logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/06/2023 lúc 10:00:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Anh Bông thức giấc thấy vợ đã đứng bên giường. Ánh sáng từ bên ngoài lùa qua khe cửa sổ rực rỡ làm anh giật bắn người, theo phản ứng tự nhiên anh vụt ngồi nhỏm dậy, tung mền nhảy xuống đất:
– Chết rồi, anh ngủ quên, muộn quá rồi hở em? Nào các con ra bố rửa mặt, theo thứ tự ưu tiên bé trước lớn sau.
Đó là những việc anh phải làm mỗi buổi sáng thức dậy, trong khi chị Bông xuống bếp sửa soạn bữa ăn sáng cho cả nhà và lo các thứ cần thiết cho trẻ con, đứa đến trường, đứa đến nhà trẻ. Nhưng chị Bông thản nhiên:
– Không muộn đâu vì hôm nay là ngày nghỉ, trẻ con không đi học, vợ chồng mình không đi làm. Anh mới ngủ dậy đầu óc còn lơ mơ nên tưởng thế thôi.
Anh ngẩn ngơ vài giây rồi thở phào nhẹ nhỏm:
– Thế à, nhưng dù là ngày nghỉ thì buổi sáng thức dậy anh vẫn phải làm công việc rửa mặt đánh răng cho các con mà. Chúng nó đâu rồi?
Chị Bông âu yếm đặt tay lên vai anh:
– Em đã làm xong công việc ấy rồi. Ngày hôm nay anh khỏi phải làm bất cứ một điều gì cả.
Anh nghi ngờ:
– Thế chốc nữa em nấu cơm anh cũng không phải trông 3 đứa giặc này sao?
Giọng chị chắc nịch:
– Đã nói không là không!
– Sao hôm nay lạ đời thế? Đó là những việc em từng giao cho anh, bắt anh làm kia mà?
– Anh vẫn còn chưa tỉnh ngủ hẳn hả? chưa nhớ ra hôm nay là Chủ Nhật lễ Father’s Day hả?
Chị Bông cất tiếng gọi to:
– Các con ơi, vào đây.
Tức thì, 3 đứa con anh Tabi, Betsy và Holden từ bên ngoài ùa vào phòng, đồng thanh reo vui:
– Happy Father’s Day!
Anh ngạc nhiên nhìn 3 đứa quần áo tinh tươm, mặt mày tươi tắn. Thay vì như những ngày nghỉ khác giờ này chúng còn ngủ vùi trong đống chăn mền chưa thèm ló mặt ra khỏi phòng để trả thù hằng ngày phải thức dậy sớm đúng giờ giấc.
Tabi sà vào lòng anh nũng nịu:
– Bố ơi, con yêu bố lắm, cám ơn bố mỗi buổi sáng đã rửa mặt cho con.
Anh sung sướng mắng yêu con gái lớn:
– Gần 9 tuổi rồi đấy nhé, mà rửa mặt còn chưa sạch. Ở Việt Nam con nhà nghèo tuổi này phải chăn vịt, hay lang thang cả ngày bán vé số phụ giúp cha mẹ rồi.
Tabi reo lên:
– Con thích cái việc chăn vịt lắm, con yêu vịt. Còn lang thang bán vé số là cái việc gì? Có vui không?
– Kìa anh… – Chị Bông nhẹ nhàng nhắc nhở.
Anh Bông biết mình đã lỡ lời, giá như mọi ngày chị đã mắng anh ăn nói vô duyên. Nói với con phải là những chuyện hay đẹp vui tươi. Từ thuở nhỏ anh đã không có tài văn chương, không ăn nói hay ho rồi. Hồi Tiểu học có 2 bài luận văn của anh làm trò cười cho cả lớp nên anh còn nhớ mãi. Đề tài tả đồ vật: “Nhân dịp nào đó em có cái cặp sách mới. Hãy tả cái cặp của em” Thằng bé đã nhập đề bài văn thật khủng khiếp: “ Nhân dịp cháy nhà, bố em mua cho em một cái cặp mới”. Và một đề tài khác tả người: “Hãy tả một bác hàng xóm gần nhà em”. Thằng bé đã tả về đôi mắt bác hàng xóm rằng: “Đôi mắt bác tinh như mắt cú, mỗi lần em đi qua nhà bác, đều bị bác nhìn thấy”.
Betsy cũng ôm bố, tha thiết:
– Bố ơi, con yêu bố và cám ơn bố đã cho con ra thư viện đọc sách, vẽ tranh...
