logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/06/2023 lúc 09:26:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nước Việt Nam được quốc tổ Hùng Vương sáng lập với quốc hiệu đầu tiên là Văn Lang. Các vị vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu là Hùng Vương cả, chỉ phân biệt các đời vua theo con số thứ tự. Đến đời Hùng Vương thứ 18 thì một phiên thuộc là Thục Phán nổi lên đánh bại nhà vua và chiếm mất ngôi vào năm 257 trước Tây Lịch (TL). Thục Phán xưng hiệu là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Loa Thành (Phong Khê, Phúc Yên).
Dưới sự cai trị của An Dương Vương, đất nước Âu Lạc đã trải qua một thời gian khá dài yên ổn, thịnh vượng. Nhưng đến năm 207 trước Tây lịch An Dương Vương lại bị Triệu Đà đánh bại, Âu Lạc mất vào tay Triệu Đà. Triệu Đà người huyện Chân Định, quận Hằng Sơn nay thuộc tỉnh Hà Bắc nước Tàu. Ông vốn giữ chức huyện lệnh Long Xuyên thuộc quận Nam Hải. Nhân lúc nhà Tần suy yếu, nước Tàu bị đại loạn, Triệu Đà đã thừa cơ chiếm cứ quận Nam Hải (Quảng Đông) và quận Quế Lâm (Quảng Tây) rồi chiếm luôn nước Âu Lạc (Việt Nam) để lập nên nước Nam Việt, tự xưng là Triệu Vũ Vương năm 207 trướcTL.
Trong khi đó ở phương Bắc, Lưu Bang đã thành công trong việc tru Tần diệt Sở thống nhất nước Tàu rồi xưng Đế, lập nên cơ nghiệp nhà Hán. Năm 196 trước TL, nhà Hán sai Lục Giả sang thuyết phục Triệu Đà thần phục. Xét mình thế lực yếu kém khó chống nổi Lưu Bang, Triệu Đà đành chấp nhận xưng thần, chịu tước Vương của nhà Hán.
Đến khi Lưu Bang mất, nội bộ chính quyền nhà Hán sinh ra lục đục. Lã Hậu vợ Lưu Bang chuyên quyền nghe lời gièm pha cấm người Hán buôn bán đồ vàng, đồ sắt và những đồ điền khí với người Nam Việt. Triệu Đà thấy vậy vô cùng tức giận, lại nghi Trường Sa Vương xúi Lữ Hậu làm việc ấy, ông bèn tự xưng là Nam Việt Hoàng Đế (183 tr.TL) còn gọi là Triệu Vũ Đế rồi cử binh sang đánh quận Trường Sa (tỉnh Hồ Nam ngày nay) để cảnh cáo. Tới năm 181 (tr.TL), nhà Hán sai Chu Táo kéo quân sang đánh Nam Việt nhưng vì không hợp thủy thổ, quân Hán đau ốm nhiều, bị thất bại nặng nề. Thắng lợi này đã làm danh tiếng của Triệu Vũ Đế càng thêm lừng lẫy.
Đến năm 180 (tr.TL) Lã Hậu mất, Hán Văn Đế lên ngôi liền ra lệnh bãi binh. Tiếp đó Hán Văn Đế lại sai Lục Giả sang thuyết phục Triệu Đà bỏ Đế hiệu. Lúc bấy giờ Triệu Đà đã 77 tuổi, nhiệt khí tranh giành đã hạ bớt, lại thấy chiếu dụ của Hán Văn Đế lời lẽ ôn tồn, hòa dịu, bèn chịu bỏ Đế hiệu, trở lại giữ tước Vương. Như vậy là Triệu Đà đã có một thời gian xưng Đế ngót 4 năm (183-180 tr.TL).
