Định là chị ruột của nhạc sĩ Bùi Công Kỳ. Bà buôn bán rất giỏi và nói tiếng Pháp như một bà đầm Tây, khi ở tá túc trong làng tôi, đã bao nhiêu lần bà xin cho người trong làng khỏi bị lính Tây bắt hay giết. Cũng vậy, bà xin cho bao nhiêu dẫy nhà ở, và đình, chùa khỏi bị thiêu cháy khổ sở, rụi tàn. Được tin bố tôi nhắn về, ông nội tôi thu xếp ngay, rất nhanh, để cùng tôi ra đi. Thời gian này, bà nội tôi vừa mất, nhà cửa làng xóm thấy tiêu điều tàn tạ, ông nội và tôi đi cho mau. Nói là vậy, nhưng vừa đi theo ông, tôi vừa quay lại nhiều lần, giã từ những ngày thơ ấu, giã từ lông bông, chào quá khứ.
Thế là chấm dứt một đoạn đời thơ ấu. Vĩnh viễn rời nơi sinh ra. Tới nay tôi chưa một lần tôi có ý tưởng hay quay về cố hương. Quê hương xa mịt mờ ấy lại là nơi mẹ và bà nội tôi an nghỉ. Cứ nói là bận rộn, thật ra tôi có vô tình, có bội bạc… Tôi ghét cộng sản, ghét lây qua Bắc Kỳ!
Ra Hải Phòng năm 1953 đó, rồi ông nội và tôi đi Nam Định. Tôi cứ nghĩ lúc đó là tôi rất oai, vì có nhà ai, mà con đi hỏi vợ cho cha đâu? Nhưng nhà neo người lắm, ông nội tôi không mang theo tôi thì còn biết rủ ai giờ? Ông nội phải bán đi 6 cái vại thuốc lào khô và nén chặt để lấy tiền làm lộ phí.
Cứ kể mà đi đường thẳng từ Thái Bình sang Nam Định thì rất gần. Chỉ cần băng qua quốc lộ số 10, qua chùa Keo và bến đò Tân Đệ là tới nơi. Nhưng ngả đó từ những năm 1950-1952 còn là vùng Việt Minh kiểm soát. Sợ đi không lọt và nguy hiểm thập phần. Nên ông cháu tôi phải đi đường vòng thúng từ Thái Bình ra Kiến An, ra Hải Phòng gặp bố tôi đã. Rồi từ Hải Phòng lên Hà Nội, từ Hà Nội qua Hà Nam-Phủ Lý xuống Nam Định sau. Ông nội già, chữ nghĩa không biết nhiều, nhưng trong địa bàn của ông, ông biết rõ đường đi nước bước như trong bàn tay. Ra Hải Phòng, đèn màu và phố phường như mắc cửi, khí hậu thay đổi, tôi bệnh mất ít ngày.
Lễ hỏi vợ bố tôi đơn giản, vì đường xá xa xôi, đi lại khó khăn, phương tiện vận chuyển không dễ dàng, nên khi ông cháu ra đi, chỉ mang theo vỏn vẹn một buồng cau sai quả, cau tươi, rất tươi và đôi gà giò xinh đẹp. Lên xe sớm, ông cháu chọn hai chỗ ngồi rất tốt, thoải mái. Ông ngồi ngoài, bên lối đi trong xe ca, cháu ngồi trong, sát cửa sổ, thoáng mát và thấy hết được khung cảnh bên ngoài. Gà và cau ở yên dưới chân tôi. Gà cũng khổ vì hai chân tôi. Người bán quà rong qua lại chào mời không ngớt. Ông mua cho tôi một ổ bánh tây kẹp chả lụa, ăn xong no cứng bụng tưởng như hai ba ngày sau mới đói, bánh mì gọi là bánh tây hồi đó. Xe ra khỏi thành phố, trực chỉ quốc lộ 5 lên Hà Nội. Phố phường, đèn nhấp nháy, xe cộ lùi dần lùi dần lại phía sau, nhường chỗ cho không gian rộng mở, bờ cỏ xanh rì và cột điện chạy đua hun hút. Càng ra khỏi phố phường càng thấy không khí êm dịu và bầu trời trong xanh vô tận.