Lần này anh thận trọng, đi vào một đề tài sáng sủa huy hoàng:
– Betsy 5 tuổi của bố ngoan lắm. Lớn lên con sẽ làm bác sĩ phải không?
– Vâng, con nhất định sẽ làm bác sĩ.
Con bé trả lời theo đúng mục tiêu mà chị Bông đã chỉ định cho nó. Con Tabi thì sẽ là dược sĩ, còn Holden đã gào khóc lên phản đối mỗi khi mẹ nó tư vấn sau này là bác sĩ, nha sĩ, vì nó sợ nhất mỗi khi phải gặp hai người này, nó đòi làm “Spiderman” như trong phim truyện nó đã xem.
Đến lượt thằng Holden hơn 3 tuổi nhào vào bố, nói mãi mới xong một câu, có lẽ vì câu dài nên nó khó thuộc:
– Con yêu bố, cám ơn bố cho con đi ra park chơi rồi đi ăn hamburger khi con đói.
Đúng là bài bản đã được mẹ chúng chỉ dạy, đạo diễn. Thì ra thế, nhưng mọi năm vào ngày Lễ Cha có xảy ra như thế này đâu. Buổi sáng thức dậy anh vẫn làm những công việc phụ vợ bình thường, nhận mấy tấm thiệp “home made” của con và tấm thiệp của vợ rồi buổi chiều cả nhà kéo nhau ra ăn tiệm.
Như đọc được tâm can của chồng, chị Bông giải thích:
– Năm nay em đổi mới, chúng ta sẽ mừng Lễ Cha ở nhà, và anh được quyền ưu tiên không phải làm mọi việc như thường lệ, anh sẽ là khách quý, là ông vua, ông tướng của mẹ con em. Anh có thích thế không?
Anh đã tỉnh người, sung sướng đứng lên vươn vai và dõng dạc:
– Sao lại không chứ? khi bỗng dưng anh được cưng chiều như thế. Nào, mẹ con em tránh ra cho anh đi rửa mặt.
Anh Bông lừng khừng bước vào phòng tắm, chẳng việc gì phải như mọi ngày, đi vội vã như ma đuổi. Vừa bước xuống thang lầu thì chị Bông hiền dịu như trong cổ tích:
– Anh yêu ơi, em muốn hỏi ý anh muốn điểm tâm món gì em sẽ làm nóng sốt cho anh ngay bây giờ?
– Khoan đã, để anh suy nghĩ… Mỗi buổi sáng đã ăn điểm tâm nhanh như cướp giật ở chợ Cầu Ông Lãnh ngày xưa. Hôm nay anh muốn thong thả, khoan thai, nhâm nhi hưởng sự đời.
– Vâng, em sẵn sàng đợi anh suy nghĩ dù bao lâu cũng được, em sẽ không gắt gỏng anh đâu.
– Cái món đơn giản rẻ tiền mà anh chưa được đúng ý bao giờ. Nướng cho anh vài lát bánh mì sandwich, vàng sơ chứ không sậm màu nhé là anh không thèm ăn đâu, cho anh một miếng bơ tươi. Anh sẽ ăn bánh sandwich phết bơ và uống 1 ly cà phê đậm đặc thật nóng.
– Thưa anh có ngay trong vài phút thôi, trong lúc ngồi chờ anh cứ việc nhìn ra khung cửa sổ bếp mà mộng mơ.
– Gớm, mộng mơ từ khung cửa bếp có cả mùi mắm muối, tiêu hành, tỏi ớt của em ư?
Tuy nói thế nhưng anh cũng vênh mặt nhìn ra khung cửa bếp, thấy trời ngoài kia hôm nay đẹp quá. Có lẽ vì lòng anh đang thoải mái vui vẻ.
Chị đã dọn xong thức ăn sáng ra bàn. Chưa bao giờ anh ăn sáng thấy ngon miệng đến thế. Ngày thường thì đã đành, ăn sáng vội vàng chớp nhoáng rồi phụ vợ lo cho 3 đứa con, rồi cả nhà cùng ra ngoài, mà ngay cả ngày cuối tuần cũng chẳng thong thả hơn là bao, 3 đứa con cứ léo nhéo, đứa đòi này, đứa muốn kia, ngồi ăn cũng không yên. Hôm nay mẹ chúng đã huấn luyện cách nào mà 3 đứa con cũng ngoan quá, không đứa nào mè nheo với anh. Thật là một vương quốc thái bình và anh là một ông vua được tôn trọng yêu thương.