Có một điểm khác thường là khi lập nước Nam Việt xong, Triệu Đà và các vị vua kế tiếp không hề tỏ ra kỳ thị đối với dân Âu Lạc cũ. Guồng máy cai trị chỉ có thay đổi về dòng họ cầm quyền và quốc hiệu chứ nếp sống hạ tầng dân chúng vẫn không có gì thay đổi. Vì vậy, dân Âu Lạc cũ không thấy có hiện tượng bất bình nào chống lại nhà Triệu. Không những thế, các vua Triệu còn tỏ ra biết trọng dụng những nhân tài gốc Âu Lạc cũ. Tiêu biểu là hai ông Nguyễn Danh Lang, Lữ Gia đều được ra làm quan qua nhiều triều. Đặc biệt Lữ Gia đã bước lên tới địa vị quan đầu triều giữ chức Thái phó Quốc công. Ông người gốc huyện Lôi Dương quận Cửu Chân (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa ngày nay). Đến năm 111 trước TL, Lữ Gia với cương vị Tể tướng nhà Triệu, đã chỉ huy quân đội Nam Việt chống giặc Hán đến hơi thở cuối cùng và tử tiết một cách oanh liệt. Nhà Triệu làm vua được 5 đời cộng 96 năm thì mất (207-111 tr.TL), nước Nam Việt bị sát nhập vào lãnh thổ nhà Hán.
Lữ Gia được coi như một tấm gương trung dũng, yêu nước của người Việt. Hiện nay cả Sài Gòn lẫn Hà Nội đều có đường Lữ Gia, ngoài ra ở Sài Gòn còn có cả một cư xá Lữ Gia nữa.
Chính vì điểm khác thường này mà các sử gia Việt Nam, khi nhận định về nhà Triệu (207-111 tr. CN), vẫn chia làm hai khuynh hướng khác nhau:
– Khuynh hương thứ 1: Coi nhà Triệu như một triều đại chính thống của VN.
– Khuynh hướng thứ 2: Không công nhận nhà Triệu và coi nước ta dưới thời kỳ nhà Triệu trị vì là thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất (đề nghị của sử gia Phạm Văn Sơn).
Gần đây trên nhiều Website và nhiều tờ báo ở hải ngoại đã liên tiếp đăng mấy bài viết “Những Điều Lý Thú Về Các Vị Vua Việt Nam” của tác giả Lê Thái Dũng. Đây là một công trình sưu tầm lịch sử rất công phu. Tác giả đã ghi kỹ từng sự việc, tính kỹ từng năm, từng tuổi của nhiều vị vua có những trường hợp cá biệt lý thú đã xảy ra. Đó là những việc như vua Trần Anh Tông đã từng bị du đãng ném đá vỡ đầu khi đi chơi đêm, vua Tự Đức thi luận văn với các văn thần của mình bị vua Thanh chấm hạng bét, vua Minh Mạng từng bị người Tây phương mưu ám sát, v.v… Chắc hẳn một người không đọc suốt chiều dài lịch sử Việt Nam qua nhiều bộ sử kim cổ thì không thể làm nổi công việc này. Lối viết của tác giả Lê Thái Dũng tuy đơn giản nhưng gợi lên được sự thích thú, gợi tính tò mò của quảng đại độc giả. Lôi kéo, thúc đẩy nhiều độc giả nhập cuộc tìm hiểu lịch sử thêm. Tuy thế, khi gặp phải trường hợp Triệu Đà, tác giả Lê Thái Dũng đã lúng túng đến nỗi không hóa giải được điểm mâu thuẫn khiến làm một số người thích đọc lịch sử đâm ra bối rối, hoang mang… Ai cũng có thể thấy được sự lúng túng của tác giả khi đọc đoạn:
“Trường thọ nhất: Vua Bảo Đại 85 tuổi (1913-1997), vua Trần Nghệ Tông 74 tuổi (1321-1394). Nếu tính Triệu Đà thì Triệu Đà là vua thọ nhất: 120 tuổi (257-137 TCN) (theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Ngoài ra, nếu tính cả các chúa thì chúa Nguyễn Hoàng thọ hơn Bảo Đại: 89 tuổi (1525-1613).”