Từ Hà Nội rẽ về Nam Định, xe khách quẹo qua quốc lộ 1, xe chạy bon bon, gió đồng trống vi vút, ông tôi ngủ gà ngủ gật trên nệm xe. Tôi bắt đầu nhâm nhi phong bánh khảo, rồi bánh đậu xanh Hải Dương, bánh ngon lạ, ở quê chưa bao giờ tôi chưa được ăn những thứ quà ngon ngọt lịm như thế. Ở quê tôi quà cho con nít, toàn là bánh tráng mè và cốm bỏng bà nội mua hoài ăn cũng ngán. Ăn xong bánh, tôi thả giấy bóng qua cửa xe và nhìn chúng bay theo gió. Xe bắt đầu vào đồng bằng Hà Nam-Phủ Lý, có ruộng, có trâu cầy và có người làm đồng. Ông nội tôi nói đi lối này là giáo phận Công giáo an ninh hơn. Ngồi buồn, hết trò chơi, tôi táy máy thỉnh thoảng ngắt một quả cau tươi ở dưới chân chọi theo những con trâu, con nghé ngọ đi ngược chiều. Tôi hăm hở sung sướng với trò chơi này, ông tôi ngủ, mọi người trong xe cũng ngủ, gió mát và những cái đầu gật gù, không lẽ tôi lại làm tiếng động cho người ngồi chung xe đằng trước, đằng sau tôi tỉnh dậy, tôi không nỡ đánh thức họ dậy. Tôi dòm xuống, hai chú gà nằm cạnh buồng cau cũng nghiêng đầu ngủ nốt. Xa hơn tí, phía trước bác tài xế cúi rạp mình trên tay lái, nhấn ga xe lao đi sung sướng như chạy vùn vụt vào chỗ không người.
Thỉnh thoảng có một hai chiếc xe hàng chạy ngược đường xe tôi. Tôi không quên ném lẹ cho họ vài quả cau tươi. Lì xì nhe, may mắn… và thượng lộ bình an. Đường thiên lý rồi cũng qua.
Buổi chiều xuống thấp dần. Mọi người uể oải xuống xe. Xe vào bến ở phố Saïgon, Nam Định. Ông và tôi xuống sau cùng. Ông rất đỗi ngạc nhiên khi thấy buồng cau sai quả khi sáng, giờ thì trơ xương và hai con gà rất ủ rũ. Chúng buồn, chắc chúng tiếc buồng cau sai trái đi cùng. Nhưng bà ngoại Nam Định đã rất hoan hỉ đón tiếp chúng, từ tay ông nội tôi, người vồn vã hối: “Ông và cháu vào nghỉ mệt”. Bà vội vã đi làm thịt gà nấu cháo, kẻo chúng yếu lắm rồi. Lỗi tại tôi.
Bố tôi biết tôi có tính rắn mắt nghịch ngầm, nên người rất nghiêm, sai bảo tôi điều gì là như ra lệnh, tôi phải tuyệt đối tuân theo. Nhất là việc học, bố kèm sát và kiểm soát theo dõi bài vở ở trường luôn luôn. Chán ngán hơn nữa là mùa hè cũng như mùa đông, cứ mỗi buổi sáng, kể cả thứ bẩy, chúa nhật, ngày lễ, bố đều đánh thức tôi dậy từ 5 giờ sáng. Để học bài, học thêm cả Pháp văn do bố dậy riêng. Bảo là học vậy mau thuộc, vì trí óc buổi mai minh mẫn. Minh mẫn đâu chẳng thấy, tôi chỉ thấy buồn ngủ. Đợi bố nằm yên là tôi trùm mền ngủ ngay nơi bàn học với đèn sáng, mặc cho muỗi cắn no, may mà chưa bị đổ đèn dầu và cháy nhà một lần nào. Chán bố quá, bố chỉ làm khổ sở.