Ăn xong, như thói quen anh cầm bát dĩa định ra bồn rửa bát, nhưng anh lại nhớ ra và ngồi ngay xuống ghế, nghĩ thầm: “Tội gì chứ, hôm nay mình là vua mà”. Anh ra lệnh:
– Này em ơi, xong rồi, dọn ngay đi, anh không muốn thấy bàn ăn bừa bãi dù một tí nào nhé.
– Vâng ạ. Mời anh đọc báo ngày Chủ Nhật họ vừa giao lúc sáng sớm.
Chị lịch sự để xấp báo ngày Chủ Nhật to và nặng trên bàn, chưa kịp quay đi thì anh đã nói:
– Không, anh muốn đọc báo ngoài vườn, cái bàn ngoài vườn sau, dưới bóng cây Oak già to ấy, vừa đọc báo vừa thưởng thức gió mát đầu hôm.
– Thích thì chiều, em sẽ mang báo ra cho anh ngay.
– Và gói thuốc lá nữa nghe em, theo tiêu chuẩn mỗi tuần hút vài điếu như em đã ban cho.
– Ấy chết, hôm nay anh đừng nói thế, hôm nay là anh có quyền hút mấy điếu cũng được.
– Tốt lắm, vừa hút thuốc vừa đọc báo mới thú vị, nhất là đọc báo ngoài vườn buổi sáng tinh khôi với đầy quyền lực muốn gì được nấy.
– Vậy anh đọc báo xong cần gì thì gọi em. Lịch trình của em ngày hôm nay là ăn trưa nhẹ nhàng, chiều sẽ là bữa tiệc mừng ngày Lễ Cha do em phụ trách nấu nướng và tổ chức tại nhà. Bữa tiệc sẽ dọn ăn ngoài vườn với món thịt nướng ăn với bún, rau sống nước mắm, món lẩu biển thập cẩm và chiếc bánh ngọt do chính tay em… chọn mua ở tiệm từ ngày hôm qua đang để sẵn trong tủ lạnh đây nè.
– Trời, vậy mà anh tưởng do chính tay em làm ra cái bánh ấy chứ. Thế mà cũng giới thiệu phô trương đình đám.
Chị nũng nịu:
– Vua ơi, đừng chê thiếp mà, thiếp biết nướng thịt, biết làm lẩu là đủ rồi.
Anh tò mò:
– Sao không đi ăn tiệm cho nhanh gọn như mọi năm?
– Đã nói năm nay em đổi mới mà, làm ở nhà cho các con được vui cả ngày. Chúng thích thú hợp tác với em lắm đấy.
Suốt một buổi sáng đến trưa anh Bông chẳng phải làm gì, có vợ hầu từ A đến Z. Nàng lại giục anh:
– Bây giờ anh đi ngủ trưa đi, còn em cho lũ trẻ ngủ xong sẽ xuống bếp làm lai rai các món…
Anh nằm thảnh thơi một mình trên chiếc giường rộng rãi, thay vì như thường lệ anh phải lo cho hai con gái ngủ xong mới tới phiên mình, còn chị thì lo cho thằng Holden. Quái lạ, khi bận bịu thì anh lại thèm ngủ ríu cả mắt, hôm nay được “mời” ngủ tha hồ một giấc ngủ trưa dài thì anh cứ tỉnh bơ.
Phòng bên kia các con anh ríu rít một hồi rồi cũng chìm lắng vào im lặng của một buổi trưa êm ả có máy lạnh mát rười rượi và không khi trong sạch của căn nhà đã được chị Bông dọn dẹp sạch sẽ, mùi vỏ cam, vỏ chanh tươi mà lúc nãy chị Bông dùng để xay và rửa máy xay đồ ăn chỗ bồn rửa bát còn thơm tho vương vấn khắp nhà.
Anh nghĩ lan man đến 3 đứa con, cô bé Tabi đã có bạn mới, là hàng xóm sát ngay cạnh nhà, con bé tên Kim, mẹ người Nhật, bố người Mỹ, bố Kim dọn nhà tới đây, sửa soạn đồ đạc, nhà cửa đâu vào đấy cho vợ con xong là yên chí lên đường đi Iraq làm nhiệm vụ người lính. Ngày Lễ Cha này người bố xa nhà chẳng được gần gũi vợ con như anh. Thì ra cái điều tưởng như bình thường đơn giản ấy không phải ai cũng có.