Lúng túng ở chỗ tác giả không đưa thẳng Triệu Đà vào số những vị vua trường thọ vì ông ta vừa cao tuổi nhất, vừa là bậc tiền bối của cả vua Trần Nghệ Tông lẫn vua Bảo Đại mà lại dè dặt nói “Nếu tính Triệu Đà thì Triệu Đà là vua thọ nhất…”
Theo tác giả Lê Thái Dũng: “Hoàng đế đầu tiên: Lý Nam Đế (544-548) với niên hiệu đầu tiên là Thiên Đức”. Mâu thuẫn của tác giả chính ở điểm này! Trong bài viết “Những Điều Lý Thú Về Các Vị Vua Việt Nam” tác giả lại nói Triệu Đà là vị vua Việt Nam ở ngôi lâu nhất (207-137 tr. TL): 70 năm. “Ở ngôi lâu nhất: Triệu Vũ Vương Triệu Đà: 70 năm (207-137 TCN), Lý Nhân Tông Càn Đức: 56 năm (1072-1127), Lê Hiển Tông Duy Diêu: 47 năm (1740-1786), Lê Thánh Tông Tư Thành: 37 năm (1460-1496)”. “Lên ngôi già nhất: Trần Nghệ Tông Phủ, khi 50 tuổi (1370); Triệu Đà khi 50 tuổi (207 TCN)”. Như vậy tức tác giả đã nhận định lịch sử theo khuynh hướng thứ nhất: công nhận Triệu Đà là một vị vua của Việt Nam.
Mà đã công nhận Triệu Đà là vị vua chính thức của Việt Nam thì phải kể đến thời gian Triệu Đà xưng Đế kéo dài ngót 4 năm (183-180 tr.TL) chứ sao lại bảo là Lý Nam Đế? Có phải như vậy không thưa quí độc giả và tác giả Lê Thái Dũng?
Vấn đề Triệu Đà và nước Nam Việt trước đây cũng đã từng được vị đệ nhất công thần của nhà Lê là Nguyễn Trãi coi như là một triều đại dựng nước của Việt Nam. Trong Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi đã viết:

… Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương…”
(… Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên hùng cứ một phương…)

Sau này cả vua Quang Trung rồi đến vua Gia Long vẫn không quên đề cập tới vùng đất cũ Nam Việt này. Nhiều tài liệu sử có chép khi vua Quang Trung thấy mình đã đủ sức đương cự với nhà Thanh, ngài sai Vũ Văn Dũng cầm đầu một đoàn sứ giả sang Thanh xin cưới một công chúa và đồng thời cũng xin nhà Thanh cho hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây tức là nước Nam Việt cũ để làm của hồi môn. Nhưng mới đi nửa chừng thì sứ thần nhận được hung tin vua Quang Trung băng hà nên khi sang đến Thanh triều sứ thần không nhắc đến việc đó. Sử cũng chép sau khi diệt xong nhà Tây Sơn, vua Gia Long sai sứ sang Thanh xin phong vương và xin đặt quốc hiệu là Nam Việt. Nhà Thanh không thuận vì lý do đã nói Nam Việt thì phải có cả đất Quảng Đông, Quảng Tây. Cuối cùng nhà Thanh chỉ chịu cho nước ta lấy quốc hiệu là Việt Nam.
Tôi chỉ là một người thích đọc lịch sử. Khi nêu lên sự kiện Triệu Đà, tôi không nhằm chỉ trích tác giả Lê Thái Dũng mà chỉ mượn trường hợp rắc rối trên để thỉnh ý quí sử gia, quí học giả cùng những ai quan tâm đến lịch sử đất nước nên đặt lại vấn đề chưa được xác định ổn thỏa này: Nhà Triệu có phải là một triều đại của Việt Nam hay không? Biết đâu nay mai đây có lúc chúng ta sẽ phải đối diện với nó?


Ngô Viết Trọng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.