Hồi đó, năm 1954, ở Hải Phòng, bố đang làm việc cho Hồng Kông Banque, cao lương, nhưng ít lâu sau để tránh bị động viên, bố vào làm việc cho nhà binh Pháp. Khi làm việc như công chức, bố có nhiều thì giờ rảnh rỗi, giáo dục tôi. Bố cũng không ngần ngại đánh đòn mỗi khi tôi không thuộc bài hay mang điểm xấu từ trường về nhà. Tôi học trường Hùng Vương, rồi trường Bạch Đằng. Chẳng có ai che chở phần nào những lằn roi, thước kẻ mạnh tay của bố đập xuống. Mẹ tôi mất, bà tôi mất, ông tôi về lại quê, tôi một mình, có ngày bị phạt quỳ cả buổi. Dì tôi sợ bố tôi một phép vì bố đã dặn lui ra chỗ khác lúc bố dậy con. Tôi chán nản chỉ mong ở quê có ai ra thăm là tôi quyết chí lẻn trốn về làng với ông nội hay bà ngoại tôi.
Ôi cái vườn nhãn bao quanh nhà ngoại tôi sao đẹp quá và tôi bỗng nhớ quá. Mùa hoa, đầy hoa vàng từng chùm rực rỡ và chim quyên ríu rít bay tới từng đàn ca hát líu lo. Mùa quả thì khỏi nói, nhãn ngọt lịm và nặng trĩu đầy cành, cong cả cây xuống như mời gọi. Tôi phải về thôi! Tôi chán bố quá, tôi trách cả dì và có lúc muốn oán cả mẹ tôi. Nhưng thỉnh thoảng nỗi buồn lại không cánh mà bay, mỗi khi bố dắt đi xem cinema hay đi hái hoa sen ở Cầu Rào, đi tắm nước nóng ở cầu Hạ Lý, bố dậy tôi bơi bì bõm cả ngày. Ngày Tết Trung Thu, bố dắt tôi đi coi múa lân dọc theo phố Đông Kinh là phố Tàu đẹp nhất Hải Phòng. Lần nào ra về cũng ôm theo lồng đèn và bánh nhiều màu. Có nhiều lần tôi bịnh, bố biết tôi chỉ thích ăn phở, nên người cầm tô đứng lên ngay: “Con uống thuốc đi nào, cho bớt sốt, bố đi mua phở không có hành cho con đây!” Miệng nói chân bước, bố thoát ngay ra cửa và chỉ một loáng sau, bố tôi trở về với tô phở thơm ngào ngạt. Bố nói ăn hành ra mồ hôi mau hết bịnh, mà con không ưng mùi hành, con bệnh bố chiều ý vậy.

***

Hai năm sau, hiệp định Genève ký kết, bố tôi vội vã thu xếp hành trang, dắt díu gia đình nhỏ bé xuôi Nam, đứng trên boong tàu, bố bịn rịn nhìn bến cảng lùi dần, cặp mắt buồn vời vợi, bố để lại nơi đó một mảnh hồn, y ngày bỏ Thái Bình đi Hải Phòng, bố cũng để lại sau lưng một mảnh tình riêng phong kín.
Lịch sử và cuộc sống sang trang.
“Đi về miền Nam, miền xanh tươi bông lúa tràn ngập đầy đồng… đi đi về miền Nam, miền xanh tươi đất rộng cùng chung đời sống. Ta thề quyết chí ra đi, ta thề dứt áo ra đi, ta thề sát cánh bên nhau, người Nam ơi…”
Bố con tôi gia nhập rừng người di cư, đi tìm tự do. Người và đất miền Nam dang tay ân tình đùm bọc Bắc Kỳ di cư. Người di cư khẩn trương an cư lạc nghiệp và mấy năm sau vẫn còn một số người bơi qua sông Bến Hải, vượt tuyến vào miền tự do. Gia đình tôi theo tầu nhà binh Pháp cập bến Vũng Tàu, bãi biển Ô Cap Saint Jacques trải dài thảm cát mịn bao la bát ngát, thiên nhiên lồng lộng gió vuốt ve nỗi tủi hờn của những người ly hương. Dù bận bịu trăm công ngàn việc, một tháng sau bố đã lo cho tôi vào học trưởng tiểu học Thắng Tam. Tôi vô trường với muôn vàn nỗi khó khăn vì cách phát âm thổ ngơi Bắc Kỳ ăn cá rô cây, nhưng vẫn phải đi học, bố bảo: “Ấu bất học, lão hà vi?”