Từ nay cô Tabi ham vui sẽ đỡ “trống trải”vì có thể chạy sang nhà bạn chơi thường xuyên. Dạo nhà Kim chưa dọn đến, Tabi thèm có bạn, thèm những cuộc vui chơi với bạn. Một hôm Betsy được bạn mời sinh nhật, mẹ chở Betsy đi chợ mua quà và về nhà mẹ con ríu rít gói quà làm Holden nao nức, nó cũng chải đầu soi gương và đòi thay quần áo đẹp để đi dự tiệc sinh nhật với Betsy. Thằng Holden 3 tuổi đòi đi đã đành, cô Tabi cũng náo nức đòi đi, dù chẳng ai mời. Tabi hí hoáy ngồi nắn nót viết một tấm thiệp làm quen với Sophia, nhân vật chính của buổi tiệc sinh nhật: “Chào Sophia, tôi tên là Tabi, 9 tuổi, tôi là chị của Betsy, năm nay tôi học lớp 3 ở trường Reading School. Chúc mừng sinh nhật Sophia”.
Nhưng dĩ nhiên anh chị Bông không cho người khách vô duyên, không được mời này đến nhà người ta. Nghĩ lại anh Bông vừa buồn cười vừa thương con Tabi, con bé ham vui mà ít bạn quá. Cô con gái thứ hai Betsy đang học lớp 1, vừa khoe là được trường cho học 911, có xe cứu hỏa, xe cứu thương và cả 1 máy bay trực thăng đến trường cho các học sinh thực tế học hỏi, các em được cho lên xe, lên máy bay trực thăng, thích lắm. Còn thằng con út Holden năm nay gần 4 tuổi, sinh nhật nó vào tháng Tám, ngày nào Holden cũng hỏi mẹ hay bố:
– Tới tháng tám chưa?
– Còn mấy ngày nữa là tháng tám?
Vì Holden muốn được tổ chức sinh nhật của mình với chiếc bánh sinh nhật có hình thằng Spiderman mà nó đã thấy ở chợ và rất khoái.
Ba đứa con của anh lớn lên từng ngày, những căn phòng ngủ của chúng dường như chật chội đi, sẵn thời điểm này nhà cửa xuống giá, rẻ hơn xưa, mấy lần vợ chồng anh định thay nhà khác, rộng hơn cho các con thoải mái, nhưng chỉ sợ mua nhà thì dễ nhưng bán được nhà lại là chuyện không dễ.
Chị An bạn làm cùng hãng với chị Bông đã vì ham nhà rẻ, mua ngay một căn nhà giá 400 ngàn đồng trên núi, loại nhà sang mà giá cả từng cao ngất ngưỡng 600 ngàn đồng trong quá khứ, mua nhà xong, chưa bán được căn nhà đang ở để lấy tiền trả phụ cho căn nhà mới, thế là chị An tuy ở nhà trên núi cao mà lòng gởi xuống dưới phố thấp, nơi còn căn nhà rao bán hoài chưa ma nào đụng tới.
Nhờ suy nghĩ lung tung mà anh đi dần vào giấc ngủ trưa lúc nào không hay. Khi anh bất chợt tỉnh giấc, vẫn thấy xung quanh mình êm ắng ngoài tiếng máy lạnh chạy nhè nhẹ như ru ngủ. Không thể ngủ tiếp được nữa, anh lò mò đi xuống thang lầu, thấy vợ đang lui cui trong nhà bếp. Chị kêu khẽ, tiếc rẻ:
– Anh vua của em dậy sớm thế, anh cứ ngủ tới chiều cho đã đời đi.
– Làm vua chưa chắc là sướng đâu em, ăn ngủ cả ngày cũng chán mớ đời.
Thế mà có ông vua, ông tổng thống, thủ tướng nào dễ dàng từ bỏ quyền lực đâu, như ông Gadhafi lãnh đạo Libya đấy, bám chức cho tới cái chết gần kề vẫn còn ngoan cố, không nhớ tới cái gương bi thảm của Sadam Hussein gì cả.
Chị Bông đang làm một đống việc lặt vặt, thịt heo, gà, bò, chị đã ướp từ sáng, bây giờ chị cần sửa soạn các vật liệu cho món lẩu.
– Em làm nhiều thế ăn sao hết? thịt nướng lại món lẩu.
– Không sao, thịt nướng còn dư em sẽ cất đông lạnh ăn dần, những thứ ăn thừa, ăn sau thế mà ngon, vì là hàng… hiếm, không bày ra ê hề như hôm chính thức.