Người di cư chăm làm chịu khó, bản tính cần cù cố hữu, vừa đặt chân lên đất Bà Rịa toàn cát, núi đá và rừng, mà họ đã xoay sở tìm cách làm việc. Đàn ông, ra mé biển, xem đoàn đánh cá, trầm trồ học nghề. Đàn bà, dễ dàng hơn, mua bia và nước ngọt ở thành phố, sáng sáng xách lên núi, hai tay hai làn bia con cọp, mang bán cho lính Tây kiếm lời. Riết rồi không phải chỉ là các bà, mà con nít 10, 11 tuổi cũng sách giỏ đeo nước uống đi bán. Chiều về, trên đường, họ ríu rít kể chuyện, vui ơi là vui, y thể trong chuyện thần tiên, “ăn quả trả vàng, mang túi ba gang đi mà đựng”. Cái hạnh phúc nhỏ nhoi ấy làm họ sung sướng, tạm gác cái buồn tản cư sang một bên. Gần Tết đoàn người đi bán còn mang về từng cành mai vàng rực rỡ làm tôi vô cùng háo hức. Bố tôi thì dửng dung. Người có cái buồn xa vắng, lạnh. Dì tôi lặng lẽ bên cạnh cái âm thầm của bố tôi. Bà nể trong suy tư của chồng. Tôi cũng chẳng dám than thở chi chuyện học hành, biết đâu được ăn roi dễ như chơi.
Bỗng dưng, chiều 30 tết, một ngày đẹp trời, ráng vàng rực rỡ óng ả sau triền núi, gió thổi vu vơ, mây bạc kéo đi từng cụm, từng cụm bông gòn, bố đề nghị chúng tôi vào rừng xem mai nở. Còn sung sướng nào bằng, cả một rừng mai vàng tươi thắm đua nhau nở rộ làm sáng cả một vùng bao la. Chưa bao giờ tôi thấy một thảm, một cánh đồng đầy hoa đẹp lộng lẫy như thế. Ước gì hoa vĩnh cửu, đừng tàn!
Ở ngoài Bắc không biết có cái rừng mai bạt ngàn san dã như vầy không. Hay có hoa đào mà tôi chưa thấy nhiều như trong Nam. Ai cũng im lặng, như lạc vào cõi thần tiên với mặt đất xung quanh và không gian trải thảm vàng. Trên đường về bố bảo cây mai chỉ có hoa, chưa kịp ra lá, cành thẳng, gầy, vươn lên mạnh mẽ tượng trưng cho người quân tử, trung tín. Tôi thì không quan tâm lắm với cái sức sống vô biên bố đang diễn tả, tôi còn mải bận lòng một ham muốn khác hay ho hơn nhiều. Tôi không hiểu sao bố không thực tế hơn một tí thì dễ sống biết bao. Không biết ông có đoán được phần nào ý nghĩ trong đầu tôi hay không, mà ông đổi giọng ôn tồn:
“Con ạ, con ráng mà chăm học, con thấy không, bằng tuổi con, vô số trẻ con khác đi bán mía ghim kia, ngay chị Hợi con bác Tú ở cùng lều với nhà ta đó, cũng phải đi bán bia, chúng có được đi học như con đâu”.
“Bố ơi, con thích đi bán bia hơn là đi học. Con chán học lắm rồi. Hay bố cho con đi bán bia đi. Tiền con đưa lại bố”.
Bố đanh ngay nét mặt:
“Về nhà tao sẽ đập cho mầy một trận. Đồ vô phúc kém đức, đồ con nhà ngu si, cơm không muốn ăn chỉ muốn ăn c…”
“Khẽ khẽ thôi”. Dì tôi năn nỉ. “Về nhà nói sau. Ông đừng nói to ai nghe được họ tưởng ông điên”.
“Nói ở đây còn hơn nói ở nhà, nhà lều ở chung chạ, nói hay ho lắm sao. Tôi đang điên tiết đây!”
Thế là tôi vẫn phải đi học. Hết mơ mộng vào rừng thơ thẩn ngắm mai, cũng không hề được sách giỏ bia con cọp ra đi một lần nào, dù chỉ một lần. Tôi thật hèn nhát. Chán nản bố quá. Bố là hung thần gió, là kỳ đà ám quẻ, nợ đời. Khóc.
Khi tôi thi xong tiểu học thì phải về Saïgon tiếp tục vì bố không muốn tôi học mãi ở tỉnh, làm như ở tỉnh thầy dạy ngu hơn ở thành phố không bằng. Hết hè 1956, vừa đặt chân vào trường trung học, thì nghe tin bố tôi bị nạn, bố rong ruổi đường trường đi trả lương lính, xe lâm nạn khá nặng, đầu gối bên phải bị thương, xương bánh chè vỡ làm nhiều mảnh. Người ta chở bố tôi vô nhà thương Bến Đình, mổ và điều trị thời hạn dự trù là ba tháng mới đi được. Tôi lấy xe đò, ngược đường Saïgon-Vũng Tàu vào thăm bố, bố nằm thiêm thiếp ở trên giường bệnh phủ khăn trắng toát, nguyên một chân phủ cột treo cao hơn, vì vừa giải phẫu xong. Xung quanh bố, dây nhợ vô nước biển, đo nhịp tim cuốn chằng chịt lung tung.
Tiếng khép mở cửa rất nhẹ nhàng cũng làm bố sực tỉnh dậy. Thấy tôi hớt hải vào, bố mỉm cười, nụ cười thật tươi, hai hàm răng bố đều và vẫn trắng bóng, bố đánh răng kỹ lắm. Bố mừng thật, hình như ông vui mừng cho là mình may mắn, may mắn mà còn sống. Bố xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói:
“Bố tai qua nạn khỏi rồi, con yên tâm về Saïgon đi học lại đi. Mai con về được rồi. Con cố gắng nghe lời bố học cho giỏi. Bố lúc nhỏ, muốn đi học lâu, mà con thấy đó, chạy giặc, rồi loạn lạc, vừa chạy vừa học, nay con ráng học nên người hữu dụng, mai sau có ích cho xã hội và cho bản thân con. Đó là phần thưởng con cho bố. Quê hương mình, dân tộc mình tại dốt nát nên khổ. Con nghe lời bố là bố an tâm, mau bình phục”.
Tiện tay bố bỏ vào túi áo trong của tôi một sợi dây chuyền vàng, bố gài kim băng cẩn thận.
“Cái này, con về đưa ngay cho bà Nam Định, với số tiền vàng này bà sẽ lo cho con ăn học một năm. Qua năm, bố khỏe thì mọi sự lại đâu sẽ vào đó. Khỏi lo gì”.
Tôi chỉ biết vâng dạ vâng dạ. Nhưng sau một ngày, một đêm ở lại nhà thương. Sáng hôm sau đó, tôi trở dậy về Saïgon, thì tôi vội báo cho bố biết sợi dây vàng đã không cánh mà bay. Chả hiểu tại sao nữa. Bố kêu trời:
“Mày giết bố rồi con ạ, cả gia tài sản nghiệp của bố mang từ Bắc vào Nam”.
Hừ, con có giết bố hồi nào mà bố vu oan cho con. Bố tự giết bố mà bố không biết. Tự bố đưa cái của nợ ấy cho con, chứ nào con có xin bố đâu!
Bi thảm nào rồi cũng qua. Đau khổ tới đâu rồi cũng quên.
Chỉ có một tình thương, lòng hy sinh và sự cần cù là ở lại. Rồi tôi cũng lớn với thời gian và cũng học xong, ra dậy học. Khi tôi chập chững vào đại học là bố đi học Anh văn mỗi tối rất say mê. Mỗi sinh ngữ học thêm là có thêm một linh hồn, bố cứ nghĩ vậy và bảo đi học cùng với con cho vui. “Cái nợ cầm thư chửa trả xong”. Thì nay tiếp tục học.
Bố thích học, vả lại bố cũng sắp đổi nghề kiếm sống, thời thế này, năm 1963, bố sắp xin đi làm sở Mỹ, con ạ. Chứ lương ba cọc ba đồng với những việc làm tạm bợ vầy bố không nuôi nổi lũ em con hơn mười đứa đâu. Nhưng bố đi làm sở Mỹ, chứ con thì không, con phải tiếp tục công việc gõ đầu trẻ. Con phải ra đi dậy học, để tiếp tục cái gạch nối muôn đời làm bổn phận. Cải tạo nhân tâm. Mở mang văn hóa. Và nâng cao dân trí.