Anh ngắm nhìn vợ làm thật đảm đang, nhiệt tình, bỗng dưng thương vợ vất vả từ sáng sớm tới giờ. Anh lên giọng:
– Em ơi…
– Gì thế anh? Nói nhỏ thôi cho các con còn ngủ để em rảnh tay làm việc chứ.
– Anh muốn làm phụ với em, bao nhiêu việc thế kia bao giờ mới xong?
Chị lắc đầu:
– Không, vì hôm nay là ngày của anh mà. Chốc nữa em cũng là người đứng nướng thịt chứ không phải anh như mọi khi. Vì anh là nhân vật chính, cần được yêu thương và chăm sóc.
Anh Bông cảm động:
– Anh xin em đấy, thà em cứ sai bảo anh, còn vui hơn là bắt anh đứng chình ình như thế này trong khi em tất tả việc nọ việc kia. Anh thương lắm.
Đến lượt chị cảm động:
– Em cũng thương anh quanh năm suốt tháng cùng em lo việc nhà, việc con cái, nên nhân ngày Lễ Cha thưởng công anh một ngày. Hay là anh lo sợ sang năm đến ngày Lễ Mẹ, em sẽ là nữ hoàng và anh không thể làm xuể mọi việc như em ngày hôm nay?
Anh thành khẩn:
– Không phải thế, chuyện làm việc giúp vợ con, anh đã quen và nhiều kinh nghiệm rồi. Vợ yêu ơi, đến ngày Lễ Mẹ anh sẽ sẵn sàng phục vụ em tối đa. Thôi em làm ơn cho anh trở về đúng vị trí của anh đi, anh làm vua từ sáng đến giờ đủ mãn nguyện rồi.
– Anh tự nguyện hả? tự nguyện với lòng vui vẻ nhé?
Anh năn nỉ:
– Anh xin thề, hoàn toàn sung sướng và vui vẻ. Chốc nữa cho anh nướng thịt, bảo đảm sẽ không có miếng thịt nào cháy đen như em đã từng nhúng tay vào, sẽ vàng ngon hơn em nhiều. Anh từng thích vừa đứng nướng thịt vừa thỉnh thoảng uống vài ngụm bia ướp lạnh mà.
Anh Bông đến bên vợ, hôn lên tóc lên vai vợ:
– Được hạnh phúc bên vợ con thế này là món quà vô giá cho anh rồi. Cám ơn em đã cho anh làm vương làm tướng từ sáng tới giờ. Bây giờ anh chỉ muốn là… lính của em thôi.
Chị quay người lại âu yếm nhìn người chồng tốt, người cha tốt của mẹ con chị và mỉm cười hài lòng:
– Vậy thì, anh đứng nhặt hộ em mấy bó rau thơm này, rồi nhặt xà lách, xong rửa tất cả các loại rau hai ba lần nước cho sạch, rồi bóc 3 củ tỏi, cắt hai quả chanh vắt lấy nước, để em chuyên tâm lo o bế món lẩu biển.
– Khoan, em giao một lúc nhiều việc quá chẳng khác nào chuyện Tấm Cám, anh không nhớ xuể, lại làm lung tung beng của em bây giờ.
Chị gắt lên:
– Có thế mà không nhớ à? Từ sáng tới giờ em nhịn anh nhiều lắm, bây giờ mới được dịp gắt với anh. Công nhận cứ sống tự nhiên bình thường là thoải mái nhất.
Rồi chị ra lệnh:
– Xong xuôi anh ra vườn sau kê lại bàn ghế và lau chùi cái bếp nướng thịt cho sạch sẽ trước khi bỏ than vào sẵn sàng cho em.
– OK, anh cũng thấy nhẹ cả lòng khi được em nhờ vả giúp đỡ như thế này.
Anh Bông đứng nhặt rau, vợ anh làm việc khác. Hai vợ chồng trong gian bếp ấm cúng thân yêu.
Cuộc sống luôn có nhiều bận rộn lo toan nhưng bên cạnh đó, cuộc sống vẫn đẹp và đáng yêu cho những đôi vợ chồng biết chia sẻ yêu thương, trách nhiệm với nhau và cùng lo cho con cái.
Anh Bông thấy ngày Lễ Cha của anh hôm nay thật vĩ đại, tưng bừng và tràn ngập triệu triệu đóa hoa yêu thương từ vợ con đang tươi thắm nở rực rỡ trong lòng anh.


Nguyễn Thị Thanh Dương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.147 giây.