“Thôi thôi, bố cứ nói thao thao bất tận những gì gì hoa mỹ đó, chứ con, con có làm được nhiều nhặn gì cho cam. Con kiếm ra tháng tháng ba đồng bạc quèn, không đủ nuôi thân con nữa, nói gì giúp ai khác cho mắc cỡ!”
Riêng bố, bố dọn đường quẹo sang ngả khác. Học xong bốn năm Anh văn, bố xin vào làm sở Mỹ, chủ yếu là công việc hướng dẫn nhân viên cùng đi giao chất nổ từ một hãng thầu ngoại quốc, cho không đoàn 33 đóng ở yếu khu thành Tuy Hạ. Bố vẫn đi về có một con đường cũ, từ nhà đến sở, từ sở về nhà : Saïgon, Cát Lái, thành Tuy Hạ, từ 1955 tới 1974 dù công việc làm và chức vụ đổi thay. Bố bảo bố là con ngựa quen đường cũ, cứ để cho ngựa quen đường cũ thì cái gì cũng xong, cũng xuôi. Khi thì bố đi xe đạp, khi thì xe sở thầu, khi xe nhà binh, tùy ngày, tùy công việc nhiều ít, sớm muộn.
Bố thích đạp xe đạp ra đi và về một mình lắm, nếu công việc cho phép, đường xa thì xa, dù trời mưa hay trời nắng, mặc kệ cái đầu gối chắp vá ba mảnh đóng đai lại, bố vẫn đạp xe, bảo làm thể thao cho khỏe, thở hít không khí sớm trong lành, gió đồng nội. Bố hăng say, luôn đi tới, không mệt mỏi, không phàn nàn, lòng yêu đời, tin trời, yêu người, miệng huýt sáo vang vang. Cái tâm trạng hồn nhiên, cái sức sống phơi phới không một lần mệt mỏi ấy chỉ bị dội ngược phũ phàng bởi biến cố tháng tư đen 1975. Từ đó bố về hưu.
Những ngày cuối cùng đó, bố bình thản nghe đài, rất bình thản bố bảo bố già rồi, bố ở lại Saïgon, ở lại với quê hương miền Nam có chăng một chút xao xuyến là không biết bầy con hơn mười đứa, nay mỗi đứa bay tản mạn, không biết chúng lưu lạc đến những phương trời nào? Thôi phó mặc cho số phận may rủi của mỗi con người, cũng như cam chịu cho vận mệnh đau buồn của quê hương, 30/04/1975.
Chừng đó mọi người đã thấy rõ, con người phải tựa vào lịch sử mà sống. Mọi chúng ta không vô tri mà là những lực hướng tâm, luôn xoay quanh, xoay quanh mãi mãi không rời lịch sử, lịch sử của quê hương Việt Nam thân yêu, thăng trầm, vui ít, buồn nhiều. Kỳ này vận nước đen, đen cho mọi người.
Bố tôi về hưu vĩnh viễn, nhưng thôi bố ngủ đi.
Coi vậy mà bố còn lại chút thì giờ để lặng lẽ ngâm thơ Hồ Trường. Bố ở lại âm thầm đọc thơ. Con ra đi biền biệt… biền biệt…
Mỗi năm,mỗi dịp nhớ về bố, con nhớ về tất cả những người bố, những người cha già trên cõi đời này, vì các vị đều có những tâm tư, những tình cảm, những hoài bão gần khít giống nhau, các vị cha đáng kính nể đó, đang ngồi, ôn dọc quãng đường quá khứ, dài đăng đẵng mà các vị đã vượt qua, tay ôm tay ẵm một thời:



Cha giành hết mọi đắng cay

Cho con vị ngọt nhưng ngày ấu thơ

Cha giành đỉnh núi mây mờ

Cho con đường rộng bao giờ con đi…


Paris, 5/2023
Chúc Thanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.232 giây.